Chủ Trương, Chính Sách Của Thành Phố Hà Nội: Thành Phố Hà Nội Chưa Có Cơ Chế, Chính Sách Riêng Để Triển Khai Cổ Phần Hóa Trong Giai Đoạn Này.

Bước 11: Sau khi nhận được hồ sơ phương án cổ phần hoá hoàn thiện của doanh nghiệp trên cơ sở làm việc với các Sở, ngành, Sở Tài chính tổng hợp các ý kiến tham gia vào phương án cổ phần hoá, lập tờ trình đề nghị Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Thành phố phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển DNNN sang CTCP.

Thời gian thực hiện tối đa không quá 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ phương án cổ phần hoá hoàn thiện của doanh nghiệp.

Bước 12: Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Thành phố họp thẩm định và thông qua phương án cổ phần hoá và chuyển DNNN sang CTCP.

Bước 13: Căn cứ biên bản họp Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Thành phố, Sở Tài chính dự thảo và trình UBND thành phố quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển DNNN sang CTCP.

Thời gian thực hiện tối đa không quá 07 ngày làm việc kể từ khi có biên bản họp Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Thành phố.

Bước 14: UBND Thành phố ban hành quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển DNNN sang CTCP.

Thời gian thực hiện tối đa không quá 03 ngày làm việc kể từ khi có Tờ trình của Sở Tài chính

Bước 15: Căn cứ Báo cáo kết quả bán cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hoá, Sở Tài chính lập tờ trình và thảo quyết định điều chỉnh quy mô, cơ cấu vốn điều lệ theo kết quả bán cổ phần thực tế trình UBND Thành phố phê duyệt.

Thời gian thực hiện tối đa không quá 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của doanh nghiệp.

Bước 16: UBND Thành phố ban hành quyết định điều chỉnh quy mô và cơ cấu vốn điều lệ theo kết quả bán cổ phần thực tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Thời gian thực hiện tối đa không quá 03 ngày làm việc kể từ khi có Tờ trình của Sở Tài chính.

Bước 17: Sau khi có quyết định điều chỉnh quy mô và cơ cấu vốn điều lệ, Sở Tài chính đôn đốc DN thực hiện đại hội cổ đông lần đầu và đăng ký doanh nghiệp.

Quản lý nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội - 25

Thời gian thực hiện tối đa không quá 07 ngày làm việc.

Bước 18: Sau khi nhận được kết quả tổ chức đại hội cổ đông lần đầu và hồ sơ báo cáo đầy đủ về quyết toán hậu cổ phần của doanh nghiệp, Sở Tài chính phối hợp với Cục Thuế tổ chức kiểm tra báo cáo tài chính, trình Thành phố điều chỉnh giá trị vốn nhà nước từ khi xác định GTDN đến khi chuyển sang CTCP (nếu có chênh lệch).

Thời gian thực hiện tối đa không quá 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp.

Bước 19: UBND Thành phố ban hành quyết định điều chỉnh chênh lệch vốn nhà nước hậu CPH.

Thời gian thực hiện tối đa không quá 03 ngày làm việc kể từ khi có Tờ trình của Sở Tài chính.

Bước 20: Kết thúc quá trình cổ phần hoá, chuyên viên được phân công chịu trách nhiệm sắp xếp hồ sơ và lưu theo quy định./.

Phụ lục 2.7

TỔNG HỢP CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH VỀ CPH DNNN ÁP DỤNG TẠI

THÀNH PHỐ HÀ NỘI


1. Cơ chế, chính sách giai đoạn từ năm 1990-1996

1.1. Chủ trương, cơ chế, chính sách của Trung ương

Việc cổ phần hoá các DNNN trên cả nước được bắt đầu từ tháng 11/1991, tại Nghị quyết Đại hội VII của Đảng đã nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ, đưa công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu với bước đi vững chắc, lấy đổi mới kinh tế là trọng tâm...” và nêu lên quan điểm: “Chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới”. Tại Hội nghị lần thứ 2 (khoá VII) quan điểm ấy của Đảng tiếp tục được khẳng định: “Chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty cổ phần mới, phải làm thí điểm chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng phạm vi thích hợp”.

Tiếp theo những đổi mới trong việc sắp xếp lại DNNN, ngày 10/5/1990 Chính phủ ra Quyết định 143/HĐBT, trong đó có nội dung:“Nghiên cứu và làm thử về mô hình chuyển xí nghiệp quốc doanh thành công ty cổ phần”.

Ngày 8/6/1992 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 202/CT về việc tiếp tục làm thí điểm chuyển một số DNNN thành CTCP. Một đề án CPH DNNN tương đối hoàn chỉnh được ban hành kèm theo Quyết định này. Đây có thể coi đây là cái mốc đầu tiên đánh dấu giai đoạn thực hiện thí điểm CPH. Quá trình nghiên cứu và tổ chức làm thử được quy định chỉ giới hạn trong phạm vi một số ít doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, mang tính chất tự nguyện. Việc bán cổ phần cũng chỉ giới hạn ở những đối tượng là nhà đầu tư trong nước, trong đó ưu tiên bán cổ phần cho người lao động trong doanh nghiệp.

Ngày 3/3/1993, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Chỉ thị số 84/TTg xúc tiến tực hiện thí điểm CPH DNNN.

1.2. Chủ trương, chính sách của thành phố Hà Nội: Thành phố Hà Nội chưa có cơ chế, chính sách riêng để triển khai cổ phần hóa trong giai đoạn này.

2. Cơ chế, chính sách giai đoạn từ tháng 5/1996 đến tháng 6/1998

2.1. Chủ trương, cơ chế, chính sách của Trung ương

Đến thời điểm này, Quyết định 202/TC năm 1992 đã không còn phù hợp, nhiều vấn đề nảy sinh từ phía doanh nghiệp và cơ quan QLNN đòi hỏi phải có các văn bản pháp luật khác thay thế để giải quyết những vấn đề bức xúc. Đáp ứng những yêu cầu trên, ngày 7/5/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/CP về chuyển một số DNNN thành CTCP.

Như vậy, tính pháp lý của việc CPH DNNN đã được nâng cao lên một bậc, phạm vi đối tượng CPH được mở rộng. Việc lựa chọn các doanh nghiệp cổ phần thuộc thẩm quyền của Chính phủ, không nhất thiết phải do các doanh nghiệp tự nguyện. Khác với 2 văn bản trước, Nghị định 28/CP đã phân định rõ ba hình thức CPH, bao gồm: giữ nguyên giá trị hiện có của doanh nghiệp và phát hành cổ phiếu; bán một phần vốn hiện có tại doanh nghiệp và tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện để CPH (so với trước đó, đã bổ sung thêm hình thức CPH bộ phận doanh nghiệp). Nghị định còn quy định khá đầy đủ về thẩm quyền thực hiện CPH, chính sách ưu đãi

đối với doanh nghiệp và người lao động cũng được cải thiện. Về tổ chức thực hiện, Nghị định này quy định rất cụ thể việc thành lập, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ban chỉ đạo Trung ương về CPH và cơ quan thường trực của Ban này cũng như thẩm quyền thực hiện CPH của các cơ quan QLNN khác. Ngoài ra, Nghị định cũng đề cập đến vấn đề thí điểm bán cổ phần cho các cá nhân và tổ chức nước ngoài, điều mà trong hai văn bản trước chưa có.

Tiếp theo, Chính phủ ban hành tiếp Nghị định số 25/CP ngày 26/3/1997 trong đó sửa đổi một số điều của Nghị định 28/CP cho hợp lý hơn. Nhằm mục đích triển khai vững chắc công tác CPH, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 658/TTg ngày 25/8/1997 và Thủ tướng ban hành Quyết định số 102/TTg ngày 1/12/1997 về việc triển khai phương án tổng thể sắp xếp lại DNNN ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Những ưu đãi đối với doanh nghiệp CPH giai đoạn này gồm:

- Giảm thuế lợi tức 50% trong 2 năm liền sau CPH, được hạch toán chi phí cổ phần hoá vào GTDN;

- Được miễn phí trước bạ đối với chuyển sở hữu từ DNNN sang CTCP;

- Được tiếp tục vay vốn, nhập khẩu hàng hoá như lúc là DNNN;

- Được duy trì và phát triển quỹ phúc lợi xã hội;

- Ưu đãi đối với người lao động như được cấp cổ phiếu để hưởng cổ tức, cổ phiếu với giá ưu đãi, được mua chịu cổ phiếu…

Có thể nói, các văn bản trên là mốc đánh dấu một bước kết thúc giai đoạn thí điểm và chuyển sang giai đoạn CPH mở rộng. Những quy định mới trong Nghị định đã góp phần đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN ở TP Hà Nội trong giai đoạn này.

2.2. Chủ trương, chính sách của thành phố Hà Nội

Trong giai đoạn này, UBND thành phố đã ban hành một số công văn mang tính định hướng, chỉ đạo triển khai CPH theo yêu cầu của Chính phủ như công văn số 86/UBND-KT ngày 20/06/1996 về triển khai sắp xếp, đổi mới DNNN trực thuộc UBND thành phố; Kế hoạch số 26/UBND-ĐMDN ngày 12/01/1997 về kế hoạch sắp xếp, đổi mới DNNN; công văn số 375/UBND-ĐMDN ngày 16/05/1998 về đôn đốc tiến độ CPH DNNN.

3. Cơ chế, chính sách giai đoạn chủ động từ tháng 7/1998 đến 6/2002

3.1. Chủ trương, cơ chế, chính sách của Trung ương

Cơ sở pháp lý cho hoạt động CPH DNNN trong giai đoạn này là Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ thay thế Nghị định số 28/CP. Việc tổ chức thực hiện CPH được phân cấp giữa các cơ quan của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và HĐQT các tổng công ty. Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách chủ chương của Đảng và Nhà nước về CPH và đa dạng hoá sở hữu DNNN đến mọi tầng lớp nhân dân. Với sự ra đời, hoạt động của TTCK Việt Nam và những cải cách mang tính đột phá, Nghị định 44/CP đã thực sự tạo ra một động lực mới, đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN ở các Bộ, ngành, địa phương (trong đó có Hà Nội) trong giai đoạn này.

Nghị định 44/CP đã khắc phục một số điểm tồn tại của Nghị định 28/CP:

- Về đối tượng mua cổ phần: ngoài các đối tượng như trong quy định trước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài cư trú lâu dài trên lãnh thổ

Việt nam cũng được quyền mua cổ phần. Mở rộng mức khống chế mua cổ phần: đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước không giữ cổ phần chi phối thì cá nhân, pháp nhân được mua gấp 2 lần so với quy định trước đây. Đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước không tham gia cổ phần thì không khống chế quyền mua. Sự thay đổi này đã mở rộng quy mô huy động vốn nhàn rỗi cho các doanh nghiệp.

- Về đối tượng CPH: quy định rõ và giảm bớt danh mục các loại doanh nghiệp, ngành nghề Nhà nước giữ 100% vốn, cổ phần đặc biệt, cổ phần chi phối. Điều này giúp các ngành, các cấp, địa phương chủ động trong việc lựa chọn và tổ chức triển khai CPH.

- Về chính sách đối với người lao động: quy định tương đối đầy đủ, chặt chẽ và cụ thể chính sách ưu đãi đối với người lao động. Nghị định 44 đã bỏ hình thức cấp cổ phần không được chuyển nhượng, đề ra hình thức bán giảm 30% (so với giá sàn) đối với số cổ phần được mua ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp tính theo thâm niên công tác của họ (với 1 năm làm việc cho Nhà nước, người lao động được mua tối đa 10 cổ phần ưu đãi, giá trị mỗi cổ phần là 100 nghìn đồng và chỉ phải trả 70 nghìn đồng), người lao động có quyền sở hữu cổ phần của mình và có thể chuyển nhượng. Ngoài ra, Nghị định cũng thể hiện sự quan tâm chú ý tới người lao động nghèo theo tinh thần Thông báo số 63/TB-TW ngày 4/9/1997 của Bộ Chính trị. Những tiến bộ này đã khiến chủ trương CPH trở nên hấp dẫn hơn đối với doanh nghiệp cũng như người lao động.

Nghị định 44/CP còn đưa ra những quy định khá cụ thể, rõ ràng và hợp lý hơn các văn bản trước về xác định GTDN, thẩm quyền quyết định CPH và quyền được mua cổ phần lần đầu. Đặc biệt ở giai đoạn này, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương để giúp Thủ tướng tập trung chỉ đạo quá trình đổi mới doanh nghiệp và CPH.

3.2. Chủ trương, chính sách của thành phố Hà Nội

- Ngày 08/11/2001, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình số 13-CTr/TU về tiếp tục củng cố, đổi mới QHSX và phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực của Thành phố, trong đó thể hiện rõ quan điểm, mục tiêu, các giải pháp, trong đó nội dung đổi mới và phát triển DNNN thuộc Thành phố được coi trọng.

- Tiếp theo, Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố (khóa

XIII) đã thông qua Nghị quyết chuyên đề về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN, chỉ đạo UBND thành phố triển khai xây dựng phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNN.

- Ngày 29/5/2002, Chủ tịch UBND thành phố đã ban hành Chỉ thị số 23/2002/CT-UB để thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Thành uỷ. Chỉ thị đã yêu cầu giám đốc các Sở, ngành và chủ tịch UBND các quận, huyện thuộc Thành phố căn cứ phương án tổng thể sắp xếp DNNN để tiến hành xây dựng đề án sắp xếp, đổi mới các DNNN thuộc ngành, địa phương mình (có ý kiến của cấp uỷ cùng cấp).

Như vậy, một số văn bản chủ yếu trong giai đoạn này đã thể hiện quyết tâm cao của Thành ủy, UBND thành phố đối với việc CPH DNNN.

4. Cơ chế, chính sách giai đoạn từ tháng 7/2002 đến tháng 10/2004 (thời kỳ đầu của giai đoạn đẩy mạnh):

4.1. Chủ trương, cơ chế, chính sách của Trung ương

Quán triệt tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN: “Đẩy mạnh tiến độ cổ phần hoá và mở rộng diện các DNNN cần cổ phần hóa, kể cả một số tổng công ty và doanh nghiệp lớn trong các nghành như điện lực, luyện kim, cơ khí, hoá chất, phân bón, xi măng, xây dựng, vận tải đường bộ, đường sông, hàng không, hàng hải, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm”.

Trong 7 tháng đầu năm 2002, Chính phủ và các Bộ đã ban hành một hệ thống văn bản mới có liên quan chặt chẽ đến công tác CPH DNNN:

- Chỉ thị số 04/2002/CT-TTg ngày 08/02/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của DNNN;

- Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 về chính sách đối với lao động dôi dư;

- Thông tư số 19/2004/TT-BLĐTBXH ngày 22/11/2004 của Bộ Lao động, TB và XH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 10/8/2004 của Chính phủ.

- Nghị định số 69/2002NĐ-CP ngày 12/7/2002 của Chính phủ; Thông tư số 85/2002/TT-BTC ngày 26/9/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2002NĐ-CP về quản lý nợ và xử lý tồn đọng đối với DNNN;

- Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002 về tiêu chí phân loại DNNN;

- Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về việc chuyển DNNN thành CTCP và Thông tư số 76/2002/TT-BTC ngày 9/9/2002 của Bộ Tài chính về hướng dẫn những vấn đề tài chính khi chuyển DNNN thành CTCP. Theo các văn bản này có một số hình thức CPH sau:

Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn;

Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp; Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp;

Thực hiện các hình thức 2 hoặc 3 kết hợp với phát hành cổ phiếu thu hút thêm

vốn;

Đối với cổ phần phát hành lần đầu, các nhà đầu tư trong nước được phép mua

không hạn chế. Các nhà đầu tư nước ngoài không được phép mua quá 30%.

- Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 174/2002/QĐ- TTg ngày 2/12/2002 về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và CPH DNNN. Theo đó, Quỹ hỗ trợ cho doanh nghiệp thanh toán tiền trợ cấp theo quy định tại Bộ luật lao động đối với người lao động, thôi việc, mất việc tại thời điểm chuyển đổi, hỗ trợ thanh toán trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc sau khi đã chuyển từ DNNN sang làm việc tại CTCP; hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo lại lao động dôi dư tại thời điểm chuyển đổi để bố trí việc làm mới trong CTCP.

- Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2003/NĐ- CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán để khuyến khích các doanh nghiệp cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Theo đó, điều kiện về vốn điều lệ của CTCP để niêm yết cổ phiếu là 5 tỷ đồng (mức cũ là 10 tỷ) và chỉ cần hoạt động kinh doanh của năm liền trước khi xin phép niêm yết phải có lãi thay cho quyết định trước đây là 2 năm liền có lãi.

Sự ra đời của hệ thống văn bản này, đặc biệt là Nghị định 64/2002/NĐ-CP đã đánh dấu một giai đoạn mới trong tiến trình CPH DNNN. Thông qua đó, Chính phủ đã thiết lập một cơ chế mới mạnh, thông thoáng hơn trên cơ sở phân cấp triệt để giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, cùng một cơ chế kiểm tra, giám sát hợp lý, gắn trách nhiệm với quyền hạn, nghĩa vụ, quyền lợi và một hệ thống các giải pháp mang tính chất đồng bộ, trong đó:

Về hình thức CPH: Quá trình thực hiện CPH DNNN trong những giai đoạn trước cho thấy, về thực chất chỉ có hai hình thức là CPH toàn bộ DNNN và CPH đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Còn các hình thức như giữ nguyên giá trị phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu và bán một phần hoặc toàn bộ vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ là phương thức CPH có thể được áp dụng trong cả hai hình thức nêu trên.

Về đối tượng mua cổ phần: Chính thức bổ sung thêm đối tượng được quyền tham gia mua cổ phần lần đầu là các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với việc mở rộng phạm vi ngành nghề kinh doanh mà các nhà đầu tư nước ngoài được quyền tham gia góp vốn.

Về quyền được mua cổ phần lần đầu tại các doanh nghiệp CPH: Trong khi Nghị định 44 vẫn còn khống chế mức mua cổ phần (từ 10- 20% tổng số cổ phần tại doanh nghiệp đối với các pháp nhân, từ 5-10% đối với các thể nhân), Nghị định mới đã xoá bỏ mức khống chế về quyền được mua cổ phần lần đầu đối với các pháp nhân và thể nhân trên cơ sở đảm bảo số cổ đông tối thiểu theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định về cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt của Nhà nước được quy định trong Luật DNNN.

Về chính sách ưu đãi đối với người lao động: theo quy định cũ, tổng giá trị cổ phần bán ưu đãi cho người lao động không vượt quá 20% giá trị vốn nhà nước tại DNNN. Thực tế cho thấy quy định như vậy là không công bằng và không khuyến khích đối với người lao động ở những doanh nghiệp có vốn nhà nước ít, lao động nhiều vì với sự khống chế này, người lao động ở các doanh nghiệp trên chỉ có thể mua được 1- 2 cổ phần ưu đãi cho 1 năm công tác. Nghị định mới đã xoá bỏ mức khống chế về tổng giá trị ưu đãi theo % trên giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tạo điều kiện để người lao động tham gia góp vốn, mua cổ phần.

Về xử lý tài chính và giải quyết lao động dôi dư: Nghị định 64/CP cho phép các doanh nghiêp được thực hiện bán nợ hoặc chuyển nợ thành vốn góp cổ phần; sử dụng thu nhập trước thuế để bù đắp lỗ luỹ kế; hỗ trợ tài chính để giúp doanh nghiệp cơ cấu lại nợ và thanh toán trợ cấp cho người lao động bị mất việc, thôi việc với mức thoả đáng hơn.

Đối với việc xác định GTDN: Cho phép áp dụng nhiều phương pháp xác định GTDN (bao gồm phương pháp tài sản ròng và phương pháp dòng tiền chiết khấu) và từng bước chuyển giao các hoạt động định giá, bán cổ phần cho các chế định trung gian.

Ngoài ra, Nghị định 64 còn có những điều chỉnh bổ sung các chính sách ưu đãi để giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển sau CPH như chính sách ưu đãi về thuế, chính sách ưu tiên tiếp tục cho thuê hoặc mua những tài sản đang sử dụng, chính sách tạo sự gắn kết giữa người sản xuất và cung cấp nguyên liệu với các doanh nghiệp chế biến trong các ngành nông, lâm, thuỷ sản.

4.2. Chủ trương, chính sách của thành phố Hà Nội

Ngày 18/6/2003, Thành uỷ Hà Nội đã có Chỉ thị số 20-CT/TU về việc lãnh đạo thực hiện đẩy nhanh tiến độ sắp xếp và đổi mới DNNN thuộc Thành phố theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, để tạo điều kiện cho các DNNN tiếp tục phát triển, chủ động trong quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài sản đất đai, nhà xưởng, Thành uỷ giao UBND thành phố nghiên cứu áp dụng một số giải pháp để xử lý các tồn tại của doanh nghiệp: về tài sản, thiết bị, nhà xưởng, vật tư sản phẩm hàng hoá tồn kho, tài chính và lao động. Đặc biệt nghiên cứu cơ chế xử lý về đất đai, nhà xưởng, cửa hàng của các doanh nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả hơn, cho phép thu hồi và bán đấu giá những địa điểm nhỏ, lẻ để đầu tư vốn cho các doanh nghiệp cần ưu tiên phát triển.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện sắp xếp, đổi mới DNNN, ngày 19/6/2003 UBND thành phố đã có Tờ trình số 35/TTr-UB và được HĐND thành phố phê chuẩn tại Nghị quyết số 42/2003/NQ-HĐ ngày 28/6/2003 về áp dụng một số biện pháp đẩy nhanh tiến độ sắp xếp và đổi mới DNNN.

Để cụ thể hoá và phân công rõ trách nhiệm của từng Sở, ngành và doanh nghiệp trong quá trình tổ chức thực hiện sắp xếp, đổi mới DNNN, UBND thành phố đã ban hành Quyết định 2063/QĐ-UB ngày 08/4/2004 về các quy trình sắp xếp, chuyển đổi DNNN (gồm: Quy trình chuyển DNNN thành CTCP; Quy trình chuyển DNNN thành CT mẹ - CT con, CT TNHH một thành viên; Quy trình sáp nhập DNNN; Quy trình giải thể DNNN). Đồng thời Thường trực UBND thành phố và BĐM & PTDN TP đã sắp xếp thời gian định kỳ làm việc với các Sở, ngành, tổng công ty của Thành phố có số lượng doanh nghiệp phải sắp xếp nhiều để kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện và giải quyết kịp thời những vướng mắc.

Ngày 12/02/2004, UBND thành phố có công văn số 373/UB-CN chỉ đạo các Sở, ngành và DNNN tập trung tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đổi mới sắp xếp DNNN năm 2004 theo phương án đã được Thủ tướng phê duyệt.

Đồng thời, ngày 6/5/2004 UBND thành phố có công văn số 1514/UB-CN quy định tiến độ thời gian phải hoàn thành từng bước công việc sắp xếp đối với từng doanh nghiệp nằm trong diện phải triển khai sắp xếp trong năm 2004.

Do số lượng doanh nghiệp phải sắp xếp, cổ phần hoá năm 2004 rất lớn, để có thể hoàn thành kế hoạch, ngày 25/5/2004 UBND thành phố ban hành quyết định số 3287/QĐ-UB về Quy chế thuê tư vấn xác định GTDN CPH và tư vấn CPH trọn gói đối với các DNNN triển khai CPH. Theo đó, năm 2004 Thành phố chỉ đạo và cho phép 26 doanh nghiệp thực hiện các quy chế này, đã ký hợp đồng với các công ty chứng khoán và kiểm toán về xác định GTDN hoặc tư vấn CPH trọn gói, thời gian hoàn thành trong năm 2004.

5. Cơ chế, chính sách giai đoạn đẩy mạnh (từ tháng 11/2004 đến nay)

5.1. Chủ trương, cơ chế, chính sách của Trung ương

Giai đoạn này đánh dấu bằng việc ra đời Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành CTCP, theo đó các công ty thành viên của các tổng công ty nhà nước và ngay cả chính tổng công ty nhà nước nào mà Nhà nước không muốn chi phối đều có thể trở thành đối tượng CPH. Điểm mới quan trọng nữa trong Nghị định này là quy định việc bán cổ phần lần đầu phải được thực hiện bằng hình thức đấu giá tại các trung tâm giao dịch chứng khoán nếu là công ty có số vốn trên 10 tỷ đồng, tại các trung tâm tài chính nếu là công ty có số vốn trên 1 tỷ đồng và tại công ty nếu có số vốn không quá 1 tỷ đồng. Bán đấu giá khiến

cho giá cổ phiếu phát hành lần đầu của nhiều công ty được đẩy vọt lên, đem lại những nguồn thu lớn cho Nhà nước.

Mặt khác, bán đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp CPH còn trở thành động lực cho sự phát triển của thị trường cổ phiếu niêm yết ở Hà Nội trong giai đoạn này.

Nghị định 187 về cơ bản đã đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những bất cập trong cơ chế CPH trước đây, đồng thời bổ sung các biện pháp để tháo gỡ cho các doanh nghiệp sau khi chuyển đổi thành CTCP.

Nhằm hoàn thiện hơn nữa về chính sách CPH, Đảng, Chính phủ và Bộ, ngành đã ban hành các văn bản sau để tăng cường quá trình CPH, bao gồm:

- Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 6/12/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020;

- Kết luận số 50-KL/TW ngày 29/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về “ Đề án tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả của DNNN”;

- Nghị định số 17/2006/NĐ- CP ngày 27/1/2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai và Nghị định 187;

- Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;

- Nghị định số 116/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP;

- Thông tư số 202/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính và xác định GTDN khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành CTCP theo quy định tại Nghị định số 59;

- Thông tư số 09/2014/TT-BTC ngày 16/01/2014 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí bán đấu giá cổ phần và các loại chứng khoán;

- Văn bản số 2252/TTg-ĐMDN ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc UBND thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2015;

- Thông báo số 389/TB-VPCP ngày 28/11/2012 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại cuộc họp với UBND thành phố về phương án sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2012-2015;

- Nghị định số 189/2013/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59;

- Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 18/7/2013 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Thông tư số 194/2013/TT-BTC ngày 17/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn tái cơ cấu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước không đủ điều kiện CPH theo quy định tại Nghị định số 59;

- Nghị định số 61/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/6/2013 về việc ban hành quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/12/2023