Quản Lý Các Hoạt Động Ngoại Thương

trong công việc hoàn thiện nghề nghiệp của mình do thái độ phi lý và cách cai trị bạo ngược của triều đình. Khi thấy một thợ thủ công nào tinh xảo trong nghề nghiệp của mình thì nhà nước bèn trưng dụng và bắt họ phải làm việc không công trong một thời gian nhất định để phục vụ cho nhà vua quan địa phương, thậm chí cho riêng cá nhân một ông quan nào đó”. [41, 175]

Ngoài chế độ công tượng, lao động của người thợ thủ công dân gian nói chung đều tổ chức theo hình thức nhỏ lẻ, hoạt động sản xuất chủ yếu thường theo đơn vị hộ gia đình. Thời Lê - Trịnh, với sự cho phép của chính quyền, các hộ thủ công trong từng phường thôn ở kinh thành có thể tập hợp thành các tượng cục. Hình thức tượng cục này dù được không tổ chức, liên kết chặt chẽ nhưng qua đó, nhà nước có thể gián tiếp quản lý một bộ phận thợ thủ công lao động tự do.

Hoạt động quản lý thủ công nghiệp dân gian của triều đình thể hiện qua quy định về các loại thuế thổ sản - chuyên lợi. Hàng năm, các hộ thủ công có nghĩa vụ nộp thuế bằng sản phẩm do họ trực tiếp làm ra (như vải lụa, gạch ngói...). Bên cạnh đó, thay vì nộp sản phẩm, thợ thủ công có thể nộp (chiết nạp) bằng tiền. Quy định của triều đình từ năm 1724 cho phép: “chuẩn định cho nộp trừ vào tiền tô dung theo loại khác nhau", các loại sản vật như tơ lụa, the vân, các thứ lĩnh An Thái và các loại giấy... [6, 265].

Như vậy, mặc dù có một số chính sách, biện pháp tỏ ra thực dụng, thoáng mở. Nhưng nhìn chung, với các hình thức quản lý thủ công nghiệp trên đây cho thấy thái độ của nhà nước không khuyến khích sự sản xuất tự do trong dân gian. Vì thế, dù phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ XVII - XVIII, song các ngành nghề thủ công nghiệp ở Thăng Long - Kẻ Chợ không vượt được giới hạn của một nền kinh tế quan doanh bao cấp trong các hoạt động thủ công nghiệp.

3.2.2 Quản lý thương nghiệp

Thời Mạc, chính sách quản lý thương nghiệp có phần thông thoáng hơn. Riêng với Thăng Long, do hoàn cảnh chiến tranh, thái độ ít quan tâm của triều Mạc khiến cho hoạt động thương nghiệp dân gian ở Thăng Long không phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước mà còn có thêm cơ hội để phát triển.

Sự quan tâm của triều Mạc đối với các hoạt động thương nghiệp thể hiện bằng các biện pháp cụ thể như cho đúc và đưa vào lưu thông tiền mới, từ Thăng

Long đi các địa phương thuộc tứ trấn, nhiều cầu đường đã được tu sửa, tạo điều kiện thuận tiện cho giao thương. Chợ làng, chợ chùa, chợ buôn bán liên vùng được mở mang, nhiều chợ gần sát kinh thành như Phù Ninh (Ninh Hiệp, Gia Lâm), chợ Bộc Động (Thường Tín, Hà Tây). Nội dung nhiều văn bia đã ghi lại quang cảnh giao thương nhộn nhịp dưới thời Mạc “ngựa xe qua lại, hàng hoá lưu thông", "hành khách qua đường, thương nhân đến chợ” [112, 218].

Bước sang thời Lê - Trịnh, chính sách quản lý thương nghiệp của nhà nước có phần phức tạp hơn triều Mạc, thể hiện bằng các biện pháp không nhất quán, thậm chí mâu thuẫn. Một mặt, bị ràng buộc bởi ý thức hệ, quyền lợi đẳng cấp và quan điểm truyền thống "trọng nông ức thương", triều đình Lê - Trịnh duy trì các biện pháp kiểm soát hoạt động buôn bán. Mặt khác, trong bối cảnh nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ, sự lớn mạnh và mở rộng của các hoạt động giao lưu kinh tế, trước nhu cầu của xã hội, triều đình cũng đã có một số nhượng bộ, điều chỉnh về chính sách, biện pháp quản lý thương nghiệp.

Quản lý chợ: Ngay từ thế kỷ XV, triều đình đã coi “Việc lập ra các chợ là hệ quả của việc tụ tập đông đúc dân cư. Thiết chế của các chợ đó nhằm mục đích phân phối hàng hóa của quốc gia ra khắp đất nước và làm dễ dàng công việc giao dịch, trao đổi theo nhu cầu” [13, 145]. Vì vậy, để đảm bảo cho các hoạt động buôn bán, ngăn cấm các hành động phạm pháp trong các chợ, như việc người coi chợ (thị giám) sách nhiễu người buôn, gia nhân các nhà quyền quý ra chợ chiếm hàng hoá hoặc ép bán giá rẻ, pháp luật triều Lê đã quy định nhiều hình thức xử phạt đối với hành vi sai trái. Điều 24 chương Tạp luật trong Quốc triều hình luật quy định: “Những người buôn bán hàng trong chợ, cùng người coi chợ mà không làm theo đúng pháp luật thì đều xử tội biếm hoặc tội đồ” [27, 213]. Điều 90 chương Vi chế: “Những người coi chợ trong kinh thành sách nhiễu tiền lều chợ thì xử tội xuy đánh 50 roi, biếm một tư, lấy thuế chợ quá nặng biếm hai tư, mất chức coi chợ, bồi thường tiền gấp đôi trả cho dân... Nếu lấy thuế chợ không đúng luật thì xử tội đánh 80 trượng và dẫn đi rêu rao trong chợ 3 ngày" [19, 87]. Điều 91: “Trong các chợ tại kinh thành và thôn quê, những người mua bán không theo đúng cân, thước, thăng, đấu của nhà nước mà làm theo của riêng của mình để mua bán thì xử tội biếm hoặc đồ” [27, 90- 91]. Lê triều chiếu lệnh thiện chính chép nội dung chỉ dụ ban hành năm Đức Long 6 (1634), theo đó: “Các chợ và các cửa hàng ở trong kinh

kỳ, mua bán giao dịch, để lưu thông hàng hoá và phương tiện sự nhật dụng. Từ nay về sau, các nhà quyền quý và các nha môn phải nghiêm cấm người nhà không được ăn hiếp tài vật của người ta ở ngoài chợ, để yên ổn lòng người. Ai trái lệnh này, thì cho phép viên Xá nhân được tra xét, cùng là người chứng kiến được chóc nã chính phạm cùng với đồ tang vật đem nộp, để xét thực, khép phạm nhân vào tội nặng” [16, 75]. Năm Phúc Thái 5 (1647) quy định: “Chốn kinh kỳ là nơi văn vật, người ở các phố phường và người buôn bán, có hàng hoá đều tàng trữ ở các chợ, vậy phải cấm ngặt các nha môn, không được lấy tiền của các chợ trong kinh kỳ, để cho nhân dân đều được an cư lạc nghiệp” [16,79].

Năm 1740, triều đình: "Sai quan bình ổn giá chợ cho tiền và bạc đều thông dụng cả. Thoi bạc cho cắt ra từng miếng, cứ nặng 1 lạng thì ăn 2 quan tiền quý, nặng 1 đồng cân thì ăn 2 tiền quý... Ở chợ đặt người trưởng chợ xét kỹ bạc thật, bạc giả mà cho mua bán. Bởi thế giá bạc được công bằng, bọn phú thương không còn kiếm lợi nhiều nữa” [6, 243-244].

Một biện pháp khác là quy định mức thu thuế chợ. Năm Vĩnh Thọ 3 (1660) quy định: "người bán trâu bò mỗi con là 10 đồng tiền quý, lợn mỗi con 2 đồng tiền quý. Các món hàng khác thì cứ mỗi tiền lấy 1 đồng" [6, 267].

Tuy nhiên, trước thực trạng "trưng thu phiền nặng", "người coi chợ trong kinh thành sách nhiễu tiền lều chợ", năm 1723 triều đình đã ban lệnh bãi bỏ thuế chợ: “Phàm các thuế chợ và đò ngang có chỉ dụ rộng tha tất cả... Từ nay về sau, dân ở địa phận các chợ không được đòi riêng tiền cửa hàng của người buôn ngồi” [15, 66-67]. Riêng đối với những chợ có giết mổ gia súc, triều đình vẫn tính thuế bằng tiền mặt và các tấm da trâu với các mức khác nhau. Quy định năm Cảnh Hưng 8 (1727): "Các chợ trong kinh kỳ, chợ nào có làm thịt trâu thì chuẩn định ngạch thuế". [6, 270]


Chợ

Mức thuế


Ghi chú

Tiền

Hiện vật

(da trâu bò)

Cửa Đông

318 quan 8 tiền

300 tấm

mỗi tấm da = 1 quan 5 tiền

Cửa Nam

318 quan 8 tiền

100 tấm


Huyện

318 quan 8 tiền

100 tấm


Đình Ngang

318 quan 8 tiền

100 tấm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII - 12

318 quan 8 tiền

100 tấm


Văn Cửu

19 quan 2 tiền quý



Bác Cử



Mới lập chưa định thuế

Ông Nước

46 quan 8 tiền



Bà Đá


Thuế tuần ty: Tuần ty ban đầu chỉ là những trạm gác trên các tuyến sông, được thiết lập để kiểm soát, ngăn chặn các hoạt động buôn bán trái phép (chủ yếu nhằm vào đối tượng người nước ngoài). Sau tuần ty được áp dụng cho tất cả thuyền buôn nói chung, đặc biệt đối với các tuyến đi qua Thăng Long.

Vừa để quản lý các hoạt động buôn bán đường sông, vừa tăng cường nguồn thu cho nhà nước, triều đình đã ban hành thuế tuần ty, tính theo giá trị hàng hóa hoặc tính theo kích thước trọng lượng thuyền buôn.

Năm 1732 quy định mức thuế tuần ty là 1/40 giá trị hàng hoá, trong đó 2/3 số thuế nộp vào công quỹ, còn 1/3 cho quan trưng thu [6, 268]. Năm 1743, đối với các thuyền buôn đậu ở bến sông tại kinh thành, Trịnh Doanh: “lệ cho thuỷ binh lấy tiền bến của các thuyền bè, phàm các thuyền buôn bè mảng đậu ở bến sông kinh thành, cho phép các cơ đội thuỷ binh được lấy tiền thuế đậu bến: thuyền buôn lớn mỗi chiếc lấy 30 đồng tiền quý, thuyền trung 24 đồng, thuyền nhỏ và đò dọc lấy 18 đồng” [6, 271]. Năm 1760, triều đình quy định các mức thuế tuần sát ở bến sông Nhật Chiêu (Nhật Tân). Theo đó: "bè lớn (dài 80 thước trở xuống) thu 5 tiền, bè trung (dài 40 thước trở xuống) 3 tiền, ngoài ra đều tính vào hạng bè nhỏ, lấy thuế 2 tiền. Thuyền chở nặng (thuyền có hàng hoá nặng mà chở đầy) thu 1 tiền quý, thuyền chở nhẹ (thuyền chở tạp hóa mà chở ít) thu 30 đồng tiền quý, ngoài ra cho là thuyền không, thu 6 đồng tiền ” [6, 272].

Do quản lý của triều đình đối với các trạm thu thuế tuần ty không nghiêm và hiệu quả, dẫn đến tệ hà lạm, thu tăng thuế, thậm chí tự đặt ra các tuần ty để hạch sách tiền gạo người buôn bán như sử cũ ghi nhận: "bấy giờ các viên quan và nha môn đặt ra nhiều nơi tuần ty không vào ngạch để yêu sách tiền gạo, nên những người buôn bán không tiện đi lại" [6, 267], “tính thuế cho người buôn không biết đã tăng lên gấp mấy, người buôn bán còn gì mà không bị khốn, các hàng hoá làm gì mà chẳng cao vọt lên” [6, 270].

Trước thực tế đó, nhiều lần chúa Trịnh đã lệnh bãi bỏ các trạm tuần ty và thuế tuần ty. Tuy nhiên, chính sách của triều đình không dứt khoát và nhất quán. Năm 1664, triều đình đã cho triệt bỏ 13 sở tuần ty trên tổng số 23 sở, chủ yếu trên các tuyến sông từ Thanh Nghệ, thượng du và tứ trấn để về Thăng Long - Kẻ Chợ [6, 268]. Trong những năm mất mùa 1740 - 1742, do việc cấm chợ ngăn sông, thóc gạo từ vùng Thanh Nghệ không chuyên chở, tiếp tế cứu đói kịp thời cho Kẻ Chợ làm cho giá gạo tăng vọt, người chết đói đầy đường. Việc này khiến cho Trịnh Doanh phải thay đổi chính sách, năm 1743, triều đình đã ban lệnh miễn thuế tuần ty trong cả nước: “Chính sách của tiên vương là cửa quan ải, các chợ chỉ khám xét mà không đánh thuế. Nay sau cơn binh lửa, dân thiếu ăn phải nhờ buôn. Phải ban ơn thực, không nên chỉ chuộng chuyện răn bảo mà thôi. Bèn sai các sở tuần miễn hết thuế cho nhà buôn” [6, 271].

Nhưng chỉ 2 năm sau (1745), vì e ngại việc thương nhân lợi dụng chính sách miễn giảm này để buôn bán kiếm lời, nhà nước lại mất đi một nguồn thu, triều đình cho rằng: “Bọn hào phú và bọn tiểu nhân lại nhân cơ hội (bỏ thuế tuần ty) mà phần nhiều đua nhau làm nghề ngọn, ít kẻ chuyên về nghề nông. Lại có kẻ ngầm kết với bọn gian phi, chở lậu những vật cấm, mối tệ ấy cần phải uốn nắn. Nay ta tham bác và thể theo ý trọng bản ức mạt của người xưa, đã từng bàn định rằng phàm các tuần ty bến đò xem chỗ nào nên đặt như cũ, nhưng định điều lệ nghiêm cấm chọn người thanh liêm tháo vát giao cho giữ việc để không có cái tật hạch sách, nhũng nhiễu”. Vì thế, triều đình đã đặt lại các trạm kiểm soát, thu lại thuế tuần ty đối với các nguồn hàng hoá buôn bán từ các nơi chuyển về kinh thành Thăng Long. [6, 271]

Cho đến hết thời Lê mạt, chính sách thuế tuần ty của triều đình hầu như vẫn giữ như cũ, trừ mấy biện pháp điều chỉnh nhỏ không đáng kể vào các năm 1750, 1758, chủ yếu nhắc lại việc cấm các sở tuần ty thu thuế ngoài ngạch đã định và đánh thuế quá nặng. [6, 272]

Thuế tuần ty nhằm vào các thuyền buôn bán trên các tuyến đường sông, tuy nhiên, loại thuế này chỉ áp dụng cho những mặt hàng mà triều đình cho phép buôn bán tự do. Các mặt hàng đặc biệt do nhà nước nắm độc quyền như đồng, muối (tuyến thượng du - Thăng Long), quế (tuyến Thanh Nghệ - Thăng Long), chính quyền có chính sách quản lý, kiểm soát riêng, chặt chẽ hơn. Nhà nước đã đặt ra các

hộ: hộ coi về quế, hộ coi về đồng, hộ coi về muối để giữ riêng từng việc, cấm dân không được mua bán riêng với nhau. [14, 218]

Tóm lại, trong việc kiểm soát và đánh thuế tuần ty đối với các thuyền buôn trên các tuyến sông, triều đình Lê - Trịnh luôn luôn đứng trước những mâu thuẫn, cả trong chính sách cũng như các biện pháp cụ thể. Hoặc là kiểm soát chặt chẽ và đánh thuế nặng, hoặc cho tự do buôn bán và đánh thuế nhẹ thậm chí miễn thuế. Chính vì thế, các biện pháp quản lý cụ thể của triều đình đã bộc lộ tính chất dao động, mâu thuẫn. Và dù có tìm cách điều chỉnh, dung hoà nhưng cơ bản chính sách thuế tuần ty của triều đình vẫn không thoát khỏi được quan niệm “trọng nông ức thương”.

3.2.3 Quản lý các hoạt động ngoại thương

Không riêng triều Mạc và Lê - Trịnh, chính sách ngoại thương của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam nói chung đều tỏ ra dè dặt, kiểm soát chặt chẽ, thậm chí cực đoan hơn là ngăn ngừa, cấm đoán. Nguyên nhân thì có nhiều, chủ yếu vẫn là quan điểm ức thương, đề phòng sự dòm ngó từ bên ngoài, phương hại đến an ninh, trật tự, phong hoá trong nước. Để kiểm soát, quản lý các hoạt động ngoại thương, biện pháp của triều đình đối thường là độc quyền, cấm người dân vượt biển hoặc vượt biên giới ra nước ngoài buôn bán, cũng như cấm dân chúng không được giao dịch, trao đổi với người nước ngoài.

So với các địa phương khác trong cả nước, vấn đề quản lý hoạt động ngoại thương tại Thăng Long - đầu não kinh tế chính trị của cả nước - được triều đình đặc biệt chú trọng. Ngoài việc nắm độc quyền ngoại thương, nhà nước còn chủ trương ngăn cấm những ngoại kiều đến kinh doanh và cư trú ở kinh thành, cũng như không khuyến khích tạo thuận lợi cho các lái buôn người nước ngoài.

Chỉ đến giữa thế kỷ XVII, khi các quan hệ kinh tế quốc tế biến chuyển và mở rộng. Thêm vào đó, tác động của cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn khiến chúa Trịnh phải từ bỏ chính sách bế quan toả cảng, cho phép lái buôn ngoại quốc vào Kẻ Chợ buôn bán, bản thân chúa Trịnh cũng thông qua họ để mua sắm các sản phẩm hàng hoá, vũ khí... phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và các cuộc chiến.

Mặc dù vậy, triều đình Lê - Trịnh vẫn cảnh giác, dùng nhiều biện pháp để hạn chế tàu buôn ngoại quốc vào Kẻ Chợ. Năm Khánh Đức 2 (1650), triều đình

lệnh cho tàu thuyền của các nước Ô lan, Hoa lang, Nhật Bản tới buôn bán đều không được trực tiếp vào kinh thành, phải cử người đến xin phép trước, nói rò lý do và ý định. Các nhân viên trên tàu sẽ được cư trú tại hai địa điểm gần kinh thành là các bến Thanh Trì và Khuyến Lương. Đối với khách đường bộ từ phương bắc đến là trạm An Thường, triều đình sẽ cử các quan chức đến cai quản và cử các viên Thông sự làm phiên dịch để giao thiệp. [16, 177]

Ngay cả khi đã được phép vào kinh thành, họ cũng phải tuyệt đối tuân theo rất nhiều các quy định của triều đình như: không được đi đến các nơi cấm, không được mua bán hàng hoá của nhân dân ở chợ búa. Đối với các hàng hoá quý dành riêng cho vua chúa thì không được lén lút đưa xuống thuyền mang đi nơi khác... [16, 177]

Năm 1687, chúa Trịnh tiếp tục ban hành một loạt điều lệnh về việc cấm người nước ngoài đến trú ngụ tại kinh thành Thăng Long. Theo đó, các người ngoại quốc trước khi được phép vào kinh thành đều phải dừng lại ở 2 trạm để làm các thủ tục kiểm soát. Đối với tàu thuyền đi từ biển vào thì dừng lại ở vạn Lai Triều (phố Hiến). Các tuyến đường từ phía bắc đi xuống sẽ dừng lại ở trạm Cao Đào (thuộc Gia Lâm). Nếu có việc và được phép vào bệ kiến chúa Trịnh, phải có người đi theo giám sát. Khi xong công việc, phải lập tức trở lại nơi tập kết, không được ở lại trong kinh thành. Nhân viên các tàu buôn đi theo đều phải lưu trú tại ty sở quan trấn thủ Hải Dương. Tất cả các đò dọc, đò ngang đều không được phép tự tiện chở ẩn lậu người ngoại quốc. [44, 433]

Năm 1696, một lần nữa nhà nước lại ra một loạt quy định việc các ngoại kiều vào kinh đô. Trong đó có khoản: “các người khách từ các thương thuyền đến trú ngụ tại các xứ trong nước, khi buôn bán muốn vào kinh đô nếu không có người quen đưa dần mà tự tiện đi vào kinh thành thì cho phép quan Đề lĩnh bắt trừng trị theo phép nước” [14, 145].

Ngoài ra, thương nhân phương Tây còn phải tuân theo những thủ tục về lễ tiếp kiến và dâng lễ vật (biếu tặng vua chúa và các vị quan có trách nhiệm những sản phẩm, hàng hoá mới lạ và hiếu kỳ của phương Tây, lệ khai báo hàng hoá và khám xét tàu (thường được thực hiện ở tiền cảng Phố Hiến), việc nộp các loại thuế nhập cảng, thuế hàng hoá và thuế rời cảng, nhà nước ít khi chi tiền mặt để mua

hàng, thường là trao đổi sản phẩm (tơ lụa đổi lấy lưu huỳnh, diêm tiêu). Tệ hà lạm, sách nhiều, hối lộ, tham nhũng đối với các khách nước ngoài trở nên khá phổ biến.

Chính vì các biện pháp quản lý chặt chẽ của triều đình như vậy mà việc buôn bán trao đổi của thương nhân ngoại quốc, đặc biệt là lái buôn phương Tây tại kinh thành đã gặp rất nhiều khó khăn. Triều đình trực tiếp quản lý, độc quyền trong việc mua hàng hoá của các lái buôn phương Tây (chủ yếu là các mặt hàng sinh hoạt xa xỉ và quốc phòng). Trong khi đó, lái buôn phương Tây bị hạn chế, thậm chí có trường hợp không được buôn bán trực tiếp trong kinh thành. Ngay giữa các lái buôn phương Tây, thái độ của triều đình cũng khác biệt. Thương nhân phương Tây đến từ nhiều nước, tuy nhiên triều đình mới chỉ cho phép lái buôn người Hà Lan và Anh mở thương điếm tại Kẻ Chợ.

Bản thân việc thiết lập thương điếm cũng không hoàn toàn chỉ do khả năng đáp ứng về hàng hoá của lái buôn và nhu cầu buôn bán thông thường giữa hai bên mua - bán. Thương nhân Bồ Đào Nha là những người phương Tây đầu tiên đến Kẻ Chợ và Đàng Ngoài. Tuy nhiên, năm 1645, thương điếm đầu tiên được phép mở ở Kẻ Chợ là của người Hà Lan, trong khi chỉ trước đó 2 năm (1637), người Hà Lan mới xin phép và mở được thương điếm ở Phố Hiến. Việc này có tác động rất lớn từ thái độ ủng hộ và sự viện trợ về quân sự của các công ty Hà Lan đối với chúa Trịnh trong cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn.

Đối với thương nhân và các hoạt động buôn bán của Hoa kiều nói chung, chính sách quản lý triều đình Lê - Trịnh có phần thông thoáng hơn. Tuy nhiên, chính quyền cũng chỉ cho phép cư trú và làm ăn buôn bán ở Kẻ Chợ sau khi họ làm đầy đủ thủ tục đăng ký vào hộ tịch, thay đổi một số phong tục tập quán, cách ăn mặc và sinh hoạt như người Việt. Tại kinh thành, họ được chính quyền cho phép cư trú ở một số phường và địa điểm nhất định tại kinh thành.

Các chính sách, biện pháp quản lý này của chính quyền Lê - Trịnh chính là một nguyên nhân đưa đến sự giảm sút các hoạt động ngoại thương tại Thăng Long. Năm 1697, thương điếm Anh đóng cửa, 3 năm sau (1699), thương điếm Hà Lan cũng đình hẳn... C. Maybon, tác giả Những người châu Âu ở An Nam cho rằng: “Những nguyên nhân của sự giảm sút chung việc giao dịch giữa người Âu và người An Nam có thể là lòng tham lam của các vương công và quan lại làm cho

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí