Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 18

Với hệ thống tổ chức chính quyền thành phố Hà Nội, cần phải có sự phân cấp quản lý phù hợp giữa cấp thành phố với cấp cơ sở, giữa nội và ngoại thành, tránh chồng chéo hoặc buông lỏng quản lý theo những nguyên tắc chung nhưng cũng không nên dập khuôn cứng nhắc.

- Ba là, phải phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc kiện toàn hệ thống tổ chức chính quyền thông qua bầu cử dân chủ, phổ thông.

Chính quyền ta là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Vì vậy, nhân dân hoàn toàn có quyền trong việc kiện toàn hệ thống tổ chức chính quyền. Nhân dân có quyền thông qua bầu cử dân chủ, phổ thông tìm ra những người ưu tú, có đủ điều kiện, được nhân dân tín nhiệm vào các chức vụ trong hệ thống chính quyền nhằm thực hiện các nhiệm vụ nhân dân giao phó.

Và vì thế, phải luôn phát huy vai trò của nhân dân trong việc kiện toàn hệ thống tổ chức chính quyền, tôn trọng ý kiến của nhân dân trong mỗi lần thay đổi hệ thống tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý.

Thủ đô là nơi tập trung dân cư thuộc nhiều thành phần khác nhau ở các nơi. Trong đó có bộ phận dân cư có dân trí cao như trí thức, công chức, công nhân, cũng có những bộ phận dân cư nông nghiệp, nông thôn. Do đó việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền cũng cần đòi hỏi phải có các chủ trương, biện pháp thích hợp để phát huy quyền làm chủ của các bộ phận dân cư đó.

- Bốn là, phải quán triệt và chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, đồng thời phải năng động bám sát vào hoàn cảnh, điều kiện, đặc điểm của Hà Nội.

Đặc điểm của chính quyền Hà Nội là chính quyền của Thủ đô, trái tim của cả nước nên nhiều vấn đề không do Đảng bộ Hà Nội có thể quyết định được mà phải đứng trên phương diện cả nước. Do đó phải thường xuyên tranh

thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ.. Có như vậy thì Hà Nội mới hoàn thành được nhiệm vụ của một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước. Đây là nét độc đáo và cũng là kinh nghiệm riêng của Hà Nội.

Là một địa phương, một thành phố, hệ thống tổ chức chính quyền Hà Nội cũng có những chức năng, nhiệm vụ bình thường như những tỉnh thành khác. Nhưng do hoàn cảnh, điều kiện, đặc điểm riêng của Hà Nội nên sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội đối với việc xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền cũng có những nét riêng thích hợp với địa bàn của mình. Như có thời điểm hệ thống tổ chức chính quyền không có cấp phường ở nội thành, chỉ có cấp quận và cấp khu phố; không có cấp quận ở ngoại thành, chỉ có cấp xã. Do đó phải có sự sáng tạo mang tính địa phương riêng.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

3.2.2 Vấn đề đặt ra

Qua nghiên cứu và liên hệ thực tiễn hiện nay ở Hà Nội, để xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền, bên cạnh việc phát huy những thành tựu và vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm đã có phù hợp với thời kỳ đổi mới, hội nhập cần lưu ý một số vấn đề đang đặt ra như:

Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 18

- Thứ nhất, cần gắn chặt hơn nữa việc xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức chính quyền với nhiệm vụ then chốt là nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng.

Hà Nội là Thủ đô của cả nước nên chính quyền thành phố là bộ mặt chính quyền cả nước, vì vậy phải đặc biệt chú trọng việc xây dựng và bảo vệ chính quyền ở Hà Nội. Đó là trách nhiệm của Đảng bộ Hà Nội, đồng thời cũng là trách nhiệm chung của cả nước, của Trung ương Đảng, Chính phủ, các Bộ, các Ngành. Kẻ thù luôn tìm cách chống lại cách mạng Việt Nam, trước hết là Thủ đô với mọi lực lượng, mọi thủ đoạn, nên phải luôn luôn đề

cao cảnh giác, sẵn sàng và kiên quyết đánh bại mọi hành động của chúng từ trong trứng nước. Xây dựng chính quyền ở Hà Nội vững mạnh có ý nghĩa lớn đối với toàn quốc. Một thắng lợi hay thất bại của chính quyền ở Thủ đô còn có ảnh hưởng tinh thần với cả nước.

Hơn nữa chính quyền có mạnh thì Đảng mới mạnh, không thể có một chính quyền yếu kém trong một tổ chức Đảng vững mạnh. Hơn nữa, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đang chú trọng nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng nên không thể không chú trọng, nâng cao chất lượng của hệ thống tổ chức chính quyền.

