Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV - Chi nhánh Bắc Giang - 13


KẾT LUẬN

Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã mang đến cho nhân loại không ít những thành tựu giúp ích cho cuộc sống trong đó có dịch vụ tài chính ngân hàng. Sự tiến bộ về công nghệ thông tin đã giúp cho những người làm việc trong ngân hàng giảm đi rất nhiều những công việc cơ bản như: các giao dịch thanh toán, chuyển khoản cho khách hàng, cung cấp thông tin số dư… Những giao dịch này thay vì khách hàng phải đến trực tiếp ngân hàng để thực hiện nhưng với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng internet mà khách hàng có thể tự họ xác lập giao dịch thông qua các thiết bị điện tử như: điện thoại di động, máy tính bảng,…Điều mà đang đề cập ở đây chính là hệ thống dịch vụ NHĐT, dịch vụ NHĐT đã khởi nguồn và phát triển trong những năm gần đây trên lãnh thổ Việt Nam khi mà ngành công nghệ thông tin bắt đầu được biết đến. Những lợi ích mà dịch vụ NHĐT mang lại đã được công nhận trong những năm qua, không ít các ngân hàng quan tâm xem NHĐT là một kênh phân phối hiện đại trong quá trình phát triển hệ thống của mình.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, trên cơ sở vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, đi từ lý luận đến thực tiễn, đề tài Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV - Chi nhánh Bắc Giang đã tập trung giải quyết những nội dung quan trọng sau:

- Thứ nhất, đề tài đã làm rõ hệ thống cơ sở lý luận liên quan đến phát triển dịch vụ NHĐT tại NHTM như khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trò của dịch vụ NHĐT, khái niệm, nội dung, các tiêu chí và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHĐT.

- Thứ hai, đề tài đi sâu phân tích thực trạng phát triển dịch vụ NHĐT tại BIDV - Chi nhánh Bắc Giang, những thành tựu và hạn chế còn tồn tại để từ đó có những định hướng, giải pháp đúng đắn cho việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử.

- Thứ ba, trên cơ sở phân tích, đánh giá những hạn chế, tồn tại về dịch vụ Ngân hàng điện tử tại BIDV - Chi nhánh Bắc Giang, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm pháp triển dịch vụ này.

Mặc dù tác giả luận văn đã rất cố gắng để đạt được kết quả theo mục đích, nhiệm vụ đã xác định, nhưng do giới hạn khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ và khả năng của bản thân còn hạn chế, nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả luận văn rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, các nhà khoa học, các cán bộ quản lý trong lĩnh vực ngân hàng và những ai quan tâm đến lĩnh vực này để tác giả luận văn tiếp tục đi sâu nghiên cứu nhằm đem lại kết quả cao hơn cả về mặt lý luận và thực tiễn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng việt

[1]. Đặng Thị Nhật Á (2020), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

[2]. Chính phủ (2012), Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt

[3]. Trần Văn Dũng (2021), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam hiện nay,

Tạp chí Tài chính, ngày 06/01/2021

[4]. Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB. Thống kê.

[5]. Bùi Bích Hà (2019) Đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương Mại.

[6]. Nguyễn Thu Hoài (2020) Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Uông Bí. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương Mại.

[7]. Trần Huy Hoàng (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã hội, Hà Nội

[8]. Nguyễn Thị Thu Hường (2020), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV

- Chi nhánh Hà Thành. Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[9]. Thẩm Thị Thu Hương (2019), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương. Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam.

[10]. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê, Hà Nội.

[11]. Trần Hoài Nam (2013), Phát triển ứng dụng mô hình TMĐT B2B ở Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Thương mại.

[12]. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư số 39/2014/TT-NHNN, ngày 11/12/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán


[13]. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư số 46/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

[14]. Man Thị Quỳnh Na (2013), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Tài, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng.

[15]. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu thị trường,

NXB Đại học Quốc gia TP. HCM, TP. HCM

[16]. Nguyễn Thu Trang (2018), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank.

Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh tế Quốc Dân.

[17]. Nguyễn Thùy Trang (2018), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank, Tạp chí tài chính, ngày 01/07/2018.

[18]. Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước (2018-2020), Báo cáo về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán quý IV các năm 2018-2020.

[19]. Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định số 645/QĐ-TTg Phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử Quốc gia giai đoạn 2021 – 2025, ngày 15/5/2020.


Tài liệu tiếng anh

[20]. Abbad, M.A (2012). The development of e-banking in developing countries in the Middle East, Journal of Finance, Accounting and Management số 3(2), 107

[21]. Ihab Ali El-Qirem (2013), Critical Factors Influencing E-Banking Service Adoption in Jordanian Commercial Banks: A Proposed Model, International Business Research, Vol.6, No.3.

[22]. Chmielarz, W., & Zborowski, M. (2017, September). Comparative analysis of e-banking services in Poland in 2016. Hội nghị chuyên đề Euro về Phân tích và Thiết kế Hệ thống (trang 43-55).

[23]. Haq, I. U., & Awan, T. M. (2020). Impact of e-banking service quality on e- loyalty in pandemic times through interplay of e-satisfaction. Tạp chí Quản lý Vilakshan – XIMB.


PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT


Kính thưa Ông/Bà!

Hiện nay tôi đang tiến hành khảo sát về chất lượng dịchvụ ngân hàng điện tử của BIDV Bắc Giang. Kính mong Ông/Bà dành chút thời gian để thực hiện bảng khảo sát dưới đây.

Chúng tôi rất cảm ơn sự giúp đỡ của Quý Ông/Bà.

PHẦN I: THÔNG TIN KHÁCH HÀNG

1. Họ tên Quý khách hàng (nếu có thể):

2. Giới tính:

Nam

Nữ

3. Độ tuổi:

18-22 tuổi

23-35 tuổi

36-55 tuổi

trên 55 tuổi

4. Nghề nghiệp:

Nội trợ/hiện không đi làm

Tự kinh doanh

Đang đi làm

PHẦN II: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

Quý khách hàng vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình đối với các phát biểu sau về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng BIDV Bắc Giang trong thời gian qua, bằng cách đánh dấu X hoặc vào ô thích hợp bên dưới:

1 - Hoàn toàn không đồng ý 2 - Không đồng ý

3 - Bình thường 4 - Đồng ý

5 - Hoàn toàn đồng ý


STT

Các tiêu chí

1

2

3

4

5

A

Sự hài lòng






1

Khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử dụng dịch vụ

ngân hàng điện tử tại BIDV Bắc Giang






2

Khách hàng sẵn sàng giới thiệu cho người thân và bạn

bè về dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV Bắc Giang






B

Mức độ an toàn, tin cậy






1

Khách hàng luôn cảm thấy an toàn khi sử dụng dịch

vụ NHĐT của BIDV Bắc Giang






2

BIDV Bắc Giang là ngân hàng được khách hàng tín nhiệm






C

Mức độ rủi ro, sai sót






1

Dịch vụ NHĐT do BIDV Bắc Giang cung cấp rất ít

khi gặp rủi ro






2

Mức độ sai sót của dịch vụ internetbanking,

mobilebanking, thẻ,… là rất thấp






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV - Chi nhánh Bắc Giang - 13


PHẦN III: Ý KIẾN KHÁC (Ngoài những nội dung nói trên, Ông/bà còn có ý kiến nào khác, vui lòng ghi rõ ở dưới đây nhằm giúp BIDV Bắc Giang cải tiến để cung cấp đến Quý khách các sản phẩm dịch vụ ngân hàng chất lượng tốt hơn)

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………


Xin chân thành cám ơn sự đóng góp ý kiến của Quý Ông Bà!

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí