CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHTM VÀ CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
1.1 Tổng quan về NHTM
1.1.1 Khái niệm NHTM
Hiện nay có một số khái niệm về Ngân hàng thương mại như sau:
Theo luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khóa X thông qua vào ngày 12 tháng 12 năm 1997, định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Luật này còn định nghĩa: Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
Theo khoản 3- Điều 4 Luật các TCTD (luật số 47/2010/QH12): “NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Trong đó, “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”.
Như vậy, có thể nói NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế.
1.1.2 Chức năng của NHTM
Nhìn chung NHTM có 3 chức năng cơ bản:
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt - 1
- Dịch Vụ Ngân Hàng Về Thanh Toán Và Ngân Quỹ
- Kinh Nghiệm Của Các Ngân Hàng Quốc Tế Trong Việc Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.
- Tăng Trưởng Huy Động Vốn Từ Cá Nhân Và Tổ Chức Kinh Tế
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
Chức năng trung gian tài chính: bao gồm trung gian tín dụng và trung gian thanh toán giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Chức năng tạo tiền: tức là chức năng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối tiền tệ phục vụ cho nhu cầu chu chuyển và phát triển nền kinh tế.
Chức năng “sản xuất”: bao gồm việc huy động và sử dụng các nguồn lực để tạo ra sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế.
1.1.3 Phân loại NHTM
1.1.3.1 Dựa vào hình thức sở hữu
Ngân hàng thương mại Nhà nước:
Là ngân hàng thương mại do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của Nhà nước.
Quản trị Ngân hàng thương mại Nhà nước là Hội đồng quản trị do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có thỏa thuận với Ban tổ chức – Cán bộ của Chính phủ.
Điều hành hoạt động của ngân hàng thương mại Nhà nước là Tổng giám đốc. Giúp việc cho Tổng giám đốc có các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.
Ngân hàng thương mại cổ phần:
Là ngân hàng thương mại được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó có các doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức khác, và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng liên doanh:
Là ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của bên Việt Nam và bên nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng liên doanh là một pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
Là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền và nghĩa vụ do pháp luật Việt Nam quy định, hoạt động theo giấy phép mở chi nhánh và các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam.
1.1.3.2 Dựa vào chiến lược kinh doanh.
Ngân hàng bán buôn:
Là ngân hàng chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách hàng công ty chứ không giao dịch với khách hàng cá nhân.
Ngân hàng bán lẻ:
Là loại ngân hàng giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách hàng cá nhân.
Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ:
Là loại ngân hàng giao dịch và cung ứng dịch vụ cho cả khách hàng công ty lẫn khách hàng cá nhân. Hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều thuộc loại hình ngân hàng này.
1.1.4 Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM:
1.1.4.1 Nghiệp vụ nợ:
Là nghiệp vụ mà kết quả là tạo lập nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Trong hoạt động này, NHTM sử dụng các công cụ và biện pháp mà pháp luật cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng cho vay đối với nền kinh tế.
Hoạt động huy động vốn của NHTM bao gồm: nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn, huy động vốn khác.
1.1.4.2 Nghiệp vụ có:
Là nghiệp vụ sử dụng các nguồn vốn của ngân hàng, bao gồm các nghiệp vụ chủ yếu như là cho vay và đầu tư.
1.1.4.3 Nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng.
Là nghiệp vụ mà NHTM thực hiện theo sự ủy nhiệm của khách hàng để hưởng các khoản lệ phí bao gồm:
+ Các dịch vụ thanh toán, thu chi hộ khách hàng.
+ Tư vấn tài chính
+ Bảo quản các tài sản quý giá, chứng từ quan trọng…
+ Kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng bạc…
1.2 Khái niệm về dịch vụ ngân hàng, phát triển dịch vụ ngân hàng.
1.2.1 Khái niệm dịch vụ ngân hàng
Hiện nay có nhiều khái niệm về dịch vụ, sau đây là một số các khái niệm.
Philip Kotler, giáo sư Maketing nổi tiếng thế giới định nghĩa dịch vụ như sau: “Dịch vụ là mọi hành động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể có hay không gắn liền với sản phẩm vật chất. Bản thân ngân hàng là một dạng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tiền tệ, thu phí của khách hàng, được xét thuộc nhóm ngành dịch vụ. Hoạt động ngân hàng không trực tiếp tạo ra sản phẩm cụ thể, nhưng với việc đáp ứng các nhu cầu của dịch vụ về tiền tệ, về vốn, về thanh toán…cho khách hàng, ngân hàng đã gián tiếp tạo ra các sản phẩm dịch vụ trong nền kinh tế”.
Luật các tổ chức tín dụng tại khoản 1 và khoản 7 điều 20 cụm từ: “ hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng: được bao hàm cả 3 nội dung: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán. Cụ thể hơn dịch vụ ngân hàng được hiểu là các nghiệp vụ ngân hàng về vốn, tiền tệ, thanh toán… mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng đáp ứng nhu cầu kinh doanh sinh lời, sinh hoạt cuộc sống, cất trữ tài sản… và ngân hàng thu chênh lệch lãi suất, tỷ giá hay thu phí thông qua dịch vụ ấy.
Trong xu hướng phát triển ngân hàng tại các nền kinh tế phát triển hiện nay, ngân hàng được coi như một siêu thị dịch vụ, một bách hóa tài chính với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn dịch vụ khác nhau tùy theo cách phân loại và tùy theo trình độ phát triển của ngân hàng.
Ở nước ta, đến nay chưa có sự xác định rõ ràng về khái niệm dịch vụ ngân hàng. Có quan niệm cho rằng: dịch vụ ngân hàng không thuộc phạm vi kinh doanh tiền tệ và các hoạt động nghiệp vụ theo chức năng của một trung gian tài chính (cho vay, huy động tiền gửi…) chỉ những hoạt động không thuộc nội dung nói trên mới gọi là dịch vụ ngân hàng.
Một số ý kiến cho rằng, các hoạt động sinh lời của NHTM ngoài hoạt động cho vay thì được gọi là hoạt động dịch vụ. Quan điểm này phân định rõ hoạt động tín dụng, một hoạt động truyền thống và chủ yếu trong thời gian qua của các NHTM Việt Nam, với hoạt động dịch vụ, một hoạt động mới bắt đầu phát triển ở nước ta.
Sự phân định như vậy trong xu thế hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ tài chính hiện nay cho phép ngân hàng thực thi chiến lược tập trung đa dạng hóa, phát triển và nâng cao hiệu quả của các hoạt động phi tín dụng. Còn quan điểm thứ hai thì cho rằng, tất cả các hoạt động nghiệp vụ của một NHTM đều được coi là hoạt động dịch vụ.
Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Quan điểm này phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với cách phân loại các phân ngành dịch vụ trong dự thảo hiệp định WTO mà Việt Nam cam kết, đàm phán trong quá trình gia nhập, phù hợp với nội dung hiệp định thương mại Việt – Mỹ. Trong phân tổ các ngành kinh tế của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Ngân hàng là ngành được phân tổ trong lĩnh vực dịch vụ.
1.2.2 Khái niệm phát triển dịch vụ ngân hàng
Phát triển dịch vụ ngân hàng là việc mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng nhằm thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trên cơ sở đảm bảo các mục tiêu của ngân hàng.
1.3 Các loại dịch vụ ngân hàng
1.3.1 Các dịch vụ ngân hàng truyền thống
1.3.1.1 Huy động vốn
Là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc và lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách hàng có thể gửi vào và rút ra bất cứ lúc nào.
Tiền gửi không kỳ hạn bao gồm tiền gửi thanh toán, tiết kiệm không kỳ hạn, mục đích của loại tiền gửi này nhằm phục vụ nhu cầu giao dịch thanh toán như chuyển tiền, trả lương qua tài khoản, rút tiền mặt từ máy ATM… Do tính không ổn định, nên lãi suất của loại tiền gửi này khá thấp. Ngược lại, tiền gửi tiết kiệm,chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu…là loại tiền gửi mà khách hàng chỉ có thể rút tiền vào ngày đáo hạn, mục đích của loại tiền gửi này là giúp khách hàng tận dụng được tiền nhàn rỗi trong một thời gian nhất định. Do tính chất ổn định, nên lãi suất của loại tiền gửi này khá cao.
1.3.1.2 Cấp tín dụng
Bao gồm các dịch vụ chủ yếu sau:
– Cho vay: là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
– Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác: là việc ngân hàng mua các thương phiếu, giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán theo yêu cầu của khách hàng bằng cách khấu trừ ngay một số tiền nhất định. Đây là nghiệp vụ cho vay gián tiếp có đảm bảo bằng chứng từ có giá nên rủi ro tín dụng thấp.