Định Hướng Phát Triển Dịch Vụ Phi Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Đến Năm 2025 Và Tầm Nhìn Năm 2030


cạnh tranh khốc liệt trong việc chiêu mộ người tài bằng các chính sách đãi ngộ đặc biệt, vô hình trung dẫn đến sự không ổn định trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo của các ngân hàng trên địa bàn trong thời gian qua.

Thứ tư, số lượng và chất lượng kênh phân phối chưa đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Hệ thống kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng còn thiếu đồng bộ, chủ yếu tập trung ở các đô thị, thành phố lớn. Nhiều nơi kênh phân phối chưa hợp lý, làm tăng chi phí cho ngân hàng và giảm mức độ thỏa mãn của khách hàng. Để sắp xếp các kênh phân phối dịch vụ ngân hàng được khoa học, các ngân hàng TMCP trong nước cần có một chiến lược thống nhất, đồng bộ, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ ngân hàng.

Thứ năm, chính sách giá cả dịch vụ phi tín dụng chưa hợp lý.

Mặc dù đã có sự cân nhắc điều chỉnh về mức phí áp dụng và chính sách giá cả nhưng hiện nay các NHTMCP trong nước vẫn đang áp dụng nhiều mức phí mang tính tận thu, thậm chí có phần vô lý khiến khách hàng cảm thấy chưa thực sự hài lòng. Các giao dịch của khách hàng bị tính phí quá cao là một trong những nguyên nhân hạn chế số lượng khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng và là nguyên nhân khiến tổng doanh thu từ dịch vụ phi tín dụng bị ảnh hưởng.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, trên cơ sở vận dụng khung lý thuyết được xây dựng trong chương 1, luận án tập trung phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam. Theo đó thực trạng phát triển DVPTD tại một số NHTMCP Việt Nam được nghiên cứu chi tiết theo từng sản phẩm dịch vụ; theo các tiêu thức đánh giá sự phát triển DVPTD của ngân hàng về quy mô bao gồm: Mức độ gia tăng doanh số, chi phí và thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng, sự gia tăng số lượng khách hàng và thị phần, sự gia tăng số lượng dịch vụ và kênh phân phối; theo các tiêu chí đánh giá sự phát triển DVPTD của ngân hàng về chất lượng.

Tác giả đã tiến hành khảo sát và nghiên cứu định lượng về chất lượng dịch


vụ phi tín dụng của các NHTMCP Việt Nam. Các nội dung được thể hiện gồm xây dựng mô hình nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, kết quả nghiên cứu về mô hình chất lượng dịch vụ phi tín dụng, kết quả nghiên cứu về chất lượng dịch vụ phi tín dụng tác động đến sự hài lòng của khách hàng thông qua đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích EFA; kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy bội. Luận án khái quát các kết quả đạt được, các hạn chế và các nguyên nhân hạn chế của việc phát triển dịch vụ phi tín dụng của các NHTMCP Việt Nam.

Những kết quả đạt được trong chương 2 là cơ sở khoa học thực tiễn cho các giải pháp và kiến nghị đối với phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam được tác giả đề cập trong chương 3.


CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN NĂM 2030

3.1.1. Cơ hội và thách thức phát triển dịch vụ phi tín dụng của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn tới

3.1.1.1. Bối cảnh nền kinh tế thế giới và Việt Nam

Trong giai đoạn 2015 - 2020, nền kinh tế thế giới có xu hướng tăng trưởng chậm và đi xuống. Xu hướng thắt chặt CSTT đang trở nên rõ nét hơn tại các nền kinh tế phát triển ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định lãi suất của NHTW các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi trước áp lực của dòng vốn và để bảo vệ đồng bản tệ. Lãi suất gia tăng cũng sẽ tác động đến hoạt động chi tiêu, đầu tư, tác động đến diễn biến luồng vốn cũng như các dòng chu chuyển tài chính trên toàn cầu, đồng thời đặt thế giới trước áp lực gia tăng nợ công. Trong khi đó, những tranh chấp thương mại giữa Mỹ và các nước đối tác vẫn chưa đi đến hồi kết sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến dòng chảy thương mại, một động lực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Những bất ổn địa chính trị gia tăng tại khắp nơi trên toàn cầu, đặc biệt là những bất ổn tại khu vực Trung Đông tạo ra những biến động trên thị trường dầu mỏ cũng là một trở ngại không nhỏ góp phần khiến cho lĩnh vực sản xuất tiếp tục trì trệ và thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm.


Biểu đồ 3. 1 Tăng trưởng kinh tế thế giới giai đoạn 2015 – 2020


(Đvt: %)

Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thế giới

3.5

3.7

3.3

1.4

NĂM 2015

NĂM 2016

NĂM 2017

NĂM 2019

NĂM 2020

-2.6

(Nguồn: [33])

Từ cuối năm 2019 tới nay, nền kinh tế toàn cầu chịu sự tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, tâm dịch đầu tiên tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc, sau đó lan ra khắp lục địa Trung Quốc và hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đại dịch đã đẩy nền kinh tế toàn cầu vốn đang trong giai đoạn phục hồi tương đối ổn định bước vào đợt suy thoái lớn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Sự giảm sút của các hoạt động kinh tế - xã hội từ công nghiệp, giao thông vận tải đến các lĩnh vực dịch vụ, vui chơi giải trí... kéo theo lực lượng lao động ước tính hơn 3 tỷ người rơi vào tình trạng thất nghiệp.

Dưới ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19, năm 2020 đã ghi nhận lần đầu tiên hàng chục nền kinh tế trên thế giới đồng loạt rơi vào suy thoái như Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức, Italy, Australia, Brazil, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Singapore, Philippines, Thái Lan, Indonesia… Trong đó, Mỹ và châu Âu là những tâm điểm chính của diễn biến dịch bệnh và cũng là những nơi thực trạng tăng trưởng kinh tế và thương mại sụt giảm nhất trong năm 2020. Tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, năm 2020, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Mỹ giảm 3,5% so với năm 2019. Đây là mức giảm mạnh nhất của kinh tế Mỹ kể từ


năm 1946 và là lần đầu tiên GDP hàng năm của Mỹ giảm kể từ năm 2009 - năm mà nền kinh tế nước này giảm 2,5% do khủng hoảng tài chính.

Tại châu Âu, kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã bị tác động mạnh bởi cuộc khủng hoảng Covid -19 với GDP giảm giảm 6,8% năm 2020, do hoạt động kinh doanh đình trệ khi các doanh nghiệp phải đóng cửa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid -19.

Tại châu Á, kinh tế Nhật Bản cũng lần đầu tiên rơi vào suy thoái kể từ năm 2015 do nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này tăng trưởng âm hai quý liên tiếp trong năm 2020 trước tác động của đại dịch Covid -19. Tại Trung Quốc, mặc dù đã kiểm soát tốt dịch bệnh đã giúp nền kinh tế nước này tăng trưởng 3,2% trong quý II/2020, tuy vậy, nhu cầu toàn cầu yếu và căng thẳng gia tăng trong quan hệ Mỹ- Trung Quốc là những rủi ro chính đối với sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc.

Mặc dù ối cảnh kinh tế xã hội thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự báo, nhưng nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2020 duy trì mức tăng trưởng ổn định nhờ sức cầu mạnh trong nước và nền sản xuất định hướng xuất khẩu.

TỐC ĐỘ TĂNG GDP CỦA VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2011-2020 (%)

6.24

6.68

6.21

6.81

7.08

7.02

TỐC ĐỘ TĂNG GDP GIAI ĐOẠN 2011-2020 (%)

Biểu đồ 3.2. Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020



5.25

5.42

5.98











2.91











NĂM

NĂM

NĂM

NĂM

NĂM

NĂM

NĂM

NĂM

NĂM

NĂM

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.

Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam - 19


(Nguồn: [33])


GDP của Việt Nam thực tăng 7,02% trong năm 2019, gần với tỉ lệ tăng trưởng năm 2018 và Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực. Năm 2020, mặc dù nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP đạt 2,91%, tuy nhiên, là một nền kinh tế có độ mở lớn, Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh của việc kinh tế thế giới suy giảm do dịch COVID-

19. Trong năm 2020, kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn như: tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu tăng trưởng chậm, thậm chí sụt giảm mạnh như FDI, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước còn yếu.

3.1.1.2. Cơ hội và thách thức phát triển dịch vụ phi tín dụng của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn tới

Những cơ hội phát triển dịch vụ phi tín dụng của các NHTMCP Việt Nam

Trong lĩnh vực ngân hàng, đại dịch Covid-19 lây lan là giai đoạn khó khăn cho cả nền kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng nhưng nó cũng tạo ra cơ hội thúc đẩy sự tăng trưởng của các dịch vụ phi tín dụng

Một là, công nghệ tài chính (Fintech) thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Fintech được hiểu là công nghệ tài chính, với những ứng dụng mới nhất về công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính. Nằm trong xu hướng Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Fintech đã và đang mang tới những sự đổi mới, sáng tạo làm thay đổi bộ mặt của hệ thống ngân hàng - tài chính truyền thống khi chuyển sang công nghệ ngân hàng số. Fintech giúp các ngân hàng có thể giải quyết tính thiếu hiệu quả của các sản phẩm, dịch vụ tài chính truyền thống vốn bị giới hạn về thời gian, không gian cũng như quy trình, thủ tục giao dịch phức tạp....

Bên cạnh đó, Fintech cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phổ cập tài chính của các quốc gia thông qua tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính tới một bộ phận người dân chưa có tài khoản ngân hàng hoặc khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính – ngân hàng truyền thống; hỗ trợ các quốc gia


nhanh chóng đạt được mục tiêu phổ cập tài chính qua đó thúc đẩy sự phát triển cũng như công bằng xã hội.

Nắm bắt, hợp tác và ứng dụng hiệu quả Fintech là một cơ hội cũng như là một giải pháp hữu hiệu để các NHTMCP Việt Nam đẩy nhanh quá trình ứng dụng một cách toàn diện cho hoạt động thanh toán hằng ngày. Hiện nay, khách hàng có thể thực hiện các thao tác cho mọi giao dịch với ngân hàng thông qua điện thoại thông minh - smartphone, hay ipad, laptop, thậm chí là có thể tích hợp thanh toán ngay trên chiếc đồng hồ đeo tay, nhẫn và cả phương tiện di chuyển. Điều này tạo điều kiện cho mọi đối tượng khách hàng, dù là cá nhân hay chủ doanh nghiệp không phải mất thời gian và chi phí đến các điểm giao dịch của ngân hàng mà mọi thứ đều trong tầm tay, online tức thì và tại chỗ.

Bối cảnh Covid – 19 cũng là một nhân tố tác động mạnh mẽ tới việc phát triển các dịch vụ ngân hàng gắn liền với công nghệ tài chính. Dịch bệnh tràn lan khiến một lượng khách hàng trước đây chưa muốn sử dụng các kênh kỹ thuật số khi giao dịch với ngân hàng đã buộc phải làm điều đó để hạn chế giao dịch trực tiếp tại chi nhánh ngân hàng. Điều này sẽ làm tăng số lượng khách hàng giao dịch qua các kênh kỹ thuật số, dẫn đến những cơ hội đối với hệ thống ngân hàng.

Hai là, xu hướng ngân hàng hợp kênh (Omni - channel banking) góp phần tối đa hóa tiện ích các sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Hiện nay, ở nhiều quốc gia phát triển, chi nhánh ngân hàng với không gian giao dịch hiện đại, tiện lợi với những màn hình tivi, máy tính bảng cỡ lớn giúp khách hàng tự tương tác và trải nghiệm dịch vụ mà không cần đến sự trợ giúp của giao dịch viên truyền thống ngày càng trở nên phổ biến. Việc xây dựng các chi nhánh ngân hàng chủ yếu dựa vào nền tảng công nghệ tự động hóa, kết nối đa chiều và thông minh hóa theo hướng phát triển các thiết bị tự phục vụ dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (Machine learning). Trong tiến trình của cuộc cách mạng công nghệ số, các tổ chức tài chính đã không còn tập trung vào việc phát triển ngân hàng đa kênh nữa mà gần đây, đã chuyển hướng sang phát triển giải pháp ngân hàng hợp kênh, vốn được thiết kế để nâng cao tối đa trải nghiệm của khách hàng. Thông qua giải pháp ngân hàng hợp kênh, khách hàng có thể truy cập các dịch vụ


ngân hàng mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi thiết bị có kết nối Internet theo thời gian thực, đồng thời có thể trải nghiệm sự đồng bộ và liền mạch dịch vụ trên mọi kênh giao dịch Internet Banking, Mobile Banking, ATM... Phương pháp tiếp cận này còn cho phép các ngân hàng phân tích dữ liệu về các hoạt động của khách hàng thông qua các kênh khác nhau, qua đó dự đoán chính xác hơn nhu cầu và sở thích của khách hàng cũng như tăng cường khả năng giao tiếp hiệu quả hơn với khách hàng; đồng thời, làm tăng hiệu quả và cải thiện hiệu suất hoạt động bằng cách thay thế các quy trình xử lý thủ công dựa vào con người bằng các giao dịch kỹ thuật số, làm giảm chi phí vận hành.

Ba là, các cơ quan quản lý đã và đang tập trung hoàn thiện, ban hành cơ chế chính sách, xây dựng hành lang pháp lý trong hoạt động ngân hàng thích ứng với xu hướng số hóa dịch vụ và ứng dựng mạnh mẽ công nghệ số, hợp tác mở.

Để đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp, NHNN tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách và ban hành các quy định quản lý tạo môi trường thuận lợi cho các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ thành tựu của CMCN 4.0 vào hoạt động ngân hàng, thanh toán. Qua đó cho phép các đơn vị cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đa dạng, tiện ích, hợp nhu cầu theo hướng lấy khách hàng làm trung tâm, góp phần hỗ trợ hoạt động kinh doanh năng động, liên tục đổi mới, sáng tạo của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Hiện nay, NHNN đã xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 101/2012/NĐ- CP về thanh toán không dùng tiền mặt để trình Chính phủ, trong đó có đề xuất chính sách tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán của các tổ chức không phải ngân hàng; quy định về hoạt động đại lý thanh toán; Thanh toán xuyên biên giới...Bên cạnh đó, NHNN trình Thủ tướng Chính phủ Đề án áp dụng cơ chế quản lý thử nghiệm (Regulatory Sandbox) cho hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng; khuyến khích đổi mới sáng tạo trong hoạt động ngân hàng, đẩy mạnh hợp tác ngân hàng - Fintech.

Cơ quan quản lý đã và đang tập trung hoàn thiện, ban hành cơ chế chính sách, xây dựng hành lang pháp lý trong hoạt động ngân hàng thích ứng với xu

Xem tất cả 239 trang.

Ngày đăng: 13/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí