sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tin tưởng và tham gia tích cực vào các chủ trương đổi mới GD&ĐT.
(2) Phẩm chất đạo đức của nhà giáo: Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với học sinh, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng; thực sự là tấm gương đạo đức cho học sinh noi theo; thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật; không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lí luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhi ệm vụ được giao.
b) Về năng lực chuyên môn :
Trước những yêu cầu đặt ra của việc thay đổi về chương trình, nội dung, phương pháp của giáo dục phổ thông, đòi hỏi người GV phải được đào tạo, bồi dưỡng để trang bị và tiếp tục nắm vững kiến thức khoa học cơ bả n được quy định trong chương trình giảng dạy của bậc học. Mặt khác , bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn phù hợp với xu thế phát triển khoa học và công nghệ; bồi dưỡng kĩ năng thực hành, khả năng nghiên cứu khoa học; sáng kiến kinh nghiệm đối với các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
c) Về năng lực nghiệp vụ sư phạm:
Người GV được trang bị trong trường sư phạm và còn phải được tiếp tục, thường xuyên nâng cao kiến thức về tâm lí học sư phạm, tâm lí học lứa tuổi; năng lực tổ chức quá trình dạy học, quá trình giáo dục, phương pháp kiểm tra, đánh giá; phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. Đây là yêu cầu cơ bản, quan trọng trong công tác bồi dưỡng . Mỗi người GV phải ý thức tự học, tự bồi dưỡng và hoàn thiện mình, xem đây là nhiệm vụ suốt đời của nghề dạy học.
Bồi dưỡng kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học, ngoại khóa; các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động xã hội và kĩ năng xử lí những tình huống sư phạm xảy ra trong quá trình dạy học, hoạt động giáo dục.
d) Về ngoại ngữ, tin học và các kiến thức bổ trợ khác:
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Phát Triển Giáo Dục Trung Học Phổ Thông Thành Ph Ố Đà Nẵng Đến Năm 2020
- Giải Pháp 2: Xây Dựng Quy Hoạch Phát Triển Đội Ngũ Giáo Vi Ên Trung H Ọc Phổ Thông Đ Ến Năm 2020
- Giải Pháp 4: Đổi Mới Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng, Đào Tạo Lại
- Giải Pháp 5: Xây Dựng, Phát Huy Ảnh Hưởng Đội Ngũ Tổ Trưởng
- Giải Pháp 6: Tăng Cường Đánh Giá Giáo Viên Và Thanh Tra, Kiểm Tra Chuyên Môn Ở Các Trư Ờng Thpt
- Thăm Dò Tính Cấp Thiết Và Tính Khả Thi Của Giải Pháp Đề Xuất
Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.
Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, người GV phải nghiên cứu, phải có giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và phải có khả năng ứng dụng công nghệ cao vào việc thực thi nhiệm vụ của mình. Vì vậy, đòi hỏi người GV phải có trình độ ngoại n gữ nhất định. Mặt khác, người GV phải có thói quen sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ vào quá trình soạn giảng và tổ chức các hoạt động giáo dục. GV phải được bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin, tin học, cách sử dụng, khai thác, tìm kiếm thông tin từ Internet, sử dụng các phương tiện quản lí và sử dụng công nghệ thông tin (các phần mềm phục vụ quản lí, dạy học).
Ngoài ra, GV phải được bồi dưỡng thêm các kiến thức bổ trợ thuộc các lĩnh vực khác như kiến thức pháp luật, bảo vệ môi trường, tệ nạn xã hội, kiến thức văn hóa để giúp cho GV hiểu biết thêm tình hình chung cũng như tình hình giáo dục của Việt Nam và thế giới, tạo nên tính cộng đồng cao trong đội ngũ.
Trên cơ sở thực trạng ĐNGV, thực hiện đào tạo lại, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ . Từ đó, có kế hoạch cụ thể cho công tác đào tạo đội ngũ cốt cán có trình độ trên chuẩn về chuyên môn, tạo nguồn cho đội ngũ cán bộ quản lí của các đơn vị và của toàn ngành.
3.3.4.3. Triển khai thực hiện
a) Xây dựng kế hoạch
Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ, thông qua các chủ trương, đề án phát triển GD&ĐT của thành phố Đà Nẵng để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát triển ĐNGV. Trước hết, đội ngũ CBQL giáo dục và GV phải nhận thức được sự cần thi ết phải thực hiện công tác đào tạo,
đào tạo lại và bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu của phát triển GD&ĐT và kinh tế - xã hội của thành phố. Từ đó, ngành GD&ĐT của thành phố Đà Nẵng nói chung và hiệu trưởng trường THPT nói riêng phải xây dựng kế hoạch cho từng mốc thời gian phù hợp với công tác đào tạo, bồi dưỡng bằng các nội dung, chương trình, hình thức phù hợp từng đối tượng cụ thể.
Với sự phối hợp của các phòng chuyên môn, Sở GD&ĐT có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho từng năm học và các mốc thời gian đến năm 2015, 2020 và những năm tiếp theo.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cần được đổi mới về nội dung, phương thức, cách thức thực hiện. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV được xây dựng đa dạng hóa hình thức đào tạo, các loại hình bồi dưỡng để phù hợp với ĐNGV, tình hình thực tế địa phương, đơn vị và đảm bảo thời gian thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành theo chỉ thị năm học của Bộ GD&ĐT.
- Công tác đào tạo ĐNGV: Nhiệm vụ này được tổ chức thực hiện tại các trường THPT dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Sở GD&ĐT. Các trư ờng THPT phát hiện, định hướng cho học sinh có năng lực học tập giỏi, khá; có điều kiện và hướng phát triển thành GV ở các bộ môn, tham gia thi tuyển vào các trường ĐHSP nhằm đào tạo nguồn GV có chất lượng, bổ sung ĐNGV cho các trường học trong tương lai.
- Công tác đào tạo lại: Sở GD&ĐT liên kết với các trường ĐHSP tổ chức đào tạo lại tại địa phương hoặc tại trường đại học nhằm hoàn thiện, bổ sung các kiến thức cần thiết theo những yêu cầu của bộ môn giảng dạy, trước những đòi hỏi của đổi mới chương trình , nội dung, sách giáo khoa.
- Công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn (sau đại học): Sở GD&ĐT xét chọn cử, cho phép và tạo điều kiện cho GV được tham gia đào tạo sau đại học tại các cơ sở đào tạo trong nước, tại các cơ sở ở nước ngoài
bằng nguồn kinh phí của thành phố, các dự án hoặc tìm nguồn học bổng hoặc
cá nhân GV tự túc học phí.
- Công tác bồi dưỡng: Tổ chức bồi dưỡng ngắn hạn, bồi dưỡng dài hạn, bồi dưỡng thường xuyên; các hoạt động hội thảo, hội giảng, tham quan thực tế; sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu đề tài,... Đặc biệt , chú ý đến phong trào tự học, tự bồi dưỡng của cá nhân GV.
Ngoài việc xây dựng kế hoạch chung cho toàn ngành đối với cấp học THPT, Sở GD&ĐT thành phố phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ở trình độ trên chuẩn cho đội ng ũ của trường chuyên theo đề án xây dựng trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
Căn cứ thời gian và nội dung đào tạo, bồi dưỡng nêu trên , kế hoạch được xây dựng phải có phân công tập thể, cá nhân phụ trách từng nội dung, từng bộ môn; có nghiên cứu đề xuất giải pháp thực hiện. Mặt khác, kế hoạch xây dựng được đề cập đến kinh phí và các phương tiện phục vụ cho các hoạt động. Đặc biệt, kinh phí được xây dựng để đưa vào kế hoạch thực hiện kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia và kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên của ngành.
b) Tổ chức thực hiện
Công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT là một giải pháp có nội dung hoạt động lớn và liên tục, vì vậy, đòi hỏi toàn ngành GD&ĐT thành phố và hiệu trưởng m ỗi trường THPT căn cứ vào kế hoạch để tổ chức thực hiện có hiệu quả cao.
Đối với đào tạo nguồn GV:
- Trên cơ sở quy hoạch phát triển trường lớp, biên chế lao động của ĐNGV các trường phổ thông và những yêu cầu phát triển nghề nghiệp, nguồn nhân lực của ngành GD&ĐT, Sở GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn các trường học tổ chức hướng nghiệp cho học sinh; trong đó, có những định hướng về nghề
GV và nhu cầu bổ sung GV hằng năm của các trường THPT trên địa bàn thành phố. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng của công tác tạo nguồ n GV có chất lượng, là việc làm mới, tạo nguồn GV ngay từ khi các em học những năm đầu tại trường; đòi hỏi công tác giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT phải thực hiện có hiệu quả.
- Hiệu trưởng các trường học giao nhiệm vụ cho GV chủ nhiệm tư vấn giúp cho học sinh chọn nghề nghiệp. GV chủ nhiệm các lớp phải thực sự gần gũi, là người cố vấn của học sinh về mọi mặt; phát hiện, định hướng và tạo điều kiện cho các em xác định nghề nghiệp trong tương lai, trong đó phát hiện và tư vấn giúp những học sinh có kết quả học tập tốt, có tố chất, điều kiện, phát triển thành GV có chất lượng để định hướng tạo nguồn cho ngành. ĐNGV thực sự phải là tấm gương sáng về phẩm chất và năng lực, làm sao thể hiện nghề dạy học thật sự là nghề cao quý, lôi cuốn những học sinh có năng lực, có tâm hướng tới nghề. Do vậy, để thực hiện được nhiệm vụ, mỗi nhà trường, mỗi GV thật sự là hình mẫu của nghề, để các em hướng đến và phấn đấu đạt được.
- Sở GD&ĐT tổ chức tư vấn tuyển sinh đại học, trong đó chú trọng phối hợp với các trường đại học sư phạm trong công tác đào tạo GV có chất lượng, đáp ứng các yêu cầu phát triển của ngành, phù hợp với yêu cầu phát triển của các trường học, của địa phương.
- Tham mưu UBND thành phố có chế độ chính sách hỗ trợ cho những sinh viên của thành phố đang học các trường đại học, chuyên ngành sư phạm có kết quả học tập cao, nhằm động viên, giúp đỡ các em học tập tốt hơn nữa.
Đối với đào tạo lại :
- Trên cơ sở những yêu cầu đổi mới về công tác chuyên môn, những đòi hỏi về nghiệp vụ, các trường học cần phải xác định những nội dung cần thiết
để hoàn thiện, bổ sung về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV, tiến
hành thực hiện công tác đào tạo lại.
- Các trường học xây dựng kế hoạch, đề xuất Sở GD&ĐT tiến hành phối hợp với các trường đại học tổ chức đào tạo q ua từng nội dung cụ thể, phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi của GV, bằng các hình thức tổ chức đào tạo qua từng chuyên đề, đào tạo theo bộ chuẩn kiến thức theo yêu cầu mới của từng môn giảng dạy (ví dụ như đào tạo tiếng Anh có trình độ B1, B2 theo chuẩn Châu Âu), trình độ tin học phục vụ cho công tác giảng dạy, quản lí của một số GV theo yêu cầu mới của bộ môn, kiến thức về tư vấn học đường, tâm lí lứa tuổi, tư vấn nghề nghiệp …
- Tham mưu UBND thành phố hỗ trợ nguồn kinh phí, tạo điều kiện
thuận lợi tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo lại.
Công tác này phải được thực hiện thường xuyên, quán triệt sâu rộng trong ĐNGV, làm cho họ hiểu và ý thức được đây là nhiệm vụ của bản thân mình về hoàn thiện, bổ sung kiến thức thì mới đảm bảo chất lượng nghề dạy học.
Đối với đào tạo sau đại học :
- Các trường học tổ chức rà soát ĐNGV về trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và nhu cầu đào tạo chuyên sâu, nâng cao trình độ chuyên môn; xây dựng ĐNGV cốt cán cho từng bộ môn và điều kiện cụ thể của từng GV để xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.
- Sở GD&ĐT xét chọn cử hoặc cho phép được đi đào tạo sau đại học các chuyên ngành phù hợp với vị trí công tác của từng đối tượng, yêu cầu của cơ sở đào tạo, của đơn vị bằng nguồn ngân sách của thành phố hoặc tự túc kinh phí. Các trường học tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ về kinh phí, động viên, tạo điều kiện cho GV tham gia học tập tốt, hoàn thành khóa học theo kế hoạch đào tạo của cơ sở đào tạo.
Sở GD&ĐT tham mưu UBND thành phố giao quyền cho hiệu trưởng các trường quyết định cử, cho phép GV đi học và giải quyết các chế độ hỗ trợ về kinh phí đi học có liên quan. Với thẩm quyền được giao, hiệu trưởng sẽ chủ động trong xây dựng kế hoạch, xét chọn GV đi học và bố trí kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị. Bản thân người được cử đi học có sự cam kết với đơn vị về kế hoạch học tập, công tác và cống hiến đối với đơn vị. Các trường học sẽ xây dựng được nguồn GV cốt cán các bộ môn, cũng như thu hút được GV có năng lực về công tác, ổn định lâu dài tại đơn vị.
- GV được cử hoặc cho phép đi đào tạo phải thực hiện nghiêm túc các quy định của cơ sở đào tạo và báo cáo kết quả học tập cho đơn vị qua từng học kì và toàn khóa học; nắm bắt và vận dụng kiến thức được đào tạo vào công tác chuyên môn.
Đối với bồi dư ỡng tập trung:
- Tổ chức tập huấn ĐNGV cốt cán của từng trường, trên cơ sở đó để
quản lí, trao đổi nhằm nâng cao chất lượng của quá trình bồi dưỡng.
- Tổ chức nghiên cứu, đề xuất góp ý nội dung, chương trình, thời lượng bồi dưỡng ; từ đó, xác định mục đích yêu cầu, quy mô tổ chức theo từng cấp độ khác nhau; thống nhất một số yêu cầu thiết bị, dụng cụ và các điều kiện phục vụ cho công tác bồi dưỡng.
- Thành lập đội ngũ cán sự biên soạn tài liệu (đối với bồi dưỡng chuyên môn) hoặc liên hệ các giảng viên các tr ường đại học, các báo cáo viên (của Ban Tuyên giáo Thành ủy, của các sở ngành liên quan) để chuẩn bị biên soạn, in tài liệu phục vụ bồi dưỡng.
- Tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch. Đối với những nội dung khắc phục những điểm yếu hoặc những nội dung thực hiện trong từng năm học thì tiến hành bồi dưỡng ngắn hạn. Các nội dung bồi dưỡng ngắn hạn có thể theo những chuyên đề nhất định, có tính thiết thực trực tiếp đến GV, những kĩ
năng dạy học, giáo dục và những tri thức mới. Đối với bồi dưỡng ngắn hạn , có thể trực tiếp mời các chuyên gia, các giảng viên, các nhà sư phạm có kinh nghiệm báo cáo. Đối với những nội dung cần bồi dưỡng cho đội ngũ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lí,... cần thời lượng lớn hơn và được thực hiện theo yêu cầu cụ thể cho từng loại đối tượng , có thể thực hiện theo kế hoạch dài hạn. Việc bồi dưỡng này tổ chức dưới dạng liên trường, liên kết tổ chức.
Đối với tự học, tự bồi dưỡng cá nhân:
Là một nghề chuyên nghiệp, nghề dạy học đòi hỏi GV phải thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, học hỏi những kinh nghiệm thực tế và bổ sung những phương pháp dạy học mới, sử dụng những phương tiện k ĩ thuật mới trong quá trình dạy học. Vì vậy, việc tự học, tự bồi dưỡng của cá nhân mỗi GV có ý nghĩa rất lớn. Việc tự học, tự bồi dưỡng của mỗ i GV có vai trò quan trọng trong sự phát triển chuyên môn của họ. Kiến thức về chuyên môn của mỗi môn học ngày càng phát triển theo sự phát triển của thời đại, do vậy , mỗi trường học phải có kế hoạch khơi dậy sự tự học, tự bồi dưỡng của GV và nhà trường phải có kế hoạch tổ chức thường xuyên, liên tục bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ GV tại đơn vị. Hiệu trưởng phải hình thành trong trường học văn hóa tự học suốt đời, giúp cho GV hiểu rõ các hoạt động của nhà trường, hiểu được công việc, nhiệm vụ của bản thân, đồng nghiệp để hoạt động theo hướng hỗ trợ và góp phần vào sự phát triển chung của nhà trường. Lãnh đạo, các tổ trưởng chuyên môn phải là tấm gương về sự tự học, tự bồi dưỡng, động viên GV cộng tác, phối hợp, hợp tác với nhau trong công tác tự bồi dưỡng và giúp đỡ nhau thực hiện các nhiệm vụ chung của nhà trường , cùng nhau trao đổi, học hỏi nâng cao về trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và cơ hội phát triển. Đây là một hình thức giảm được các điều kiện tổ chức bồi dưỡng (kinh phí, thời gian, báo cáo viên,...) nhưng có hiệu quả cao.