Lợi Nhuận Du Lịch Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Giai Đoạn 2006 – 2013

mua sắm hàng lưu niệm chiếm 5%; ăn uống chiếm 19%; vui chơi giải trí chiếm 10%; vận chuyển, lữ hành chiếm 17%; các dịch vụ khác chiếm 10%. Có sự chuyển đổi cơ cấu doanh thu do gần đây các dịch vụ vui chơi giải trí, bán hàng hóa đã phát triển nhanh, thu hút khách du lịch và người dân địa phương.

Lợi nhuận

Bảng 3.20: Lợi nhuận du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2006 – 2013

Đơn vị tính : tỷ đồng


2006 2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Tốc độ tăng








BQ 7 năm

Nộp ngân sách

45,9 42,23

45,7

46,5

58

54,54

51,82

51,57

1,7

Lợi nhuận

23,7 31,3

20,8

21

18

22,2

34,23

27,77

2,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu - 11

Nguồn : Sở Văn hóa thể thao và du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu

Lợi nhuận du lịch của tỉnh giai đoạn 2006 – 2008 giảm dần theo các năm với tốc độ 7%/năm, đến giai đoạn 2009 – 2013 tăng dần trở lại. Tính chung cả giai đoạn 2006 – 2013 tốc độ tăng bình quân 2,3%/năm, còn khá thấp so với mức đầu tư và tiềm năng du lịch.

Tỷ suất sinh lời của doanh thu hàng năm (PMt): là tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế (thu nhập doanh nghiệp) và tổng doanh thu hàng năm của ngành du lịch. Qua số liệu thống kê cho thấy hiệu quả tài chính không cao của các dự án đầu tư và kinh doanh du lịch. Các doanh nghiệp phải khấu hao tài sản cố định, sửa chữa, mua sắm thiết bị, lương, chi phí quảng cáo...


Bảng 3.21: Tỷ suất sinh lời của doanh thu hàng năm ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2005 – 2013


Đơn vị tính : %


2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

PMt

4,3

4,47

2,59

2,35

2,05

2,25

3,9

2,64

Nguồn : Sở Văn hóa thể thao và du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu


3.4.3. Thực trạng phát triển dịch vụ lữ hành

Các doanh nghiệp lữ hành đã chủ động xây dựng các tour tuyến với nhiều loại hình hấp dẫn. Một số đơn vị đã phát huy thế mạnh của mình như công ty Sài Gòn Bình Châu , OSC Việt Nam, công ty CP Casablanca với các tour du lịch đường biển (năm 2009, chi nhánh Saigontourist đã đón 27 chuyến tàu đến Bà Rịa – Vũng Tàu với 21.810 khách du lịch; chi nhánh công ty du lịch OSC đón 8 chuyến với 1.821 khách; công ty du lịch Sài Gòn – Bình Châu đón 2 chuyến với 2.000 khách) và khai thác tốt thị trường khách quốc tế. Nhưng hoạt động lữ hành tại Bà Rịa – Vũng Tàu cũng còn nhiều hạn chế do sự cạnh tranh không lành mạnh như giảm giá tour, giảm giá các dịch vụ để thu hút khách, nên không đảm bảo chất lượng dịch vụ. Thiếu cán bộ giỏi làm công tác thị trường, tham gia hội chợ quốc tế, tổ chức Famtour, chưa tạo được nhiều nguồn khách trực tiếp từ các thị trường trọng điểm có sức chi trả cao. Việc phối hợp, hợp tác giữa lữ hành và khách sạn vẫn còn hạn chế, chưa tạo được mối quan hệ gắn kết khai thác có

hiệu quả. Để tìm hiểu cụ thể các hoạt động cũng như các hành động, nhận thức và ý kiến của các doanh nghiệp lữ hành đối với sự phát triển du lịch bền vững, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát đối với 56 doanh nghiệp lữ hành đang hoạt động trên địa bàn Bà Rịa – Vũng Tàu


3.4.3.1. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành

a. Hoạt động kinh doanh

Hoạt động lữ hành của tỉnh rất quan trọng, đặc biệt là ở khu vực vùng nam trung bộ và nam bộ. Các đơn vị lữ hành hoạt động trên địa bàn tỉnh thường liên kết chặt chẽ với các đơn vị lữ hành của TP. Hồ Chí Minh trong việc đưa khách từ TP. Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu, các nơi khác và ngược lại. Ngoài ra còn liên hệ với các đơn vị lữ hành các khu vực lân cận như Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết, … để tổ chức các tour liên tỉnh và nước ngoài.

Các đơn vị liên doanh, tư nhân giữ vai trò chủ đạo trong thời gian gần đây điển hình như công ty du lịch OSC Travel. Các công ty quốc doanh thiếu tính cạnh tranh nên dễ bị mất thị phần, chuyển sang kinh doanh lữ hành nội địa. Tình trạng hạ giá để giành khách, kê khai khách giảm để trốn thuế khá phổ biến ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

c. Đối tượng khách du lịch ở Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh và Việt Nam

Khách quốc tế vào Việt Nam (inbound)

Khách quốc tế vào Việt Nam ngày càng tăng và có tỉ lệ đến TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu khá cao (từ 40 – 50% lượng khách cả nước). Lượng khách chính bằng đường hàng không qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất, ngoài ra còn khách đi tàu biển và đường bộ. Độ dài ngày tour bình quân của khách vào Việt Nam có tăng so với thời gian trước nhưng ở Bà Rịa – Vũng Tàu thì không tăng, khoảng 2 - 3 ngày.

Khách từ Việt Nam ra nước ngoài (outbound) :

Tình hình phát triển khách outbound ở Việt Nam đều tăng so với năm trước. Nhưng tại Bà Rịa – Vũng Tàu thì thị trường này không lớn, nhu cầu đi du lịch nước ngoài không cao. Các đơn vị lữ hành trên địa bàn tỉnh hợp tác với các đơn vị lữ hành của TP. Hồ Chí Minh để tổ chức các tour này. Hiện nay thị trường thu hút tour outbound là Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Hồng Kông và các nước Pháp, Đức, Úc, Mỹ.

Khách nội địa

Lượng khách nội địa ở Bà Rịa – Vũng Tàu ngày càng tăng, yêu cầu chất lượng và loại hình dịch vụ ngày càng cao. Đối tượng chính là khách đoàn (công ty, xí nghiệp, trường học) và khách lẻ (mua vé đi các tour định kỳ). Trong nhân dân cũng hình thành các nhóm bạn bè, gia đình, cơ quan, nhóm đi hành hương tự tổ chức tham quan. Lượng khách này cũng chiếm tỷ trọng rất lớn. Hình thức này thường có ở những tour ngắn ngày (3-4 ngày).

3.4.3.2. Đánh giá

Kết quả

- Đóng góp phần lớn vào sự thành công của ngành du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu, giới thiệu hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế, giao lưu với các nước trên thế giới.

- Đóng góp vào doanh thu du lịch toàn ngành du lịch của tỉnh trong suốt thời gian qua, mở rộng thị trường cho các khách sạn, khu du lịch trên địa bàn tỉnh.

Yếu kém – tồn tại

- Cạnh tranh gay gắt về giá cả ở nhiều thị trường, giá tour dưới giá thành, giảm chất lượng dịch vụ, kê khai khách ít hơn thực tế để trốn thuế. Một số đơn vị phải ngừng hoạt động vì không đủ thu bù chi phí.

- Sản phẩm chưa đổi mới, các dịch vụ chưa hoàn hảo. Trong những thời điểm khó khăn ngành du lịch không có chương trình siêu khuyến mãi, quảng cáo kích thích dòng khách chuyển động, giá tour trong nước luôn cao hơn giá tour đi Thái Lan, Singapore, Indonesia do giá vận chuyển, khách sạn quá cao, sản phẩm không phong phú nên không thu hút khách.


3.4.4. Thực trạng phát triển dịch vụ du lịch

3.4.4.1. Dịch vụ lưu trú

a. Tình hình hoạt động của các khách sạn/resorts

Tình hình hoạt động của các khách sạn/resorts cũng được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu như: các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp; loại khách mà doanh nghiệp phục vụ; thời điểm lượng du khách tăng cao và khả năng đáp ứng phòng.

b. Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp

Được thu thập thông qua: Đánh giá của doanh nghiệp về một số yếu tố liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Đánh giá của doanh nghiệp về sự quan trọng của việc hợp tác với các tổ chức khác để hoạt động; Đánh giá của doanh nghiệp về các mục tiêu liên quan đến phát triển bền vững ngành du lịch thành phố; Đánh giá của doanh nghiệp về một số trở ngại ảnh hưởng đến phát triển bền vững ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu.

3.4.4.2. Dịch vụ vận chuyển

Dịch vụ vận chuyển du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu khá thuận tiện, phong phú và đa dạng, với nhiều loại hình khác nhau:

Đường bộ: phương tiện vận chuyển đường bộ nội thành rất phong phú, bao gồm: xích lô, taxi, xe buýt... du khách có thể thoải mái tự do lựa chọn phương tiện phù hợp khi tham quan Bà Rịa – Vũng Tàu và các danh lam thắng cảnh.

Đường hàng không: Sân bay trực thăng Vũng Tàu: có quy mô nhỏ, diện tích 125 ha, đường băng 90 x 1800m, chủ yếu phục vụ chuyên gia giàn khoan dầu khí và một số ít hành khách, vận chuyển hàng hóa trong nội địa. Cơ sở hạ tầng còn đơn giản, lạc hậu, chỉ tiếp nhận được các máy bay loại nhỏ. Hiện nay có tuyến bay: Vũng Tàu – Côn Đảo, Vũng Tàu – TP. Hồ Chí Minh. Sân bay Cỏ Ống: cách trung tâm Côn Đảo khoảng 12 km về phía Bắc. Đường băng dài 1.200m, là sân bay cấp IV phục vụ cho các loại máy bay nhỏ, máy bay trực thăng. Hiện nay sân bay đang được nâng cấp cải tạo, có các tuyến bay Vũng Tàu – Côn Đảo, TP. Hồ Chí Minh

– Côn Đảo.

Đường thủy: vận tải bằng đường thủy tại Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển cả nội địa lẫn quốc tế. Đường sắt: Bà Rịa – Vũng Tàu không có tuyến đường sắt nối vào hệ thống đường sắt quốc gia, nên đã hạn chế nhiều việc phát triển kinh tế – xã hội cũng như ngành du lịch.

3.4.4.3. Dịch vụ ăn uống, mua sắm, vui chơi, giải trí

a. Dịch vụ ăn uống

Hệ thống các nhà hàng tại Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển khá nhanh, đa dạng và phong phú. Với các nhà hàng có quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn đã đáp ứng được nhu cầu ẩm thực của nhiều đối tượng du khách khi đến Bà Rịa – Vũng Tàu . Đáng chú ý là nhà hàng đặc sản Gành hào, các nhà hàng hải sản ven biển Lan Rừng … ngoài ra, những nhà hàng lớn, có thương hiệu trong ngành kinh doanh ẩm thực của Bà Rịa – Vũng Tàu như: Imperial, Sao biển và Con sò vàng… luôn chu đáo trong việc tân trang không gian, phong cách phục vụ, thực đơn phục vụ thực khách và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.

b. Dịch vụ mua sắm

Dịch vụ mua sắm tại Bà Rịa – Vũng Tàu khá phát triển, khu trung tâm Bà Rịa – Vũng Tàu có rất nhiều dãy phố mua sắm và chợ, tạo thuận lợi cho du khách trong việc mua sắm được những món đồ yêu thích. Các phố mua sắm hình thành tại các tuyến đường như: Ba Cu, Hạ Long, Thùy Vân, Nguyễn Thái Học… ngoài ra du khách còn có thể tham quan mua sắm tập trung tại các siêu thị, các chợ trung tâm như siêu thị Metro, siêu thị thị Coop mart, chợ đêm… mang đến cho du khách nhiều lựa chọn hơn trong mua sắm tại Bà Rịa – Vũng Tàu . Tuy nhiên, mặt hàng sản phẩm lưu niệm của Bà Rịa – Vũng Tàu còn khá nghèo nàn.

c. Dịch vụ vui chơi, giải trí

Ở Bà Rịa – Vũng Tàu, các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí cũng bước đầu hình thành tập trung theo một số tuyến phố nhất định ở các khu trung tâm của thành phố Vũng Tàu, hoặc tự phát hình thành những khu vực riêng, chuyên cung ứng một vài loại hình dịch vụ đặc trưng. Chẳng hạn: đường Võ Thị Sáu, Ba Cu, Lê Hồng Phong là nơi có nhiều quán karaoke; khu vực bãi sau là nơi có nhiều quán karaoke, nhà hàng và quán bar; đường Thùy Vân, Trần Phú, Hạ Long, Long Hải là nơi có nhiều nhà hàng, quán bar, tiệm café... Phần lớn các dịch vụ trên chỉ dừng lại ở việc phục vụ nhu cầu của người dân địa phương, cũng như một số khách du lịch nội địa. Ngoài ra, cũng có những dịch vụ giải trí mới được đưa vào khai thác phục vụ khách như lướt ván, đua mô tô, dù bay, dịch vụ vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay Bà Rịa – Vũng Tàu chưa có các khu vui chơi giải trí tập trung đủ sức thu hút du khách, đặc biệt là các loại hình giải trí cao cấp. Các loại hình giải trí đạt tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng dịch vụ ở Bà Rịa – Vũng Tàu chưa nhiều.

3.4.4.4. Các dịch vụ khác (ngân hàng, viễn thông, y tế...)

a. Dịch vụ ngân hàng

Mặc dù, số lượng ngân hàng và mạng lưới chi nhánh phát triển mạnh, nhưng dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn chưa phong phú, sản phẩm chưa đa dạng, các chi nhánh ngân hàng chủ yếu tập trung khai thác các sản phẩm của hai dịch vụ căn bản và truyền thống: dịch vụ cho vay và dịch vụ nhận tiền gửi.

b. Dịch vụ viễn thông

Hiện nay mạng viễn thông ở Việt Nam nói chung và Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng không chỉ dừng lại ở cung cấp dịch vụ truyền thống mà còn cung cấp nhiều dịch vụ mới, dịch vụ gia tăng giá trị, nhất là các dịch vụ sử dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mọi đối tượng khách hàng với chất lượng và phương thức phục vụ hoàn thiện hơn.

c. Dịch vụ y tế

Trong những năm qua, hệ thống y tế ngoài công lập tại Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp tục phát triển mạnh, nhiều cơ sở y tế tư nhân được thành lập dưới nhiều hình thức khác nhau như trung tâm bác sĩ gia đình, bệnh viện tư nhân, các cơ sở hành nghề y dược… nhằm giảm tình trạng quá tải ở hệ thống y tế công lập.

3.4.5. Nguồn nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực trực tiếp kinh doanh du lịch của Bà Rịa – Vũng Tàu thời gian qua có sự phát triển nhanh về số lượng. Tính đến năm 2012, toàn ngành hiện có trên 7 nghìn lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Lực lượng lao động của ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu tuy đông nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chất lượng lao động nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong xu thế hội nhập và phát triển. Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch của Bà Rịa – Vũng Tàu trong những năm qua đã và đang được quan tâm.Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, bất cập trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch như: chất lượng đào tạo của các cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp; đa số người học vẫn thích học đại học các ngành quản trị kinh doanh du lịch hoặc các nghề lễ tân, hướng dẫn trong khi đó nhân lực các nghề chế biến món ăn, phục vụ buồng, bàn thì chưa được người học ưa chuộng dù nhu cầu của thị trường cũng khá lớn.

a. Số lượng

Bà Rịa – Vũng Tàu có lượng lao động du lịch lớn nhất trong cả nước. Lao động ngành du lịch chiếm tỷ trọng nhỏ (1,2 – 1,3%) trong tổng số lao động ở Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung và khu vực dịch vụ nói riêng, nhưng đóng góp phần lớn tổng GDP của tỉnh và GDP khu vực dịch vụ. Điều này chứng tỏ rằng hiệu quả kinh tế của ngành du lịch tương đối cao.

Bảng 3.22: So sánh lực lượng lao động trong ngành du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2009 - 2013


2009 2010 2011 2012 2013


Lao động

Tỉ lệ so

Lao động

Tỉ lệ so

Lao động

Tỉ lệ so với

Lao động

Tỉ lệ so với

Lao động

Tỉ lệ so

trong

với năm

trong

với năm

trong

năm trước

trong

năm trước

trong

với năm

ngành

du lịch

trước (%)

ngành

du lịch

trước (%)

ngành

du lịch

(%)

ngành

du lịch

(%)

ngành

du lịch

trước (%)

3.633

-

4.983

+ 4,51

5.260

+ 2,06

5.800

+ 9,1

7.330

+ 11,04

Nguồn : Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Theo thống kê thì cứ một phòng khách sạn sử dụng 1,57 lao động đối với khối liên doanh,1,08 lao động đối với khối quốc doanh và 0,46 lao động đối với khối tư nhân.

b. Chất lượng

Nhìn chung chất lượng lao động của ngành đã được nâng cao, tuy nhiên số lao động có trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm 14 - 15 %.

Bảng 3.23: So sánh chất lượng lao động trong ngành du lịch giai đoạn 2006 – 2013

Đơn vị tính : Người

Trình độ 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013



ĐH và trên ĐH

415

436

527

589

615

620

740

850

Cao đẳng và trung cấp

98

175

176

210

558

750

960

1.050

CN kỹ thuật

1.720

1.500

1.440

1.555

1.960

1.550

1.880

2.540

Lao động khác

1.400

1.700

1.840

1.820

1.127

1.480

1.260

890

Tổng cộng

3.633

3.811

3.983

4.174

4.260

5.400

6.800

7.330

Nguồn : Sở Văn hóa thể thao và Du Lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu


Tỷ lệ lao động năm 2013 như sau: trình độ đại học và trên đại học chiếm 16%; cao đẳng và trung cấp chiếm 19,7%; CN kỹ thuật chiếm 47,6% và lao động khác chiếm 16,7%.

Cần nâng cao trình độ chuyên môn của lực lượng quản lý của khách sạn tư nhân. Hầu hết lao động gián tiếp trong khách sạn chưa được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về du lịch. Nhiều lao động trực tiếp chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. 50% bộ phận quản lý, giám sát và điều hành trong lĩnh vực lữ hành chưa qua đào tạo về du lịch. Ngoài hướng dẫn viên du lịch, các nghề khác chưa được trang bị kiến thức về du lịch, tỷ lệ lao động không biết ngoại ngữ khá cao. Công tác đào tạo bồi dưỡng lao động chưa được quan tâm đúng mức.

c. Đánh giá

Thuận lợi: thái độ thân thiện của du khách, khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng và công nghệ vào du lịch khá nhanh nhạy. Lực lượng lao động đông với mặt bằng lương thấp.

Khó khăn: chương trình và chất lượng đào tạo chưa bắt kịp với thực tế phát triển ngành. Số lượng lao động đào tạo chuyên ngành tham gia vào lĩnh vực du lịch còn thấp. Sự chuyển dịch lao động từ ngành du lịch sang ngành khác ngày càng nhiều, chưa thu hút các nhân viên có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao.

3.4.6. Quản lý nhà nước về du lịch

Trước thời điểm năm 1993, công tác quản lý nhà nước về du lịch được ghép chung với công tác quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ. Để đáp ứng yêu cầu thực tế quản lý nhà nước các hoạt động du lịch ngày càng trở nên đa dạng, từ năm 1993 UBND tỉnh ban hành quyết định thành lập sở du lịch trên cơ sở tách ra từ sở thương mại - du lịch. Kể từ năm 1993 đến năm 2008, sở du lịch là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh, tham mưu cho UBND tỉnh về công tác quản lý nhà nước về du lịch, đưa các hoạt động đầu tư, kinh doanh du lịch đi vào nề nếp, hoạt động độc lập, ổn định trên các lĩnh vực: quản lý nghiệp vụ du lịch, thanh tra, kiểm tra, đảm bảo môi trường du lịch an toàn, quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch, quản lý công tác quy hoạch du lịch và xúc tiến du lịch. Theo sự phát triển đa dạng các hoạt động du lịch, công tác quản lý nhà nước ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện cho các hoạt động du lịch tăng trưởng ổn định và đúng pháp luật. Tháng 5 năm 2008, sở du lịch được sáp nhập với sở văn hóa - thông tin, sở thể dục thể thao và bộ phận gia đình của UB dân số kế hoạch hóa gia đình thành sở văn hóa, thể thao và du lịch. Sau 3 năm sáp nhập, bộ máy tổ chức của sở hiện nay đã được kiện toàn với 10 phòng chuyên môn và 9 đơn vị sự nghiệp, có chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: văn hóa, thể thao, du lịch. Trong lĩnh vực du lịch, công tác quản lý nhà nước vẫn giữ nguyên nhiệm vụ trước đây, đối với các huyện, thị xã, thành phố, sở hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ cho các phòng văn hóa-thông tin

cấp huyện và 05 ban quản lý các khu du lịch trực thuộc UBND huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Côn Đảo và TP. Vũng Tàu. Từ khi thành lập sở, công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường theo hướng đảm bảo môi trường kinh doanh du lịch thuận lợi và đúng pháp luật. Các thủ tục hành chính về kinh doanh và đầu tư du lịch đã được rà soát theo hướng đơn giản, công khai, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

Trong công tác tham mưu ban hành và triển khai các văn bản qui phạm pháp luật, Sở Du lịch trước đây và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện nay đã chủ trì, phối hợp các ngành liên quan và các địa phương tham mưu xây dựng và triển khai một số văn bản quan trọng, tác động tạo sự chuyển biến lớn đến các hoạt động du lịch của Tỉnh, điển hình là:

- Quy chế về quản lý và tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch tại các bãi tắm (được UBND Tỉnh ban hành theo Quyết định số 1727/2004/QĐ-UB ngày 15/4/2004);

- Quy định về quản lý hoạt động kinh doanh ca nô, du thuyền, mô tô trượt nước phục vụ khách du lịch tại các bãi biển (được UBND Tỉnh ban hành theo Quyết định số 8475/2002/QĐ-UB ngày 21/10/2002);

- Chỉ thị số 27/2000/CT-UB ngày 19/4/2000 của UBND Tỉnh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/2000/CT-TTg ngày 30/3/20000 của Thủ tướng Chính phủ về giữ gìn trật tự trị an, vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch;

- Chỉ thị số 21/2006/CT-UBND ngày 12/7/2006 của UBND Tỉnh về việc chấn chỉnh kinh doanh lưu trú du lịch tại các phòng trọ, nhà nghỉ trên địa bàn Tỉnh;

- Quyết định số 4745/QĐ-UBND ngày 09/12/2005 của UBND Tỉnh về phê duyệt đề án tổ chức và hoạt động du lịch sinh thái tại Khu BTTN Bình Châu Phước Bửu (giai đoạn 2003- 2010);

- Chỉ thị số 01/2011/CT-UBND ngày 11/01/2011 của UBND Tỉnh về tăng cường công tác thống kê du lịch.

Sở văn hóa, thể thao và du lịch đã kịp thời triển khai luật du lịch năm 2005 và các nghị định của chính phủ, thông tư của bộ văn hóa, thể thao và du lịch qui định chi tiết thi hành luật du lịch, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp du lịch thực hiện, nhằm đưa các hoạt động kinh doanh du lịch đi vào nề nếp và đúng luật định.

3.4.7. Hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch

Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch là một trong những yếu tố then chốt để nâng cao uy tín, hình ảnh du lịch của tỉnh. Trong những năm qua, sở văn hóa, thể thao và du lịch đã huy động được nhiều nguồn lực, sử dụng nhiều phương thức, triển khai nhiều hoạt động xúc tiến, tuyên truyền và quảng bá hình ảnh du lịch chung của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và hình ảnh của các điểm đến trên địa bàn tỉnh.

Sở văn hóa, thể thao và du lịch thiết lập và đưa vào hoạt động website du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu cung cấp các thông tin hữu ích, được cập nhật thường xuyên cho khách du lịch, doanh nghiệp và nhà đầu tư, được hàng ngàn lượt khách truy cập mỗi tháng.

Hàng năm sở phối hợp với các báo, tạp chí lớn, các phương tiện truyền thông quảng bá thường xuyên hình ảnh du lịch của tỉnh, tác động tích cực đến thị trường khách du lịch trong

và ngoài nước như: báo du lịch Việt Nam, tạp chí du lịch giải trí, tạp chí hàng không, báo giấy và báo điện tử thanh niên, tuổi trẻ, Sài Gòn giải phóng, đài truyền hình HTV, VTV.

Sở văn hóa, thể thao và du lịch phát hành thường xuyên các ấn phẩm tuyên truyền quảng bá du lịch có chất lượng, được thể hiện bằng nhiều ngôn ngữ nhằm tiếp cận được với nhiều thị trường khách du lịch như: sách cẩm nang du lịch bằng tiếng Anh, Pháp, Nga, Hàn, Nhật, Hoa, Bản đồ du lịch song ngữ Việt - Anh, đĩa DVD tư liệu “du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu - hội nhập và phát triển” bằng tiếng Việt và phụ đề tiếng Anh; đĩa DVD quảng bá sản phẩm du lịch với tựa đề: “Bà Rịa - Vũng Tàu biển xanh chào đón”. Các ấn phẩm vừa dùng để làm tặng phẩm cho các đoàn khách quốc tế của tỉnh, các sự kiện tỉnh tổ chức, vừa phát hành rộng rãi trên địa bàn cả nước thông qua các công ty lữ hành, các sở, ngành liên quan trong tỉnh và tỉnh bạn, vừa thông qua kênh phát hành tại các khách sạn, khu du lịch phát đến tận tay du khách.

Nhìn chung, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đã đi sâu vào trọng tâm, trọng điểm, gắn kết được với các thị trường du lịch, doanh nghiệp và các điểm tham quan du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu . Tuy nhiên, công tác xúc tiến, quảng bá vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, chưa có hoạt động xúc tiến du lịch tạo ra sự hấp dẫn thường xuyên. Nội dung triển khai chưa nhiều, còn bị động, tính chuyên nghiệp chưa cao, thiếu sự hợp tác, chia sẻ và h trợ từ các doanh nghiệp du lịch.

3.4.8. Phát triển du lịch trong quan hệ với cộng đồng địa phương

Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến đời sống của người dân Bà Rịa – Vũng Tàu có thể nhận thấy qua sự cải thiện về cơ sở hạ tầng, việc làm, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp và các hộ gia đình địa phương, góp phần khôi phục một số ngành nghề thủ công truyền thống. Bên cạnh các tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế trên địa bàn Bà Rịa – Vũng Tàu , thì sự phát triển mạnh của các hoạt động du lịch cũng tác động tiêu cực ở một số mặt. Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đối với các cộng đồng dân cư sinh sống gần các điểm du lịch (gồm 550 phiếu khảo sát dành cho những người dân sinh sống gần các khu du lịch của Bà Rịa – Vũng Tàu) cho thấy rằng, sự phát triển du lịch thời gian qua đã tác động tiêu cực làm giá cả một số mặt hàng tăng, cũng như dân cư phải dành đất sản xuất cho việc phát triển du lịch. Để phát triển du lịch theo hướng bền vững thì tất cả những tác động này cần được thường xuyên đánh giá cũng như đề ra các giải pháp nhằm kiềm chế và kiểm soát một cách hợp lý các tác động tiêu cực này.

3.5. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu

3.5.1. Đánh giá hoạt động của du lịch tại Bà Rịa – Vũng Tàu dựa vào tính bền vững của

điểm du lịch

Bằng phương pháp đánh giá PRA (Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng), tính bền vững của các hoạt động du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu được đánh giá dựa vào 4 bộ chỉ tiêu về đáp ứng nhu cầu của du khách, bộ chỉ tiêu để đánh giá tác động của du lịch lên phân hệ sinh thái tự nhiên, bộ chỉ tiêu đánh giá tác động lên phân hệ kinh tế và bộ chỉ tiêu đánh giá tác động của du lịch lên phân hệ xã hội-nhân văn. Trong mỗi bộ chỉ tiêu, các chỉ tiêu cụ thể (như đã nêu trong hệ thống chỉ tiêu môi trường dùng để đánh giá nhanh tính bền vững của khu du lịch ở Chương 1) sẽ được đánh giá một cách chi tiết.

3.5.1.1. Về đáp ứng nhu cầu của du khách

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí