Giải Pháp 2: Xây Dựng Quy Hoạch Phát Triển Đội Ngũ Giáo Vi Ên Trung H Ọc Phổ Thông Đ Ến Năm 2020


cấp, cụ thể theo định hướng phân cấp mạnh một số mặt công tác quản lí viên chức, trong đó có ĐNGV các trường THPT cho các trường học trực tiếp quản lí; giúp cho các đơn vị chủ động, tự chủ trong công tác tổ chức nói chung, khi đó công tác quản lí, phát triển đội ngũ ở các trường THPT nói riêng mới đi vào nề nếp và đạt hiệu quả cao.

- Sở GD&ĐT chọn cử những hiệu trưởng tham gia đào tạo cử nhân, thạc sĩ chuyên ngành quản lí giáo dục và tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí trường học cho đội ngũ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THPT trên cơ sở đề xuất của các đơn vị và yêu c ầu của công tác quản lí.

Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cần xác định những năng lực cần thiết của người hiệu trưởng, phó hiệu trưởng để có chương trình, hình thức bồi dưỡng phù hợp cho từng đối tượng. Đặc biệt, đối với công tác quản lí đội ngũ, hiệu trưởng phải được bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển đội ngũ, năng lực khơi dậy sự sáng tạo, tận tụy với nghề của ĐNGV, viên chức nhà trường; năng lực khuyến khích, tạo ra môi trường học tập suốt đời trong đội ngũ, phát hiện, tạo cơ hội cho ĐNGV phát triển tr thành đội ngũ dự nguồn các chức danh lãnh đạo nhà trường.

c) Chỉ đạo thực hiện

- Giám đốc Sở GD&ĐT chỉ đạo phòng Tổ chức cán bộ phối hợp với các phòng tiến hành rà soát chức năng nhiệm vụ của cơ quan Sở; chú trọng những nhiệm vụ có thể phân cấp, tăng cường giao quyền tự chủ cho các các trường học tổ chức thực hiện.

- SGD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn các trường học trực thuộc tiến hành rà soát các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về công tác quản lí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại đơn vị và việc thực h iện các chức năng, nhiệm vụ


đó; trong đó có công tác phát triển đội ngũ CBQL, ĐNGV thể hiện qua các

nội dung sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

(1) Công tác tuyển chọn, tiếp nhận, bố trí, sắp xếp, luân chuyển cán bộ,

công chức, viên chức trong đó có ĐNGV;

Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay - 19

(2) Công tác giải quyết các chế độ, chính sách có liên quan đến đội ngũ, bao gồm chế độ tiền lương, các các phụ cấp theo lương, chế độ nâng lương, sắp xếp lương, chính sách thu hút…;

(3) Công tác đào tạo, bồi dưỡng và các chế độ có liên quan đối với ĐNGV được tham gia đào tạo, bồi dưỡn g;

(4) Công tác thi đua, khen thưởng, kỉ luật đối với ĐNGV…

- Chỉ đạo phòng Tổ chức cán bộ, phòng Kế hoạch - Tài chính và các phòng có liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL các trường học và tổ chức hội nghị trao đổi, rút kinh nghiệm về công tác quản lí ĐNGV.

- Tổng kết rút kinh nghiệm và đề xuất những biện pháp quản lí.

d) Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch

- Giám đốc Sở GD&ĐT chỉ đạo phòng Tổ chức cán bộ phối hợp với các phòng Kế hoạch - Tài chính, Thanh tra Sở và các phòng có liên quan tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác quản lí của hiệu trưởng; qua đó , đánh giá việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong công tác quản lí phát ĐNGV theo phân cấp;

- Hằng quý, thông qua giao ban hiệu trưởng các đơn vị trường học, tổ chức trao đổi những kết quả tổ chức thực hiện và những vướng mắc nẩy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ mới được phân cấp, được bổ sung; qua đó, có sự hướng dẫn, g iúp hiệu trưởng các đơn vị có sự điều chỉnh trong công tác quản lí và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ.


- Sở GD&ĐT phối hợp với Công đoàn Giáo dục thành phố tổ chức kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm trong công tác phối hợp về quản lí, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục, công tác phát triển đội ngũ tại các trường học; qua đó, có những hướng dẫn liên tịch, giúp các đơn vị thực hiện tốt công tác phối hợp thực hiện các nhiệm vụ năm học tại các đơn vị, đảm bảo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền và tổ chức công đoàn trong trường học.

- Sở GD&ĐT phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy, Thành Đoàn,… tiến hành công tác kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động của các tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên,… ở các nhà trường.

e) Điều kiện thực hiện

- Sở GD&ĐT phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành có liên quan tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành, tăng cường phân cấp, g iao quyền tự chủ cho các đơn vị; tham mưu UBND thành phố ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các trườ ng học; trong đó có công tác phát triển ĐNGV THPT.

- Nâng cao năng lực quản lí, tổ chức hoạt động đối với hiệu trưởng các trường học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí, điều hành.

- Tăng cường sự lãnh đạo của tổ chức Đảng và sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên,… trong công tác, phát triển ĐNGV các trường THPT.

- Hiệu trưởng các trường THPT phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đảng, Công đoàn,… tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phát triển ĐNGV tại đơn vị, đáp ứng các yêu cầu của đơn vị và sự phát triển ngành GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.


3.3.2. Giải pháp 2: Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông đến năm 2020

3.3.2.1. Mục đích, ý nghĩa

Quy hoạch phát triển ĐNGV các trường THPT là nhằm xây dựng ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất lượng về trình độ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; làm cơ sở cho việc phát triển ĐNGV, góp phần đảm bảo nguồn lực để tiến hành thực hiện kế hoạch đổi mới căn bản, toàn diện của ngành và góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của đất nước và thành phố Đà Nẵng .

3.3.2.2. Nội dung

- Điều tra, khảo sát thực trạng ĐNGV các trường THPT thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích, đánh giá ĐNGV về số lượng, cơ cấu, chất lượng theo các mặt sau:

(1) Số lượng và cơ cấu;

(2) Trình độ đào tạo, trình độ chính trị, ngoại ngữ, tin học;

(3) Năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

Việc đánh giá năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của ĐNGV phải căn cứ vào các văn bản , qui định hiện hành: Quy chế đánh giá xếp loại GV mầm non và GV phổ thông công lập ban hành theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV THCS, GV THPT ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và kết quả công tác của GV hằng năm.

Qua kết quả điều tra, khảo sát tiến hành tổng hợp, đánh giá một cách khách quan, khoa học và đúng thực trạng ĐNGV ở từng trường THPT và toàn thành phố.

- Dự báo các chỉ tiêu về số lượng, chất lượng đội ngũ GV THPT trên địa


bàn thành phố đáp ứng với quy mô phát triển trường lớp; những yêu cầu của việc đổi mới GD&ĐT đến năm 2020, phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giáo dục giai đoạn 2011 -2020 và quy hoạch tổng thể của toàn ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.

Trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng, những yêu cầu về số lượng, đòi hỏi về trình độ chuyên môn, năn g lực, đạo đức nghề nghiệp của ĐNGV THPT, Sở GD&ĐT dự báo, đề ra các chỉ tiêu phát triển ĐNGV THPT đến năm 2020.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện với các giải pháp đáp ứng yêu cầu các nội

dung của quy hoạch phát triển ĐNGV, tập trung vào các nhóm giải pháp: công tác quản lí (xây dựng, tổ chức, kiểm tra thực hiện quy hoạch; giải pháp về thực hiện chế độ, chính sách); công tác đào tạo, bồi dưỡng GV; công tác tài chính,… phù hợp từng giai đoạn phát triển khác nhau của ngành.

- Tham mưu thành phố xây dựng quy hoạch, phối hợp với các ban, ngành liên quan tạo điều kiện tốt thực hiện kế hoạch đã đề ra.

3.3.2.3. Triển khai thực hiện

a) Xây dựng kế hoạch

Để quy hoạch thực hiện có hiệu quả, một trong những yêu cầu cơ bản là phải đánh giá đúng thực trạng đội ngũ GV THPT hiện có. Vì vậy, Sở GD&ĐT, các trường phải xây dựng kế hoạch với nội dung chính sau đây:

- Đánh giá thực trạng ĐNGV THPT và phát triển ĐNGV THPT.

- Căn cứ quy mô phát triển mạng lưới trường, lớp và định hướng phát triển giáo dục của bậc học THPT, những yêu cầu đối với ĐNGV đáp ứng đổi mới giáo dục đến năm 2020 và những năm tiếp theo để dự báo nhu cầu về số lượng, yêu cầu về chất lượng ĐNGV cho bậc học theo từng giai đoạn.

- Xây dựng các giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển ĐNGV.

- Thời gian và nguồ n lực để thực hiện các kế hoạch đề ra.

b) Tổ chức thực hiện


- Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện quy hoạch phát triển ĐNGV THPT; Trưởng Ban là Giám đốc Sở, Phó trưởng Ban là các Phó Giám đốc Sở, các thành viên của Ban Chỉ đạo là lãnh đạo Phòng Tổ chức cán bộ , Kế hoạch - Tài chính, Giáo dục trung học, Thanh tra Sở, Văn phòng Sở và một số hiệu trưởng trường THPT. Thành lập Tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo.

- Phân công nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc. Chỉ đạo các trường THPT xây dựng quy hoạch ĐNGV của từng trường.

- Triển khai nhiệm vụ cho các Tổ giúp việc thực hiện các nội dung theo

thứ tự sau:

(1) Rà soát, đánh giá thực trạng ĐNGV: về số lượng; cơ cấu; năng

lực GV;

(2) Dự báo nhu cầu GV THPT theo từng môn học ở từng năm học và các mốc thời gian theo các giai đoạn đến năm 2020 và những năm tiếp theo;

(3) Giúp Ban Chỉ đạo dự thảo các văn bản hướng dẫn ; đôn đốc, kiểm tra các trường tiến hành xây dựng Dự thảo quy hoạch phát triển ĐNGV, đưa ra hội đồng sư phạm góp ý, hoàn thiện, ban hành.

(4) Trên cơ sở quy hoạch phát triển ĐNGV của các trường, dự báo chung cho toàn ngành, Sở GD&ĐT xây dựng Dự thảo quy hoạch phát triển ĐNGV cho toàn ngành, thông qua Ban Chỉ đạo góp ý, hoàn thiện, ban hành.

c) Chỉ đạo thực hiện

- Các thành viên Ban Chỉ đạo tùy theo lĩnh vực, phân công thực hiện

nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất.

- Việc xây dựng kế hoạch quy hoạch phát triển ĐNGV phải căn cứ tình hình GV của trường và của toàn ngành; căn cứ nhu cầu GV hằng năm để xây dựng kế hoạch về thực hiện việc tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.

- Sở chỉ đạo thực hiện quy hoạch ở từng trường, nếu có vướng mắc có

thể điều chỉnh, bổ sung và tăng cường điều kiện thực hiện.


d) Kiểm tra, đánh giá

Việc thực hiện giải pháp không phải chờ đến cuối cùng mới kiểm tra đánh giá kết quả mà phải phân công các thành viên Ban Chđạo phụ trách từng lĩnh vực để kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch ở trong từng mốc thời gian theo từng giai đoạn khác nhau. Trong quá trình thực hiện, có thể điều chỉnh, bổ sung quy hoạch để phù hợ p với tình hình thực tế mà vẫn đáp ứng được yêu cầu của công tác quy hoạch tổng thể về phát triển ĐNGV.

e) Điều kiện thực hiện

Công tác quy hoạch phát triển ĐNGV là một nội dung có nhiều yếu tố liên quan, đặc biệt là các chủ trương, chính sách phát triển GD&ĐT tại địa phương. Vì vậy, để thực hiện tốt quy hoạch, đòi hỏi ngành GD&ĐT thành phố phải:

- Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính và các sở, ban ngành liên quan để

thống nhất chủ trương xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV có tính khả thi.

- Việc xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV thực hiện có hiệu quả khi từng trường làm tốt việc xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV của đơn vị, đảm bảo tính chính xác, trung thực.

- Sở GD&ĐT tổ chức tổng hợp quy hoạch của từng trường học, phân tích, đánh giá và căn cứ quy hoạch phát triển chung của thành phố về quy mô phát triển dân cư, kinh tế - xã hội, những chính sách phát triển của thành phố để xây dựng quy hoạch chung của ngành đảm bảo tính khoa học và hiệu quả phù hợp với sự phát triển và yêu cầu đổi mới của ngành, thành phố và đất nước.

3.3.3. Giải pháp 3: Đổi mới tuyển chọn, sử dụng, điều chuyển

giáo viên

3.3.3.1.Mục đích, ý nghĩa

- Tuyển chọn, sử dụng ĐNGV đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, đảm

bảo về năng lực sư phạm, có đạo đức nghề nghiệp sẽ được n guồn GV tốt, đảm


bảo về chất lượng, góp phần xây dựng và phát triển chất lượng giáo dục tại các trường học, đáp ứng những yêu cầu đổi mới GD&ĐT.

Ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng tiếp tục thực hiện chính sách thu

hút của thành phố, đề ra những tiêu chí tuyển c họn mới phù hợp với nhu cầu cao của ngành để tuyển chọn được những người tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc, những người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ,... đảm bảo có đầy đủ các điều kiện về trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và phẩm chất, đạo đức .

- Công tác điều chuyển GV nhằm thực hiện việc điều hòa chất lượng

giáo dục giữa các trường, tăng cường ĐNGV có năng lực, giỏi về chuyên môn, có khả năng tổ chức tốt các hoạt động giáo dục về công tác tại các đơn vị còn khó khăn; qua đó , tạo sự giao lưu, trao đổi những kinh nghiệm, phát hiện bổ sung những nhân tố mới, xây dựng đội ngũ GV cốt cán và khơi dậy các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho ĐNGV tại các đơn vị.

3.3.3.2. Nội dung

- Thống kê số lượng, khảo sát đánh giá hiệu quả công tác của GV được tuyển chọn thuộc đối tượng thu hút. Tăng cường số lượng GV thu hút; đặc biệt số GV có thể dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh. Thực hiện đúng, kịp thời chế độ ưu đãi theo quy định. Đồng thời, đề xuất điều chỉnh chính sách thu hút hiệu quả hơn.

- Đổi mới việc tổ chức tuyển chọn GV hằng năm (hình thức, nội dung), giao quyền tự chủ cho các trường học trong công tác tuyển chọn, sử dụng ĐNGV. Hiệu trưởng các trường giữ vai trò chủ động trong việc tuyển chọn, lựa chọn và duy trì ĐNGV có chất lượng; xây dựng tầm nhìn, chiến lược nhà trường để ĐNGV phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra.

Hiệu trưởng nhà trường trực tiếp quản lí, sắp xếp, bố trí và sử dụng

ĐNGV tại đơn vị, tạo cơ hội cho ĐNGV được phát triển về mọi mặt: được bố

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2022