Kiến Nghị Đối Với Cơ Quan Quản Lý

chọn định hướng ngân hàng bán lẻ - đa năng - hiện đại để phát triển toàn diện về sản phẩm dịch vụ, hoạt động kinh doanh, công tác vận hành... Việc nâng cấp hệ thống core banking và Internet banking là huyết mạch của ngân hàng và hoạt động tất yếu phải triển khai.

Bắt đầu từ T9/2017, đến nay, sau một năm triển khai, dự án nâng cấp của SCB đã đi vào giai đoạn hoàn thiện. Hệ thống mới hoạt động nhanh chóng, ổn định và an toàn, mang đến nhiều tiện ích thiết thực cho công tác quản trị và vận hành của SCB cũng như hoạt động giao dịch của khách hàng. Các quy trình nghiệp vụ sẽ được tự động hóa, thao tác trên màn hình được rút gọn, giúp giao dịch viên có thể xử lý nhanh chóng các giao dịch, nhằm rút ngắn thời gian chờ đợi cũng như giao dịch tại quầy của khách hàng. Ngoài ra, hệ thống cũng hỗ trợ cảnh báo, nhắc nhở giao dịch viên trong việc theo dòi thông tin như: danh sách các khách hàng có CMND hết hạn, danh sách các chứng từ chưa hoàn tất...Qua đó giao dịch viên có thể hỗ trợ khách hàng điều chỉnh kịp thời và tránh xảy ra sai sót trong công tác quản lý dữ liệu và hoạt động phòng tránh rủi ro. Bảo mật an toàn thông tin cho khách hàng cũng được tăng cường. Hệ thống mới cũng sẽ hỗ trợ đồng nhất giao diện digital banking trên mọi trình duyệt và thiết bị điện tử, giúp khách hàng thoải mái và dễ dàng thực hiện mọi thao tác.

Việc nâng cấp hệ thống lên phiên bản mới với kiến trúc mở sẽ giúp SCB có thể dễ dàng tích hợp với các hệ thống khác, qua đó, có thể chủ động vận hành và phát triển hệ thống mới phù hợp với các thay đổi trong hoạt động kinh doanh của SCB. Hệ thống lòi core banking và digital banking được nâng cấp cũng là nền tảng để SCB đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ ứng dụng công nghệ cao, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường tài chính, cũng như đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Hiện nay, SCB là một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam vận hành hệ thống Treasury FIS hỗ trợ quản lý, quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đồng thời tích hợp hệ thống phòng chống rửa tiền theo các tiêu chuẩn quốc tế. Đây có thể xem như một cột mốc quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của SCB trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, cũng như nâng cao năng

lực cạnh tranh cho ngân hàng trên thị trường tài chính. Có thể nói, SCB đã có 1 bước tiến trong việc đem công nghệ chuẩn quốc tế áp dụng tại ngân hàng. Dự án hoàn thiện sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tiền tệ, đáp ứng các yêu cầu về quản trị, phù hợp quy mô hoạt động cũng như tốc độ phát triển không ngừng của SCB.” Những sự chuẩn bị như trên giúp SCB có được nền tảng công nghệ vững chắc, an toàn để triển khai mọi sản phẩm, dịch vụ tích hợp công nghệ, vốn được xem là xu hướng tương lai.

Trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các ngân hàng đang phải chạy đua để kết nối nhiều nhất với các đối tác nhằm xây dựng một hệ sinh thái sản phẩm quanh người dùng. Đây chính là xu hướng của ngân hàng số tại Việt Nam. vậy, SCB phải chủ động chuẩn bị những nền tảng cần thiết, không ngừng hoàn thiện và học hỏi để tiếp cận những thành tựu công nghệ mới tránh bị tụt hậu.

Năm là, thường xuyên kiểm tra chất lượng, hiệu quả của các hoạt động marketing, từ đó có kế hoạch điều chỉnh phù hợp. Các NHTM cần đưa ra các phương pháp để đánh giá, đo lường hiệu quả của hoạt động marketing. Điều này không chỉ giúp các ngân hàng mạnh dạn đưa ra những chiến dịch marketing hiệu quả trong tương lai mà còn giúp ngân hàng loại bỏ những hoạt động marketing không phù hợp, không mang lại hiệu quả hoặc gây ra lãng phí nguồn lực cho ngân hàng.

4.4. Kiến nghị

4.4.1. Kiến nghị đối với Cơ quan quản lý

4.4.1.1 Kiến nghị đối với Chính phú

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

- Nhà Nước cần tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ và khả thi để hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động có hiệu quả.

Yếu tố cơ bản đối với hệ thống khung pháp luật là phải thống nhất, ổn định, rò ràng minh bạch, kết hợp vận dụng các tiêu chuẩn chung đã trở thành thông lệ quốc tế. Tính thống nhất thể hiện các văn bản qui phạm pháp luật phải phù hợp, cùng theo một chuẩn mực nhất định. Tính ổn định thể hiện, hệ thống văn bản phải có một đời sống nhất định. Điều này đòi hỏi trong công tác xây dựng pháp luật, Nhà Nước phải tính toán, dự đoán được xu hướng phát triển kinh tế xã hội

Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - 26

trong một thời gian dài. Tính minh bạch thể hiện, hệ thống pháp luật phải rò ràng, dễ hiểu, tránh hiện tượng vận dụng tùy tiện hoặc lợi dung khe hở của pháp luật để trốn tránh.

Vận dụng các tiêu chuẩn quốc tế thể hiện trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, sự tham gia của mỗi quốc gia vào quá trình này là một tất yếu khách quan. Không quan tâm đến yếu tố này trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật thì sẽ bị loại dần ra khỏi sân chơi của quốc tế.

VN đã trở thành một quốc gia đã thực hiện đầy đủ các qui định về hoạt động của NH theo qui định của quốc tế tuy nhiên chưa được đồng bộ cho các NH trong nước. Hiện nay, hệ thống các qui định về giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm, các qui định về thương phiếu, hối phiếu, thương mại điện tử cần được ban hành đồng bộ với cơ chế thanh toán hiện đại phù hợp với xu thế hội nhập, các qui định về báo cáo tài chính, trách nhiệm báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

- Luật các tổ chức tín dụng cần phải bổ sung quy định một cách rò ràng hơn về DVNH. Các loại hình DV cũng cần có định nghĩa một cách rò ràng hơn, tiến dần đến cách hiểu về DVNH của GATS/WTO. Bởi lẽ trong xu thế hội nhập ngày càng mạnh mẽ, để các NHTMVN hoạt động và cạnh tranh với các NH nước ngoài thì luật của VN cũng cần tiếp cận gần hơn với các quy định quốc tế. Điều này làm cơ sở cho các NHVN có thể đề ra những chiến lược phát triển rò ràng, đổi mới trong tư duy, mạnh dạn nghiên cứu triển khai các DV mới, hiện đại.

- Luật cạnh tranh được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ năm 2005 đã tác động trực tiếp đến hoạt động của các TCTD. Hoạt động cạnh tranh của các NH chủ yếu tập trung ở hai khía cạnh: Lãi suất và cung ứng các DVNH. Hoạt động cạnh tranh của các TCTD đã được qui định tại điều 16 Luật các TCTD năm 1997, nhưng hiện nay vẫn chưa có một văn bản luật nào hướng dẫn riêng về vấn đề cạnh tranh trong lĩnh vực NH. Trong bối cảnh hiện nay, thì xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực NH là rất cần thiết.

- Quyết định 254/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015” của Thủ tướng Chính Phủ. Đây được xem là một bước cách mạng lớn của hệ thống NHVN. Với mục đích tái cấu trúc lại hệ thống NH nhằm tinh gọn hệ thống NHVN. Nhưng trên thực tế sau 2 năm triển khai thì việc thực hiện Đề án này vẫn chưa thực sự thành công và được xem như đang khởi động. Bởi lẽ việc triển khai và thực hiện Đề án này đã bộc lộ những yếu kém trong hoạt động của NH cũng như vấn đề quản lý của các cơ quan chức năng có liên quan.

- Mở rộng triển khai các chính sách đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Chính phủ cần tích cực tổ chức triển khai và mở rộng hơn nữa việc thực hiện nội dung của Quyết định số 291/2006/QĐ –TTg về Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng năm 2020 và chỉ thị số 20/2007/CT-TTg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước và triển khai rộng trên khắp cả nước trong năm 2009. Đây là một chủ trương có ý nghĩa lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn đối với toàn xã hội, tạo thói quen sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân

Tuy nhiên, Chính phủ cần quyết liệt hơn trong việc đưa việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị và từng bước phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế với mức tăng trưởng cao giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt. Chính phủ cần đề ra các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn. Các mụctiêu mang tính tăng trưởng dần, gắn với thực tế tại Việt Nam. Các tiêu chí đặt racụ thể, chi tiết như: giá trị thanh toán không dùng tiền mặt; tỉ lệ thanh toánkhông dùng tiền mặt trong thương mại điện tử; tỉ lệ người dân từ 15 tuổi trở lêncó tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; số lượngđiểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt hoạt động hiệu quả, thườngxuyên,....

- Cải thiện môi trường kinh tế xã hội, phát triển kinh tế hạ tầng, tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh của hệ thống NHVN

- Chính phủ cần có quan điểm thống nhất, xác định rò ràng và cụ thể, giám sát và chỉ đạo lộ trình mở cửa dịch vụ tài chính NH theo đúng các cam kết quốc tế để tạo thuận lợi, nâng dần thế chủ động cho các ngân hàng trong nước. Từng bước dỡ bỏ những hạn chế đối với các NH nước ngoài theo các cam kết hội nhập, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các NH, góp phần đóng góp tích cực hơn nữa cho sự phát triển của nền kinh tế.

- Chính phủ cần tích cực đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tiến tới giảm phí sử dụng DVInternet, cước điện thoại di động cho người dân. Mặt bằng công nghệ của các NHVN nhìn chung còn thấp so với nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Do vậy, Chính phủ cũng cần có những chính sách hỗ trợ khuyến khích các NHTM hiện đại hóa công nghệ NH nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế đất nước.

- Chỉ đạo đổi mới nội dung và chương trình đào tạo trong các trường đại học, trung tâm bồi dưỡng theo hướng chuyển sang các nội dung và nghiệp vụ về DVNH hiện đại.

4.4.1.2 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

- Hoàn thiện khung pháp lý về thanh toán, khuyến khích các NH mở rộng hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư. Định hướng tới năm 2020 theo Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg với mục tiêu giảm lượng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở VN xuống dưới 15% đến năm 2020.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án Luật do NHNN chủ trì theo yêu cầu của Thủ Tướng Chính phủ, đặc biệt là Luật NHNN và Luật các tổ chức tín dụng mới.

- NHNN cần chỉ đạo nhanh chóng thành lập trung tâm chuyển mạch tài chính quốc gia thống nhất trong cả nước, cho phép kết nối mạng sử dụng máy ATM chung cho các NHTM trên toàn quốc, từ đó thống nhất mức thu phí DV thẻ giữa các NH, qua đó tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn nữa DV thẻ tại VN và cũng góp phần đẩy nhanh việc giảm lượng tiền mặt trong lưu thông.

- NHNN cần mở rộng phạm vi thanh toán và thời gian thanh toán của hệ thống thanh toán điện tử liên hàng. Trong khuôn khổ dự án hiện đại hóa NHVN do WB tài trợ, giai đoạn II của dự án sẽ đặt trọng tâm vào việc nâng cao khả năng của trung tâm xử lý hệ thống thanh toán liên NH của NHNN, mở rộng những hoạt động và DVcủa các NHTM cũng như giúp đào tạo đội ngũ nhân viên đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa hệ thống NH nói chung. NHNN cần đứng ra làm đầu mối, cùng với các NHTM thực hiện tốt dự án hiện đại hóa NH và hệ thống thanh toán giai đoạn II.

- NHNN Việt Nam cần có chính sách chú trọng đến bảo đảm an toàn, phòng chóng rủi ro các giao dịch tài chính nói chung và tài chính cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tranh thủ các dự án quốc tế tài trợ phát triển DVNH, cả về vốn, công nghệ và đào tạo cán bộ trong, ngoài nước cho các chi nhánh của các NHTMNN.

- Có giải pháp chiến lược đảm bảo sự hợp tác có hiệu quả giữa các NHTM VN trong phát triển DVNH nói chung và DVNH cho khu vực nông thôn nói riêng khi VN thực hiện mô hình tăng trưởng bền vững từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030, mà đầu mối có thể là NHNN và Hiệp hội NH VN. Quá trình phát triển NH ở VN cho thấy hiện nay các NHTM có khuynh hướng chạy khỏi khu vực nông nghiệp và nông thôn, hay vùng sâu, vùng xa do chi phí hoạt động cao. Đã có nhiều NHTMCP nông thôn được thành lập từ những năm 1990, cam kết gắn nông nghiệp- nông thôn thì đến nay không còn một NH nào tồn tại nữa, các NH này ngày càng tăng vốn, trở thành một NH tốt và hướng tới thành thị vì thị trường ở đây hấp dẫn mà mang lại lợi nhuận cao cho NH. Bên cạnh đó một số NH nước ngoài, hoạt động tại VN thì phục vụ những khách hàng tốt, có khả năng mang lại lợi ích cao cho NH chứ không chú trọng đến khách hàng ở khu vực nông thôn. Hiện nay, khu vực nông nghiệp và phát triển nông thôn không được hưởng nhiều từ tăng trưởng tín dụng trong thời gian qua. Trước tình trạng như vậy Nhà Nước cần có những chính sách, định hướng, DVNH phục vụ cho nông nghiệp – nông thôn để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững. Ý kiến này cần đưa vào chiến lược cơ cấu lại nền kinh tế từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn 2030

của VN.

- NHNN cần thực hiện các biện pháp để quản lý vấn đề thực hiện công tác đảm bảo an toàn an ninh mạng của các ngân hàng thương mại, đồng thời chung tay với các Ngân hàng thương mại phòng ngừa và chống lại tội phạm công nghệ cao:

+ NHNN cần tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý đối với sản phẩm, dịch vụ mới; tạo dựng môi trường pháp lý thúc đẩy đổi mới sáng tạo của các tổ chức Fintech, khuyến khích các giải pháp Fintech an toàn hiệu quả.

+ Nghiên cứu, áp dụng các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế về an ninh, an toàn hệ thống thông tin vào các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động ứng dụng CNTT của các TCTD, tổ chức trung gian thanh toán.

+ Đưa vào áp dụng khung đánh giá rủi ro CNTT theo thông lệ quốc tế để nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra tuân thủ các quy định về an toàn bảo mật tại các TCTD, tổ chức trung gian thanh toán.

+ Giám sát, đôn đốc các TCTD hoàn thành triển khai Kế hoạch áp dụng các giải pháp về an toàn bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng; Đẩy mạnh triển khai kế hoạch chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chíp.

+ Chỉ đạo các TCTD kiện toàn bộ máy chuyên trách về an ninh thông tin (ANTT). Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố an ninh CNTT ngành Ngân hàng.

+ Phối hợp với các cơ quan chức năng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các tổ chức cung cấp dịch vụ hạ tầng CNTT... để chia sẻ thông tin và hỗ trợ hoạt động đảm bảo an toàn, an ninh mạng của ngành Ngân hàng.

+ Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân viên trong ngành Ngân hàng và người dân trong việc nhận diện và giảm thiểu các rủi ro của hoạt động ngân hàng trên không gian mạng.

4.4.2. Kiến nghị đối với Hiệp hội ngân hàng

Hiệp hội ngân hàng VN được thành lập ngày 14/05/1994, là tổ chức tự nguyện của các tổ chức tín dụng VN, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự

quản, tự chịu trách nhiệm về mọi mặt, tập hợp, động viên, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh.

Trong quá trình hoạt động của các tổ chức tín dụng và các NHTM, vai trò của Hiệp hội NH khá quan trọng, là đại diện cho các hội viên trong các mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến NH và của Hiệp hội. Chính vì vậy, để phát triển hoạt động kinh doanh của NHTM thì nhất thiết cần tăng cường vai trò hoạt động kinh doanh của NHTM thì nhất thiết cần tăng cường vai trò hoạt động của Hiệp hội NH. Cần mở rộng sự hợp tác của Hiệp hội NHVN với Hiệp hội NH các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác, Hiệp hội NHVN cũng cần nâng cao vai trò của mình trong việc tổ chức, liên kết, hợp tác giữa NHTM trong nước về các nghiệp vụ, nhằm tạo điều kiện cho các NHTM hỗ trợ nhau, nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống NHVN, góp phần thực thi chính sách tiền tệ, đảm bảo cho hệ thống các tổ chức tín dụng VN hoạt động an toàn, phát triển lành mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 01/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí