Thị Trường Khách Du Lịch Quốc Tế Giai Đoạn 2001 – 2010

Khu bảo tồn Bình Châu – Phước Bửu: thời gian đầu do chưa quản lý chặt chẽ nên rừng bị chặt phá một số nơi, sau này tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng hàng rào bao quanh, bảo vệ rừng. Hiện nay khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu được bảo vệ khá tốt.

Suối nước khoáng Bình Châu: đã khai thác du lịch khá nhiều, tôn trọng môi trường thiên nhiên nên cảnh quan chung không bị phá vỡ.

Bãi biển Hồ Tràm, Hồ Cốc: hiện nay chỉ mới xây dựng khu du lịch sinh thái Hồ Cốc ở

bãi biển Hồ Cốc. Biển Hồ Tràm, Hồ Cốc khá sạch, chất lượng nước biển tương đối tốt.

Rừng quốc gia Côn Đảo: hiện nay đã được gìn giữ, bảo vệ với sự giúp đỡ của các tổ chức môi trường quốc tế và sự quan tâm, ý thức bảo vệ môi trường của chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương đã góp phần bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.

Các bờ vịnh, bãi biển ở Côn Đảo còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, nước biển trong suốt. Đây là một tài nguyên thiên nhiên quý giá mà con người cần phải trân trọng và gìn giữ.

Ngoài ra trên địa bàn Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay cũng có các khu du lịch sinh thái

đang được khai thác, phục vụ du khách có thể kể đến như khu du lịch suối tiên Tân Thành…

3.4.1.4. Du lịch công vụ (MICE)

Du lịch công vụ (Meeting Incentive Conference Event - MICE) cũng bước đầu phát triển và khẳng định là thế mạnh của du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu với nhiều hội nghị kết hợp tham quan du lịch được tổ chức tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Hiện nay, các khách sạn, khu nghỉ dưỡng và các công ty lữ hành đang tổ chức các hoạt động kèm theo bên cạnh các cuộc hội nghị, hội thảo. Phổ biến nhất là các chương trình tham quan du lịch trong thời gian từ nửa ngày đến một ngày do các khách sạn: Palace Vũng Tàu , Grand Vũng Tàu...; các công ty lữ hành như: Vũng Tàu tourism , OSC Việt Nam, Mai Linh tourism... tổ chức đưa du khách đến các điểm du lịch hấp dẫn tại Bà Rịa – Vũng Tàu hoặc các điểm du lịch phụ cận như: mũi né, khu nhà lớn Long Sơn, nhà tù Côn Đảo ...

3.4.1.5. Du lịch làng quê, làng nghề

Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi dừng chân của cha ông ta trong buổi đầu khởi hoang lập ấp. Suốt quá trình lao động sáng tạo ấy, cha ông ta đã để lại nhiều ngành nghề thủ công truyền thống như trồng lúa nước, đúc đồng, diêm nghiệp, điêu khắc gỗ, đánh bắt thủy sản, đóng ghe tàu, nghề rèn, chế tác sản phẩm đá mỹ nghệ, …, trải qua hàng thế kỷ vẫn được các thế hệ sau phát huy. Các nghề thủ công truyền thống là vốn quý cần biết khai thác, tạo ra sản phẩm đặc sắc, mang dấu ấn văn hóa đặc trưng của địa phương. Tổ chức các làng nghề tập trung, là điểm tham quan hấp dẫn. Điển hình như nghề làm gạch ngói, gốm ở xã Long Mỹ, nghề mộc, điêu khắc gỗ, đúc chuông ở thị trấn Long Điền, nghề gốm, chạm đá ở Hòn Cau (Côn Đảo),… Hiện tại, nhiều nghề truyền thống đã bị mai một theo thời gian do không theo kịp sự thay đổi của cơ chế thị trường, gây khó khăn cho công tác bảo tồn và phát triển làng nghề.

3.4.2. Khách du lịch

3.4.2.1. Khách du lịch quốc tế

Số lượng khách

Trong những năm qua, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam gia tăng tương đối đều, tốc độ tăng trung bình khoảng 24%/năm. Hiện nay chủ yếu là lượng khách du lịch từ khu vực

Châu Á - Thái Bình Dương, Tây Âu và Bắc Mỹ. Đặc biệt từ khi Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam, khách du lịch quốc tế nói chung và khách Mỹ nói riêng vào Việt Nam tăng nhanh.

Giai đoạn 2005 - 2007, tốc độ tăng trưởng trung bình năm của khách quốc tế đến Việt Nam có chững lại do ảnh hưởng của khu vực và thế giới. Giai đoạn 2008 – 2010 lượng khách tăng nhanh do Việt Nam là một trong những điểm đến thân thiện, an toàn nhất. Tính cả giai đoạn 2005 – 2010 tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đạt 21,9%/ năm.

Nguồn Tổng Cục Du Lịch Việt Nam Hình 3 1 Thị trường khách du lịch quốc tế 1

Nguồn : Tổng Cục Du Lịch Việt Nam


Hình 3.1: Thị trường khách du lịch quốc tế giai đoạn 2001 – 2010

Tuy nhiên thời gian gần đây, trong bối cảnh quốc tế có những diễn biến phức tạp như cuộc chiến tranh, dịch bệnh, lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm 55 – 60% so với cùng kỳ năm 2002. Vì vậy lượng khách quốc tế đến Bà Rịa - Vũng Tàu cũng giảm sút rõ rệt. Tỷ lệ khách quốc tế quay trở lại Việt Nam và Vũng Tàu quá thấp so với tiềm năng du lịch và với các nước trong khu vực, phần lớn do cơ sở hạ tầng du lịch còn yếu kém, chất lượng dịch vụ thấp, môi trường nhân văn và sinh thái chưa tốt.

Lượng khách quốc tế đến Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2006 – 2007 giảm dần, thấp hơn một số nơi. Giai đoạn 2008 – 2013, lượng khách quốc tế tăng khoảng 7%/ năm, có xu hướng tăng dần trong những năm tiếp theo. Tính cả giai đoạn 2006 – 2013 thì tỉ lệ khách du lịch quốc tế đến Bà Rịa – Vũng Tàu so với toàn quốc là 10,9%.

Bảng 3.4: Số lượt khách và ngày khách QT đến Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2006 – 2013



2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

tốc độ

tăng TB

Lượt khách (1000 lượt người)

225

220

230

250

320

365

418

468

8,6%/

năm

Ngày khách (1000 ngày)

647

550

358

360

320

-

-

340,8

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Nguồn : Sở văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Bảng 3.5: Tỉ lệ khách du lịch quốc tế đến Bà Rịa - Vũng Tàu so với toàn quốc giai đoạn 2006 - 2013

Đơn vị tính : %



2006

2007

2008

2009

2010

2012

2013

Toàn quốc

100

100

100

100

100

100

100

Bà Rịa – Vũng Tàu

17,6

20,65

14,3

12,67

8,58

8,3

8,23

Nguồn : Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - Tổng cục Du lịch Việt Nam


Bảng 3.6: Tỉ lệ khách du lịch quốc tế đến Bà Rịa – Vũng Tàu so với Vùng du lịch Đông Nam Bộ giai đoạn 2009 – 2013

Đơn vị tính : %


2009

2010

2011

2012

2013

Vùng Đông Nam Bộ

100

100

100

100

100

Bà Rịa – Vũng Tàu

21

21,26

14,37

13,65

9,46

Nguồn : Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - Tổng cục Du lịch Việt Nam


Khách du lịch quốc tế đến Bà Rịa – Vũng Tàu trước mắt và lâu dài chủ yếu là nguồn khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh. Lượng khách quốc tế đến Bà Rịa -Vũng Tàu giảm dần do có sự phân bố một lượng lớn du khách đến các tỉnh vùng Tây Nguyên, vùng Tây Nam Bộ và trong vùng du lịch Đông Nam Bộ.


Bảng 3.7: Tỉ lệ khách QT đến Bà Rịa-Vũng Tàu so với TP. HCM giai đoạn 2007 - 2013

Đơn vị tính : %


2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Tp. Hồ Chí Minh

100

100

100

100

100

100

100

Bà Rịa – Vũng Tàu

38,05

38,7

25,5

23,5

16,8

16,2

15,3

Nguồn : Sở văn hóa thể thao và DL tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - Sở văn hóa thể thao và DL TP. Hồ Chí Minh


Thành phần cơ cấu khách:

Trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam thời gian vừa qua, trung bình 75% đi bằng đường hàng không, 15% đi bằng đường bộ và 10% đi bằng đường thủy. Năm 2010, tỉ lệ này có thay đổi do sự thay đổi chung của cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam theo phương tiện vận chuyển.

Bảng 3.8: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam theo các phương tiện giao thông


Loại hình

Số lượt khách (lượt)

Tỷ lệ so với tổng số khách đến (%)

Đường hàng không

1.514.500

58,3

Đường bộ

778.120

29,9

Đường biển

307.380

11,8

Tổng cộng

2.600.000

100

Nguồn : Tổng cục Du lịch Việt Nam


Mục đích của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có khác nhau : du lịch thuần túy chiếm 53,2% ; thương mại chiếm 19,6% ; thăm thân nhân chiếm 18,7% ; mục đích khác chiếm 8,5%. Giai đoạn 2007 – 2013, tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt mức 18,1%/ năm. Những thị trường có tốc độ tăng trưởng cao về lượng khách là Malaysia (54,6%),

Hàn Quốc (36,3%), Nhật Bản (34,2%), Canada (19,8%), Pháp (10,5%). Năm 2000, khách Việt kiều qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất chiếm 27,9% tổng số khách quốc tế đến TP. Hồ Chí Minh chứng minh thị trường khách Việt kiều có nhiều tiềm năng, ổn định và bền vững.

Năm 2007, khách quốc tế đến Bà Rịa - Vũng Tàu – thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận bằng đường hàng không chiếm 80,3% ; đường biển chiếm 11,8% ; đường bộ chiếm 7,9%. Năm 2012, lượng khách quốc tế đến bằng đường hàng không chiếm 68%, đường biển chiếm 1%, đường bộ chiếm 31% do sự thay đổi chung về phương tiện vận chuyển, lượng khách đi tàu biển đến cảng Sài Gòn, Vũng Tàu tăng chậm hơn so với các cảng ở Đà Nẵng, Hải Phòng.


Bảng 3.9: Tỉ lệ khách du lịch đến tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2007 - 2013

Khách quốc tế (% thị phần)

Khách theo chương trình du lịch của các công ty lữ hành tỉnh (phần lớn đi du lịch tới các tỉnh khác hoặc lưu lại tỉnh 1 ngày)

100

Nhật 42

Mỹ 30

Châu Au 11

ASEAN 11

Hồng Kông 4

Các nước khác 2

Khách lưu trú (gồm khách có hoặc không đi theo chương trình du lịch) 100

Đài Loan 34,3

Hồng Kông 24,7

Nhật 12

Hàn Quốc 5

Pháp 7

Các nước châu Á 8

Các nước châu Âu, Mỹ, Uc 9

Nguồn : Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu


Nhìn chung khách du lịch quốc tế đến Bà Rịa – Vũng Tàu chủ yếu với mục đích : tham quan du lịch, nghỉ dưỡng: 44,4% (đối với khách châu Âu); Thương mại: 31,1% (đối với khách châu Á); Thăm thân nhân: 19% (đối với Việt kiều); Mục đích khác: 5,5% .

Nguồn : Tổng Cục Du Lịch Việt Nam

Các hình thức du lịch: du lịch nghỉ dưỡng biển tập trung ở thành phố Vũng Tàu, Long Hải; du lịch văn hóa, lễ hội tập trung ở các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng; du lịch thương mại công vụ – hội nghị hội thảo: tập trung ở thành phố Vũng Tàu; du lịch sinh thái tập trung ở Bình Châu, Côn Đảo, Núi Dinh, Hồ Tràm.

Thời gian lưu trú trung bình: Số ngày khách lưu trú ở Bà Rịa – Vũng Tàu thấp, trung bình khoảng 1,4 - 1,7 ngày.

Bảng 3.10: Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Đơn vị tính : ngày


2009

2010

2011

2012

2013

2,1

1,7

1,41

1,38

1,55

Nguồn : Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Lưu lượng khách đến du lịch trong tuần: Chủ yếu là những ngày cuối tuần, thường tập trung vào thứ 7 và chủ nhật.

Nguồn Phân tích khảo sát thực tế của NCS Hình 3 2 Lưu lượng khách đền du 2

Nguồn: Phân tích khảo sát thực tế của NCS

Hình 3.2: Lưu lượng khách đền du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu trong tuần

Khả năng chi tiêu của khách

Trung bình một khách quốc tế đến Việt Nam chi tiêu khoảng 20 - 30 USD/ngày, trong đó Bà Rịa - Vũng Tàu đạt khoảng 20 USD/ngày. Cơ cấu chi tiêu là 60% cho lưu trú và ăn uống, 17% cho vận chuyển, 23% cho vui chơi giải trí, hàng lưu niệm và các dịch vụ khác.

Đánh giá chung

Trong bối cảnh chung của cả nước, Bà Rịa – Vũng Tàu có mức tăng trưởng khách du lịch quốc tế khá cao. Thị trường khách du lịch cũng thay đổi. Tuy nhiên thời gian gần đây, lượng khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng có giảm sút, ảnh hưởng đến doanh thu du lịch. Cần phải khai thác các thị trường tiềm năng như Nga, ASEAN, Bắc Mỹ,… thông qua các kênh thông tin, chiến lược quảng bá du lịch thế giới.

Tuy nhiên, với tình hình phát triển khách du lịch quốc tế như những năm qua, chắc chắn trong những năm tới, Bà Rịa- Vũng Tàu sẽ thu hút nhiều khách quốc tế hơn nếu có sự đột phá của ngành du lịch kết hợp với các ngành chức năng, tạo đà cho ngành du lịch tăng trưởng nhanh, xứng đáng với vai trò là một trong những trung tâm du lịch lớn nhất cả nước.

3.4.2.2. Khách du lịch nội địa

Số lượng khách

Trong những năm gần đây, thị trường khách du lịch nội địa trong cả nước nói chung và Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng tăng trưởng ổn định. Năm 2013 đạt 13 triệu khách, đạt 107,4 % kế hoạch năm, tăng 11,6 % so với năm 2012.


Bảng 3.11: Thị trường khách du lịch nội địa của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2013

Đơn vị tính : 1.000 lượt khách

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

4.200

4.200

3.700

5.000

6.200

7.648,7

8.000

Nguồn : Viện NCPT du lịch - Tổng cục du lịch Việt Nam

Khách du lịch nội địa đến Bà Rịa – Vũng Tàu trong giai đoạn 2007 -2013 có tốc độ tăng trưởng bình quân là 11,2 %/ năm. So với các tỉnh khác thì Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn là một tỉnh đón nhiều khách du lịch nội địa nhất. Năm 2009, lượng khách du lịch nội địa đến Bà Rịa- Vũng Tàu là chiếm 29,2% lượng khách du lịch nội địa đến vùng Đông Nam Bộ và chiếm 28,2% tổng lượng khách nội địa đi du lịch trong cả nước.

Bảng 3.12: Số lượt khách và ngày khách nội địa đến Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006 - 2013


2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

tốc độ










tăng TB










(%)

Lượt khách

5.875

6.500

6.500

7.500

7.800

9.200

11.648

13.000

11,2%/

(1000 lượt) Ngày khách (1000 ngày)

năm

4.042 4.163 3.675 3.800 4.268 - - 4.994 -


Nguồn : Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu


Bảng 3.13: Tỉ lệ khách nội địa đến Bà Rịa - Vũng Tàu so với toàn quốc giai đoạn 2007 - 2013

Đơn vị tính : %


2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Toàn quốc

100

100

100

100

100

100

100

Bà Rịa – Vũng Tàu

44,23

31,27

28,94

28,6

28,23

32,27

32,61

Nguồn : Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tổng cục Du lịch Việt Nam


Bảng 3.14: So sánh khách du lịch nội địa đến Bà Rịa – Vũng Tàu so với Vùng du lịch Đông Nam Bộ giai đoạn 2009 – 2013

Đơn vị tính : 1.000 lượt khách


2009

2010

2011

2012

2013

Vùng Đông Nam Bộ

100

100

100

100

100

Bà Rịa – Vũng Tàu

34,6

31,4

31,53

31,2

21,2

Nguồn : Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tổng cục du lịch Việt Nam


Trong những năm gần đây 2009 – 2013, có sự chuyển hướng dòng khách du lịch nội

địa đi Phan Thiết, Nha Trang, các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, không tập trung đến Bà Rịa

– Vũng Tàu như những năm trước, do những nơi này có nhiều điểm du lịch khá mới mẻ, hấp dẫn du khách. Chính vì vậy, lượng khách nội địa đến Bà Rịa – Vũng Tàu tăng chậm.

Thành phần cơ cấu khách: lượng khách chủ yếu từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 70% thị phần, còn lại là các tỉnh thành khác trong nước.

Các loại hình du lịch: du lịch tắm biển chiếm tỉ lệ cao, tập trung ở Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải; du lịch lễ hội, hành hương tập trung sau tết nguyên đán; du lịch thương mại, công vụ tương đối phổ biến và diễn ra quanh năm; du lịch chữa bệnh chiếm tỉ lệ nhỏ, tập trung ở suối khoáng nóng Bình Châu; du lịch hội nghị, hội thảo, hội chợ: tương đối phát triển.

Thời gian lưu trú trung bình: Số ngày khách lưu trú đạt mức thấp, trung bình khoảng 1,1 - 1,44 ngày. Mùa khách du lịch đến đông là trong khoảng tháng 11 đến tháng 4.

Bảng 3.15: Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch nội địa ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Đơn vị tính : ngày

2008

2009

2010

2011

2012

2013

1,57

1,41

1,57

1,34

1,29

1,46

Nguồn : Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Bảng 3.16: Số lượng khách và ngày khách lưu trú ở Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2009 - 2013


2009

2010

2011

2012

2013

Lượng khách lưu trú (người)

1.227.118

862.725

786.624

772.112

695.204

Ngày khách lưu trú (ngày)

1.708.362

1.677.472

1.615.218

1.646.521

1.557.866


Khả năng chi tiêu của khách

Nguồn : Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Trung bình một khách nội địa chi tiêu khoảng 130 - 140 ngàn đồng/ngày, trong đó 60% cho lưu trú và ăn uống, 40% cho vận chuyển, giải trí, mua hàng lưu niệm và các dịch vụ khác.

Đánh giá chung

Khách du lịch nội địa đến Bà Rịa – Vũng Tàu gia tăng tương đối đều, trung bình là 11,2%/ năm (giai đoạn 2008 – 2013). Mục đích chủ yếu là tham quan di tích văn hóa - lễ hội, tắm biển, chữa bệnh, nghỉ cuối tuần, công vụ… du lịch nội địa là một thị trường nhiều tiềm năng mà trong thời gian gần đây ngành du lịch Việt Nam cũng như Bà Rịa – Vũng Tàu chưa chú trọng đến, bỏ ngỏ cho việc đầu tư, tiếp thị của các hãng du lịch nước ngoài dẫn đến việc giảm sút lượng khách du lịch nội địa trong năm 2013, khách tập trung mua tour du lịch Thái Lan, Campuchia, Singapore, Indonesia… đây cũng là điều ảnh hưởng không nhỏ đến lượng khách nội địa đến Bà Rịa – Vũng Tàu trong năm 2012 và là một kinh nghiệm quý giá trong quá trình đổi mới chiến lược phát triển du lịch của tỉnh trong tương lai.

3.4.2.3. Doanh thu du lịch

Doanh thu từ du lịch bao gồm các khoản thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển du lịch, lệ phí tham quan, vui chơi giải trí, bán hàng lưu niệm…

Bảng 3.17: Doanh thu du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2005 – 2013


2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Tổng doanh thu (tỷ đồng)

441,21

560

710

813,8

893,3

880

987,1

872

1.152,05

Doanh thu dịch vụ du lịch (tỷ

274,1

340,6

412,8

429,2

429,8

477

547,8

626

716,93

đồng)

Tỷ lệ tăng giảm của tổng doanh


-


+ 25,9


+ 34


+ 14,8


+ 12,1


- 1,5


+ 12,2


- 11,6


+14,5

thu so với năm trước (%)










Nguồn : Sở Văn hóa thể thao và du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu

Doanh số kinh doanh dịch vụ du lịch chiếm 48 - 53% (giai đoạn 2005 - 2013), sau đó tăng lên 55 - 71,8% (giai đoạn 2010 - 2012) so với tổng doanh thu toàn ngành du lịch. Tốc độ tăng doanh thu toàn ngành du lịch từ 2005 - 2008 bình quân là 12,4%, riêng doanh thu DVDL tăng bình quân 8,5%/năm. Tỷ lệ này chưa đạt nhưng là mức tăng trưởng khá đều đặn trong bối cảnh ngành du lịch cả nước gặp khó khăn khi xảy ra khủng hoảng tài chính Đông Nam Á giai đoạn 2005 - 2008. Lượt khách du lịch tăng chậm hơn doanh thu do mức chi tiêu tăng. Một số doanh nghiệp mở rộng loại hình dịch vụ kết hợp nghỉ dưỡng biển như ca nô, dù kéo, tắm hồ bơi, ăn uống, doanh thu trong khách sạn tăng, dẫn đến mức chi tiêu của du khách tăng cao.

Bảng 3.18: So sánh doanh thu du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với vùng Đông Nam Bộ và toàn quốc giai đoạn 2008 – 2013

Đơn vị : tỷ đồng


2008

2009

2010

2011

2012

2013

Bà Rịa – Vũng Tàu

440,21

550

700

803,8

893,3

880

Vùng Đông Nam Bộ

3.568,4

3.954,4

4.514,5

4.546,1

5.196,7

6.443

Toàn quốc

9.000

9.460

8.700

14.000

15.600

17.400

Nguồn : Sở văn hóa thể thao và du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu

Doanh thu du lịch của tỉnh giai đoạn 2008 – 2013 thường chiếm tỷ lệ 13 - 17% doanh thu du lịch của vùng du lịch Đông Nam Bộ và chiếm 4,8 - 8% doanh thu du lịch cả nước. Điều đó chứng tỏ sức thu hút và hấp dẫn của du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bảng 3.19: Doanh thu du lịch của các khối kinh doanh trong tỉnh giai đoạn 2012 – 2013

Đơn vị tính : tỷ đồng

Chỉ tiêu

Kế hoạch Năm 2013

Thực hiện năm 2012

Ước thực hiện năm 2013

So sánh Kế hoạch

(%)

Cùng kỳ

TỔNG DOANH THU

971

872

1052,05

108,35

120,65

Dịch vụ du lịch

715

626

716,93

100,27

114,53

Thương mại

256

246

335,12

130,91

136,23

Doanh thu dịch vụ du lịch

1. Khối trung ương

159

132

164,619

103,53

124,71

2. Khối địa phương

76

60

85,043

111,9

141,74

Doanh nghiệp thuộc Sở

50

37

45

90

121,62

- Các khách sạn, chi nhánh

26

23

40,043

154,01

174,1

3. Khối DN lập theo Luật DN

226

207

222,338

98,38

107,41

4. Khối DN lập theo Luật ĐTNN

254

227

244,931

96,43

107,9

- Các liên doanh thuộc trung ương

215

199

208,026

96,76

104,54

- Các liên doanh thuộc tỉnh

39

28

36,905

94,63

131,8

Nguồn : Sở Văn hóa thể thao và du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu

Cơ cấu doanh thu: So với các tỉnh thành khác thì Bà Rịa – Vũng Tàu có thu nhập từ du lịch nội địa cao nhất. Cơ cấu doanh thu năm 2012 được phân bổ như sau: lưu trú chiếm40%;

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí