Phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu cơ bản về hoạt động kinh doanh của BIDV 49

Bảng 2.2: Doanh số thanh toán và phí dịch vụ thanh toán trong nước qua các năm 54 Bảng 2.3: Doanh số thanh toán và phí dịch vụ thanh toán quốc tế 55

Bảng 2.4: Tổng hợp về hoạt động kiều hối và Western Union 55

Bảng 2.5: Kết quả dịch vụ thẻ qua các năm 56

Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu trên thị trường thẻ Việt Nam 58

Bảng 2.7: Phí thu được từ các dịch vụ Ngân hàng điện tử 60

Bảng 2.8: Thu từ dịch vụ ngân quỹ 60

Bảng 2.9: Cơ cấu thu từ các loại hình dịch vụ phi tín dụng 63

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Bảng 2.10: Doanh thu từ các dịch vụ của BIDV 64


Phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 2

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của BIDV 47

Hình 2.2: Biểu đồ dư nợ tín dụng qua các năm 50

Hình 2.3: Biểu đồ kết quả huy động vốn qua các năm 51

Hình 2.4: Biểu đồ kết quả thu dịch vụ qua các năm 51



PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong điều kiện đất nước ngày càng hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới, hoạt động Ngân hàng được đánh giá là đứng trước rất nhiều thách thức. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, các Ngân hàng đã không ngừng hiện đại hóa hệ thống, thay đổi mô hình hoạt động để đạt đến chuẩn mực quốc tế.

Ngày nay, với dịch vụ phi tín dụng ở các Ngân hàng được biết đến nhiều hơn, không chỉ các doanh nghiệp quen sử dụng dịch vụ Ngân hàng mà khách hàng là cá nhân đang và sẽ sử dụng dịch vụ phi tín dụng ngày càng phổ biến, đa dạng. Khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước, có thể thanh toán hóa đơn điện, nước, điện thoại,…thông qua rất nhiều kênh như Internet, ATM, tại quầy, tin nhắn,…

Với sự đầu tư rất nhiều tiền của, công sức, các Ngân hàng đã hiện đại hóa hệ thống của mình để đạt đến tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu cần thiết, đa dạng của cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên không phải ở đâu, không phải ai cũng biết đến các tiện ích của dịch vụ Ngân hàng,… Không phải Ngân hàng nào cũng có biện pháp hữu hiệu khai thác các dịch vụ của mình một cách hiệu quả. Vì vậy mà hầu hết các Ngân hàng dù đã có đầy đủ cơ sở vật chất vẫn chưa phát triển dịch vụ như mong muốn, thói quen sử dụng tiền mặt vẫn còn nặng nề trong đời sống xã hội.

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong số những NHTM đầu tiên hiện đại hóa hệ thống của mình nhằm cung cấp những dịch vụ tốt nhất trong đó có các dịch vụ phi tín dụng. BIDV phấn đầu trở thành Ngân hàng hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ phi tín dụng, nâng tỷ trọng thu ròng dịch vụ phi tín dụng trong tổng lợi nhuận của mình lên 50-60%. Phát triển thị trường dịch vụ phi tín dụng là cần thiết, đáp ứng các yêu cầu cơ bản của đời sống, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, mang lại nguồn “lợi nhuận sạch” cho Ngân hàng. Chính vì



vậy tôi chọn đề tài “ Phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng đầu tư và

phát triển Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình.

2. Nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu

Từ nghiên cứu tình hình thực tế của các NHTM hiện nay về cơ sở vật chất kỹ thuật, con người,...cho việc phát triển một Ngân hàng bán lẻ hiện đại, có thể cung cấp các dịch vụ phi tín dụng cho đại chúng. Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển thị trường dịch vụ Ngân hàng phi tín dụng, luận văn phân tích đánh giá thực trạng thị trường dịch vụ Ngân hàng phi tín dụng của BIDV trong thời gian qua, từ đó xây dựng và đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ, có tính chất khả thi nhằm phát triển thị trường dịch vụ Ngân hàng phi tín dụng của BIDV.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Luận văn lấy đối tượng nghiên cứu là dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng

đầu tư và phát triển Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu: các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng rất đa dạng và ngày càng được phát triển. Tuy nhiên do điều kiện và thời gian có hạn nên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các nhóm sản phẩm dịch vụ chính sau: dịch vụ thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân quỹ ,dịch vụ Ngân hàng điện tử.

- Thời gian nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu thị trường dịch vụ phi tín dụng của BIDV trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2011.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn kết hợp các phương pháp nghiên cứu: Duy vật biện chứng, Logic, lịch sử, phân tích tổng hợp, đối chứng so sánh, trừu tượng hóa khoa học để thấy được điểm mạnh, điểm yếu của dịch vụ phi tín dụng, từ đó đưa ra giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.

5. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu

thành 3 chương.



Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ phi tín dụng của các NHTM.

Chương 2: Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.



CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về NHTM

1.1 .1 Khái niệm NHTM

Theo luật pháp của Mỹ “Bất kỳ một tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gửi cho phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu (như viết séc hay bằng việc rút tiền điện tử) và cho vay đối với tổ chức kinh doanh hay cho vay thương mại sẽ được xem như một Ngân hàng”.

Theo luật các TCTD Việt Nam năm 2010, tại khoản 2 điều 4 có định nghĩa về Ngân hàng như sau: “Ngân hàng là loại hình TCTD có thể được thực hiện tất các hoạt động Ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình Ngân hàng bao gồm: NHTM, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác xã”. Trong đó: “Hoạt động Ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản” và “TCTD là doanh nghiệp được thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động Ngân hàng. TCTD bao gồm Ngân hàng, TCTD phi Ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân”.

Như vậy, Ngân hàng là một trong những định chế tài chính, mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính, với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Thông qua các nghiệp vụ cơ bản trên, Ngân hàng còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.

NHTM là một loại hình Ngân hàng mới xuất hiện tại Việt Nam vào đầu thập niên 1990. Luật các TCTD năm 2010, tại khoản 3 điều 4 định nghĩa NHTM như sau: “NHTM là loại hình Ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.



NHTM là một tổ chức trung gian tài chính, làm cầu nối giữa người cho vay

và người đi vay, thông qua đó kiếm lợi nhuận cho mình.

1.1.2 Chức năng của NHTM

Các nhà kinh tế học đã ví NHTM là trái tim của nền kinh tế; Ngân hàng hút tiền về, bơm tiền đi vì thế các nguồn vốn nhàn rỗi được khơi thông đưa tiền từ nơi thừa đến nơi thiếu, giúp cho quá trình lưu chuyển tiền tệ một cách hiệu quả. Các chức năng của NHTM có thể được nêu ra dưới nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng bao gồm ba chức năng chủ yếu: chức năng trung gian tín dụng, trung gian thanh toán, chức năng tạo tiền.

1.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng

Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của NHTM và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thực hiện chức năng trung gian tín dụng, Ngân hàng là “cầu nối ” giữa cung và cầu vốn trong nền kinh tế, khơi nguồn vốn từ những người có vốn nhàn rỗi sang những người có nhu cầu về vốn.

Trong nền kinh tế, do các đơn vị kinh tế có nhu cầu về tiền, vốn vào thời điểm khác nhau là khác nhau, gây ra hiện tượng thừa, thiếu tạm thời. NHTM là trung gian có vai trò chuyển đổi kỳ hạn nợ, thay đổi thời kỳ đáo hạn của các khoản, món nợ.

NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế để hình thành nguồn vốn cho vay; mặt khác, trên cơ sở số vốn đã huy động được, Ngân hàng cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, của các chủ thể kinh tế góp phần đảm bảo sự vận động liên tục của guồng máy kinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Như vậy, NHTM vừa là người đi vay, vừa là người cho vay.

Ngày nay, quan niệm vai trò trung gian tín dụng trở nên biến hoá hơn. Sự phát triển của thị trường tài chính làm xuất hiện các khía cạnh khác của chức năng này. Ngân hàng có thể đứng làm trung gian giữa công ty (khi phát hành cổ phiếu) với những nhà đầu tư: Chuyển giao các mệnh lệnh trên thị trường chứng khoán; đảm nhận việc mua bán trái phiếu công ty. Theo cách này Ngân hàng làm trung gian



giữa người đầu tư và người cần vay vốn trên thị trường. Hơn nữa, tín dụng Ngân hàng là một trong những nguồn hình thành vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp. Vì vậy tín dụng Ngân hàng góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh liên tục, là cầu nối giữa tiết kiệm, tích luỹ và đầu tư. Đưa vật tư hàng hoá vào sản xuất lưu thông, mở rộng nguồn vốn thúc đẩy tiến bộ khoa học kĩ thuật, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất.

Chức năng tín dụng của NHTM được hình thành rất sớm, ngay từ lúc hình thành các NHTM. Ngày nay, thông qua chức năng trung gian tín dụng, NHTM đã và đang thực hiện chức năng xã hội của mình, làm cho sản phẩm xã hội được tăng lên, vốn đầu tư được mở rộng và từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.

1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán

Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.

1.1.2.3 Chức năng tạo tiền

Vào thế kỷ 19, hệ thống Ngân hàng hai cấp đã được hình thành, các Ngân hàng không còn hoạt động riêng lẻ mà đã tạo nên một hệ thống, trong đó NHTW là

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 12/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí