Phát triển dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1: Số lượng khách hàng DNNVV 54

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay 55

Bảng 2.3: Doanh số cho vay và doanh số thu nợ 57

Bảng 2.4: Tình hình nợ quá hạn của DNNVV 59

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ theo nhóm dư nợ DNNVV 60

Bảng 2.6: Thu lãi hoạt động cho vay đối với DNNVV 61

Bảng 2.7 : Đặc điểm của khách hàng điều tra 64

Bảng 2.8: Kết quả đánh giá độ tin cậy 65

Bảng 2.9: Kết quả đánh giá Tính trách nhiệm 66

Bảng 2.10: Kết quả đánh giá Sự đảm bảo 67

Bảng 2.11: Kết quả đánh giá độ tin cậy 67

Bảng 2.12: Kết quả đánh giá Tính hữu hình 68



DANH MỤC CÁC HÌNH

Biểu đồ: 2.1. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình và các Phòng Giao dịch trực thuộc: 36

Biểu đồ 2.2: Thị phần tín dụng trung bình của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình các năm 2014-2016. 37

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng dư nợ DNNVV so với tổng dư nợ 56

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng Doanh số cho vay DNNVV trong tổng số Doanh số cho vay ...57


LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đối với bất cứ quốc gia nào, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số doanh nghiệp (DN). Vì thế, DNNVV luôn được xác định có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, DNNVV đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường cả trong nước và quốc tế, ngoài việc huy động mọi nguồn lực bên trong, các DNNVV cần nhận được sự hỗ trợ về nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại (NHTM). Chính vì vậy, DNNVV trở thành đối tượng cho vay đặc biệt quan trọng và nhiều tiềm năng đối với các NHTM đặc biệt là ở các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.

Thực tế hiện nay cho thấy nguồn vốn tín dụng ngân hàng (NH) đầu tư cho các DNNVV còn rất hạn chế vì các doanh nghiệp này khó đáp ứng đủ điều kiện vay vốn ngân hàng và khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng thì các doanh nghiệp lại sử dụng vốn chưa hợp lý và có hiệu quả. Bên cạnh đó, hầu hết các ngân hàng thương mại hiện mới chỉ quan tâm đến việc mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà ít chú ý tới việc nâng cao chất lượng tín dụng với đối tượng khách hàng này. Đặc biệt chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại bị giảm sút nghiêm trọng trong giai đoạn vừa qua, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã gặp rất nhiều khó khăn khi ngân hàng nhà nước (NHNN) thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và tín dụng. Do đó, vấn đề đặt ra là, làm thế nào để nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là một yêu cầu bức xúc, là một định hướng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại hiện nay.

Nhận thức rò được tầm quan trọng của tín dụng đối với DNNVV, trong thời gian qua, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình đã có nhiều cố gắng trong việc mở rộng quy mô cho vay đối với các DNNVV về cả số lượng và chất lượng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Việc tìm ra giải pháp để giải quyết các tồn tại giúp phát triển dịch vụ tín dụng đối với DNNVV đạt hiệu quả tốt nhất là mối quan tâm hàng đầu của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh



Quảng Bình. Xuất phát từ thực tế đó tôi chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình” làm luận văn thạc sỹ của mình.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Liên quan đến đề tài “Phát triển dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình” đã có một số công trình khoa học nghiên cứu công bố dưới dạng luận văn thạc sỹ và các công trình nghiên cứu luận án tiến sỹ. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu gần đây có liên quan đến đề tài như:

Phạm Văn Hồng (2007), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Đề tài này đã nghiên cứu và hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến sự phát triển DNNVV. Tổng kết kinh nghiệm phát triển DNNVV trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của một số nước trên thế giới. Phân tích, đánh giá thực trạng DNNVV và môi trường thể chế phát triển DNNVV trong quá trình hội nhập kinh quốc tế.

Nguyễn Minh Tuấn (2008), Phát triển dịch vụ ngân hàng hổ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội. Đề tài này đã nghiên cứu và hệ thống hóa các vấn đề quản lý rủi ro, chi phí giao dịch và chi phí hành chính, sự cần thiết có hệ thống kế toán tài chính đặc thù cho doanh nghiệp vừa và nhỏ... xem xét các DNNVV như là các khách hàng tiêu dùng cá nhân, phân loại các DNNVV thành nhóm đại chúng và nhóm có nhiều lợi nhuận.

Lê Hữu Thọ - Luận văn thạc sỹ (2013) Học viện Ngân hàng. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thông Việt Nam chi nhánh Đông Anh.

Lưu Đồng Thủy – Luận văn thạc sĩ (2014) Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Giải

pháp nâng cao hiệu quả hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.



Tuy nhiên chưa có một đề tài luận văn thạc sĩ hay công trình nghiên cứu nào về đánh giá tình hình dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Việt Nam nói chung và tại Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Quảng Bình nói riêng, từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển dịch vụ tín dụng đối với donh nghiệp nhỏ và vừa một cách hiệu quả cả về quy mô và chất lượng.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng đối với DNNVV của ngân hàng

thương mại.

- Đánh giá thực trạng tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại

Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình.

- Phân tích các nhân tố tác động đến đánh giá của khách hàng DNNVV đối với chất lượng dịch vụ tín dụng.

- Đề xuất hệ thống giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình về cả quy mô và chất lượng.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và thực trạng phát triển tín dụng SMEs của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

+ Thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 2014 – 2016, định hướng đến năm

2020.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Trên cơn sở kế thừa và phát triển các công trình nghiên cứu trước đây, đề tài tiếp tục nghiên cứu thực trạng phát triển tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình với những đóng góp chủ yếu sau:

- Về mặt lý luận: Đề tài nêu lên những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng đối với DNNVV nói riêng của NHTM, xu thế phát triển tín dụng đối với DNNVV tại các NHTM cũng như các nhân tố ảnh hưởng và



rủi ro khi các NHTM mở rộng qui mô cho vay đối với DNNVV

-Về mặt thực tiễn: Đề tài đề cập đến thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp cũng như kiến nghị nhằm mở rộng qui mô cho vay DNNVV. Những giải pháp có khả năng ứng dụng vào hoạt động của Chi nhánh đồng thời có thể để các ngân hàng khác tham khảo.

6. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

- Thống kê, tổng hợp, chọn mẫu, so sánh, phân tích, đánh giá

7. Kết cấu luận văn

Tên đề tài: “Phát triển dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình. Thực trạng và giải pháp”

Bên cạnh lời mở đầu kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận cơ bảnCơ sở khoa họcvề dịch vụ tín dụngphát triển tíndụngđối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. của ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình.

Chương 3: Một số giải pháp phát triển dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình.


CHƯƠNG 1 Ý LUẬN CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANHNGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICƠ SỞKHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANHNGHIỆP NHỎ VÀ VỬA

Tên chương 1: cơ sở khoa học về phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp NVV


Formatted: Font: (Default) Times New Roman, 1 pt, Bold, Dutch (Netherlands)


1.1. DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.1.1 Khái niệm và phân loại

Trên thế giới có rất nhiều khái niệm khác nhau về doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia; tính chất ngành nghề sản xuất; tính chất lịch sử. Song nhìn chung các nước thường sử dụng hai tiêu thức phổ biến nhất là số lượng lao động trung bình và tổng số vốn của doanh nghiệp để đưa ra khái niệm DNNVV cũng như phân loại các DNNVV.

Một cách chung nhất có thể hiểu DNNVV - Small and medium enterprise (SME) là cơ sở sản xuất kinh doanh đã đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của pháp luật với quy mô vốn và lao động được xác định theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp.

Như vậy, khái niệm DNNVV cho thấy:

1. DNNVV phải là cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện các hoạt động kinh doanh bao gồm sản xuất, phân phối, lưu thông và dịch vụ trên thị trường; tham gia thị trường với tư cách là một chủ thể kinh doanh độc lập.

2. DNNVV phải được đăng kí kinh doanh, thực hiện các hoạt động kinh

doanh theo quy định của pháp luật.

3. DNNVV được xác định theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp bao gồm vốn



và lao động do pháp luật quốc gia quy định tùy theo mỗi nước và tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia.

Ở Việt Nam, việc xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu theo hai tiêu chí là lao động thường xuyên và số vốn tham gia sản xuất vì chúng dễ xác định và có tính chính xác cao. Chúng có thể xác định dễ dàng tại mọi cấp độ doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và tại mọi thời điểm.

Để cụ thể hóa các tiêu chí này và để thuận tiện cho việc phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngày 20/6/1998, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 681/CP-KTN quy định tiêu chí tạm thời việc xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo đó doanh nghiệp vừa và nhỏ là các doanh nghiệp có vốn pháp định tối đa 5 tỷ đồng và số lao động trung bình hàng năm dưới 200 người. Đến ngày 23/11/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ- CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đã định nghĩa: “Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng kỷ không quá 10 tỷ đồng và số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển doanh nghiệp, các tiêu chí đưa ra chưa thực sự hợp lý và chưa phù hợp; vì vậy, ngày 30/6/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đưa ra khái niệm: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kỉnh doanh đã đãng ký kinh doanh theo quy định Pháp luật, được chia thành ba cấp; siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:


Khu vực

Doanh nghiệp siêu

nhỏ


Doanh nghiệp nhỏ


Doanh nghiệp vừa


Số lao động

Tổng nguồn

vốn


Số lao động

Tổng nguồn vốn


Số lao động

I. Nông, lâm

nghiệp và thủy sản

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

Từ trên 10

người đến 200 người

Từ trên 20 tỷ

đồng đến 100 tỷ đồng

Từ trên 200

người đến 300 người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Phát triển dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình - 2

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2022