Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để thu hút đầu tư nước ngoài trực tiếp cho các dự án phát triển nguồn nhân lực, công nghệ và bảo vệ môi trường và đầu tư khai thác phát triển du lịch.
Phát triển nguồn nhân lực, tăng cường thu hút lực lượng sinh viên tốt nghiệp khoa du lịch của các trường Đại học và Cao đẳng trong nước; quan tâm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ tại các khách sạn, nhà nghỉ và đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên của các Trung tâm Lữ hành và Ban quản lý di tích.
3.4. Các giải pháp để phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh
3.4.1. Nhóm giải pháp mang tầm vĩ mô
3.4.1.1. Quy hoạch phát triển du lịch trên toàn tỉnh
Hoàn thiện quy hoạch du lịch trên địa bàn tỉnh, kêu gọi đầu tư để mở rộng mạng lưới du lịch. Thực tế theo số liệu của Viện nghiên cứu du lịch, kế hoạch phát triển du lịch đến năm 2020 có nhiều bất cập. Khi các nhà hoạch định chính sách, mới chỉ dựa trên một số báo cáo của Sở thương mại - du lịch Hà Tĩnh mà chưa khảo sát thực tế dẫn đến một số đầu tư hiệu quả thấp vì thế tôi muốn đề xuất khuyến nghị: các nhà chức trách cần khảo sát thực tế kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư, thêm vào đó cần phải đầu tư đồng bộ, có kế hoạch quản lý dự án đến khi dự án kết thúc, tránh tình trạng “bắt con bỏ chợ”, gây lãng phí tiền bạc mà hiệu quả kinh tế không cao, lợi ích của người dân chưa được quan tâm đúng mức. Phải thúc đẩy nhanh và mạnh hơn quá trình tái cấu trúc cơ cấu của nền kinh tế và đổi mới quản lý theo mô hình kinh tế thị trường hiện đại đi lên CNXH.
Quy hoạch lại các điểm du lịch, các tuor du lịch, trong đó lấy một số điểm du lịch như: Thiên Cầm, Kỳ Anh, Thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, vườn quốc gia Vũ Quang, khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo làm trung tâm phát triển du lịch, sau đó mở rộng các tuor du lịch sang các vùng lân cận. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay, phát triển các khu công
nghiệp và hệ thống giao thông vận tải là cơ sở để phát triển du lịch. Hà Tĩnh đang có hai dự án kinh tế và một dự án du lịch mang tầm cỡ quốc gia, được nhà nước quan tâm đầu tư phát triển là khu kinh tế Vũng Áng, khu kinh tế cửa khẩu Cầu treo và khu du lịch Thiên Cầm. Như vậy, Hà Tĩnh có thể quy hoạch phát triển du lịch theo hình xoáy ốc từ ba trung tâm kinh tế - du lịch này.
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lượng Cơ Sở Lưu Trú Của Hà Tĩnh Giai Đoạn 2000 - 2010
- Phân Tích Đánh Giá Phát Triển Du Lịch Ở Hà Tĩnh Trong Những Năm Qua
- Mối Quan Hệ Vùng Trong Phát Triển Du Lịch Hà Tĩnh
- Phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh - 12
- Phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh - 13
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
3.4.1.2. Khai thác hợp lý, có hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịch, tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao
Xây dựng chính sách riêng đối với từng khu bảo tồn thiên nhiên (vườn quốc gia Vũ Quang, hồ Kẻ Gỗ...) do các nơi này có điều kiện tự nhiên, sinh thái không giống nhau. Các chính sách này phải thích hợp với từng điểm du lịch nhưng đều dựa trên quan điểm phát triển du lịch sinh thái để hướng tới phát triển du lịch bền vững.
Thành lập các viện nghiên cứu động thực vật để bảo tồn duy trì nòi giống quý hiếm. Đa dạng hóa nguồn tài nguyên của khu du lịch.
Các lực lượng an ninh, đội cứu hộ túc trực 24/24h, được huấn luyện chuyên nghiệp đảm bảo giải quyết suôn sẻ mọi tình huống bất trắc, bảo vệ tài sản, tính mạng cho du khách và không làm tổn hại đến cảnh quan thiên nhiên.
Trồng nhiều cây xanh ở khu đô thị, tạo môi trường trong lành, đường phố sạch đẹp, rác được quét dọn thu gom thường xuyên. Thùng rác được đặt với mật độ thích hợp, ở nơi dễ nhìn...
Làm tốt công tác vệ sinh môi trường, phòng và chống các bệnh dịch (SARS, dịch cúm gia cầm…). Có thể áp dụng một số biện pháp sau: Thứ nhất, tổ chức du lịch theo tour để dễ quản lý; thứ hai, qui định du khách hạn chế mang các vật dụng có nguy cơ gây bệnh theo khuyến cáo cuả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Tuyên truyền giáo dục thường xuyên tầm quan trọng của phát triển DLBV. Phát động phong trào mỗi du khách trồng một cây xanh vừa mang ý nghĩa thiết thực, du khách cũng cảm thấy hài lòng vì đã để lại một dấu ấn tích
cực nơi mình đi qua, bên cạnh đó còn tăng thêm giá trị bảo vệ môi trường, giúp cảnh quan du lịch ngày một đẹp hơn. Tuy nhiên, ban quản lý khu du lịch cần phát động trong một thời gian nhất định, vào một dịp cụ thể, Bên cạnh đó phải qui hoạch cụ thể trồng cây gì, ở đâu và như thế nào để tránh tình trạng lúc xây dựng công trình mới lại phá bỏ các cây đã được trồng. Cần có một đội ngũ công nhân chăm sóc cây để việc làm này có ý nghĩa thực sự của nó.
Tạo điều kiện cho các làng nghề truyền thống phát triển, đan xen giới thiệu các làng nghề trong các chiến dịch quảng bá du lịch Hà Tĩnh. Nâng cao tay nghề lao động trong các làng nghề. Ngoài bản chất truyền thống, cần cho họ tiếp thu tinh hoa từ bên ngoài mà vẫn giữ được nét riêng đặc trưng của người Hà Tĩnh. Tổ chức các hoạt động tôn vinh văn hóa dân gian, khơi dậy trong lòng dân niềm ham mê, yêu quý bản sắc dân tộc. Có chính sách ưu tiên, đãi ngộ cho các nghệ nhân để truyền lại cho thế hệ sau.
Chuyên môn hóa các hoạt động làng nghề, coi việc bảo tồn duy trì văn hóa dân gian là một “nghề”, tách riêng làng nghề truyền thống với hoạt động nông nghiệp. Cần phải lập ra các hiệp hội làng nghề, các hợp tác xã, thông qua đó cung cấp các yếu tố đầu ra,đầu vào đồng thời bảo vệ người tiêu dùng trước sự lừa gạt của các doanh nghiệp vì lợi nhuận trước mắt, lợi dụng danh tiếng làng nghề để bán hàng kém chất lượng, đồng thời cũng bảo vệ người sản xuất chân chính trước hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Xét trên lĩnh vực cung cầu, hiện nay các làng nghề chỉ hoạt động thời vụ vì người lao động muốn cung nhưng sợ cầu không đủ. Tâm lý của người dân cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển làng nghề. Cần có các tổ chức tìm thị trường tiêu thụ các sản phẩm, tạo cho người dân làng nghề có thể yên tâm theo nghề truyền thống của mình.
Trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, xem đó là hoạt động tinh thần thiết yếu của người dân. Tổ chức các trò chơi dân gian mang tính cộng đồng cao để lôi kéo mọi lứa tuổi, mọi trình độ tham gia. Các hoạt động nâng cao ý thức
người dân vừa thiết thực phát triển kinh tế, phát triển môi trường vừa thông qua du lịch nâng cao mức sống cho người dân. Đây có thể coi là một hình thức tác động qua lại có hiệu quả. Đất đai và các tài nguyên thiên nhiên thuộc chủ quyền quốc gia giao cho ai khai thác, sử dụng, chịu sự kiểm soát của luật pháp và phải có nghĩa vụ đối với nhà nước. Thiết lập chính sách khoán đất, sản phẩm, dịch vụ du lịch cho người dân và doanh nghiệp. Như vậy vừa nâng cao mức sống của cộng đồng lại vừa giảm được sự phức tạp trong bộ máy quản lý. Người dân sẽ phải chịu trách nhiệm một phần về sản phẩm kinh doanh của mình. Hình thức kinh doanh mang tính chất “cộng hưởng” nên được phát triển tuy nhiên phải được sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan chức năng. Ví dụ: ở khu tưởng niệm Lê Hữu Trác, người dân có thể trồng các vườn thuốc Bắc, thuốc Nam để vừa là một hình thức du lịch hấp dẫn, vừa sản xuất thuốc dưới sự hướng dẫn của cán bộ có chuyên môn...
3.4.1.3. Quảng bá xúc tiến du lịch
Chiến lược tiếp thị, quảng bá du lịch Hà Tĩnh một cách thích hợp, linh động. Thời gian đầu tỉnh chưa có đủ vốn có thể kết hợp quảng cáo với các tỉnh khác. Khi đã khẳng định được vị thế của mình, Hà Tĩnh sẽ nâng cao chất lượng hình ảnh mà trước đó đã phần nào tạo dựng được thương hiệu với du khách. Xây dựng công ty du lịch trọn gói hoặc theo yêu cầu của khách. Hướng dẫn viên có đủ trình độ về ngoại ngữ, kiến thức lịch sử, địa lý.... Do yêu cầu thực tế nên trước nhất cần đào tạo theo mảng, một nhóm hướng dẫn viên am hiểu về một vùng hoặc một khu du lịch nhất định, ở mỗi điểm du lịch có một hướng dẫn viên riêng (yêu cầu này cần có sự đồng hành chung của cùng một công ty hoặc giữa các công ty du lịch). Hoàn thiện các hệ thống giao thông đến các điểm du lịch; đầu tư phương tiện giao thông đường thủy vì đây là một hình thức thu hút được thị hiếu của du khách.
Kết hợp du lịch sinh thái với du lịch chữa bệnh. Chi phí để thực hiện du lịch chữa bệnh khá đắt nhưng phải đảm bảo chất lượng chứ không chỉ hình
thức bên ngoài. Có thể giải quyết vấn đề chi phí bằng việc phân luồng khách du lịch (tận dụng các điểm du lịch có tiềm năng chữa bệnh như: suối nước nóng Sơn Kim, biển Xuân Thành...). Giữ lại những nét hoang sơ, giản dị nhất để giới thiệu với du khách. Đây là cách tiếp cận hiệu quả do con người luôn cảm thẩy bận rộn, căng thẳng sẽ luôn tự tìm đến với những gì thuộc về xa xưa, yên bình.
3.4.1.4. Khuyến khích cộng đồng tham gia phát triển du lịch bền vững
Du lịch phải chú tâm đến vấn đề phát triển đạo đức nhân cách của con người. Vấn đề này báo chí đã đề cập quá nhiều nhưng tác dụng giáo dục không cao. Du lịch kéo theo nhiều dịch vụ, đem đến tiền bạc cho một số người nhưng nếu không quản lý chặt - tương lai của đất nước dễ bị nhiễm thói hư tật xấu, phải nghe, thấy và thậm chí thực hành những điều mà chúng chưa bao giờ tiếp thu trong gia đình và nhà trường. Vậy để khắc phục tình trạng đó chúng tôi có một số giải pháp sau:
Phổ biến tuyên truyền cho người dân những tiềm năng du lịch của Hà Tĩnh và khó khăn mà tỉnh đang gặp phải. Cần quan tâm nhiều đến trẻ em, dạy cho các em những bài học từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường bằng cách giáo dục ý thức cộng đồng, lồng ghép hoạt động du lịch với các bài học ngoại khóa giúp các em thêm yêu quê hương và mong muốn đóng góp công sức cho ngành du lịch tỉnh nhà.
Cung cấp hỗ trợ các phương tịên truyền thông cho vùng sâu, vùng xa (báo, đài, tivi, điện thoại...) để người dân nâng cao nhận thức, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật khi tham gia hoạt động du lịch.
Xây dựng lối sống văn minh, lành mạnh ở các tổ dân phố, xã, phường, huyện... nơi có điểm du lịch. Tránh xảy ra tình trạng tiêu cực, chèo kéo, lừa đảo khách đến tham quan du lịch.
Tổ chức nhiều hoạt động du lịch để thu hút khách như: lễ hội văn hóa truyền thống, hoạt động từ thiện, lễ hội trồng cây... Khách sẽ được tham gia
cuộc sống sinh hoạt của địa phương và càng hiểu thêm những điều tốt đẹp, đáng quý của con người Hà Tĩnh.
Sử dụng người dân bản địa làm hướng dẫn viên du lich, nhưng cần giáo dục, đào tạo bài bản để tận dụng tốt nguồn nhân lực này.
Quy định rõ từng khoảng thời gian, không gian cho đối tượng tham gia du lịch và đối tượng tham gia dịch vụ du lịch.
3.4.1.5. Xây dựng quy chế quản lý du lịch bền vững, tăng cường kiểm tra, giám sát
Xây dựng một tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh. Mọi nhiệm vụ trên các mặt trận quốc phòng - an ninh, kinh tế - xã hội, phát triển du lịch bền vững phải được thực hiện một cách đồng bộ có hiệu quả, thực sự là chỗ dựa vững chắc của chính quyền và các tầng lớp nhân dân.
Cán bộ công chức nhà nước trong bộ máy quản lý là người làm gương cho dân. Họ là những người sẽ tiếp xúc khá nhiều với các quan chức cao cấp của tỉnh bạn, của các quốc gia. Thái độ phẩm chất phải luôn trong sáng, thanh liêm, có năng lực. Có như vậy mới tạo được ấn tượng và hình ảnh tốt đẹp khi muốn thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch.
Quản lý chặt chẽ các hình thức dịch vụ du lịch, tránh tình trạng tự phát theo phong trào hay vì sức hút của đồng tiền mà kinh doanh trái pháp luật, mê tín dị đoan. Thái độ của người dân đối với du khách phải được quản lý chặt chẽ. Giáo dục quyền trẻ em cho người dân.
Thiết lập hệ thống quản lý linh động, gọn nhẹ nhằm phân bổ chức năng một cách có hiệu quả nhất.
Mạnh dạn sử dụng đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực, sức sáng tạo tiến tới “trẻ hoá” lực lượng lãnh đạo. Hạn chế đến mức tối đa tình trạng tập trung quyền lực, phân rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của mỗi bộ phận, từng cá nhân cụ thể. Cán bộ lãnh đạo ngoài năng lực quản lý cần trau dồi kiến thức
một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là du lịch, phát triển bền vững.
Triệt để xóa sạch các tệ nạn đã tồn tại dai dẳng như tham nhũng, quan liêu, hối lộ… nhằm trong sạch hoá bộ máy chính quyền, tạo được lòng tin cho nhân dân.
3.4.1.6. Đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch
Có sự kết hợp giữa các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo (các trường đại học, cao đẳng có đào tạo chuyên ngành du lịch) bằng các hình thức:
Các doanh nghiệp đề xuất các yêu cầu cơ bản đối với các hướng dẫn viên du lịch, nhân viên nhà hàng, khách sạn, cán bộ quản lý du lịch đến các cơ sở đào tạo để phù hợp với đặc điểm đất nước, con nguời Hà Tĩnh
Tạo điều kiện cho sinh viên chuyên ngành du lịch được kiến tập, thực tế ở các doanh nghiệp du lịch và các làng nghề.
Mở các lớp nghiệp vụ du lịch cơ bản cho cộng đồng dân cư, nơi có các làng nghề, các điểm du lịch. Nội dung cơ bản là đào tạo kỹ năng ứng xử (đối với môi trường và du khách), kỹ năng kinh doanh và hoạt động du lịch một cách bền vững. Đây là một vấn đề rất rộng, để thực hiện được cần có sự kết hợp giữa các phòng ban chức năng và các doanh nghiệp để giải quyết một số vấn đề:
Thứ nhất, trước mắt, đây phải là một lớp học miễn phí nhưng bắt buộc đối với mỗi người dân nơi có các điểm du lịch.
Sở dĩ phải miễn phí vì hai lý do: một là, ban đầu người dân chưa ý thức được phải hoạt động du lịch như thế nào để vừa có lợi nhuận trước mắt, vừa có lợi ích lâu dài; đặc biệt là người dân làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh chưa biết phát huy thế mạnh của mình để trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Hai là, hiện tại, Hà Tĩnh đang là một tỉnh nghèo, không phải bất kỳ người dân nào cũng sẵn sàng bỏ ra một khoản chi phí để theo đuổi lớp học khi mục đích trước mắt của họ là kiếm tiền để đảm bảo cho mức sống tối thiểu hàng ngày.
Nhưng bên cạnh đó phải xem việc học là bắt buộc, vì hành vi của cộng đồng dân cư có tác động rất lớn đến hoạt động du lịch, chính vì thế cần có sự can thiệp của các phòng ban chức năng và sự ủng hộ, giúp đỡ của các doanh nghiệp.
Thứ hai, về lâu dài, khi hoạt động du lịch đã đi vào ổn định, người dân đã có thu nhập nhất định từ du lịch, hình thức giáo dục tự giác trong cộng đồng dân cư đã được hình thành, cần tổ chức các lớp học, đào tạo kỹ năng chuyên sâu hơn nghiệp vụ kinh doanh du lịch dựa trên lợi thế của địa phương. Qua đó, vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường tự nhiên và phát huy truyền thống văn hoá của người Hà Tĩnh.
Phổ cập ngoại ngữ cho những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch nói riêng và ngừơi dân bản địa nói chung. Trước mắt cần học một số ngoại ngữ cơ bản như tiếng Anh, Pháp, Nga, Thái Lan, Lào để phục vụ du khách thường xuyên, đồng thời thực hiện các tour du lịch liên tỉnh, liên quốc gia.
3.4.1.7. Đẩy mạnh hợp tác du lịch
Phổ cập ngoại ngữ cho những người làm công tác du lịch. Hệ thống thông tin được truyền bá bằng ngôn ngữ bản địa và quốc tế. Điều này sẽ chứng tỏ được tính chuyên nghiệp của du lịch Hà Tĩnh.
Gửi người có năng lực sang học tập, nghiên cứu, học hỏi mô hình du lịch của các tỉnh, các quốc gia có điều kiện tự nhiên tương đương đã có ngành du lịch phát triển.
Tranh thủ sự giúp đỡ của Tổng cục du lịch Việt Nam trong việc gắn kết các vùng, tiểu vùng du lịch.
Mở rộng quan hệ du lịch với tỉnh bạn đặc biệt là Nghệ An và Quảng Bình có một cơ sở du lịch phát triển khá vững chắc. Kết hợp các tour du lịch Hà Tĩnh - Quảng Bình, Hà Tĩnh - Nghệ An và các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó cần phát huy nội lực tối đa để du lịch Hà Tĩnh trở thành một phần tất yếu khi du khách đến Việt Nam.