Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây - 2


LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế buộc 1

LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài


Hội nhập kinh tế quốc tế buộc các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam (VN) phải đương đầu với sức ép cạnh tranh quốc tế với sự thâm nhập của các NHTM nước ngoài, mạnh hơn về công nghệ, năng lực tài chính, chủng loại và chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp trong kinh doanh... Các NHTM VN buộc phải củng cố và tăng cường khả năng cạnh tranh thông qua việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dich vụ tài chính, đặc biệt là các dịch vụ phi tín dụng (DVPTD, khi mà dịch vụ tín dụng - một dịch vụ mang lại thu nhập chính cho ngân hàng luôn chứa đựng rủi ro cao. Các DVPTD không chỉ ít rủi ro mà còn mang lại các nguồn thu nhập bổ sung có tỷ trọng ngày càng tăng cho các NHTM. Thực tế ở nhiều nước cho thấy, trong những giai đoạn mà hoạt động tín dụng khó khăn như sau thời kỳ khủng hoảng và suy thoái kinh tế, sự phát triển các DVPTD là rất cần thiết, thậm chí là cứu cánh cho nhiều NHTM.

Nhận thức được vai trò và ý nghĩa của việc phát triển DVPTD, ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để phát triển, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng (DVNH). Đặc biệt DVPTD nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Phát triển DVPTD đã trở thành một trong những mục tiêu của chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, sự phát triển của dịch vụ tài chính nói chung và dịch vụ phi tín dụng nói riêng ở Việt Nam còn khoảng cách khá xa, đòi hỏi phải được tập trung mọi nguồn lực để đầu tư và phát triển. Xuất phát từ thực tế hiện nay, tác giả đã lựa chọn “Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây” làm đề tài luận văn của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

1

Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng thương mại Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây trong giai đoạn 2012 – 2014

Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây - 2

Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm để phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng thương mại Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây trong tiến trình hội nhập quốc tế

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn


Đối tượng nghiên cứu: Phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại

Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây từ năm 2012 -2014

4. Phương pháp nghiên cứu


Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp phân tích, hệ thống hóa, tổng hợp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp mô hình hóa và phương pháp điều tra khảo sát. Ngoài ra, luận văn sẽ sử dụng các bảng biểu, sơ đồ, mô hình, biểu đồ để minh họa, từ các số liệu, tư liệu thực tế, dựa trên nghiệp vụ ngân hàng gắn với thực tiễn của Việt Nam để làm sâu sắc thêm các luận điểm của đề tài.

5. Bố cục của luận văn


Ngoài phần mục lục, danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt, các bảng biểu số liệu, biểu đồ, sơ đồ, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây

Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây

2

Thang Long University Libraty


CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA 2

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Cơ sở lý luận về dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại


1.1.1 Dịch vụ

1.1.1.1 Khái niệm


Do tính phức tạp và đa dạng của dịch vụ nên các nhà nghiên cứu vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về dịch vụ. Theo như từ điển Việt Nam giải thích:”Dịch vụ là các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt” [17] Cách giải thích này còn chung chung và chưa thực sự làm rõ được bản chất của dịch vụ. Trong cuốn "Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ thương mai", Nguyễn Thị Mơ đã đưa ra định nghĩa như sau :“ Dịch vụ là các lao động của con người được kết tinh trong giá trị của kết quả hay trong giá trị các loại sản phẩm vô hình và không thể cầm nắm được”. So với định nghĩa của từ điển cách giải thích ngày đã làm rõ hơn nội hàm của dịch vụ - dịch vụ là kết tinh sức lao động của con người trong các sản phẩm vô hình.

Từ các quan điểm khác nhau, có thể đưa ra một khái niệm dịch vụ như sau “Dịch vụ là các lao động của con người được kết tinh trong các loại sản phẩm vô hình nhằm thỏa mãn những nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người”.

1.1.1.2 Thuộc tính chung dịch vụ


Cho dù chưa có một khái niệm mang tính thống nhất về dịch vụ trên phạm vi toàn cầu nhưng nhìn chung, cho dù được mô tả thế nào, thì dịch vụ hàm chứa thuộc tính cơ bản sau:

- Dịch vụ mang tính vô hình, dịch vụ thể hiện ở chỗ "Là những thứ mà khi đem bán không thể rơi vào tay chân bạn". Nếu như sản phẩm là những hàng hóa hữu hình có tính chất cơ, lý, hóa học,...nhất định, có tiêu chuẩn về kỹ thuật cụ thể và do đó có thể sản xuất theo tiêu chuẩn thì dịch vụ lại không tồn tại dưới dạng vật chất bằng những vật phẩm cụ thể, không nhìn thấy được

3

và do đó không thể xác định chất lượng dịch vụ trực tiếp bằng những chỉ tiêu kỹ thuật được lượng hóa.

- Quá trình sản xuất (cung ứng) dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời. Khác với quá trình sản xuất hàng hóa - một quá trình tách khỏi lưu thông và tiêu dùng, do đó hàng hóa có thể được lưu kho để dự trữ, có thể vận chuyển đi nơi khác theo nhu cầu thị trường, quá trình cung ứng dịch vụ gắn liền với tiêu dùng dịch vụ. Hay nói cách khác, dịch vụ không thể lưu trữ được do quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, do vậy không thể sản xuất dịch vụ hàng loạt và lưu trữ trong kho sau đó mới tiêu dùng.

- Tính không ổn định và khó xác định: Chất lượng dịch vụ mang tính không đồng nhất. Dịch vụ gắn chặt với người cung cấp dịch vụ. Chất lượng phụ thuộc chặt chẽ vào người thực hiện dịch vụ (trình độ, kỹ năng...). Hơn nữa đối với cùng một cá nhân cung ứng dịch vụ thì chất lượng dịch vụ đôi khi cũng thay đổi theo thời gian.

1.1.2 Dịch vụ của ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Khái niệm dịch vụ của ngân hàng thương mại


Theo định nghĩa của Tổ chức thương mại thế giới (WTO): Dịch vụ tài chính là bất cứ dịch vụ nào có tính chất tài chính do một nhà cung cấp dịch vụ tài chính của một thành viên thực hiện. Dịch vụ tài chính bao gồm dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ liên quan đến bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác. Như vậy, dịch vụ ngân hàng là một bộ phận cấu thành của dịch vụ tài chính.

Ở Việt Nam, lĩnh vực dịch vụ ngân hàng chịu sự điều chỉnh của Luật các tổ chức tín dụng nhưng luật này không đưa ra định nghĩa và giải thích như thế nào là dịch vụ ngân hàng mà chỉ đưa ra cụm từ "Hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng" được bao gồm các nội dung: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán, tại khoản 1 và khoản 7, điều 20 "Là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng tiền này để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh

4

Thang Long University Libraty


toán Theo chương 3 của Luật tổ chức tín dụng này đã nêu các điều 3

toán". Theo chương 3 của Luật tổ chức tín dụng này đã nêu các điều khoản về hoạt động ngân hàng được chia theo 4 mảng lớn: Huy động vốn, tín dụng, thanh toán và ngân quỹ và các hoạt động khác [18].

Theo Peter S.Rose trong cuốn "Quản trị ngân hàng thương mại" cho rằng "Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và các dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Và được giải thích "Mọi ngân hàng hoạt động với 3 hoạt động cơ bản là huy động vốn; hoạt động sử dụng vốn; các hoạt động khác như thanh toán, ngân quỹ...[8]

Vậy, khái quát có thể hiểu dịch vụ ngân hàng theo 2 khía cạnh:


Thứ nhất, theo nghĩa rộng, dịch vụ ngân hàng bao gồm toàn bộ những hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối… của hệ thống ngân hàng. Cách hiểu này phù hợp với cách phân biệt nghành dịch vụ ngân hàng trong dịch vụ tài chính của WHO và hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hoa Kỳ, cũng như cách phân loại của nhiều nước phát triển.

Thứ hai, theo nghĩa hẹp, dịch vụ ngân hàng chỉ bao gồm những hoạt động không thuộc phạm vi kinh doanh tiền tệ và các nghiệp vụ ngân hàng theo chức năng một trung gian tài chính (huy động tiền gửi, cho vay) - theo đó dịch vụ ngân hàng chỉ bao gồm những hoạt động ngoại bảng, thu phí như chuyển tiền , bảo lãnh kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế…

1.1.2.2 Đặc điểm dịch vụ của ngân hàng thương mại


Giống như các loại hình dịch vụ khác, dịch vụ ngân hàng cũng mang những đặc trưng cơ bản sau:

- Tính vô hình:

Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt sản phẩm dịch vụ ngân hàng với các sản phẩm của các ngành sản xuất khác. Cũng giống như các dịch vụ khác, dịch vụ ngân hàng cũng không có hình thái vật chất cụ thể. Khách hàng tiếp nhận và tiêu dùng dịch vụ ngân hàng thông qua hoạt động giao tiếp, tiếp nhận


5

thông tin và kết quả là nhu cầu được đáp ứng. Cũng có một điểm đặc biệt là khách hàng chỉ có thể đánh giá được chất lượng dịch vụ sau khi đã mua và sử dụng chúng. Dịch vụ ngân hàng cũng có điểm khác hàng hóa vật chất ở chỗ không có sản phẩm dở dang, không lưu trữ được.

- Tính đồng thời

Dịch vụ ngân hàng có đặc điểm này là do việc cung ứng và tiêu dùng dịch vụ luôn xảy ra đồng thời, không tách rời nhau. Dịch vụ ngân hàng chỉ được cung ứng khi khách hàng có nhu cầu sử dụng đáp ứng một số điều kiện nhất định của nhà cung cấp là ngân hàng. Điều này sẽ ảnh hưởng tới việc xác định giá cả dịch vụ nhằm đảm bảo lợi ích của cả hai bên. Các ngân hàng càng dày công nghiên cứu để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng thì sẽ càng thu hẹp được khoảng cách giữa việc cung ứng và tiêu dùng dịch vụ ngân hàng. Kết quả là ngân hàng sẽ ngày càng có nhiều khách hàng hơn và kèm theo là thu nhập của ngân hàng tăng lên.

- Tính không ổn định và khó xác định khối lượng

Là một loại hình dịch vụ tài chính, dịch vụ ngân hàng do đó sẽ chịu rất nhiều tác động từ các yếu tố của môi trường kinh doanh. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển theo xu hướng hội nhập, thì sự biến động của các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh càng lớn và rất khó có thể lường trước. Chất lượng của các dịch vụ ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố cả về yếu tố khách quan như trình độ thụ hưởng dịch vụ của khách hàng, thói quen, tập quán…đến các yếu tố chủ quan như uy tín, vị thế của ngân hàng cung cấp dịch vụ, trình độ của cán bộ, chính sách marketing…Do vậy có thể nói dịch vụ ngân hàng là loại dịch vụ có tính không ổn định và khó xác định được khối lượng chính xác.

1.2.2.3 Phân loại dịch vụ của ngân hàng thương mại


Căn cứ theo tính chất dịch vụ thì DVNH được phân thành hai loại: Dịch vụ tín dụng ngân hàng và dịch vụ phi tín dụng ngân hàng

- Dịch vụ tín dụng ngân hàng [13]


6

Thang Long University Libraty


Quan hệ tín dụng thể hiện sự vay mượn là sự chuyển nhượng tạm thời một 4

Quan hệ tín dụng thể hiện sự vay mượn là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị tài sản từ người sở hữu sang người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định trên cơ sở tín nhiệm (tin tưởng) người sử dụng tài sản hiệu quả để có khả năng hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Như vậy, phạm trù tín dụng gắn với chuyển nhượng một lượng tài sản có ba đặc điểm chính là: tính tạm thời (tính thời hạn), tính hoàn trả với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu và tính chất tin tưởng người sử dụng tài sản có khả năng hoàn trả đúng hạn.

Ngày nay, khi thừa vốn tạm thời thì ta đầu tư (cho vay) lấy lãi và khi thiếu hụt tạm thời thì ta đi vay, điều này làm phát sinh quan hệ tín dụng trực tiếp. Tuy nhiên, do có nhiều hạn chế trong quan hệ tín dụng trực tiếp, như người dư thừa và người thiếu hụt không gặp nhau về mặt không gian, thời gian, khối lượng, loại tiền, lãi suất và đặc biệt là độ tin cậy lẫn nhau, khiến cho tín dụng trực tiếp không thể phát triển được. Để chắp nối nhu cầu đầu tư và nhu cầu đi vay trong nền kinh tế, thì cần phải có một người thứ ba đứng ra huy động toàn bộ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, trên cơ sở vốn huy động được cấp tín dụng cho những người có nhu cầu cần vốn tạm thời. Thực hiện chức năng trung gian này chính là các TCTD, mà trong đó chủ yếu là NHTM. Như vậy, ngân hàng (NH) thực hiện chức năng "luân chuyển vốn" giữa các chủ thể khác trong nền kinh tế; thực hiện chức năng này, NH giữ vai trò là người đi vay (con nợ) và vai trò là người cho vay (chủ nợ). Đây là quan hệ tín dụng gián tiếp mà người tiết kiệm, thông qua vai trò trung gian của ngân hàng, thực hiện đầu tư vốn vào các chủ thể có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế.

Từ những phân tích trên có thể định nghĩa: Cấp tín dụng của ngân hàng là việc thỏa thuận để tổ chức cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Trong thực tế chúng ta thường nhầm lẫn cho rằng hoạt động tín dụng và hoạt động cho vay là một. Thực ra không phải như vậy, theo định nghĩa trên


7

thì hoạt động tín dụng của ngân hàng phong phú và đa dạng hơn nhiều, hay nói cách khác cho vay chỉ là một hình thức của tín dụng ngân hàng. Như vậy, nội dung tín dụng là rộng hơn nội dung cho vay, tuy nhiên trong hoạt động tín dụng, thì cho vay là hoạt động quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất tại các ngân hàng. Vì vậy, thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nghĩa rộng khái quát ở trên hoặc theo nghĩa hẹp là cho vay.

- Dịch vụ phi tín dụng ngân hàng

Đó là các dịch vụ gắn liền với việc thu phí do các NHTM thực hiện, thông qua việc cung cấp DVNH cho các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân nhằm thu được lợi nhuận, điển hình cho dịch vụ (DV) này là DV thanh toán, DV bảo lãnh, DVNH điện tử, DV kinh doanh ngoại tệ, vàng...

Căn cứ theo cách thức cung cấp dịch vụ, có thể chia DVNH thành 2 loại:

- Dịch vụ ngân hàng bán buôn là cách thức bán thông qua các trung gian tài chính (các NHTM, các quỹ...) hoặc thông qua thị trường tài chính (như thị trường tiền tệ liên ngân hàng để cho vay, thanh toán bù trừ...) và đối với các công ty, tập đoàn kinh tế lớn với những gói dịch vụ giá trị lớn.

- Dịch vụ ngân hàng bán lẻ là những hình thức bán trực tiếp đến các cá nhân, gia đình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa và một số gói dịch vụ nhỏ lẻ đối với các công ty, tổ chức kinh tế lớn.

Căn cứ theo thời gian xuất hiện thì dịch vụ ngân hàng được phân thành hai loại:

- Dịch vụ ngân hàng truyền thống: Khi nói đến DVNH truyền thống, chúng ta thường ngụ ý nói đến hoạt động của các DV đã được thực hiện trong nhiều năm trên nền công nghệ cũ, quen thuộc với khách hàng. Có thể kể đến một số DVNH truyền thống như: DV tín dụng, DV thanh toán,...

- Dịch vụ ngân hàng hiện đại: Là hình thức dịch vụ ngân hàng mới được đưa vào hoạt động của NH, được ra đời trên nền tảng công nghệ mới, đem lại các tiện ích mới cho KH. Có thể kể đến một số DVNH hiện đại như: DV thẻ NH, DV cho thuê tài chính,...

8

Thang Long University Libraty

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/12/2022