Những Nghiên Cứu Về Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên


hệ mật thiết với nhau và có mối quan hệ với việc phát triển các hoạt động của GD&ĐT.

7.1.2. Tiếp cận phức hợp

Tiếp cận phức hợp là phương pháp áp dụng vào việc nghiên cứu một đối tượng khi ta dựa trên nhiều quan điểm , lí thuyết khác nhau. Đnghiên cứu phát triển ĐNGV THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục, luận án dựa vào nhiều lí thuyết khác nhau như Tâm lí học quản lí, Giáo dục học, Khoa học quản lí giáo dục, Lí thuyết phát triển và quản lí nguồn nhân lực, chuẩn hóa ĐNGV THPT theo chuẩn nghề nghiệp... làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các giải pháp phát triển ĐNGV THPT nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ này.

7.2. Các phương pháp nghiên cứu

7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa trong nghiên cứu các nguồn tài liệu lí luận và thực tiễn có liên quan đến công tác phát triển ĐNGV THPT, bao gồm:

- Các văn kiện, nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh có liên quan đến đề tài.

- Các tác phẩm về tâm lí học, giáo dục học... trong và ngoài nước.

- Các công trình nghiên cứu khoa học quản lí giáo dục của các nhà lí luận, các nhà quản lí giáo dục, các nhà giáo... có liên quan đến đề tài như luận văn, luận án, các báo cáo khoa học, các chuyên khảo, các bài báo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

Các tài liệu trên được phân tích, nhận xét, tóm tắt và trích dẫ n phục vụ

trực tiếp cho việc giải quyết các nhiệm vụ của đề tài.

Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay - 3

7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra, khảo sát:

(1) Tiến hành điều tra , thống kê để nắm được số l ượng, cơ cấu, trình độ


đào tạo, thâm niên công tác của GV trên địa bàn khảo sát;

(2) Tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi về nhu cầu nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng , tuyển chọn, sử dụng GV, các chế độ chính sách, khen thưởng đối với GV, công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá GV;

(3) Đối tượng điều tra, khảo sát là GV, CBQL các trường THPT;

(4) Kết quả điều tra, khảo sát được phân tích, so sánh, đối chiếu để tìm ra những thông tin cần thiết theo hướng nghiên cứu của luận án.

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục:

(1) Nghiên cứu kế hoạch dạy học, giáo án, hồ sơ, kế hoạch tự bồi dưỡng của GV;

(2) Nghiên cứu, phân tích, đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT;

(3) Nghiên cứu kế hoạch phát triển ĐNGV của một số Sở GD&ĐT,

hiệu trưởng các trường THPT.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:

Tiến hành nghiên cứu, tiếp thu những kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển ĐNGV của các sở GD&ĐT, các trường THPT và việc đào tạo GV ở các trường sư phạm.

- Phương pháp chuyên gia:

Xin ý kiến các chuyên gia bằng hình thức phiếu hỏi, gồm:

(1) Các nhà khoa học, các chuyên gia về giáo dục, tâm lí học, quản

giáo dục;

(2) Các nhà quản lí của sở GD&ĐT, các trường THPT;

(3) Các nhà quản lí trường ĐHSP.

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:

Tiến hành trao đổi với các GV THPT, CBQL của sở GD&ĐT, các

trường THPT.


7.2.3. Nhóm các phương pháp xlí thông tin

- Sử dụng thống kê toán học;

- Sử dụng các phần mềm tin học;

- Sử dụng sơ đồ, bảng biểu, đồ thị...

8. Luận điểm bảo vệ

8.1. Để phát triển ĐNGV THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp GD&ĐT cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về phân cấp quản lí, quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá và xây dựng các chính sách đãi ngộ... Thực chất của các giải pháp này là sự cụ thể hóa tiếp cận hệ thống trong công tác phát triển ĐNGV.

8.2. Trong quá trình thực hiện các giải pháp, cần chú ý sự đồng bộ về các mặt: tuyển chọn, phân công, đánh giá, bồi dưỡng. T rong đó, công tác tuyển chọn là khâu then chốt. Nội dung này sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển ĐNGV THPT tại thành phố Đà Nẵng.

9. Đóng góp mới của luận án

9.1. Về mặt lí luận: Hệ thống hóa và làm phong phú thêm lí luận về phát triển ĐNGV THPT trên cơ sở vận dụng đa dạng các phương pháp tiếp cận nghiên cứu, đặc biệt là tiếp cận l í thuyết phát triển nguồn nhân lực, tiếp cận theo chuẩn nghề nghiệp GV THPT và yêu cầu đối với GV THPT trong bối cảnh đổi mới sự nghiệp GD&ĐT; phân tích làm rõ nội dung phát triển ĐNGV THPT và các yếu tố tác động đến phát triển ĐNGV THPT.

9.2. Phát hiện thực trạng phát triển ĐNGV THPT thành phố Đà Nẵng với các hạn chế, bất cập cần nhanh chóng khắc phục, cụ thể về phân cấp quản lí và công tác quy hoạch; công tác tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng GV; đánh giá GV và thanh tra, kiểm tra chuyên môn của các trường THPT.

9.3. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất 6 giải pháp nhằm

xây dựng ĐNGV THPT thành phĐà Nẵng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ


cấu, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện sự

nghiệp GD&ĐT thành phố Đà Nẵng , bao gồm:

(1) Tăng cường phân cấp quản lí, giao quyền tự chủ cho các trường

THPT trong công tác phát triển ĐNGV;

(2) Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV THPT;

(3) Đổi mới tuyển chọn, sử dụng, điều chuyển GV;

(4) Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại GV;

(5) Xây dựng, phát huy ảnh hưởng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn và GV cốt cán trong phát triển nghề nghiệp GV;

(6) Tăng cường đánh giá GV và thanh tra, kiểm tra chuyên môn của các trường THPT.

10. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận án có 3 chương: Chương 1: Cơ s lí luận phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ

thông.

Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

thành phố Đà Nẵng và kinh nghiệm quốc tế.

Chương 3: Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay.


Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Vấn đề liên quan đến luận án đã được nghiên cứu , công bố tại các công trình trong nước và trên thế giới. Các nghiên cứu này có thể chia theo các vấn đề cụ thể sau:

1.1.1. Những nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực

ớc sang thế kXXI, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, yếu tố con người trở nên có vai trò quyết định đ ối với sự phát triển của mỗi quốc gia. GD&ĐT có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển của đất nước.

Khái niệm “vốn con người” và “nguồn lực con người” xuất hiện ở Hoa

Kì vào những năm cuối thập kỉ 60 của thế kỉ XX do nhà kinh tế học người Mĩ

- Theodor Schoults đưa ra, sau đó, thịnh hành trên thế giới. Nhà kinh tế học này đã phát triển tiếp nghiên cứu của mình và đã nhận giải thưởng Nobel kinh tế năm 1992. Vấn đề phát triển ĐNGV được ông giải quyết với tư cách là phát triển nguồn nhân lực của một ngành, một lĩnh vực [Dẫn theo Đặng Quốc Bảo

– Trương Thị Thúy Hằng, 7, tr.4].

Nhà xã hội học người Mĩ, Leonard Nadle đã nghiên cứu và đưa ra sơ đồ quản lí nguồn nhân lực, chỉ rõ mối quan hệ và các nhiệm vụ của công tác quản lí nguồn nhân lực. Theo ông, quản lí nguồn nhân lực có 3 nhiệm vụ chính là: phát triển nguồn nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực và môi trường nguồn nhân lực. Kết quả nghiên cứu này đã được nhiều nước sử dụng. Đặc biệt, Christian Batal (Pháp) trong bộ sách “Quản lí nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước ” cũng đã khai thác theo hướng này và đưa ra một lí thuyết tổng thể về quản lí phát triển nguồn nhân lực [29, tr.257]. Hiệp hội những người làm công tác đào tạo và phát triển Mĩ (ASTD) đã có nhiều nghiên cứu về phát


triển nguồn nhân lực (mô hình của McLag an). Mô hình này được sử dụng trong các trường đại học và các chương trình đào tạo những người là m công tác phát triển nguồn nhân lực tại Mĩ và nhiều quốc gia trên thế giới (Dooley et al, 2001; Dare and Leach, 1998; Leach, 1993; Powell and Hubschman, 1999; Rothwell and Lindholm, 1999) [Dẫn theo Tạ Ngọc Tấn, 92].

Tác giả Nguyễn Lộc trong bài viết: “Một số vấn đề lí luận về phát triển nguồn nhân lực” (2010) đã nêu lên một số khái niệm cơ bản về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, khẳng định vai trò quyết định của nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Theo đó, phát triển nguồn nhân lực được xem xét dưới những góc độ như đặc trưng của phát triển nguồn nhân lực, xác định chỉ số phát triển nguồn nhân lực và cơ cấu nguồn nhân lực [75].

Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Thị Bạch Mai trong nghiên cứu của mình v quản lí nguồn nhân lực đã nêu ra những vấn đề gây cấn, những chính sách, các giải pháp phát triển nguồn nhân lực của nước ta từ những kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các quốc gia trên thế giới. Những vấn đề này tuy đề cập ở nhiều khía cạnh khác nhau trong quản lí, phát triển nguồn nhân lực nhưng chỉ ở mức độ vĩ mô [79]. Ngoài ra, trong những năm qua đã có nhiều công trình trong nước nghiên cứu cơ bản về quản lí phá t triển nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH như Đặng Quốc Bảo - ĐQuốc Anh - Đinh ThKim Thoa với tác phẩm “Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất ĐNGV”, Nguyễn Thị Phương Hoa với tác phẩm “Con đường nâng cao chất lượng cải cách các cơ sở đào tạ o GV”, Vũ Huy Chương với tác phẩm “Vấn đề tạo nguồn nhân lực tiến hành CNH - HĐH”, Phạm Thành Nghị với tác phẩm “Nâng cao hiệu quả quản lí nguồn nhân lực trong quá trình CNH - HĐH đất nước”, Trần Khánh Đức với tác phẩm “Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI” (2010)... Các công trình nghiên cứu trên


đây bàn về phát triển nguồn nhân lực, khẳng định vai trò của nguồn nhân lực nói chung và ĐNGV nói riêng trong phát triển kinh tế xã hội.

Những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về quản l í phát triển nguồn nhân lực đã đi đến những kết luận khác nhau tùy thuộc vào cách tiếp cận và xuất phát điểm nghiên cứu. Tuy nhiên , vẫn rất cần những nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực Việt Nam nói chung, ĐNGV nói riêng trong bối cảnh đổi mới hiện nay.

1.1.2. Những nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên

Xây dựng và phát triển ĐNGV trong giáo dục được các nước trên thế giới đặt lên hàng đầu, là một trong những nội dung cơ bản trong các cuộc cách mạng cải cách giáo dục, chấn hưng, phát triển đất nướ c. Lê Nin rất coi trọng việc xây dựng ĐNGV và yêu cầu: “Nâng cao một cách có hệ thống, kiên nhẫn, liên tục trình độ và tinh thần của GV nhưng điều chủ yếu, chủ yếu và chyếu là cải thiện đời sống vật chất cho họ” [101, tr.241]. Đến nay, có khá nhiều công trình nghiên cứu về quản lí và phát triển ĐNGV trong khu vực và trên thế giới. Có thể kể một số công trình của các tác giả tiêu biểu như Eleonora Vilegas-Reiers (1998); Glatthorn (1995); Ganser (2000); Felding và Schalock (1985); Cochran-Smith và Lytle (2001); Walling và Levis (2000); Cobb (1999); Kettle và Sellars (1996); Kalelestad và Olweus (1998); Youngs (2001); Grosso de Leon (2001); Guzman (1995); Mc. Ginn và Borden (1995); Tattlo (1999); Darling-Hammond (1999); Loucks-Horsely và Matsumoto (1999); Borko và Putnam(1995). Ngoài ra, chúng ta còn gặp những kết quả nghiên cứu về GV phổ thông trong các báo cáo của Uỷ ban quốc gia về giáo dục và tương lai Hoa Kì các năm 1996, 1997... Tất cả các công trình trên có thể phân chia theo 4 hướng nghiên cứu chính:

- Nghiên cứu các mô hình và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nghề

nghiệp GV;


- Nghiên cứu các hoạt động hỗ trợ thực tiễn để phát triển nghề nghiệp GV;

- Nghiên cứu cải tiến các kĩ năng và tăng cường hiểu biết nghề nghiệp cho GV. Xu hướng này đang được các quốc gia trong khối APEC triển khai thực hiện đào tạo , bồi dưỡng GV. Theo xu hướng này, các quốc gia ở Châu Á

- Thái Bình Dương cũng coi đào tạo và bồi dưỡng GV là một trong những khâu then chốt để phát triển kinh tế ở các nước này. Các nước này rất coi trọng nâng cao nghề nghiệp liên tục ch o GV;

- Nghiên cứu phát triển nghề nghiệp cho GV như là một yêu cầu của

tiến trình cải cách giáo dục.

1.1.2.1. Về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

Trong nghiên cứu của mình về đào tạo GV, Michel Develay đã bắt đầu từ lí luận về học đến lí luận về dạy để nghiên cứu về đào tạo GV. Theo ông: “Đào tạo GV mà không làm cho họ có trình độ cao về năng lực tương ứng không chỉ với các sự kiện, khái niệm, định luật, định lí, hệ biến hóa của môn học đó, mà còn cả với khoa học luận của chúng là không thể được” [81, tr.69]. Ngoài ra, trong tác phẩm này, ông còn đề cập đến nội dung, cách thức đào tạo, tính chất và bản sắc nghề nghiệp của GV...

Báo cáo tại Hội thảo ASD Armidele năm 1985 do UNESCO tổ chức, đã đề cập đến vai trò của GV trong thời đại mới, cụ thể là người thiết kế , tổ chức, cổ vũ, canh tân. Để GV thực hiện tốt các vai trò này, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng GV như: Chương trình đào tạo GV cần triệt để sử dụng các thiết bị và phương pháp dạy học tốt nhất; GV phải được đào tạo để trở thành nhà giáo dục hơn là thợ d ạy; việc dạy học phải thích nghi với người học chứ không phải buộc người học tuân theo những quy định đặt sẵn từ trước theo thông lệ cổ truyền [28].

Công trình nghiên cứu chung của các nước thành viên OECD đã chỉ ra

các yêu cầu của một GV bao gồm: kiến thức phong phú về phạm vi chương

Xem tất cả 242 trang.

Ngày đăng: 23/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí