Phân Đoạn Thị Trường Dựa Trên Các Yếu Tố Kinh Tế - Xã Hội

cảnh (đặc biệt các du khách nước ngoài rất thích đi thuyền độc mộc), bơi thúng và làm nhà nổi trên mặt hồ.

Khai thác tính đa dng sinh hc và hsinh thái rng khô hn: Tài nguyên sinh vật của VQG Núi Chúa không chỉ phong phú và đa dạng về thành phần loài mà còn mang nhiều yếu tố đặc hữu, quý hiếm có giá trị. Một số hoạt động chúng ta cần phải đẩy mạnh thực hiện:

+ Mở các chuyến tham quan hệ sinh thái rừng và khám phá hệ sinh thái biển: tổ chức các hoạt động cắm trại tại vườn, mở các chuyến tham quan để tìm hiểu hệ thực vật, ngắm động vật hoang dã.

+ VQG Núi Chúa có nhiều bãi san hô và bãi rùa đẻ ở Vĩnh Hy, Thái An, Mỹ Hòa, có thể mở các hoạt động lặn xem san hô khu vực được bảo tồn sau khi đã bảo đảm tốt các điều kiện cho phép, xem rùa đẻ ở Mỹ Hòa, Thái An vào tháng 8 âm lịch.

Khai thác nền văn hóa bản địa: Theo ước tính trong những năm gần đây

lượng khách du lịch quốc tế đang chuyển dần từ thị trường du lịch Châu Âu đến khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ngày một nhiều. Khách du lịch chủ yếu là cư dân của các nước Công nghiệp cư dân đô thị sống trong môi trường văn hóa công nghiệp. Khi du lịch tiếp xúc với nền văn hóa “ Khác lạ”, đặc biệt là VHDG của làng (Paley) , cộng đồng của các cư dân “nông nghiệp”, du khách luôn cảm thấy mới lạ, bất ngờ. Vì vậy VHDG tạo ra tính hấp dẫn, tạo lực thu hút với khách du lịch. Dân cư ở VQG

Núi Chúa gồm nhiều dân tộc khác nhau, trong đó người Kinh chiếm 75%, người

Raglay chiếm 22%, người Chăm chiếm 3% và một số rất ít hộ người Hoa. Đây là một thế mạnh rất lớn để phát triển DLST tìm hiểu nền văn hóa của các cộng đồng địa phương. Sau đây là một số hoạt động nên đẩy mạnh phát triển tại VQG Núi Chúa mà chủ yếu tập trung vào người Chăm và người Raglay:

+ Người Chăm: VHDL của người Chăm - Ninh Thuận phong phú, đa dạng. Nơi đây người Chăm vẫn còn bảo lưu truyền thống và tập tục của mình. Ngoài di tích đền tháp, người Chăm còn có gần 80 lễ hội khác nhau. Sinh hoạt văn hoá cộng đồng thường diễn ra trong năm. Nhiều lễ hội dân gian còn gắn với đền tháp, thánh đường Hồi giáo; và các lễ cưới, mừng, nhà mới, trong đó nổi bật là lễ hội Katê.

Cùng với di tích đền tháp Người Chăm ở Ninh Thuận còn bảo lưu nhiều nghề thủ công truyền thống nổi bật là nghề dệt và gốm. Nghề thủ công này không chỉ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

biểu diễn cho du khách xem kỹ mà quan trọng là sản xuất ra sản phẩm thủ công làm

đồ lưu niệm mang sắc thái riêng từng vùng. Điều hấp dẫn ở mặt hàng thủ công

Chăm không phải là đồ lưu niệm trưng bày trong tủ kính như các thành phố lớn

(thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội) mà mặt hàng được sản xuất ngay tại làng (Paley) Chăm. Du khách được xem trực tiếp thợ dệt vải, nhuộm chàm quay xa, làm gốm những thao tác lao động cách đây gần 2 - 3 thế kỷ nhưng vẫn đạt đến độ điêu luyện, tinh xảo làm cho du khách thán phục. Du khách có thể mua ngay sản phẩm thủ công để làm quà lưu niệm về tặng bạn bè, người thân. Từ đây, khi VQG mở các tour du lịch tại đây nên liên kết với các làng nghề với khu vực lân cận (Bầu Trúc).

Văn hóa ẩm thực, một thành tố của VHDG, là đối tượng được du lịch chú ý khai thác. Người Chăm thường tổ chức nhiều lễ hội và đây là dịp để họ dâng cúng những món ăn vật lạ cho thần thánh. Mỗi loại lễ, mỗi vị thần người Chăm đa dạng, đặc biệt là món bánh (Sakaya) rượu chung cất từ gạo nếp (Tape thanh). Các món bánh gói, lót bằng lá chuối và các đặc sản trái cây của vùng nhiệt đới. Các món ăn trên thường chế biến theo cách riêng phù hợp với đặc điểm từng dân tộc Chăm nên sẽ lạ miệng và hấp dẫn du khách.

+ Người Raglay: Khách du lịch đến Núi Chúa có thể tìm hiểu nền văn hóa đặc sắc của người dân tộc Raglay. Tại đây du khách có thể tham gia vào các lễ hội của người Raglay như lễ Đặt tên, và tìm hiểu phong tục ngủ thảo của người Raglay. Bên cạnh đó, khách du lịch có thể nghỉ ngơi trên các nhà sàn, vui chơi, nhảy múa, thưởng thức rượu cần cùng bà con dân tộc Raglay sống bên cạnh khu bảo tồn.

4.2.2. Tổ chức không gian du lịch

a. Không gian thuận lợi cho phát triển du lịch.

Một không gian lãnh thổ được coi là thuận lợi cho phát triển du lịch khi có các điều kiện là có tài nguyên du lịch điển hình và có vị trí địa lý thuận lợi, có các điều kiện hạ tầng phát triển.

Sau khi nghiên cứu các quy hoạch đã được xác định trên địa bàn vùng nghiên cứu, có thể nhận thấy được không gian lãnh thổ của VQG Núi Chúa tương đối thuận lợi cho cho hoạt động du lịch biển và tham quan hệ sinh thái rừng, khi xác định rõ những trung tâm du lịch sinh thái có thể khai thác tổng hợp các tiềm năng du lịch của

Núi Chúa. Do đó, chính quyền địa phương cần phải tổ chức và thực hiện tốt ở các khu du lịch sau mà hướng phát triển có thể lựa chọn theo trục tỉnh lộ 702 với hai hạt nhân trung tâm là vịnh Vĩnh Hy và khu du lịch sinh thái biển Bình Tiên.

Căn cứ vào hướng phát triển và tài nguyên thiên nhiên sẵn có của vùng thì ta có thể tổ chức không gian du lịch cho vườn quốc gia Núi Chúa như sau:

b. Các điểm tiếp đón:

- Ga đường sắt Phan Rang - Tháp Chàm.

- Đô thị Phan Rang - Tháp Chàm với hệ thống đường quốc lộ 1A, quốc lộ 27 đi Đà Lạt và các tỉnh lộ.

c. Các đim lưu trú, dch v: Một khi các nhà nghỉ DLST được xây dựng tại các trung tâm du lịch thì sẽ cung cấp các điều kiện về nhà ở và các dịch vụ cho du khách.

d. Trung tâm du lịch chính:

Vĩnh Hy: Đây là trung tâm chính của các hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Núi Chúa. Tại Vĩnh Hy chúng ta đầu tư xây dựng các khu nhà nghỉ sinh thái, được bố trí ở phía Tây vịnh Vĩnh Hy, các khu nhà nghỉ này phải đảm bảo hài hòa với môi trường thiên nhiên. Thêm vào đó cần xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp được bố trí ở phía Đông của Vịnh, khai thác Đầm Đăng và các bãi lân cận để đáp ứng nhu cầu cho những khách du lịch có thu nhập cao. Các khu vực được nối liền bằng hệ thống đường ô tô và hệ thống tàu du lịch đường thủy. Kết hợp với các trục giao thông là các thảm cỏ, vườn hoa, cây cảnh, cây bóng mát. Hoạt động du lịch chính tại Vĩnh Hy là xem san hô và ngắm cảnh quan thiên nhiên trên tàu du lịch.

Hình 4.6. Vịnh Vĩnh Hy - V ườn Quốc Gia Núi Chúa


Nguồn Phòng DLST – GDMT VQG Núi Chúa Khu du l ị ch Bình Tiên Với việc triển 1

Nguồn: Phòng DLST – GDMT, VQG Núi Chúa

Khu du lch Bình Tiên: Với việc triển khai các hoạt động du lịch sinh thái tại Bình Tiên sẽ tạo ra một khu du lịch biển đạt chất lượng quốc tế, bảo tồn mọi cảnh quan đặc sắc, biệt lập được tạo nên bởi địa hình, thắng cảnh của VQG Núi Chúa và khí hậu biển thoáng đãng, mát mẻ. Tại đây ta xây dựng các nhà nghỉ dân gian miền Trung. Với các nhà nghỉ này có thể khai thác tiềm năng về các giá trị văn hóa dân gian đặc sắc của vùng đặc biệt là nét văn hóa độc đáo của các dân tộc như Chăm, Raglay, giúp tăng doanh thu cho ngành du lịch và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương khi hoạt động du lịch phát triển.

Để đảm bảo cho sự phát triển DLST ở đây cần xây dựng tốt hệ thống đường xá, xây dựng bến đón, đợi khách du lịch.

Khu du lch sinh thái Bãi Thùng: Bãi Thùng là một vùng hoang hóa ven bờ biển chưa được khai thác, môi trường trong lành, khí hậu thoáng mát và vùng biển có cảnh quan đẹp. Tại đây có vị trí thuận lợi để thành lập một khu du lịch biển với các dịch vụ nghỉ ngơi giải trí nghỉ dưỡng; nhằm mang lại cho khach du lịch những tour du lịch đa dạng, nhiều màu sắc, phong phú các loại hình và luôn có sức hấp dẫn mới lạ. Khi đẩy mạnh đầu tư tại khu vực này vừa giúp cải thiện kinh tế cho người dân vưa đóng góp vào ngân sách địa phương thông qua các nghĩa vụ nộp các loại thuế, chi phí dịch vụ.

Trước khi phát triển DLST tại Bãi Thùng cần phải nhanh chóng khai thông tuyến đường từ Bình Tiên đi Vĩnh Hy để rút ngắn khoảng cách tới các khu vực phát triển lân cận như Nha Trang (còn 80 km).

Sui Lồ Ồ: Được những thác nước cao không quá 5 m hợp cùng nhau tạo nên, suối Lồ Ồ là thắng cảng cổ tích của tỉnh Ninh Thuận cách trung tâm thị xã Phan Rang – Tháp Chàm 42 km theo hướng Đông Bắc, thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Nơi đây có các khối đá hoa cương quanh năm được dòng nước bào mòn phẳng lỳ, rất lý tưởng cho du khách nghỉ chân. Đến với suối Lồ Ồ, du khách tới đây như lạc bước vào chốn thần tiên với không gian trong lành của suối nước, của cây rừng, dáng núi uốn lượn xa xa, chim rừng ríu rít, hương rừng thoang thoảng, choáng ngợp lòng người là xúc cảm khám phá vẻ đẹp thiên nhiên kỳ ảo. Nhưng hiện nay khách tham quan chủ yếu tới đây là người dân địa phương, đây là một sự lãng phí lớn cần phải khắc phục, vì nơi đây rất thích cho hoạt động dã ngoại ngoài trời, cắm trại qua đêm.

Ngoài những trung tâm DLST chính nói trên cần chú trọng đến những địa điểm khác như các trại bảo vệ rùa ở Thái An, Mỹ Hiệp và một số bãi biển khác như Bãi Thùng, Bãi Thịt, Hang Rái, v.v.

4.2.3. Định hướng phát triển thị trường mục tiêu

Định hướng thị trường là tìm ra các thị trường tiềm năng phù hợp với khả năng và sản phẩm của một khu du lịch, điểm du lịch từ đó định hướng cho việc phát triển sản phẩm. Do đó mà việc xác định ra các thị trường tiềm năng phải dựa trên rất nhiều yếu tố như: thị trường khách hiện tại của khu du lịch, xu hướng luồng khách tới khu vực, thị hiếu của thị trường khách cơ bản, nhu cầu du lịch của khách cơ bản, nhu cầu du lịch của khách cũng như các yếu tố về sản phẩm có của khu, điểm du lịch và tiềm năng phát triển của các khu du lịch đó.

4.2.4. Phân đoạn thị trường

Qua quá trình phân tích, tổng hợp số liệu về các yếu tố kinh tế của KDL đến VQG Núi Chúa, ta có được bảng sau:

Bảng 4.5. Phân Đoạn Thị Trường Dựa Trên Các Yếu Tố Kinh Tế - Xã Hội


Các thị Các sản phẩm du lịch thuộc loại hình

trường trọng điểm

1. Tuổi

Tham quan

Nghỉ dưỡng

Thể thao

Mạo hiểm

Khám phá HST

rừng

Dã ngoại, cắm trại

Tìm hiểu văn hóa

21 – 34 2 2 3 3 3 3 3

35 – 50 3 3 2 2 3 3 3

>50 3 3 1 2 2 2 2.TĐVH

Thấp Trung

Bình

1

2 2 2 2 2 2 2

Cao 2 2 3 2 3 2 3

3.Thu nhập

Thấp 3

Trung bình

3 3 3 2 2 3 2

Cao 3 3 3 3 3 3 3

4.Hình thức

Đi lẽ 3 3 3 3 3 3 3

Theo nhóm

3 3 3 3 3 3 3

Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp

Chú thích: Mức độ ưu tiên cao nhất: 3

Mức độ ưu tiên thấp: 1

Mức độ ưu tiên trung bình:2

Tùy theo các yếu tố kinh tế xã hội, các cơ quan tham gia phát triển du lịch sẽ có những sản phẩm du lịch phù hợp với từng nhóm. Với những nhóm được đánh dấu có mức độ ưu tiên cao sẽ tổ chức những tour DLST tương ứng.

4.3. Chính sách quản lý du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Núi Chúa

4.3.1. Các hoạt động du lịch sinh thái

Hoạt động DLST ở các VQG dựa vào 3 trụ cột: trung tâm du khách, đường mòn diễn giải và hướng dẫn viên DLST. Một yếu tố nên cân nhắc trong quản lý hoạt động DLST là giáo dục trước khi tham quan vào VQG và các tờ gấp diễn giải, việc xuất bản và thiết kế.

a. Giáo dục du khách trước khi tham quan

Giáo dục du khách trước khi tham quan là rất cần thiết nhằm giảm tác động tiêu cực lên môi trường tự nhiên và văn hóa nhằm bảo đảm du khách có được sự hứng thú trong các hoạt động được tổ chức. Những thông tin thích hợp nên được các nhà điều hành du lịch cung cấp vì những điểm tham quan đã được vạch sẵn.

Mc đích: Cung cấp tài liệu giáo dục về những địa điểm và cộng đồng người Chăm, Raglay mà du khách sẽ tới tham quan trong hoạt động DLST, ngoài việc nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo tồn tại những khu vực này, nó còn cung cấp những thông tin về hiện tượng tự nhiên và văn hóa mà du khách sẽ tham quan. Với hoạt động hướng dẫn trước khi tham quan sẽ giúp đưa ra những thông tin về những ảnh hưởng tiêu cực mà du khách có thể gây ra cho những khu vực nhạy cảm nhằm giảm tác động tiêu cực trong suốt chuyến đi.

Nhng li ích dành cho du khách: Họ sẽ có nhiều cơ hội học hỏi khi quan sát động thực vật hoang dã cũng như tiếp xúc với CĐĐP. Đồng thời du khách sẽ có ý thức về trách nhiệm cá nhân nhằm làm giảm tác động tới môi trường và văn hóa địa phương trước khi họ đến tham quan, mang đầy đủ quần áo và đồ dùng cá nhân thích hợp với hệ sinh thái và văn hóa nơi họ đến tham quan, chuẩn bị cho du khách tâm lý sẵn sàng trải nghiệm

b. Xây dựng trung tâm du khách

Đây là nơi sử dụng nhiều kỹ thuật diễn giải khác nhau được thiết kế nhằm khuyến khích du khách tham quan và bảo vệ VQG. Mục đích xây dựng trung tâm này là “giữ”du khách ở lại VQG và làm cho du khách cảm thấy mình như thực sự sống ở đó cũng như cung cấp một số thông tin rất cơ bản cho du khách. Hiện nay, VQG Núi Chúa vẫn chưa xây dựng trung tâm du khách để thực hiện công việc quản lý hoạt động DLST. Trung tâm du khách thường là nơi du khách tiếp xúc đầu tiên khi đến VQG, vì vậy điều đầu tiên cần lưu ý là trung tâm phải được xây dựng ở cổng và lối vào trung tâm dễ nhận ra và ấn tượng.

Có thể khẳng định rằng để thuyết phục được du khách ta không cần phải có CSVC khang trang cũng như những vật liệu trực quan đắt tiền. Trung tâm du khách không thể “cạnh tranh” với VQG để thu hút sự chú ý hay đóng vai trò chính được. Điều cần thiết nó phải có một thiết kế hợp lý và truyền đạt ý tưởng rõ ràng cũng như sử dụng những kỹ thuật gây ấn tượng nhất đối với người sử dụng. Diễn giải nên khuyến khích tạo ra sự thay đổi về thái độ và hành vi. Nó sẽ làm cho du khách cảm thấy thích thú. Đó là lí do tại sao cần phải tạo ra cảm giác tích cực, dễ chịu và khó quên, khác hẳn với việc hướng dẫn và truyền bá thông tin.

Không bao giờ nên “bắt ép” du khách khi diễn giải điều gì. Chúng ta phải đến với du khách thông qua một thế giới nhạy cảm và đầy cảm xúc. Chúng ta hãy nhớ tới nguyên tắc học: tính trung bình, chúng ta sẽ nhớ được 10% nếu ta nghe, 30% nếu chúng ta đọc, 50% nếu chúng ta nhìn thấy và tới 90% nếu chúng ta làm. Đây là điều quan trọng cần liên hệ tới du khách.

Ni dung din gii: Một vấn đề khi thiết kế trung tâm là việc cung cấp quá nhiều nội dung. Nội dung phải được chọn lọc, đó là những nội dung quan trọng nhất. Để thực hiện được điều này hãy xem xét một số yếu tố sau:

1. Nguồn tài nguyên thiên nhiên hay văn hóa đặc biệt quí hiếm.

2. Những địa điểm đặc biệt hấp dẫn, về mặt cảnh quan hay phong cảnh.

3. Điểm hấp dẫn du lịch.

4. Những hoạt động được du khách yêu thích.

5. Các hoạt động khả thi hấp dẫn khác mà gắn liền với bảo tồn.

6. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên: sự phù hợp và các vấn đề.

7. Các loại trải nghiệm mà du khách sẽ có được trong chuyến đi.

8. Kiến thức cung cấp cho du khách trước khi tham quan.

9. Kiến thức và thái độ người dân về khu vực.

10. Liên hệ tới thái độ của du khách đối với công tác bảo tồn khu vực, quản lý VQG.

c. Đường mòn diễn giải

Mục đích của đường mòn diễn giải là giúp du khách tìm hiểu khu vực với sự giúp đỡ của hướng dẫn viên du lịch, hoặc nếu du khách tự tìm hiểu thì có thể đọc

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 29/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí