Đo Lường Mức Độ Bền Vững Của Các Nhân Tố Dựa Vào Giá Trị Trung Bình Đối Với Thang Đo Interval Scale



lên phân hệ sinh thát tự nhiên

- Lượng nưc tiêu thụ/du khách/ngày( tính theo mùa

- % diện tích cảnh quan bị xuống cấp do xây dựng/tổng diện tích sử dụng do du lịch

- % số công trình kiến trúc không phù hợp với kiến trúc bản

địa (hoặc cảnh quan)/tổng số công trình

- Mức độ tiêu thụ các sản phẩm động, thực vật quý hiếm (phổ biến-hiếm hoi-không có)

- % khả năng vận tải sạch/khả năng vận tải cơ giới (tính theo

trọng tải)

3

Bộ chỉ tiêu đánh giá tác động lên phân hệ kinh tế

- % vốn đầu tư từ du lịch cho các phúc lợi xã hội của địa phương so với tổng giá trị đầu tư từ các nguồn khác

- % số chỗ làm việc trong ngành du lịch dành cho người địa phương so với tổng số lao động địa phương

- % GDP của kinh tế địa phương bị thiệt hại do du lịch gây ra hoặc có lợi do du lịch mang lại

- % giá trị chi phí vật liệu xây dựng địa phương/tổng chỉ phí vật liệu xây dựng

- % giá trị hàng hóa địa phương/tổng giá trị hàng hóa tiêu

dùng cho du lịch

4

Bộ chỉ tiêu đánh giá tác động của du lịch lên phân hệ xã hội – nhân văn

- Chỉ số Doxey

- Sự xuất hiện các bệnh/dịch liên quan tới du lịch

- Tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch

- Hiện trang các di tích lịch sử văn hóa của địa phương

- Số người ăn xin/tổng số dân địa phương

- Tỷ lệ % mất giá đồng tiền vào mùa cao điểm du lịch

- Độ thương mại hóa của các sinh hoạt văn hóa truyền thống (lễ hội, ma chay, cưới xin, phong tục, tập quán…) xác định thông qua trao đổi với các chuyên gia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Nguồn: Manning E.W, 1996 [37]

2.5. Phương pháp đánh giá

1.5.1. Đo lường mức độ bền vững của các nhân tố dựa vào giá trị trung bình đối với thang đo Interval Scale


Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n

= (5 -1) / 5

= 0.8

Giá trị trung bình Ý nghĩa

1.00 - 1.80 Rất không đồng ý/Rất không hài lòng/Rất không quan trọng

1.81 - 2.60 Không đồng ý/Không hài lòng/ Không quan trọng

2.61 - 3.40 Không ý kiến/trung bình

3.41 - 4.20 Đồng ý/ Hài lòng/ Quan trọng

4.21 - 5.00 Rất đồng ý/ Rất hài lòng/ Rất quan trọng


2.5.2. Đo lường phát triển du lịch bền vững bằng mức độ hài lòng của khách du lịch với bộ thang đo SERVPERF

Theo Tribe & Snaith (1998)5, hiện nay có 4 mô hình đánh giá mức độ hài lòng được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng: mô hình IPA (Important-Perferformance Analysis), mô hình SERVQUAL (Service Quality), mô hình HOLSAT (Holiday Satisfaction), và mô hình SERVPERF (Service Performance). Trong đó SERVPERF là mô hình đơn giản, thích hợp cho việc đánh giá sự hài lòng vì không gặp phải vấn đề khi yêu cầu khách hàng đánh giá cả 2 phần kỳ vọng và cảm nhận (Cronin & Taylor, 1992; Kandamully, 2002; Jain & Gupta, 2004;

Phạm & Kullada, 2009; Nadiri & Hussain, 2008; Soliman & Alzaid, 2002; Cunningham, Young, & Lee, 2002)6. Jain & Gupta (2004) còn gợi ý rằng, mô hình SERVPERF hiệu quả hơn trong việc đánh giá sự thỏa mãn và cho những nghiên cứu đòi hỏi sự ngắn gọn. Vì đối tượng nghiên cứu của đề tài là khách du lịch, họ thích được nghỉ ngơi, thư giãn hơn là phải ngồi trả lời

một cuộc phỏng vấn mất nhiều thời gian, nên đề tài quyết định chọn mô hình SERVPERF cho việc đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với các chỉ tiêu phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu. Czepiel, Solomo và Gutman (1985) đã chỉ ra rằng, mức độ hài lòng của du khách là một hàm số của mức độ hài lòng về các yếu tố thuộc lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực xã hội và lĩnh vực tài nguyên môi trường.


5 Theo [ 39 ]

6 Theo [ 38 ]

2.6 Mô hình nghiên cứu

2.6.1 Thu thập số liệu, tài liệu

Thu thập các số liệu thứ cấp về tình hình kinh tế - xã hội, diễn biến phát triển du lịch bền vững, (quy mô vốn, quy mô lao động, giá trị sản lượng du lịch), cơ cấu nghề và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn toàn tỉnh.

Đánh giá sơ bộ số liệu, hội thảo nhóm chuyên gia quản lý, xúc tiến phát triển du lịch địa phương (Ban quản lý các cụm du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu, một số công ty kinh doanh du lịch) nhằm xác định nhân tố ảnh hưởng đến độ hài lòng của khách du lịch ở cụm du lịch và cách đo lường các nhân tố đó.

Điều tra thực địa và phỏng vấn khách du lịch hoặc đại diện các doanh nghiệp.

2.6.2 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của đề tài được mô tả theo sơ đồ ở hình 2.1.

Từ kết quả các mô hình lý thuyết nghiên cứu đã được trình bày ở trên, kết hợp tham khảo các mô hình nghiên cứu trước đây có liên quan, Đề tài đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 2 bước như sau:

Bước 1 - Phân tích nhân tố khám phá: Từ các biến quan sát đo lường môi trường phát triển du lịch bền vững ở Bà Rịa – Vũng Tàu được lấy từ phiếu điều tra tiến hành thực hiện EFA để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu– xác định các nhân tố cơ bản đại diện cho phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu, đây chính là các yếu tố tác động đến sự thoả mãn của khách du lịch.

Phương trình phân tích nhân tố:

Xi = Ai1F1+ Ai2F2+ Ai3F3+...+ AimFm+ViUi

Trong đó: Xi là biến thứ i chuẩn hoá; Aij là hệ số hồi quy chuẩn hoá của nhân tố j đối với biến i; F là các nhân tố chung; Vi là hệ số hồi quy chuẩn hoá của nhân tố đặc trưng i đối với biến i; Ui là nhân tố đặc trưng của biến i; và m là số nhân tố chung.

- Phân tích mô tả;

- Phân tích EFA;

- Phân tích HQ.

Nghiên cứu định lượng:

Phân tích các nhân tố tác động vào sự phát triển BVDL của Bà Rịa - Vũng Tàu

Các định hướng và giải pháp

Phát triển bền vững du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu

Vấn đề nghiên cứu:

Nghiên cứu hoạt động du lịch và các nhân tố ảnh hưởng

đến phát triển bền vững du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu

Cơ sở lí luận:

Phát triển bền vững; du lịch bền vững; bộ tiêu chí của quốc tế và của Việt Nam về phát triển du lịch bền vững; các phương pháp đo lường PTBVDL

Dữ liệu thứ cấp:

Hiện trạng phát triển du lịch bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường của Bà Rịa – Vũng Tàu

Sơ đồ 1: Các bước nghiên cứu

Số liệu sơ cấp:

Bảng phỏng vấn khách du lịch

Nghiên cứu định tính:

(cụ thể hóa các nhân tố - điều chỉnh thang đo)

(Nguồn: Tổng hợp của NCS)

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Bước 2- Phân tích hồi quy đa biến: nhằm lượng hoá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu đã được xác định ở bước 1 - lên sự hài lòng của khách du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu.

Trong nghiên cứu này không xem xét đến các yếu tố tác động mang tính chất vùng hay quốc gia như: sự thay đổi trong nhu cầu, lãi suất, mức độ ổn định về môi trường phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu hoặc các yếu tố có tính chất không thường xuyên. Các giả thuyết nghiên cứu là: sự thỏa mãn của khách du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu là một hàm tuyến tính theo các yếu tố tác động - các nhân tố cơ bản được rút ra trong EFA.

Phương trình hồi quy biểu diễn mối quan hệ của các yếu tố về hoạt động phát triển du lịch bền vững và mức độ thỏa mãn của khách du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu có dạng sau:

Y= X1+X2+X3 + ... +nXn

Với biến phụ thuộc Y : là sự thỏa mãn của khách du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu; các biến độc lập X1, X2,... Xn là: các yếu tố cơ bản được trích ra sau khi thực hiện EFA; n: là các hệ số hồi quy đo lường tác động của các biến ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững lên biến phụ thuộc là sự thoả mãn của khách du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu.

Nghiên cứu mong đợi có kết quả tương quan giữa sự thỏa mãn của khách du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu với các biến độc lập. Tkết quả của mô hình sẽ xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu, mức độ ảnh hưởng của chúng đến sự thỏa mãn của khách du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu để từ đó đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2


Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu là một khía cạnh trong nghiên cứu kinh tế học, kinh tế du lịch vừa mang tính chuyên biệt lại vừa mang tính tổng hợp. Để có thể giải quyết yêu cầu của nghiên cứu, đề tài sử dụng cách tiếp cận theo nguyên tắc toàn diện và tiếp cận theo kinh tế học. Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra phỏng vấn, nghiên cứu khám phá bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng thông qua các mô hình phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy đa biến để giải quyết các vấn đề nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu, tác động của các nhân tố tố này đến sự hài lòng của khách du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu từ đó tìm ra giải pháp phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu.

CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG BÀ RỊA – VŨNG TÀU


Giới thiệu


Nội dung chương này bao gồm các đánh giá phân tích tổng quan Bà Rịa – Vũng Tàu về vị trí địa lý, tài nguyên tự nhiên, nhân văn cho phát triển du lịch bền vững ở Bà Rịa – Vũng Tàu; phân tích tổng quan môi trường du lịch cũng như hiện trạng du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu nhằm xác định thực trạng môi trường du lịch ở đây để đánh giá dựa trên các dữ liệu thứ cấp trong phát triển bền vững du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu.

3.1. Tổng quan về Bà Rịa – Vũng Tàu

3.1.1. Giới thiệu về Bà Rịa – Vũng Tàu


Hình 3 1 Bản đồ du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 3 1 2 Đặc điểm kinh tế xã 1

Hình 3.1: Bản đồ du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Với lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cảng biển và tài nguyên dầu khí, nguồn tài nguyên du lịch phong phú, bờ biển đẹp và độ dày lịch sử, văn hoá, cách mạng đã tạo cho Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch, đồng thời trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế.

Tổng GDP của tỉnh năm 2013 đạt 35.994 tỷ đồng (giá 2010), bình quân đạt 120 triệu đồng/người. Nếu so với GDP bình quân đầu người cả nước thì Bà Rịa – Vũng Tàu cao hơn 6 lần, xếp thứ 3 về quy mô GDP (sau TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội) và thứ 1 về GDP/ người. Bà Rịa – Vũng Tàu có điểm xuất phát thuận lợi nhất so với các tỉnh trong cả nước.

Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm thời kỳ 2010 – 2011 là 13,59% (trừ dầu khí là 17,34%), trong các năm 2012 – 2013, tăng trưởng GDP đạt 6,71% (không kể dầu khí là 14,87%). Các tốc độ trên luôn đạt mức cao nhất trong các tỉnh Miền Đông Nam Bộ, cao hơn nhiều so với tốc độ trung bình của cả nước. Nếu duy trì được tốc độ này thì trong 10 năm tới, Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ là một trong số những tỉnh mạnh trong cả nước.

Tỷ trọng GDP du lịch chiếm vị trí quan trọng trong GDP ngành thương mại – dịch vụ.

Giai đoạn 2009 – 2013, ngành du lịch bắt đầu tăng trưởng mạnh.


Bảng 3.1 : Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo giá

Đơn vị tính : tỷ đồng

2010 2011 2012 2013 Tỷ lệ tăng bình quân (%)


2010-

2011-

2012-

2011

2012

2013

Tổng số

29.231

32.151

34.112

35.994

13,59

11,16

6,71

Không tính dầu khí

9.278

9.728

8.963

8.783

2,39

-4,25

-1,03

1.Công nghiệp, xây dựng

18.316

20.039

20.597

21.318

4,49

0,14

0,19

2.Dịch vụ

8.615

9.654

10.917

11.896

5,80

6,32

4,05

3.Nông lâm ngư nghiệp

2.300

2.458

2.599

2.730

3,32

4,70

2,47

Nguồn : Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KTXH của tỉnh BR-VT(số 37/BC-UBND ngày 14/5/2014)


Bảng 3.2 : GDP phân theo ngành kinh tế của tỉnh giai đoạn 2009 – 2013 (theo giá hiện hành)

Đơn vị tính : triệu đồng

Ngành kinh tế

2009

2010

2011

2012

2013

Công nghiệp – xây dựng

13.219.000

36.476.387

40.398.384

42.607.365

54.836.451

% so với toàn tỉnh

70,05

71,66

71,08

68,62

67,30

Nông – lâm – thủy sản

841.659

1.114.309

1.212.034

1.437.003

1.634.738

% so với toàn tỉnh

5,90

5,97

5,87

6,03

6,10

Thương mại – dịch vụ

3.364.938

4.383.791

4.919.166

5.704.485

6.178.048

% so với toàn tỉnh

21,57

22,37

23,05

25,34

26,60

Dịch vụ du lịch

1,475

1,780

2,056

2,385

2,778

% so với thương mại – dịch

8,6

7,6

8

7,7

7,5

vụ % so với toàn tỉnh

1,66

0,8

0,85

0,88

0,74

Tổng cộng

17.425.597

41.974.487

46.529.584

49.748.853

62.649.237

Nguồn : Cục Thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu


Công nghiệp tăng trưởng rất cao, các ngành nông, thủy sản đạt tốc độ tương đối cao.

Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt trên 8%/năm khá cao.

3.1.2.2. Cơ cấu kinh tế

Trong giai đoạn 2010 – 2013, công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao là do ngành công nghiệp khai thác dầu khí (GDP do dầu khí luôn chiếm 67 – 70% tổng GDP toàn tỉnh). Xét về lâu dài, sau năm 2013 cần phải tăng nhanh tỷ trọng của khu vực dịch vụ.

Bảng 3.3 : Cơ cấu GDP của Bà Rịa – Vũng Tàu (theo giá hiện hành)

Đơn vị tính : %



2009

2011

2013

Tổng số (cả dầu khí)

100

100

100

Công nghiệp, xây dựng

70,05

71,08

67,30

Nông lâm thủy sản

5,39

4,16

4,28

Dịch vụ

18,93

13,82

13,7

Tổng số (trừ dầu khí)

100

100

100

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí