Phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh trong bối cảnh hiện nay - 2


DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1. Đặc điểm kh ch thể điều tra bằng phiếu hỏi 65

Bảng 2.2. Thang đo và c ch cho điểm 68

Bảng 2.3. Thống kê trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giảng viên ngành ATTT 69

Bảng 2.4. Thống kê ĐNGV an toàn thông tin theo trình độ công nghệ thông tin và trình độ ngoại ngữ 70

Bảng 2.5. Đ nh gi thực trạng phẩm chất của ĐNGV ngành ATTT 72

Bảng 2.6. Thực trạng năng lực chuyên môn của ĐNGV ngành ATTT 75

Bảng 2.7. Đ nh gi năng lực sư phạm của ĐNGV ngành ATTT 77

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.

Bảng 2.8. Đ nh gi thực trạng năng lực ph t triển và thực hiện chương trình đào tạo của ĐNGV ngành ATTT 82

Bảng 2.9. Thực trạng năng lực ph t triển nghề nghiệp của ĐNGV ngành ATTT 84

Phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh trong bối cảnh hiện nay - 2

Bảng 2.10. Quy hoạch đội ngũ giảng viên 87

Bảng 2.11. Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên 89

Bảng 2.12. Đ nh gi đội ngũ giảng viên 91

Bảng 2.13. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên 93

Bảng 2.14. Đãi ngộ, tôn vinh, tạo lập môi trường ph t triển đội ngũ giảng viên 95

Bảng 2.15. Thực trạng kiểm tra kết quả thực hiện quy hoạch ph t triển ĐNGV ngành ATTT 96

Bảng 2.16. Mức độ đ nh gi đội ngũ giảng viên 100

Bảng 2.17. C c yếu tố chủ quan t c động đến việc ph t triển đội ngũ giảng viên 102

Bảng 2.18. Bảng lương dự kiến cho Quân đội, Công an từ 01/07/2020 103

Bảng 2.19. C c yếu tố kh ch quan ảnh hưởng đến sự ph t triển đội ngũ giảng viên 106

Bảng 3.1. Khung năng lực nghề nghiệp giảng viên ngành ATTT 122


Bảng 3.2. Đ nh gi tính cần thiết của c c giải ph p đề xuất ph t triển ĐNGV ngành ATTT 165

Bảng 3.3. Khảo nghiệm về tính khả thi của c c giải ph p ph t triển đội ngũ giảng viên 168

Bảng 3.4. Kết quả khảo s t đ nh gi năng lực thực hiện nhiệm vụ của giảng viên trước khi bồi dưỡng 174

Bảng 3.5. Kết quả khảo s t năng lực giảng dạy của giảng viên sau khi tham

gia khóa đào tạo - bồi dưỡng 176


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Năng lực sư phạm của ĐNGV ngành ATTT 78

Biểu đồ 2.2. Thực trạng ph t triển đội ĐNGV ngành ATTT 85

Biểu đồ 2.3. Quy hoạch ph t triển đội ngũ giảng viên (%) 86

Biểu đồ 2.4. Sử dụng đội ngũ giảng viên 91

Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của c c giải ph p 169


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Học viện Kỹ thuật mật mã 60

Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức Học viện Kỹ thuật Quân sự 61

Sơ đồ 2.3. Cơ cấu tổ chức Học viện An ninh nhân dân 63

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các trường đại học khối QPAN đã tích cực tìm hiểu, tiếp cận các phương pháp giáo dục, đào tạo tiên tiến, không ngừng đổi mới quy trình, chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo; tích cực nghiên cứu, biên soạn tài liệu, giáo trình, bổ sung những vấn đề mới của khoa học quân sự hiện đại và thực tiễn công tác tại các đơn vị vào giảng dạy. Quy mô và loại hình đào tạo trong các nhà trường khối QPAN được mở rộng, hệ thống các nhà trường khối QPAN được kiện toàn cả về chức năng, nhiệm vụ, đội ngũ giảng viên, năng lực đào tạo của các nhà trường ngày càng được nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn cán bộ cho lĩnh vực QPAN. Việc tập trung đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý trong các trường đại học khối QPAN ngang tầm nhiệm vụ phải được xem là nhiệm vụ then chốt. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên của các trường đại học khối QPAN hiện nay chất lượng chưa đồng đều; số lượng giảng viên trưởng thành từ trong chiến đấu ngày càng ít; trình độ ngoại ngữ, tin học của một số cán bộ, giảng viên còn có những hạn chế nhất định.

Là một lĩnh vực đặc thù, QPAN chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, trong đó có lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Trước đây, một phát minh khoa học để được ứng dụng vào hoạt động quân sự, QPAN, nếu nhanh cũng phải 50 - 60 năm sau đó. Nhưng ngày nay, với sự ra đời của CMCN 4.0 sự phát triển của trình độ ứng dụng, một phát minh chỉ sau một vài năm, thậm chí là vài tháng, vài tuần đã được ứng dụng vào thực tiễn hoạt động QPAN, qua đó tạo ra sự phát triển vượt bậc trên lĩnh vực này, hơn cả sự phát triển của lĩnh vực KTXH. Cuộc CMCN 4.0 cũng đặt ra các thách thức an ninh phi truyền thống, như an ninh không gian: Hầu hết các ứng dụng quan trọng và nổi bật của CMCN 4.0 đã được sử dụng trong các cuộc chạy đua vũ trụ và không gian. Trái đất nơi con người sinh sống đang bị giám sát bởi vô số các thiết bị công nghệ kỹ thuật số chính xác


đến từng centimet trên mặt đất, dưới mặt đất và trên không trung. Cuộc CMCN

4.0 thúc đẩy nâng cao chất lượng nhân tố con người trong lĩnh vực QPAN, sẵn sàng ứng phó và ứng phó thắng lợi với các vấn đề về QPAN quốc gia. Cũng như các cuộc CMCN trước đó, các nước trên thế giới, nhất là các nước tư bản chủ nghĩa với ưu thế vượt trội về cơ sở hạ tầng, về nền tảng khoa học công nghệ, sẽ chủ động nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ từ cuộc CMCN 4.0, tích cực tạo ra sức mạnh răn đe lớn… Cùng với đó, các phần tử khủng bố, lực lượng chống phá trong và ngoài nước cũng nhân cơ hội cuộc cách mạng này mà nhanh chóng tiếp cận và sử dụng những thành tựu, phát minh mới, gây ra những thách thức tiềm ẩn mới, lớn cho cách mạng nước ta… buộc nước ta phải đẩy mạnh nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới, phát triển, nâng cấp chất lượng các yếu tố tạo thành sức mạnh QPAN của quốc gia, trước tiên là nhân tố con người. Yêu cầu nâng cao chất lượng nhân tố con người từ việc ứng phó với cuộc chiến tranh có sử dụng công nghệ cao, đến lượt nó lại đặt ra cho các nhà trường khối QPAN những yêu cầu mới về giáo dục và đào tạo, đồng thời cũng là cơ hội hiện hữu cho việc thúc đẩy quá trình nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đ p ứng yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang hiện đại trong giai đoạn cách mạng mới.

Về vấn đề an toàn thông tin: Sự xâm nhập các cơ sở dữ liệu để đ nh cắp, làm thay đổi hoặc phá hoại các thông tin quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực là mối nguy thường trực của tất cả các tổ chức ở mọi cấp độ. Vấn đề bảo mật, đảm bảo an ninh mạng mang tính toàn cầu là thách thức lớn hiện nay. Vì vậy, đào tạo ngành an toàn thông tin để đảm bảo an ninh thông tin cho các hoạt động của lĩnh vực QPAN được đặt lên vai các Học viện, nhà trường khối QPAN. Chất lượng nhân tố con người làm công tác đảm bảo ATTT trong lực lượng vũ trang phải được nâng cao, nhằm giúp cho việc ứng phó với các vấn đề về liên quan đến QPAN quốc gia trở nên nhanh chóng, linh hoạt, dễ dàng hơn, mục tiêu giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ


đất nước… được bảo đảm, tạo điều kiện cho KTXH đất nước phát triển bền vững.

Trong lĩnh giáo dục đại học, tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 cũng tạo ra sự thay đổi. Trường đại học học không còn được coi là những thực thể khép kín. Một số nhà trường đã hợp tác với nhau, hình thành mạng lưới hoặc trở thành đối tác với các trường khác. Một số trường đã bắt đầu hợp tác rộng rãi hơn với các tổ chức khác trong xã hội, chẳng hạn tổ chức khoa học, các trường đại học khác, tổ chức dịch vụ xã hôi, công ty công nghệ và doanh nghiệp nơi giảng viên và sinh viên có thể làm quen với các kỹ năng và năng lực mới mà các nhà tuyển dụng và xã hội đang cần. Các trường đại học mong muốn thực hiện chương trình đào tạo có thương hiệu thông qua sự hợp tác và mở rộng các mục tiêu của giáo dục đại học để giáo dục đại học trở thành “Gi o dục vì cộng đồng”. Một chương trình đào tạo như vậy sẽ phải nhận biết sự khác biệt của từng sinh viên và phải thừa nhận sinh viên có những kiến thức và kỷ năng riêng biệt, cũng như thái độ và giá trị sống khác nhau, do đó, dẫn đến lộ trình học tập phải khác nhau. Do đó, chương trình đào tạo phải động. Phải áp dụng các lộ trình học tập phi tuyến tính thay vì mong muốn tất cả sinh viên đi theo cùng một lộ trình học tập đã được chuẩn hoá. Chương trình đào tạo phải linh hoạt hơn và được cá nhân hoá để đảm bảo rằng tài năng riêng biệt của mỗi sinh viên, phải được phát triển nhằm giúp người học có thể phát huy hết tiềm năng của mình. Vì vậy trong bối cảnh CMCN 4.0 yêu cầu về kiến thức và kỹ năng sự phạm của người giảng viên phải thay đổi theo hướng “lấy người học làm trung tâm” làm phương trâm giảng dạy nhất là trong đào tạo ngành ATTT. Để nâng cao chất lượng đào tạo ngành ATTT tại các trường đại học khối QPAN, người giảng viên cần phải có các khả năng cốt lõi sau:

Khả năng thích ứng: khả năng cung cấp việc giảng dạy phù hợp với nhu cầu của mỗi người học thông qua việc đưa ra đ nh giá ban đầu và các khuyến nghị (phản hồi cho người học hoặc giảng viên) trong suốt quá trình học tập chứ không chỉ khi kết thúc quá trình học tập (đ nh giá tổng kết).


Tính linh hoạt: Linh hoạt trong tổ chức giảng dạy, sử dụng các công cụ giảng dạy, phương tiện giao tiếp với môi trường học tập, cũng như ở cập độ lộ trình học tập nhằm đ p ứng tốt nhất cho quá trình cá nhân hóa việc học. ví dụ: phải chuyển đổi phương pháp sư phạm như áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, học tập dựa trên dự án, lớp học đảo ngược, học tập qua trò chơi, học tập kết hợp… vào đào tạo ngành ATTT

Hiệu quả: Tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn tài nguyên (con người, tài chính, kỹ thuật), ví dụ có nhiều người học đạt được kết quả học tập cao trong khi chi phí đào tạo giảm xuống.

Vì vậy để có thể đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về ATTT cho KTXH nói chung và lĩnh vực QPAN nói riêng, vai trò của đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối QPAN là cực kỳ quan trọng tuy nhiên thực tế cho thấy đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối QPAN hiện nay còn những tồn tại, hạn chế: Số lượng giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN hiện nay còn thiếu rất nhiều; mất cân đối về độ tuổi, trình độ, chất lượng còn thấp so với mặt bằng chung của khu vực và thế giới; hầu hết số giảng viên ATTT ở các trường đại học khối QPAN chưa qua thực tiễn công tác ATTT tại các đơn vị trong và ngoài lĩnh vực QPAN vì vậy kiến thức và kỹ năng hoạt động thực tiễn nghề nghiệp còn nhiều hạn chế. Nguồn giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN chủ yếu tuyển dụng từ nguồn sinh viên ngành ATTT tại các Học viện, nhà trường có đào tạo ngành ATTT; Những tồn tại này ảnh hưởng đ ng kể đến chất lượng đào nguồn nhân lực chất lượng cao về ATTT cho KTXH và QPAN có đủ khả năng đối phó với các nguy cơ và rủi ro mất ATTT, nguy cơ chiến tranh mạng - một động lực bền vững cho sự phát triển KTXH và QPAN tại Việt Nam. Tình hình trên đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ nặng nề cho công tác xây dựng, cũng cố, phát triển ĐNGV ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối QPAN.

Với ý nghĩa nêu trên, vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối QPAN được đặt ra như một đòi hỏi tất yếu


đối với các cấp quản lý; đặc biệt là với các chủ thể quản lý của các trường đại học khối QPAN được giao đào tạo trọng điểm về an toàn thông tin. Tuy nhiên, lựa chọn mô hình, lý thuyết phát triển đội ngũ giảng viên nào là phù hợp với xu thế đổi mới quản lý giáo dục hiện nay và phù hợp với thực tiễn phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN được giao đào tạo trọng điểm về ATTT trong bối cảnh hiện nay là câu hỏi đầu tiên cần phải trả lời. Vì vậy nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối quốc phòng trong bối cảnh hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực, quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục đại học, cũng như thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ATTT ở các trường đại học khối quốc phòng hiện nay, từ đó đề xuất được các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối quốc phòng nhằm góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về ATTT cho QPAN và KTXH trong bối cảnh hiện nay.

3. Khách thể nghiên cứu

Đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN.

4. Đối tượng nghiên cứu

Phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN theo lý thuyết phát triển nguồn nhân lực.

5. Câu hỏi nghiên cứu

- Đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh mới đang đặt ra cho các nhà quản lý những vấn đề gì?

- Có thể nghiên cứu đặc điểm của giảng viên ngành ATTT và những yêu cầu của bối cảnh mới xác lập khung năng lực của đội ngũ giảng viên ngành ATTT, vận dụng lý thuyết phát triển nguồn nhân lực để xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT nhằm giải quyết vấn đề đảm bảo ATTT cho lĩnh vực QPAN và KTXH trong bối cảnh các thách thức về an ninh phi


truyền thống gây ra bởi sự phát triển công nghệ và toàn cầu hóa trong bối cảnh hiện nay?

6. Giả thuyết khoa học

Trong một cơ sở giáo dục đại học giảng viên luôn đóng vai trò quyết định tới chất lượng đào tạo. Tại các trường đại học khối QPAN nói chung và các trường đại học khối QPAN có đào tạo ngành ATTT nói riêng cũng không phải ngoại lệ. Trong bối cảnh CNCM 4.0, và toàn cầu hoá hiện nay vấn đề đảm bảo an toàn thông tin cho hoạt động lãnh đạo chỉ huy của lãnh đạo Đảng, nhà nước và LLVT cũng như lĩnh vực KTXH đang đặt ra cho các trường đại học khối QPAN cũng như đội ngũ giảng viên những thách thức to lớn về việc phát triển chương trình đào tạo, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, khả năng hội nhập quốc tế của giảng viên. Nếu nghiên cứu được các đặc trưng cơ bản về năng lực nghề nghiệp của giảng viên ngành ATTT trong bối cảnh mới, để xác lập khung năng lực của đội ngũ này làm cơ sở đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT thì có thể góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh hiện nay.

7. Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên Đại học, chỉ ra các thành tố cơ bản, phân tích các tính chất đặc thù ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh hiện nay.

Khảo sát, đ nh giá thực trạng giảng viên và việc phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh hiện nay.

Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh hiện nay, đ p ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về ATTT cho lĩnh vực QPAN và KTXH.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2023