Mô Hình Phát Tri Ển Ngu Ồn Nhân Lực Theo Leonard Nadle (M Ĩ, 1980)


mãi. Phát triển là quá trình nội tại, là bước chuyển hóa từ thấp đến cao , trong cái thấp đã chứa đựng dưới dạng tiềm năng những khuynh hướng dẫn đến cái cao, còn cái cao là cái thấp đã phát triển. Phát triển là quá trình tạo ra sự hoàn thiện của cả tự nhiên và xã hội.

1.2.4.2. Phát triển nguồn nhân lực

Từ điển Giáo dục học định nghĩa về phát triển nguồn nhân lực là quá trình cung cấp những nguồn nhân lực cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của một ngành sản xuất, kinh doanh, một tổ chức, một dân tộc, một đất nước . Định nghĩa này chưa thâu tóm đầy đủ nội hàm của phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển nguồn nhân lực là sự tạo ra tiềm năng của con người thông qua đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và đào tạo lại, chăm sóc s ức khỏe về thể lực và tinh thần, khai thác tối đa tiềm năng đó trong các hoạt động lao động thông qua việc tuyển dụng, sử dụng, tạo điều kiện về môi trường làm việc (phương tiện lao động có hiệu quả và các chính sách hợp lí,…), môi trường văn hóa, xã hội k ích thích động cơ, thái độ làm việc của con người, để họ mang hết sức mình hoàn thành nhiệm vụ được giao [66, tr.18].

Phát triển nguồn nhân lực

Giáo dục-Đào tạo

nguồn nhân lực


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

Sử dụng nguồn nhân lực

Tạo môi trường thuận lợi cho nguồn nhân lực phát triển

Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay - 6


- Đào tạo

- Bồi dưỡng

- Tự bồi dưỡng

- Tuyển chọn

- Bố trí, sử dụng

- Đánh giá

- Đề bạt, thuyên chuyển

- Môi trường làm việc

- Môi trường pháp lí

- Các chính sách đãi ngộ

Hình 1.2: Mô hình phát triển nguồn nhân lực theo Leonard Nadle (Mĩ, 1980)


Trong lĩnh vực giáo dục, phát triển nguồn nhân lực chính là sự phát triển đội ngũ nhân lực sư phạm ( ĐNGV) để bảo đảm đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ và chất lượng, đồng bộ về cơ cấu… đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác giáo dục. Phát triển ĐNGV chính là làm cho ĐNGV đạt đến sự chuẩn hóa, hiện đại hóa; thực hiện các chế độ, chính sách tốt nhất đối với GV; tạo môi trường làm việc thuận lợi, đảm bảo tính hợp lí, tính xã hội hóa và tính đồng thuận trong nhà trường; tổ chức hoạt động giảng dạy, giáo dục một cách hợp lí, đồng bộ với các yếu tố về số lượng, cơ cấu đội ngũ; tăng cường dân chủ hóa trong các hoạt động để giúp GV tự phát triển bản thân.

1.3. Những yêu cầu đối với giáo viên trung học phổ thông

1.3.1. Vị trí, vai trò, chức năng của giáo viên trung học phổ thông

Giáo viên THPT có vị trí, vai trò, chức năng quan trọng trong nhà trường, là người trực tiếp tổ chức các hoạt động giáo dục, là người quản lí lớp học, chịu trách nhiệm về chất lượng môn học do mình phụ trách, phản ánh tình hình học tập, rèn luyện của học sinh với GV chủ nhiệm, lãnh đạo nhà trường, Đoàn Thanh niên và cha mẹ học sinh. Trong hoạt động giảng dạy của mình, GV là người thiết kế bài giảng, thực hiện các phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất để học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong lĩnh hội kiến thức. Trong vai trò tư vấn, GV phải nỗ lực để xác định một tầm nhìn và tạo cho học sinh biết làm việc nhóm, đưa ra những lời khuyên kịp thời, có tính xây dựng để học sinh hành động hướng tới đạt được tầm nhìn đó. Là nhà quản lí quá trình học tập, đánh giá giáo dục, GV phải biết thiết kế bài kiểm tra phù hợp với yêu cầu, mục đích và kết quả học tập của học sinh bên cạnh yêu cầu đánh giá học sinh và đồng nghiệp một cách công bằng, chính xác.

Trong tất cả các quan hệ ở nhà trường, quan hệ thầy - trò là quan hệ cơ

bản nhất, chi phối các quan hệ khác. GV chính là trung tâm của sự kết nối,


hợp tác, chia sẻ của học sinh. Đặc biệt, đối với GV chủ nhiệm, vị trí, vai trò, chức năng này càng quan trọng hơn.

1.3.2. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục với vấn đề phát triển đội

ngũ giáo viên trung học phổ thông

1.3.2.1. Những yêu cầu về phát triển đội ngũ giáo viên

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” đã xác đ ịnh phát triển GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Quan điểm chỉ đạo là đổi mới giáo dục phải căn bản và toàn diện; chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội; chuyển phát triển GD&ĐT từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu về số lượng; chuẩn hóa và hiện đại hóa GD&ĐT; chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng XHCN; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

Mục tiêu của đổi mới giáo dục là tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lí tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lí, gắn với xây


dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống GD&ĐT; giữ vững định hướng XHCN và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Để đạt được các mục tiêu nêu trên đò i hỏi phải thực hiện đồng bộ 9

nhiệm vụ và giải pháp, trong đó phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục được xem là giải pháp then chốt ; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD&ĐT theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học (mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy và học) và đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả GD&ĐT, bảo đảm trung thực, khách quan.

Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Bảo đảm cho học sinh có trình độ THCS (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau THCS; THPT phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục THPT và tương đương.

Đổi mới giáo dục phổ thông theo các nội dung sau: Mục tiêu giáo dục; nội dung chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015 theo hướng dạy học phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, dạy học tích hợp, phân hóa, tự chọn; kiểm tra, đánh giá; công tác quản lí giáo dục; đổi mới mục tiêu, nội dung,


phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của GV; đổi mới chính sách, cơ chế tài chính. Đổi mới giáo dục phổ thông là cơ hội tạo điều kiện để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, các địa phương quan tâm đầu tư và có những chính sách phát triển mọi mặt đối với ĐNGV các cấp. ĐNGV, CBQL giáo dục ý thức được trách nhiệm trước sự đổi mới để có kế hoạch thực hiện việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Để thực hiện tốt đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT nói chung, đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng, vai trò của ĐNGV THPT là rất quan trọng. Do đó, đòi hỏi phải nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng GD&ĐT của ĐNGV và cán bộ QLGD; tích cực phát triển đội ngũ về năng lực (kiến thức, kĩ năng, thái độ) và phẩm chất. Việc đổi mới công tác quản lí có ý nghĩa quan trọng, trong đó tăng cường phân cấp, trách nhiệm của các cấp quản lí và cơ sở giáo dục để việc phát triển ĐNGV nói chung và ĐNGV THPT nói riêng đạt hiệu quả.

Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông với mục tiêu thay đổi phương pháp dạy học, từ truyền đạt kiến thức sang tổ chức hướng dẫn, định hướng phát triển năng lực của học sinh, đã đ ặt ra những thách thức lớn đối với ĐNGV, những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ dạy học. Tuy nhiên, không ít GV hiện nay có tâm lí ngại đổi mới, việc thực hiện thay đổi phương pháp giảng dạy đối với họ là tương đối khó, thậm chí có nhiều yếu tố chuyên môn khiến họ có thể phản đối lại sự điều chỉnh về sách giáo khoa, tài liệu dạy học. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay, cần phải nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực của ĐNGV. Đây là thách thức lớn mà các địa phương, các cấp quản lí cần phải có những kế hoạch cụ thể, cần vượt qua trong quá trình thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.


Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đặt ra những yêu cầu chung về

phát triển ĐNGV THPT, cụ thể là:

Thứ nhất, chuẩn hóa ĐNGV thông qua chuẩn nghề nghiệp GV và những yêu cầu mới đặt ra trong công cuộc đổi mới giáo dục. Chuẩn hóa ĐNGV phải được thực hiện thông qua cải cách hệ thống sư phạm để đảm bảo chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại GV, xem đây là điều kiện tiên quyết để có được ĐNGV thực sự là nhân tố đảm bảo sự thành công của quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.

Thứ hai, thực hiện kế hoạch hóa quá trình phát triển ĐNGV nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu về nhân lực giáo dục ; tạo lập và duy trì sự đồng bộ về cơ cấu giữa giáo dục các môn học, các lĩnh vực giáo dục ở trường trung học.

Thứ ba, sửa đổi chính sách về tiền lương, phụ cấp và các chế độ ưu đãi khác để tạo động lực làm việc cho GV; sửa đổi phương thức tuyển dụng GV để đảm bảo ĐNGV có chất lượng.

1.3.2.2. Những yêu cầu về hoạt động nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông trong sự nghiệp đổi mới giáo dục

Hoạt động của GV rất đa dạng, phong phú và phức tạp, nhưng nhìn chung có những nội dung được thể hiện ở hình 1.3 [74 ].


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

Hoạt động

giảng dạy

Hoạt động giáo dục học sinh

Hoạt động nghiên cứu khoa học

Hoạt động học tập bồi dưỡng, tự bồi dưỡng

Hoạt động

xã hội


Hình 1.3: Mô hình hoạt động của người GV

Trước định hướng đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, đòi hỏi mỗi GV phổ thông nói chung, GV THPT nói riêng phải nỗ lực phấn đấu, tích cực đổi mới cả về nhận thức và hành động. Thể hiện ở những mặt cụ thể sau:

- Không ngừng tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, lí luận chính trị, đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp. Việc tự học phải thường xuyên, là cách tốt nhất, hiệu quả nhất để nâng cao trình độ. Tăng cường bồi dưỡng kiến thức để làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp và tư vấn học đường cho học sinh;

- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục; rèn luyện kĩ năng sống, nghiệp vụ sư phạm. Mỗi GV phải là một công trình sư trong thiết kế, chỉ đạo các hoạt động giáo dục; năng động, sáng tạo, có ý thức và tinh thần trách nhiệm. Hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh có tính tích hợp và phân hóa cao;

- Có năng lực đánh giá trong giáo dục; sử dụng hợp lí kết quả đánh giá định tính và định lượng vào quá trình dạy học, giáo dục học sinh;

- Tích cực nghiên cứu khoa học, tìm tòi những điều hay, lẽ phải truyền đạt cho học sinh; tích cực tham gia xây dựng nhà trường an toàn, chủ động, sáng tạo, hợp tác; thương yêu, giúp đỡ học sinh; giáo dục cho học sinh có ý


thức về thái độ, động cơ học tập;

- Tích cực nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học để có thể ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong giảng dạy, khai thác, nghiên cứu tài liệu, hội nhập quốc tế…

- Thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng xã hội học tập.

Giáo viên là người truyền thụ kiến thức cho học sinh thông qua các tiết học chính khóa, ngoại khóa và các hoạt động khác. Do vậy, GV phải có trình độ chuyên môn, có nghệ thuật sư phạm, biết hướng dẫn, tổ chức các hoạt động, là trung tâm của tập thể học sinh, có khả năng tập hợp, lôi cuốn, kết nối, giúp đỡ học sinh. Khi đó, GV trở thành người lãnh đạo, dẫn dắt học sinh tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức, sáng tạo trong nghiên cứu, độc lập trong suy nghĩ, biết cách tránh những cái tiêu cực, tìm đến những điều tốt đ ẹp. Vai trò lãnh đạo của GV sẽ được phát huy khi bản thân GV phải thật sự bản lĩnh, có uy tín đối với đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh. Vai trò của Gv trong quá trình dẫn dắt học sinh đi từ những cái nhỏ nhất, dễ nhất, đơn giản nhất… để đạt đến những cái lớn hơn, khó hơn, phức tạp hơn… là rất quan trọng. Trong quá trình lãnh đạo và dẫn dắt học sinh, tình cảm thầy trò sẽ gần gũi, gắn bó, thân thiện hơn. Kết quả đạt được là hiệu quả của quá trình dạy học, giáo dục, tạo lập được môi trường học tập tốt, cùng hướng đến mục tiêu tối thượng là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Theo tổng kết của UNESCO, trong nền giáo dục hiện đại, yêu cầu đối

với GV thay đổi theo hướng:

- Đảm nhận nhiều chức năng khác hơn so với trước, có trách nhiệm

nặng hơn trong việc lựa chọn nội dung dạy học và giáo dục;

- Chuyển mạnh từ chỗ truyền thụ kiến thức sang tổ chức việc học của

học sinh, sử dụng đến mức tối đa những nguồn tri thức trong xã hội;

Xem tất cả 242 trang.

Ngày đăng: 23/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí