LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các thông tin, số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, khách quan, chưa từng có ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khác.
Nghiên cứu sinh
Vũ Thị Xuân Hương
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 2
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
MỞ ĐẦU 6
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10
CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ 14
1.1Tổng quan về tập đoàn kinh tế 14
1.2 Những vấn đề lý luận về dịch vụ tài chính 21
1.3 Phát triển dịch vụ tài chính trong tập đoàn kinh tế 33
1.4 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ tài chính trong các tập đoàn kinh tế trên thế giới 49
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH TRONG TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 60
2.1 Khái quát về tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam 60
2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ tài chính trong tập đoàn bưu chính viễn thông việt Nam 68
2.3 Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ tài chính trong tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam 90
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH TRONG TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 114
3.1 Căn cứ đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ tài chính trong
tập đoàn bưu chính viên thông việt nam 114
3.2 Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính của tập đoàn bcvt việt nam 126
3.3 Các kiến nghị 171
KẾT LUẬN 175
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 178
TÀI LIỆU THAM KHẢO 179
PHỤ LỤC 185
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt | Tiếng Anh | |
BC-VT BHBĐ CDIT CNTT CPH | Bưu chính - Viễn thông Bảo hiểm Bưu điện Trung tâm Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin Cổ phần hoá | |
CTCK GDP IMF NHLD NHNN NHNNg NHTM PHBC POSTEF PTF PTI QTDND RSHBS TC TĐKT TKBĐ TMĐT TTCK TTCT TTLNH UBCKNN UPU VBARD VBP VDC VNPT VPSC VTN WB | Công ty chứng khoán Tổng sản phẩm trong nước Quỹ tiền tệ quốc tế Ngân hàng liên doanh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngân hàng nước ngoài Ngân hàng thương mại Phát hành báo chí Nhà máy thiết bị Bưu điện Công ty Tài chính Bưu điện Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện Quỹ tín dụng nhân dân Ngân hàng cổ phần nông thôn Tài chính Tập đoàn Kinh tế Tiết kiệm Bưu điện Thương mại điện tử Thị trường chứng khoán Trung tâm chuyển tiền Thanh toán liên ngân hàng Uỷ ban chứng khoán Nhà nước Tổ chức Bưu chính thế giới Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ngân hàng tín dụng chính sách Công ty điện toán và truyền số liệu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam Công ty dịch vụ tiết kiệm Bưu điện Công ty viễn thông liên tỉnh Ngân hàng thế giới | International Monetary fund Universal postal Union World Bank |
WSBI | Hiệp hội Ngân hàng tiết kiệm thế giới | World Saving Bank Institute |
WTO XHCN CHXHCNVN | Tổ chức thương mại thế giới Xã hội chủ nghĩa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam | World trade Organization |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển dịch vụ tài chính trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - 2
- Dịch Vụ Bảo Hiểm Và Các Dịch Vụ Liên Quan Đến Bảo Hiểm
- Phát Triển Dịch Vụ Tài Chính Trong Tập Đoàn Kinh Tế Nhằm Hỗ Trợ Các Hoạt Động Kinh Doanh Của Tập Đoàn
Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng vốn huy động qua các năm…………………………………... 72
Bảng 2.2: Vốn huy động theo hình thức đồng tài trợ…………………………. 73
Bảng 2.3: Vốn huy động theo hình thức nhận uỷ thác cho vay………………. 74
Bảng 2.4: Tổng vốn chuyển giao cho Quỹ hỗ trợ phát triển………………….. 74
Bảng 2.5: Tình hình cho vay của PTF………………………………………... 76
Bảng 2.6: Doanh số chuyển tiền qua Bưu điện……………………………….. 78
Bảng 2.7: Doanh số nhận chuyển tiền quốc tế………………………………... 79
Bảng 2.8: Kết quả hoạt động tư vấn của PTF………………………………… 81
Bảng 2.9: Báo cáo doanh thu bảo hiểm gốc từ 2001 – 2006…………………. 84
Bảng 2.10: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PTI từ 2001 – 2006…. 85
Bảng 3.1: Kết quả dự báo dịch vụ TCT và ĐCT……………………………... 125
Bảng 3.2: Kết quả dự báo dịch vụ chuyển tiền nhanh………………………... 125
Bảng 3.3: Kết quả dự báo nhu cầu dịch vụ tiết kiêm bưu điện……………….. 126
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Ở Việt Nam cùng với công cuộc đổi mới nền kinh tế, các tập đoàn kinh tế đã được thí điểm thành lập với mô hình các Tổng công ty Nhà nước theo Quyết định số 91/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam cũng ra đời trong bối cảnh đó.
Để tăng cường tiềm lực kinh tế nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, thực hiện chủ trương đổi mới doanh nghiệp của Chính phủ, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã thành lập một số định chế tài chính như Công ty Tài chính Bưu điện, Công ty Tiết kiệm Bưu điện và Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện, nhằm mục đích kinh doanh các dịch vụ tài chính, giúp Tổng công ty tìm kiếm khơi thông nguồn vốn trong nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, quản lý một cách tối ưu các nguồn vốn đầu tư, hạn chế thấp nhất việc thất thoát vốn, bước đầu đã mở ra một triển vọng mới cho sự phát triển của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Tuy nhiên hoạt động kinh doanh các dịch vụ tài chính của các định chế tài chính trong Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam còn rất hạn chế, đơn lẻ, qui mô nhỏ, dịch vụ tài chính nghèo nàn, chưa phát huy hết năng lực của các định chế tài chính. Để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ có chủ trương tập đoàn hoá các tổng công ty mạnh ở Việt Nam. Theo đó Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã được thí điểm thành lập theo Quyết định số 58/2005/QĐ-TTg ngày 23/03/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Do vậy việc phát triển các dịch vụ tài chính thông qua việc xây dựng hệ thống các định chế tài chính trong Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam là một yêu cầu khách quan trong quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn. Tập đoàn có phát triển mạnh hay không phụ thuộc vào năng lực tài chính của Tập đoàn, vì vậy cần thiết phải huy động và sử dụng đa dạng
các nguồn lực trong nội bộ Tập đoàn cũng như của các thành phần kinh tế xã hội để đảm bảo đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn tín dụng - đầu tư. Mặt khác kinh doanh các dịch vụ tài chính là một lĩnh vực kinh doanh quan trọng nhằm đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của Tập đoàn. Đây không chỉ là vấn đề thời sự quan trọng mà còn mang tính chiến lược lâu dài được Chính phủ, các cấp Bộ, Ngành và lãnh đạo Tập đoàn quan tâm. Xuất phát từ thực trạng trên tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ tài chính trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về phát triển dịch vụ tài chính trong tập đoàn kinh tế nói chung, chỉ ra những điều kiện để phát triển dịch vụ tài chính và chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ tài chính trong tập đoàn kinh tế. Trên cơ sở đó nghiên cứu ứng dụng về khả năng phát triển dịch vụ tài chính trong Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt nam, đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế để từ đó có những giải pháp nhằm phát triển các dịch vụ tài chính trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án: Dịch vụ tài chính và sự phát triển dịch vụ tài chính trong Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam mới đang trong quá trình thí điểm thành lập, vì vậy luận án chỉ tập trung nghiên cứu sự phát triển dịch vụ tài chính của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam kể từ khi thành lập các định chế tài chính đến giai đoạn chuyển đổi từ tổng công ty 91 sang tập đoàn kinh tế.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án sử dụng phương pháp hệ thống hoá, phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp... làm phương pháp luận cơ bản cho việc nghiên cứu, đánh giá sự phát triển dịch vụ tài chính của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
- Ngoài ra luận án còn sử dụng phương pháp khảo sát thực tế tại các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính của VNPT và phương pháp mô hình toán để dự báo
nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính của Tập đoàn làm căn cứ đề xuất những giải pháp nhằm phát triển các dịch vụ tài chính trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
5. Những đóng góp của luận án:
- Trên cơ sở tổng quan về mặt lý thuyết các quan niệm, đặc điểm và các loại hình dịch vụ tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán), luận án đã phát hiện ra bốn vai trò của dịch vụ tài chính trong kinh tế thị trường (đặc biệt là tập trung và phân bổ có hiệu quả vốn đầu tư, giám sát các hoạt động của chủ thể kinh tế, phân tán và giảm thiểu rủi ro).
- Trên cơ sở phát hiện sự cần thiết khách quan của phát triển dịch vụ tài chính trong tập đoàn kinh tế, luận án đã phân tích và đề xuất năm loại chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ tài chính trong tập đoàn kinh tế (loại chỉ tiêu về chủ thể cung cấp dịch vụ, đối tượng sử dụng dịch vụ, số lượng, chất lượng và giá cả của sản phẩm dịch vụ, khả năng tiếp cận dịch vụ và cuối cùng là chỉ tiêu khả năng cạnh tranh của dịch vụ). Những đề xuất này thể hiện nội dung mới về mặt lý thuyết của luận án.
- Trên cơ sở nghiên cứu về ứng dụng dịch vụ tài chính của các tập đoàn lớn như Siemens, Samsung, GE, CNOOC, v.v… luận án đã thể hiện tư duy đúc rút và phát hiện ra bài học kinh nghiệm đối với phát triển dịch vụ tài chính trong tập đoàn kinh tế ở Việt Nam (dịch vụ tài chính là một động lực quan trọng của tập đoàn, cần có sự lựa chọn các loại hình dịch vụ tương thích với hoạt động của tập đoàn, cần có trật tự ưu tiên trong đầu tư phát triển dịch vụ, cần tính đến khả năng nắm giữ cổ phần chi phối đối với định chế tài chính quan trọng của tập đoàn). Những bài học kinh nghiệm này được xem là nội dung mới của luận án.
- Trên cơ sở khảo sát và phân tích khoa học thực trạng hoạt động các dịch vụ tài chính ở Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, luận án đã phát hiện ra được các bất cập lớn nhất đang hạn chế sự phát triển dịch vụ tài chính trong tập đoàn này (đó là các bất cập về mô hình tổ chức của các chủ thể cung cấp dịch vụ, quan điểm phát triển dịch vụ chưa tương thích, điều kiện pháp lý chưa được hoàn thiện, tiềm lực tài chinh còn yếu, v.v… ).
- Trên cơ sở những nghiên cứu ở phần trên, luận án đã tập trung đề xuất chi tiết một hệ thống giải pháp nhằm phát triển dịch vụ tài chính trong tập đoàn Bưu chính Viễn thông, trong đó nổi lên một số nội dung mới, đó là:
+ Hoàn thiện mô hình tổ chức: đối với Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện cần phải chuyển đổi thành ngân hàng thương mại đa năng dựa vào lợi thế của bưu chính viễn thông để phục vụ nhu cầu phát triển tập đoàn cũng như công chúng; đối với Công ty tài chính bưu điện cần gấp rút cổ phần hoá để nâng cao tiềm lực tài chính và hoạt đông theo mô hình công ty mẹ - công ty con trong tập đoàn tránh được hoạt động hữu danh vô thực như hiện nay.
+ Tăng vốn điều lệ thông qua việc cổ phần hoá và phát hành cổ phiếu bổ sung cho các định chế tài chính trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông.
+ Đa dạng hoá các dịch vụ: Tiết kiệm, tín dụng, các dịch vụ tài chính vi mô gắn với tiết kiệm trong dân cư nông thôn Việt Nam qua hoạt động của Bưu điện, phát triển các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và dịch vụ tư vấn, v.v…
+ Hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, làm cơ sở cho phát triển dịch vụ tài chính trong tập đoàn.
+ Hướng tới thành lập một “Trung tâm thanh khoản” trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Trung tâm này sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân bên cạnh trung tâm thanh toán của Ngân hàng nhà nước. Luận án đã lập luận khá chi tiết về đề xuất này. Trong thực tế, đây là đề xuất rất mới và có ý nghĩa khoa học thiết thực của luận án.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Phát triển dịch vụ tài chính trong tập đoàn kinh tế.
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ tài chính trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.