- Thứ hai, cần kết hợp chặt chẽ hơn nữa việc xây dựng hệ thống chính quyền với nhiệm vụ chính trị trung tâm là phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn Thủ đô.

Hệ thống chính quyền có vai trò rất quan trọng, nó được xây dựng cốt để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Không có hệ thống chính quyền thì sẽ không có tổ chức để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, điều phối vốn, chống tham nhũng, chống các tệ nạn xã hội…

Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập, thời kỳ mở rộng quan hệ quốc tế do đó quan hệ quốc tế của Thủ đô cũng đang có nhiều vấn đề mới đặt ra. Vì vậy cần tăng cường lĩnh vực đối ngoại, tránh sự bất cập cản trở hội nhập, để tăng thêm sức hấp dẫn, tạo sự thông thoáng cho sự phát triển và hội nhập của Thủ đô. Mặt khác, qua đó, Thủ đô cũng có điều kiện để học tập kinh nghiệm tổ chức bộ máy chính quyền của các thủ đô, thành phố khác trên thế giới, hướng tới hoàn thiện hơn nữa hệ thống chính quyền của mình cho thích hợp với bối cảnh và nhiệm vụ của thời kỳ mới.

- Thứ ba, cần gắn chặt xây dựng chính quyền với phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Sự vững mạnh của chính quyền phụ thuộc vào sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân, sức mạnh của chính quyền là sức mạnh của nhân dân. Do đó, muốn có chính quyền mạnh cần phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tất cả các lĩnh vực nhất là quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng bộ máy các cấp, trước hết là là cấp chính quyền cơ sở.

Hệ thống chính quyền ở địa phương là một khâu then chốt và là mắt xích quan trọng trong toàn bộ cấu trúc của hệ thống chính quyền Nhà nước. Nếu hệ thống chính quyền cơ sở không đủ vững mạnh thì việc thực hiện dân chủ và phát huy quyền dân chủ của nhân dân sẽ vấp phải những rào cản, khó khăn. Vì vậy cần gắn chặt xây dựng chính quyền với phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy quyền và nghĩa vụ xây dựng, bảo vệ chính quyền của nhân dân, để nhân dân được quyết định mọi việc.

Kết luận

1. Sự lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền của Đảng bộ Hà Nội trong những năm 1954 - 1965 là một quá trình trải qua các giai đoạn kế tiếp nhau trong đó cùng với việc quán triệt và chấp hành những chủ trương chung của Trung ương Đảng, Đảng bộ Hà Nội cũng đã có những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp với từng giai đoạn cụ thể: Trong những năm 1954-1957, đã có nhiều chủ trương phù hợp, tập trung vào việc tiếp quản Thủ đô nhanh gọn và tiến tới khôi phục kinh tế; trong những năm 1958-1960, đã tập trung vào việc đề ra các chủ trương, chính sách để thực hiện nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa; trong những năm 1961-1965, đã đề ra các chủ trương để thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Đó là một quá trình Đảng bộ Hà Nội luôn luôn quán triệt quan điểm chung của Đảng về xây dựng chính quyền và vận dụng sáng tạo vào điều kiện của Thủ đô.

2. Trải qua hơn 10 năm lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền thành phố Hà Nội 1954-1965, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã thu được nhiều thành tựu rất đáng trân trọng đó là: Đã lãnh đạo xây dựng được hệ thống chính quyền từ cấp thành phố đến cơ sở từ sự chỉ định đến thông qua bầu cử dân chủ; đã có nhận thức đúng đắn về chính quyền ở Thủ đô nên đưa ra được những chủ trương đúng đắn phù hợp với từng giai đoạn, phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế chính trị của Thủ đô; đã lãnh đạo xây dựng được hệ thống tổ chức chính quyền thành phố Hà Nội ngày càng vững mạnh, phát huy được hiệu lực của chính quyền, đảm bảo vai trò của các cơ quan chính quyền đối với sự nghiệp cách mạng; đã lãnh đạo xây dựng được quan hệ ngày càng thích hợp, chặt chẽ giữa Đảng với chính quyền, chính quyền với nhân dân; đã lãnh đạo xây dựng, phát huy quyền làm chủ của các tầng lớp nhân dân trong việc xây dựng chính quyền.

3. Bên cạnh đó, sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội đối với công tác xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền trong những năm 1954-1965 cũng không tránh khỏi một số hạn chế thiếu sót như: có lúc, có nơi chưa nhận thức đúng về vai trò của chính quyền nên còn buông lỏng quản lý hoặc bao biện làm thay công việc của chính quyền; chưa đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, chưa làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ quyền và nghĩa vụ làm chủ của mình; đôi lúc chưa có sự phân cấp, phân nhiệm quản lý rõ ràng giữa hệ thống chính quyền các cấp nên công việc còn chồng chéo, thiếu sự phối hợp đồng bộ, hiệu lực quản lý chưa cao.

4. Quá trình Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền 1954-1965 đã để lại một số kinh nghiệm rất đáng quý, đó là: phải thường xuyên nhận thức đúng vai trò, vị trí của chính quyền nhất là đối với địa bàn Thủ đô để thường xuyên quan tâm, lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền vững mạnh; thường xuyên củng cố, kiện toàn hệ thống chính quyền gắn liền với nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của từng giai đoạn, phải phân cấp quản lý phù hợp; phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc kiện toàn hệ thống tổ chức chính quyền thông qua bầu cử dân chủ, phổ thông; quán triệt và chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, đồng thời phải năng động bám sát vào hoàn cảnh, điều kiện, đặc điểm của Hà Nội.

5. Hiện nay, trong tình hình mới, khi Thủ đô đang cùng cả nước bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thời kỳ hội nhập, bên cạnh việc phát huy những thành quả đã đạt được, vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm lịch sử trong quá trình lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền thành phố những năm 1954-1965, cần lưu ý một số vấn đề đang nổi lên như: gắn chặt hơn nữa việc xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức chính quyền với nhiệm vụ then chốt là nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng; cần

kết hợp chặt chẽ hơn nữa việc xây dựng hệ thống chính quyền với nhiệm vụ chính trị trung tâm là phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn Thủ đô; gắn chặt xây dựng chính quyền với phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Tóm lại, với những thành tựu, những kinh nghiệm lịch sử đã đạt được trong quá trình lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền của Đảng bộ Hà Nội và được sự quan tâm, lãnh đạo của Trung ương Đảng, sự phối hợp của cả nước, chắc chắn công cuộc xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền Thủ đô sẽ tiếp tục giành được những thành tựu to lớn hơn nữa, góp phần đưa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Thủ đô ngày càng vững mạnh.

Tài liệu tham khảo

1. Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội (1954), Báo cáo tình hình Hà Nội năm 1954, Hồ sơ số 20, Hộp số 52, Lưu trữ Thành uỷ Hà Nội.

2. Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội (1954), Nghị quyết Hội nghị Thành uỷ ngày 11-9-1954, Hồ sơ số 05, Hộp số 52, Lưu trữ Thành Uỷ Hà Nội.

3. Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội (1954), Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội ngày 17-10-1954, Hồ sơ số 05, Hộp số 52, Lưu trữ Thành uỷ Hà Nội.

4. Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội (1954), Nghị quyết về nhiệm vụ công tác tháng 11-1954, Hồ sơ số 20, Hộp số 52, Lưu trữ Thành uỷ Hà Nội.

5. Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội (1954), Tình hình tổ chức hành chính thành phố và các khu phố Hà Nội, Hồ sơ số 53, Hộp số 53, Lưu trữ Thành uỷ Hà Nội.

6. Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội (1955), Báo cáo công tác 6 tháng đầu năm 1955 của Thành uỷ Hà Nội, Hồ sơ số 57, Hộp số 63, Lưu trữ Thành uỷ Hà Nội.

7. Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội (1955), Báo cáo công tác 9 tháng đầu năm của Thành uỷ Hà Nội, Hồ sơ số 57, Hộp số 63, Lưu trữ Thành uỷ Hà Nội.

8. Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội (1955), Báo cáo công tác năm 1955 của Thành uỷ Hà Nội, Hồ sơ số 57, Hộp số 63, Lưu trữ Thành uỷ Hà Nội.

9. Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội (1955), Báo cáo tổng kết công tác tổ chức năm 1955, Hồ sơ số 366, Hộp số 90, Lưu trữ Thành uỷ Hà Nội.

10. Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội (1955), Kế hoạch xây dựng Uỷ ban hành chính các xã ngoại thành trong cải cách ruộng đất, Hồ sơ số 665, Lưu trữ Thành uỷ Hà Nội.

11. Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội (1955), Nghị quyết của Hội nghị Đảng bộ Hà Nội ngày 18-1-1955, Hồ sơ số 13, Hộp số 59, Lưu trữ Thành uỷ Hà Nội.

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí