- | 51,1% | 23,4% | 8,8% | 48,4% |
Có thể bạn quan tâm!
- Năng Lực Điều Hành Chính Sách Tiền Tề Cũng Như Năng Lực Giám Sát Hoạt Động Của Ngân Hàng Nhà Nước Vẫn Còn Hạn Chế
- Trình Độ Quản Lý Điều Hành Và Chất Lượng Nhân Viên
- Rủi Ro Đến Từ Phía Khách Hàng Và Quá Trình Thẩm Định Dự Án
- Các Giải Pháp Thúc Đẩy Hoạt Động Cho Thuê Tài Chính
- Dịch vụ cho thuê tài chính. Cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập WTO - 11
- Dịch vụ cho thuê tài chính. Cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập WTO - 12
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Nguồn: Ngân hàng nhà nước
Biểu đồ 2. Tăng trưởng dư nợ tài chính
Đơn vị: tỷ đồng
14000
12000
10000
Tổng dư nợ
8000
6000
4000
2000
0
2003 2004 2005 2006 2007
Nguồn: Ngân hàng nhà nước
2.3. Chất lượng cho thuê tài chính
Chỉ tiêu nợ quá hạn phản ánh chất lượng cho thuê tài chính. Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá cùng với chỉ tiêu dư nợ để thấy rõ hơn tình hoạt động cho thuê. Dư nợ phản ánh qui mô, còn nợ quá hạn thể hiện mặt chất lượng. Nếu dư nợ tăng đều và tăng nhanh qua các năm nhưng tỉ lệ nợ quá hạn cũng tăng không ngừng, thậm chí còn tăng cao hơn tốc độ tăng của dư nợ thì không thể cho rằng sự tăng trưởng đó là bền vững.
Bảng 10. Tình hình nợ quá hạn của các công ty CTTC
Đơn vị: triệu đồng
Tên công ty | 2005 | 2006 | 2007 | ||||
Nợ quá hạn | NQH/ Tổng dư nợ | Nợ quá hạn | NQH/ Tổng dư nợ | Nợ quá hạn | NQH/ Tổng dư nợ | ||
1 | Cty CTTC NH Ngoại Thương | 7.883 | 1,07% | 15.883 | 1,5% | 59.753 | 6,1% |
2 | Cty CTTC NH Công Thương | 7.700 | 0,93% | 13.276 | 2,1% | 20.556 | 2,5% |
3 | Cty CTTC NH NN& PTNN I | 20.630 | 1,45% | 46.073 | 3,8% | 78.918 | 4,0% |
4 | Cty CTTC NH NN& PTNN II | 42.427 | 1,63% | 54.813 | 1,7% | 65.143 | 1,3% |
5 | Cty CTTC NH Đầu Tư I | 15.817 | 1,77% | 8.001 | 0,8% | 32.297 | 2,7% |
6 | Cty CTTC NH Đầu tư II | 6.685 | 1,63% | 8.560 | 1,8% | 19.514 | 2,3% |
7 | Cty CTTC Quốc tế VN | 21.543 | 4,34% | 10.586 | 1,9% | 15.222 | 2,0% |
8 | Cty CTTC Kenxim | 63.286 | 8,93% | 27.567 | 3,5% | 33.791 | 2,3% |
9 | Cty CTTC ANZ - VTRAC | 475 | 1,71% | 0 | 0% | 0 | 0% |
10 | Cty CTTC Chailease | - | - | - | - | 1.057 | 0,6% |
11 | Cty CTTC NH Sài Gòn Thương Tín | - | - | - | - | 1.605 | 1,1% |
Tổng | 186.446 | 2,30% | 184.759 | 2,1% | 327.856 | 2,5% |
Nguồn: Ngân hàng nhà nước
Trong thời gian qua dư nợ của các công ty tăng trưởng liên tục, còn nợ quá hạn thay đổi rất ít và vẫn ở mức cho phép. Năm 2006 là 2,1% có giảm một chút so với năm 2005 (2,3%) và đến năm 2007 là 2,5%. So với mức tăng dư nợ của năm 2007 so với năm 2006 thì mức tăng tỷ lệ dư nợ quá hạn này là chấp nhận được.
Trong khối công ty cho thuê tài chính thuộc ngân hàng thương mại quốc doanh, đáng chú ý là công ty cho thuê tài chính ngân hàng Ngoại Thương và Nông Nghiệp I có tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng tăng cao, riêng công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại Thương năm 2007 có tỷ lệ nợ quá hạn khá cao (6,1%) cho thấy tình hình kinh doanh của công ty không được tốt.
Trong khối công ty có vốn đầu tư nước ngoài công ty cho thuê tài chính ANZ – VTRAC có tỷ lệ nợ quá hạn thấp thậm chí là bằng 0 vào năm 2006 và 2007. Tuy nhiên, xét về dư nợ thì dư nợ của công ty chỉ đạt ở mức thấp, thấp nhất trong các công ty cho thuê tài chính. Vì vậy cũng chưa thể khẳng định là hoạt động của công ty là thật sự hiệu quả.Trong khối này, công ty cho thuê tài chính Kenxim đã thể hiện được sự hoạt động ngày càng đi lên của mình với mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn là 8.3% năm 2005 xuống còn 2.3% năm 2007.
Biểu đồ 3. Dư nợ quá hạn so với tổng dư nợ
Đơn vị: tỷ đồng
14,000
12,000
10,000
Tổng dư nợ
Nợ quá hạn
8,000
6,000
4,000
2,000
0
2005 2006 2007
Nguồn: Ngân hàng nhà nước
Xét về mặt tổng thể, chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn ngành vẫn tương đối ổn định và an toàn, tỷ lệ nợ quá hạn chưa nghiêm trọng tới mức dẫn đến nguy cơ đổ vỡ. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn năm 2007 (2,5%) đã tăng so với năm 2006 (2,1%). Điều này có thể được lý giải bởi các nguyên nhân sau: một số qui định của cơ quan chức năng còn thiếu đồng bộ và chưa nhất quán nên việc thu hồi tài sản thuê phức tạp, lợi dụng tình trạng này người đi thuê không trả nợ; hoạt động kinh doanh của người đi thuê không hiệu quả nên một số khách hàng chậm thanh toán tiền thuê. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tài chính của các công ty cho thuê vì phải tăng trích quĩ dự phòng phải thu khó đòi làm chi phí hoạt động kinh doanh tăng, giảm lợi nhuận trước thuế kéo theo một số chỉ tiêu chất lượng khác cũng giảm xuống.
2.4. Lợi nhuận của các công ty cho thuê tài chính
Lợi nhuận trước thuế của các công ty tăng liên tục qua các năm và mức tăng trưởng là rất cao. Năm 2006 tổng lợi nhuận trước thuế đạt 125,833 tỷ đồng, tăng 137% so với năm 2005. Đây là con số rất cao phản ánh hiệu quả
hoạt động của các công ty cho thuê tài chính rất rõ nét. Năm 2007 mức tăng trưởng lợi nhuận bình quân toàn ngành đạt 83% so với năm 2006 với tổng lợi nhuận là 230,369 tỷ đồng (Nguồn: Ngân hàng nhà nước). Do đặc thù của dịch vụ cho thuê tài chính dễ gặp rủi ro trong việc thu hồi tài sản nên lợi nhuận phụ thuộc rất nhiều vào việc phân tích rủi ro đối với khách hàng thuê và rủi ro của máy móc thiết bị cho thuê. Thực hiện tốt được hệ thống thông tin đánh giá rủi ro, các công ty cho thuê tài chính hoạt động chắc chắn sẽ hiệu quả.
Biểu đồ 4. Lợi nhuận trước thuế
Đơn vị: tỷ đồng
250
200
Lợi nhuận trước thuế
150
100
50
0
2005 2006 2007
Nguồn: Ngân hàng nhà nước
Với kết quả trên, có thể thấy hoạt động của các công ty cho thuê tài chính hiện nay đang hoạt động khá tốt, đang từng bước khẳng định vai trò của cho thuê tài chính trong thị trường tài chính tiền tệ. Thông qua loại hình tín dụng cho thuê tài chính, công ty đã tạo ra kênh tài trợ hữu hiệu cho các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tận dụng cơ hội kinh doanh, đẩy mạnh sản xuất, phát triển doanh nghiệp từ đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập.
Chương III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG NẮM BẮT CƠ HỘI VÀ VƯỢT QUA THÁCH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TRONG THỜI GIAN TỚI
I. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH
1. Dự báo xu hướng phát triển dịch vụ CTTC trong thời gian tới
Xu hướng vận động của thị trường CTTC trong tương lai có vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế. Với những ưu thế của mình, CTTC sẽ khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là các tổ chức tài chính trung gian đầu tư vào hoạt động này nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế. Thị trường CTTC sẽ là một kênh chuyển tải vốn đầu tư trong nước và nước ngoài hiệu quả, giúp các doanh nghiệp nước ta nhanh chóng đổi mới thiết bị, công nghệ trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong khi thị trường CTTC ở các nước phát triển đang có xu hướng bão hòa, các công ty CTTC ở đó đang phải tìm cách đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của mình và tìm kiếm thị trường mới thì CTTC Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu phát triển. Cùng với sự tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội, đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mà một trong số đó là sự cạnh tranh gay gắt khi hàng hóa nước ngoài xâm nhập vào thị trường với chất lượng cao và giá thành thấp. Hiện nay, công nghệ sản xuất và thiết bị máy móc của các doanh nghiệp Việt Nam còn có tỷ lệ lạc hậu rất cao và do đó khó có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh. Chính vì vậy nhu cầu đổi mới máy móc thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất là nhu cầu đang ngày càng bức xúc của các doanh nghiệp Việt Nam. Và với trên 95% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì CTTC thực sự sẽ là
kênh dẫn vốn hiệu quả đối với các doanh nghiệp. Chính vì vậy cũng có thể thấy trước một thị trường CTTC với nhiều sôi động và phát triển trong thời gian tới. Dự kiến trong những năm tới thị trường CTTC Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng hàng năm ít nhất cũng tương đương với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Theo dự báo, đến năm 2010 qui mô thị trường CTTC đạt 74.686 tỷ VND.
Sự vận động và phát triển của thị trường CTTC sẽ ngày càng làm đa dạng hóa thị trường vốn làm đa dạng hóa hình thức tích tụ và tập trung vốn cho nền kinh tế trong điều kiện thị trường chứng khoán phát triển chưa ổn định, NHTM chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vốn trung dài hạn cho việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị của doanh nghiệp Việt Nam. Tức là phát triển thị trường CTTC sẽ tạo ra sự chuyển đổi về cơ cấu tín dụng đặc biệt là giảm bớt gánh nặng của hệ thống các NHTM.
2. Định hướng phát triển của dịch vụ CTTC
Xuất phát từ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2010, xuất phát từ các yêu cầu đối với quá trình phát triển thị trường CTTC Việt Nam trong tương lai, định hướng phát triển thị trường CTTC Việt Nam đến năm 2010 là:
Phát triển thị trường CTTC phải đảm bảo là một bộ phận của thị trường tài chính đồng bộ và thống nhất, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, là một kênh huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, cho CNH-HĐH đất nước, đảm bảo hoàn thành mục tiêu về huy động nguồn lực tài chính trong chiến lược tài chính quốc gia đến năm 2010.
Phát triển thị trường CTTC phải đảm bảo từng bước tự do hóa có trật tự, các hoạt động trên thị trường CTTC đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể tham gia thị trường. Để đạt được mục tiêu đó, nhà nước phải xây dựng hoàn thiện và nâng cao năng lực hệ thống pháp luật về thị trường tài