Phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh - 12


Ký kết các hiệp ước “hợp tác du lịch” trên cơ sở có lợi cho các bên, các tỉnh và các khu du lịch quảng bá hình ảnh du lịch cho nhau thông qua hệ thống website hoặc các chiến dịch quảng bá du lịch theo tuor. Như vậy doanh thu du lịch sẽ luôn được bổ sung một khoản cố định.

Tận dụng và phát huy hợp tác du lịch qua hai cửa khẩu Cầu Treo và Chalo. Giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà khi khách du lịch qua biên giới. Vấn đề đảm bảo an ninh, trật tự, cần có sự kết hợp giữa lực lượng an ninh, biên phòng và các công ty du lịch và các khu dịch vụ.

Chính quyền các tỉnh tổ chức tìm hiểu về đất nước con người để tăng thêm tình hữu nghị, đoàn kết. Bầu chọn sứ giả du lịch tiêu biểu làm cầu nối giữa Hà Tĩnh với các tỉnh trong và ngoài nước. .

3.4.2. Nhóm giải pháp trong phạm vi doanh nghiệp

Phát triển một chính sách tiêu thụ có ý nghĩa cho môi trường. Đây là một giải pháp vừa mang lại lợi ích cho kinh doanh du lịch, cho nền kinh tế địa phương và môi trường sinh thái. Để thực hiện chính sách này cần tránh các sản phẩm sản xuất từ các nguyên liệu gây nguy hại cho môi trường (thú nhồi bông, thịt thú rừng, vật lưu niệm làm từ san hô…); Tránh mua hàng hoá quá nhiều bao bì; mua các sản phẩm tái chế hoặc có thể tái chế; mua các sản phẩm địa phương..

Quản lý năng lượng hiệu quả, các tổ chức du lịch, đặc biệt là nhà hàng, khách sạn thường sử dụng nhiều năng lượng (có hệ thống tự ngắt điện, ngắt nước khi không sử dụng, sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất nước nóng…). Sử dụng hiệu quả nước sinh hoạt, vừa có ý nghĩa môi trường vừa có lợi ích cho kinh doanh, vì nhu cầu sử dụng nước ở khu du lịch thường rất cao. Nơi có khả năng tiết kiệm nước nhiều nhất là phòng nghỉ của khách, chỗ giặt giũ, nhà bếp, bể bơi và sân golf.

Quản lý chất thải: thực hiện chiến lược 3R: Reuse (tái sử dụng), Reduce (Giảm xả thải) và Recycle (Tái chế) bằng cách: kiểm kê các chất thải trong khu du lịch, xem xét chi phí thu gom, lượng thải hàng năm, kiểu loại các chất


thải độc hại cần phải xử lý riêng. Tìm cách giảm phát xả riêng cho từng loại: giảm lượng sử dụng, tăng cường độ tái sử dụng, tái chế, xử lý rác thải hợp vệ sinh…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Tăng cường vận tải công cộng và các phương tiện vận tải mới đáp ứng nhu cầu của khách để giảm khí thải ra môi trường, tại các điểm du lịch, sử dụng các phương tiện vận chuyển “sạch”: xe ngựa, xe đạp, thuyền chèo tay…). Phối hợp với các công ty vận tải để tạo cảm giác an toàn, thuận lợi cho du khách, vì mùa du lịch ở Hà Tĩnh chủ yếu vào kỳ nghỉ như nghỉ hè, nghỉ tết… nên số lượng khách lưu thông tăng đột biến. Nếu các hãng kinh doanh vận chuyển không thực hiện tốt, thì hoạt động du lịch của địa phương sẽ bị giảm sút.

Đào tạo cán bộ, nhân viên du lịch là cốt lõi của sự thành công du lịch bền vững, trong đó quan trọng nhất là lồng ghép mục tiêu môi trường vào hoạt động kinh doanh du lịch. Phát triển những chương trình đào tạo mới nhằm tăng cường hiểu biết các đặc trưng văn hoá và thiên nhiên của địa phương, phổ cập các nguyên tắc của du lịch bền vững và bảo tồn thiên nhiên là vấn đề bức xúc nhằm đào tạo các thế hệ quản lý kinh doanh du lịch mới.

Phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh - 12

Xây dựng tiêu chí về kỹ năng ứng xử của lao động trong lĩnh vực du lịch hoặc các lĩnh vực hỗ trợ du lịch, đưa những tiêu chí này trở thành nội quy trong doanh nghiệp và quản lý bằng các hình thức trả lương, thưởng.

Các doanh nghiệp cần nhanh, nhạy với thị trường, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của du khách, ngoài việc hoạt động du lịch theo tour, cần mở rộng kinh doanh các dịch vụ hỗ trợ du lịch để tăng doanh thu, kích thích khách du lịch mua sắm. Xu thế trên thế giới hiện nay là du lịch dựa vào cộng đồng, vì thế các doanh nghiệp cần nhanh nhạy, khai thác thế mạnh của môi trường tự nhiên, nét văn hoá truyền thống, độc đáo của Hà Tĩnh để thu hút sự tò mò của du khách.

Tích cực quảng bá hình ảnh Hà Tĩnh và các loại hình dịch vụ của công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các hội chợ và website.


Liên kết với các doanh nghiệp du lịch khác và các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực hỗ trợ du lịch như: giao thông vận tải, ngân hàng, bưu chính viễn thông, môi trường…để tạo sự tin tưởng, hấp dẫn du khách và kích thích du khách chi tiêu.


KẾT LUẬN


Nhìn chung du lịch Hà Tĩnh đã bước đầu có được sự quan tâm của chính quyền địa phương và nhân dân. Ngành du lịch đã và đang ngày càng khẳng định được vị trí của mình nhờ vào sự đóng góp vào GDP, nâng cao chất lược cuộc sống cộng đồng và xây dựng hình ảnh về Hà Tĩnh trong lòng khách du lịch. Tuy nhiên, Hà Tĩnh vẫn chưa tìm được hướng đi riêng, đúng đắn để phát triển du lịch của tỉnh theo hướng bền vững. Nhiều biện pháp, chính sách được đưa ra nhưng chưa thực sự giải quyết được vấn đề. Căn nguyên ở chỗ, những chính sách của tỉnh đưa ra (đã được tác giả trình bày trong luận văn) không liên hệ mật thiết với bản chất của ngành du lịch, một ngành đòi hỏi sự tổng hợp hài hoà của các giải pháp về kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội. Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, nhưng để “đánh thức” được những tiềm năng đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, vấn đề mấu chốt là phải có sự kết hợp nhiều ngành, nhiều cơ quan chức năng và đặc biệt là ý thức của mỗi người dân, của cộng đồng tại điểm du lịch, từ đó có tác động tới khách du lịch và các thành phần khác.

Đề tài “Phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh” là tâm huyết của tác giả. Trong luận văn, tác giả phân tích những đặc điểm hiện nay của du lịch Hà Tĩnh, bao gồm: phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch chủ yếu dựa trên các tiêu chuẩn về phát triển du lịch bền vững và khả năng tải của điểm du lịch, qua đó đưa ra các giải pháp thực tế mong muốn đem đến một bức tranh tổng thể về ngành du lịch non trẻ, nhưng đầy hứa hẹn. Hy vọng tính thiết thực của đề tài sẽ được áp dụng vào thực tiễn để giúp Hà Tĩnh hội nhập tốt trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Những giải pháp của đề tài khá linh hoạt, do vậy không chỉ dành riêng cho Hà Tĩnh mà các tỉnh khác có thể nghiên cứu, làm tài liệu tham khảo, qua đó vận dụng vào điều kiện cụ thể của từng địa phương. Thông qua đề tài này, tác giả hy vọng sẽ góp phần thúc đẩy du lịch Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (14/10/1994), Chỉ thị số 46 - CT/TW về lãnh đạo và phát triển du lịch trong tình hình mới, Hà Nội.

2. Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch (2006), Báo cáo về tổng kết chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2001 - 2005 và phương hướng 2006 - 2010, Hà Nội.

3. Lê Duy Bá, Vũ Chí Hiếu, Võ Đình Long (2000), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, Nxb. Khoa học Kĩ thuật, Hà Nội.

4. Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch (2007), Quyết định ban hành chương trình hành động của ngành du lịch, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Chiến (2004), Văn hóa trong phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010, Hà Nội.

7. Trần Văn Chử (2004), Tài nguyên thiên nhiên và môi trường với tăng trưởng và phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Cục Môi trường (2002), Hành trình vì sự phát triển bền vững 1972 - 1992 - 2002, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Thế Đạt (2003), Du lịch và du lịch sinh thái, Nxb. Lao động, Hà Nội.

11. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiến (2001), Du lịch bền vững, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Phan Quang Huy (2004), “Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Du lịch, (7), tr.10-19.


13. Đinh Trung Kiên (2004), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Robert Lanquar, Phạm Ngọc Uyển và Bùi Ngọc Chưởng dịch (2002), Kinh tế du lịch, Nxb. Thế giới, Hà Nội.

15. Nguyễn Tư Lương (1999), “Giao thông vận tải - Một số vấn đề quan trọng để phát triển du lịch”, Tạp chí Giao thông vận tải, (3).

16. Phạm Trung Lương (chủ biên - 2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

17. Phạm Trung Lương (2002), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam.

18. Nguyễn Văn Mạnh (2008), “Phát triển bền vững du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế”, Tạp chí Khoa học kinh tế, (8).

19. Trần Nhạn (1996), Du lịch và kinh doanh du lịch, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật du lịch 2005 và văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Sở Thương mại - Du lịch Hà Tĩnh (2002), Báo cáo tổng kết đánh giá tình hình hoạt động du lịch năm 2002 và định hướng năm 2003, Hà Tĩnh.

22. Sở Thương mại - Du lịch Hà Tĩnh (2003), Báo cáo tổng kết đánh giá tình hình hoạt động du lịch năm 2003 và định hướng năm 2004, Hà Tĩnh.

23. Sở Thương mại - Du lịch Hà Tĩnh (2004), Báo cáo tổng kết đánh giá tình hình hoạt động du lịch năm 2004 và định hướng năm 2005, Hà Tĩnh.

24. Sở Thương mại - Du lịch Hà Tĩnh (2005), Báo cáo tổng kết đánh giá tình hình hoạt động du lịch năm 2005 và định hướng năm 2006, Hà Tĩnh.

25. Sở Thương mại - Du lịch Hà Tĩnh (2006), Tài nguyên du lịch Hà Tĩnh,

Hà Tĩnh.

26. Sở Thương mại - Du lịch Hà Tĩnh (2006), Báo cáo tổng kết đánh giá tình hình hoạt động du lịch năm 2006 và định hướng năm 2007, Hà Tĩnh.


27. Sở Thương mại - Du lịch Hà Tĩnh (2007), Báo cáo tổng kết đánh giá tình hình hoạt động du lịch năm 2007 và mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu năm 2008, Hà Tĩnh.

28. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh (2008), Kết quả hoạt động du lịch năm 2008 và định hướng năm 2009, Hà Tĩnh.

29. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh (2009), Kết quả hoạt động du lịch năm 2009 và định hướng năm 2010, Hà Tĩnh.

30. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh (2010), Kết quả hoạt động du lịch năm 2010 và định hướng năm 2011, Hà Tĩnh.

31. Sở Tài nguyên Môi trường Hà Tĩnh (2010), Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Hà Tĩnh.

32. Bùi Thiết (2000), Từ điển Hà Tĩnh, Sở Văn hóa Thông tin Hà Tĩnh.

33. Tổng cục Du lịch (1994), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995 - 2010, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

34. Tổng cục Du lịch (2002), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

35. Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch (2005), Quy hoạch phát triển du lịch Hà Tĩnh, Hà Nội.

36. Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch (2007), Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Thiên Cầm, Hà Nội.

37. Viện Chiến lược và Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, Hà Nội.

38. Chu Văn Yêm (2002), “Lao động trong ngành du lịch - hiện thực còn nhiều bất cập”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (9).

39. http://www.cpv.org.vn

40. www.gso.gov.vn

41. www.hatinh.gov.vn


42. http://iesemhui.org/

43. www.itdr.org.vn

44. www.mpi.gov.vn

45. www.mot.gov.vn

46. www.vietnamtourism.gov.vn

47. www.world-tourism.org.com

48. http://unwto.org/

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/08/2022