Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay - 2

3.3.4. Giải pháp 4: Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại giáo viên147

3.3.5. Giải pháp 5: Xây dựng, phát huy ảnh hưởng đội ngũ tổ trưởng

chuyên môn và giáo viên cốt cán trong phát triển nghề nghiệp giáo viên 162

3.3.6. Giải pháp 6: Tăng cường đánh giá giáo viên và thanh tra, kiểm

tra chuyên môn ở các trường THPT170

3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp 177

3.5. Mối quan hệ giữa các giải pháp 177

3.6. Thử nghiệm 178

3.6.1. Thăm dò tính cấp thiết và tính khả thi của giải pháp đề xuất 178

3.6.2. Thử nghiệm 180

Kết luận chương 3 184

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 185

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN 189

TÀI LIỆU THAM KHẢO 190

PHỤ LỤC 199


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT


CBQL : Cán bộ quản lí

CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐHSP : Đại học sư phạm

ĐNGV : Đội ngũ giáo viên

GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo

GV : Giáo viên

QLGD : Quản lí giáo dục

THCS : Trung học cơ sở

THPT : Trung học phổ thông

UBND : Ủy ban nhân dân

XHCN : Xã hội chủ nghĩa


STT

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Thống kê số lượng trường lớp, đội ngũ CBQL, GV THPT

76

Bảng 2.2

Kết quả thanh tra hoạt động sư phạm ĐNGV THPT

87

Bảng 2.3

Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh THPT

88

Bảng 2.4

Kết quả xếp loại học lực học sinh THPT

88

Bảng 2.5

Số lượng GV THPT tuyển mới qua các năm học

95

Bảng 2.6

Kết quả khảo sát hình thức quản lí GV THPT

97

Bảng 2.7

Kết quả khảo sát hình thức tổ chức bồi dưỡng chuyên môn

cho ĐNGV THPT

102

Bảng 2.8

Kết quả khảo sát mức độ tổ chức bồi dưỡng ĐNGV THPT

106

Bảng 2.9

Kết quả khảo sát mức độ tham gia bồi dưỡng của ĐNGV

THPT

107

Bảng 2.10

Kết quả khảo sát chất lượng của bồi dưỡng ĐNGV THPT

107

Bảng 2.11

Các loại chứng chỉ GV và tiêu chuẩn cấp chứng chỉ GV

120

Bảng 3.1

Kết quả lấy ý kiến về mức độ cần thiết, khả thi của các

giải pháp

179

Bảng 3.2

Thống kê kết quả đào tạo, bồi dưỡng, dự nguồn tổ trưởng

chuyên môn THPT TP. Đà Nẵng

182

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay - 2


STT

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Các chức năng quản lí

26

Hình 1.2

Mô hình phát triển nguồn nhân lực theo Leonard Nadle (Mĩ,

1980)

29

Hình 1.3

Mô hình hoạt động của người GV

35

Hình 1.4

Cấu trúc mô hình nhân cách nghề nghiệp

43

Hình 1.5

Mô hình phát triển ĐNGV

62

Hình 2.1

Quy mô ĐNGV THPT chia theo giới tính

76

Hình 2.2

Cơ cấu ĐNGV THPT theo độ tuổi năm học 2011-2012 và

2012-2013

77

Hình 2.3

Trình độ đào tạo của ĐNGV THPT năm học 2012-2013

80

Hình 2.4

Kết quả khảo sát về năng lực ĐNGV THPT

82

Hình 2.5

Kết quả khảo sát về phẩm chất, đạo đức, tinh thần trách

nhiệm ĐNGV THPT

84

Hình 2.6

Kết quả xếp loại ĐNGV THPT năm học 2010-2011

85

Hình 2.7

Kết quả xếp loại ĐNGV THPT năm học 2011-2012

85

Hình 2.8

Kết quả xếp loại ĐNGV THPT năm học 2012-2013

86

Hình 2.9

Kết quả xếp loại GV THPT năm học 2013-2014

86

Hình 2.10

Trình độ đào tạo của GV THPT tuyển mới

95

Hình 2.11

Tỉ lệ GV, CBQL tham gia bồi dưỡng chính trị, pháp luật hè

99

Hình 2.12

Trình độ tin học của ĐNGV THPT (không phải GV tin học)

104

Hình 2.13

Trình độ ngoại ngữ của ĐNGV THPT (không phải GV

ngoại ngữ)

106

Hình 2.14

Kết quả khảo sát về chế độ, chính sách đãi ngộ đối với GV

111


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn CNH - HĐH với mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nhân tố quyết định thắng lợi của CNH - HĐH và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn nhân lực người Việt Nam phát triển về số ợng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao.

Trong lí luận và thực tiễn, ĐNGV luôn được xem là lực lượng cốt cán của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, là nhân tố chủ đạo quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII cũng đã xác định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục” . Do đó, muốn phát triển giáo dục và đào tạo phải chăm lo xây dựng và phát triển ĐNGV. Điều đó cũng thể hiện rõ trong Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước giai đoạn 5 năm 2011 - 2015: “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức” . Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 xác định:“Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược” và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD là giải pháp then chốt để thực hiện Chiến lược. Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XX, Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, nhiệm kì 2010 - 2015 có nêu 5 hướng đột phá chiến lược về phát triển kinh tế

- xã hội của thành phố Đà Nẵng, trong đó có nhiệm vụ “phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao” . Đặc biệt, Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghBan chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa XI v“Đổi mới căn


bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã khẳng định vai trò của đội ngũ nhà giáo và đề ra giải pháp :“Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT”.

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục THPT có vị trí quan trọng góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân t ài cho đất nước. Mục tiêu của giáo dục THPT nhằm hình thành cho học sinh học vấn phổ thông, những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật, công nghệ và hướng nghiệp làm nền tảng để tiếp tục học lên cao hơn hoặc đi vào cuộc sống; đào tạo nên những người lao động có sức khỏe, kĩ năng, lí tưởng, hoài bão và động lực học tập suốt đời. Ở các trường THPT, việc phát triển ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chất lượng phải được coi là giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng giáo dục.

Trước yêu cầu phát triển thành phố Đà Nẵng, ngành GD&ĐT thành phphải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện tốt Đề án Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục trên địa bàn thành phố, trong đó có Đề án Phát triển trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH thành phố, đất nước .

Tuy đã có những bước phát triển mạnh về quy mô và trình độ đào tạo cơ bản nhưng ĐNGV THPT thành phĐà Nẵng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD&ĐT. Nguyên nhân chính của thực trạng này là công tác quản lí, tuyển chọn, sử dụng, chính sách đãi ngộ, đào tạo , bồi dưỡng ĐNGV... còn hạn chế. Việc phát triển ĐNGV THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT cần được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ, khoa học và có hệ thống. Trong những năm qua, tuy đã có nhiều công trình, luận án nghiên cứu về phát triển ĐNGV THPT ở các tỉnh, thành phnhưng chưa có luận án nào nghiên


cu về vấn đề phát triển ĐNGV THPT thành phĐà Nẵng.

Những phân tích trên là lí do để chúng tôi chọn đề tài luận án có nội dung vận dụng lí luận quản lí giáo dục, quản lí nhân lực vào giải quyết một vấn đề thực tiễn của công tác quản lí phát triển ĐNGV THPT. Đề tài luận án được biểu đạt với tiêu đề:“Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng phát triển ĐNGV THPT thành phố Đà Nẵng, đề xuất các giải pháp phát triển ĐNGV THPT thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Đội ngũ giáo viên trung học phổ thông.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng .

4. Giả thuyết khoa học

Trong những năm qua, ĐNGV THPT thành phố Đà Nẵng đã có bước phát triển; tuy nhiên, so với yêu cầu còn thiếu bền vững do chưa đồng bộ về cơ cấu, chưa thật mạnh về chất lượng. Nếu đề xuất các giải pháp theo tiếp cận chuẩn nghề nghiệp của GV và lí thuyết phát triển nguồn nhân lực, tác động đồng bộ vào các khâu cơ bản của quá trình phát triển ĐNGV (quy hoạch; tuyển chọn; sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, GV cốt cán và thanh tra, kiểm tra) thì sẽ góp phần phát triển được ĐNGV THPT ở thành phố Đà Nẵng , đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

5. Phạm vi nghiên cứu


5.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu các giải pháp quản lí của các chủ thể quản lí ở cấp tỉnh và cấp trường , đặc biệt các giải pháp quản lí của Sở GD&ĐT đối với ĐNGV THPT.

5.2. Phạm vi thời gian và địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu thực tiễn và nghiên cứu thử nghiệm được triển khai tại thành phố Đà Nẵng.

Đánh giá hiện trạng phát triển ĐNGV THPT giai đoạn từ năm học 2010

- 2011 đến năm học 2013 - 2014.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển ĐNGV THPT.

- Đánh giá thực trạng ĐNGV THPT và phát triển ĐNGV THPT thành phố Đà Nẵng.

- Đxuất một số giải pháp phát triển ĐNGV THPT thành phĐà Nẵng theo yêu cầu đổi mới GD&ĐT.

- Thử nghiệm một giải pháp phát triển ĐNGV THPT thành phố Đà

Nẵng theo yêu cầu đổi mới GD&ĐT.

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu của đề tài , luận án sử dụng những phương pháp

tiếp cận và phương pháp nghiên cứu sau:

7.1. Cơ sở phương pháp luận

7.1.1. Tiếp cận hệ thống

Luận án xem ĐNGV là một nhân tố quan trọng của quá trình dạy học, vì vậy, việc phát triển ĐNGV THPT phải gắn liền với việc xác định mục đích, nhiệm vụ dạy học, xây dựng chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học.

Việc phát triển ĐNGV THPT là một hệ thống gồm nhiều yếu tố có liên

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2022