Cơ Sở Thực Tiễn Về Phát Triển Hoạt Động Đào Tạo Nghề


của người lao động là cơ sở vững chắc để có việc làm và thu nhập ổn định thì công tác đào tạo nghề sẽ nhận thêm nhiều nguồn lực hỗ trợ cần thiết của xã hội để phát triển mạnh hơn.

Thực tế công tác đào tạo nghề hiện nay chưa được xã hội nhận thức đầy đủ và đúng đắn. Việc làm chuyển biến nhận thức của từng gia đình và toàn xã hội sẽ có ý nghĩa quan trọng trong dạy nghề và học nghề. Nhận thức không đúng về vai trò của đào tạo nghề đối với sự phát triển xã hội của đất nước, dẫn đến việc tăng dần chỉ tiêu đào tạo cao đẳng, đại học mà thiếu hụt quan tâm đến việc tăng chỉ tiêu đào tạo nghề cho tương xứng đáp ứng được nhu cầu phát triển. [8]

* Nhu cầu của xã hội, thông tin thị trường lao động

Phát triển dạy nghề là sự nghiệp và trách nhiệm của toàn xã hội là một nội dung quan trọng của chiến lược Phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020. Quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia đòi hỏi có sự tham gia của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, các cơ sở dạy nghề, cơ sở sử dụng lao động và người lao động để thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động. Kinh tế xã hội càng phát triển thì nhu cầu về lao động có kỹ năng càng tăng, khi đó đào tạo nhân lực càng có điều kiện phát triển. Do đó đào tạo nhân lực phải gắn với việc làm, việc làm trong thị trường lao động là thước đo nhu cầu xã hội. Nếu đào tạo không gắn với nhu cầu xã hội sẽ ngay lập tức xuất hiện hiện tượng mất cân đối, vừa thừa vừa thiếu nhân lực [8].

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển hoạt động đào tạo nghề

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển đào tạo nghề từ nước ngoài

1.2.1.1. Tại Nhật Bản

Nhật Bản có hệ thống giáo dục nghề nghiệp chuyên nghiệp và bài bản, cung cấp dịch vụ đào tạo cho người học, đáp ứng nhu cầu của các DN. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy hoạch ở các địa phương, với những ngành nghề đào tạo phù hợp với định hướng phát triển của các địa phương, các DN, nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho các DN trên toàn quốc. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chú ý vào đào tạo công việc thực tế, hướng tới các kỹ năng mà các DN cần.Thời gian đào tạo của các khóa học được thực hiện linh hoạt, trên cơ sở những kỹ năng mà DN cần. Hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Nhật Bản, gồm:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Trường Trung học kỹ thuật, hay Trung học chuyên nghiệp: Đây là loại hình kết hợp giữa giáo dục phổ cập và dạy nghề; đào tạo trong 3 năm cho đối tượng tốt nghiệp trung học cơ sở.

Trường Cao đẳng kỹ thuật: Đây là loại hình chỉ đào tạo cho học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, với thời gian đào tạo là 5 năm, gồm 3 năm tại trường trung học kỹ thuật và 2 năm tại trường cao đẳng kỹ thuật.

Phát triển đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động tỉnh Thái Nguyên - 4

Trường đào tạo chuyên ngành: Đây là loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp các chuyên ngành đã phân nhóm, với thời gian đào tạo từ 2 - 3 năm theo yêu cầu của từng chuyên ngành.

Trường chuyên tu hay còn gọi là trường tư nhân: cơ sở giáo dục nghề nghiệp này nằm ngoài hệ thống đào tạo của giáo dục Nhà nước, với thời gian đào tạo thường từ 1-2 năm theo yêu cầu của từng ngành, từng tập đoàn kinh tế và thường do các tập đoàn kinh tế thành lập. Nhật Bản phát triển rất mạnh mẽ các cơ sở đào tạo tại DN và tổ chức đào tạo nghề cho người lao động tại nơi làm việc. Nhật Bản thực hiện rất thành công việc hướng nghiệp và đào tạo dạy nghề cho lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh bằng nhiều phương thức khác nhau. Để nâng cao chất lượng cho công tác đào tạo nghề, ngay từ những năm tái thiết kinh tế, Nhật Bản chú trọng vào đào tạo giáo viên mới hoặc nâng cao kỹ năng giảng dạy cho giáo viên dạy nghề. Giáo viên dạy nghề của Nhật Bản được trưởng thành từ các doanh nghiệp và được đưa đi đào tạo, bồi dưỡng ở các nước tiên tiến hơn để trở thành những người Thầy- Thợ cả (Master) trong đào tạo nghề nghiệp. [17]

1.2.1.2. Tại Philippin

Sau một thời kỳ lâu dài chồng chéo trong quản lý giữa Bộ Giáo dục và Bộ lao động. Năm 1995, Philippin thành lập Tổng cục Giáo dục kỹ thuật và Phát triển kỹ năng TESDA. Philippin đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, vừa để xuất khẩu lao động. Philippin được xem là quốc gia sở hữu nhiều mô hình dạy nghề về dịch vụ và thương mại ở Đông Nam Á. Philippin cũng là quốc gia giàu kinh nghiệm trong việc quản lý hệ thống dạy nghề, chính vì vậy trong nhiều năm


qua chất lượng đào tạo nghề tại quốc gia này liên tục tăng cao, đáp ứng hiệu quả yêu cầu hội nhập và phát triển.

Hệ thống giáo dục - dạy nghề của Philippin đang sử dụng mô hình 2+2, tức là 2 năm học ở trường và 2 năm học thực tế tại các nhà máy hoặc doanh nghiệp thương mại. Tuy nhiên theo hướng linh hoạt hơn, việc thực tập không nhất thiết phải là 2 năm cuối cùng mà do các doanh nghiệp và nhà trường lập kế hoạch đan xen trong quá trình 4 năm học. Ngoài ra, dựa trên mô hình chung này, các tổ chức đào tạo nghề Philippin đã thiết lập và xây dựng thêm nhiều mô hình biến thể linh hoạt và uyển chuyển như "mô hình 1+ 3" (1 năm học tại trường và 3 năm học nghề), "mô hình 0+ 4" (cả 4 năm đều học nghề) qua đó mang lại hiệu quả cao trong công tác đạo tạo và dạy nghề tại quốc gia này. Theo thống kê, hiện có gần 70% thanh niên Philippin vào học trường nghề (trường trung học -Secondary School) khi bước qua 15 - 16 tuổi. Sau khi học nghề xong, học sinh có thể tiếp tục học đại học. [16]

1.2.1.3. Tại Hàn Quốc

Từ giữa thập kỷ 60 Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra kế hoạch đào tạo trên cơ sở kế hoạch nhân lực, nhờ vậy đầu tư sức người và của cải tập trung để hướng học sinh trung học theo nhánh đào tạo nghề và công nhân kỹ thuật. Một số môn học nghề được đưa vào học trong chương trình trung học cơ sở, tuy nhiên chuyên môn hoá theo ngành đào tạo chỉ được thực hiện ở cấp trung học bậc trên. Khoảng một phần ba số học sinh theo học trung học bậc cao lựa chọn trung học nghề còn hai phần ba theo chương trình trung học phổ thông. Các chuyên ngành được lựa chọn nhiều nhất trong trung học nghề là kỹ thuật và thương mại. Bên cạnh các trường nghề trung học dành cho đào tạo nghề ban đầu ở Hàn Quốc còn phát triển mạnh mẽ các trung tâm dạy nghề và đào tạo lại. Cả nước có khoảng 90 trung tâm như vậy và đào tạo nghề ở đây chủ yếu giới hạn ở các khoá ngắn hạn đào tạo các kỹ năng hành nghề trực tiếp. Phần lớn chi phí cho các trung tâm này được nhà nước hỗ trợ, nhưng các học viên vẫn phải đóng học phí cho các khoá học này. Đồng thời chính phủ Hàn Quốc còn khuyến khích mạnh mẽ các công ty thực hiện đào tạo tại cơ sở sản xuất nhằm giảm chi phí.


Hàn Quốc là một quốc gia phát triển mạnh trong quá trình đổi mới nền kinh tế. Hàn Quốc đã chú trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề và thành công bởi chính sách đào tạo nghề được thực hiện theo đặt hàng của các doanh nghiệp lớn. Để đáp ứng cơ cấu nhân lực cho nền kinh tế, Chính phủ Hàn Quốc đã có chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo nghề; đẩy mạnh đào tạo nghề dịch vụ và thương mại cho lao động (đào tạo mới và đào tạo lại, đào tạo chuyển đổi) tại DN. Bên cạnh đó, Hàn Quốc đã phát triển mô hình hợp tác giữa Nhà nước, doanh nghiệp và thị trường để đào tạo nguồn nhân lực. Với sự hỗ trợ mạnh của Chính phủ từ những năm 1960, các tập đoàn khổng lồ của Hàn Quốc thường được gọi là Chaebol như: LG, Huyndai, Samsung,... đã có đủ nhân lực qua đào tạo để phát triển mạnh mẽ và trở thành các DN có tầm cỡ quốc tế.

Giáo dục nghề nghiệp được Hàn Quốc coi trọng ngay từ cấp trung học. Ngay sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh được hướng vào các trường trung học phổ thông và trung cấp nghề. Định hướng nghề nghiệp sớm và phân luồng đào tạo đã mang lại hiệu quả cao hơn trong điều chỉnh cơ cấu nhân lực từ đó, định hướng được rõ nhu cầu đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động theo từng ngành nghề, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch. Một trong những thành công của Hàn quốc trong việc đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực cho DN là đã làm tốt công tác dự báo nhu cầu, thông qua định hướng chiến lược phát triển của các tập đoàn, công ty lớn.

Tóm lại, xu hướng chung của các nước là không chỉ dùng ngân sách và Chính phủ không làm thay doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Đây là những bài học bổ ích cho Việt Nam. [16]

1.2.2. Kinh nghiệm phát triển đào tạo nghề của một số địa phương trong nước

1.2.2.1. Kinh nghiệm phát triển đào tạo nghề thương mại và du lịch của Đà Nẵng

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập ngày 6-11-1996. Thành phố Đà Nẵng có 6 quận nội thành, 1 huyện ngoại thành và 1 huyện đảo Hoàng Sa với tổng diện tích 1.255,53km2, dân số 1.038.430 người (số liệu năm 2017). Với dãy bờ biển đẹp nằm trải dài, lại nằm ở vị trí vùng kinh tế trọng điểm


miền Trung, là cửa ngõ ra biển Thái Bình Dương của các nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Đà Nẵng có nhiều điều kiện thuận lợi để Đà Nẵng để phát triển ngành du lịch. Đà Nẵng còn được biết đến là Thành phố năng động trong phát triển kinh tế xã hội, trong đó có đào tạo nghề thương mại, dịch vụ và du lịch. Vì vậy nghiên cứ kinh nghiệm phát triển đào tạo nghề thương mại và du lịch có thể rút ra được những điều bổ ích cho lao động các địa phương của vùng khác trong cả nước.

Tính đến tháng 2 năm 2018, Đà Nẵng có 52 cơ sở dạy nghề, đăng ký dạy 101 nghề, trong đó có 4 trường cao đẳng nghề, 1 phân hiệu của trường cao đẳng nghề, 8 trường trung cấp nghề, 13 trung tâm dạy nghề và 27 cơ sở có tham gia dạy nghề. Trong 52 cơ sở dạy nghề, Trung ương quản lý 13 cơ sở, địa phương quản lý 39 cơ sở. Đặc biệt, số cơ sở công lập chiếm 48,07% ngoài công lập chiếm 51,93%, 1 cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài, có 21 cơ sở do DN đứng ra thành lập và 1 doanh nghiệp đăng ký dạy nghề cho người khuyết tật. Các cơ sở đào tạo nghề ở Đà Nẵng tập trung dạy rất nhiều nghề trong đó tập trung vào các nghề như quản trị mạng; quản trị cơ sở dữ liệu; kỹ thuật chế biến món ăn; nghiệp vụ kinh doanh nhà hàng, khách sạn; hướng dẫn du lịch; nghiệp vụ quản lý kinh doanh các dịch vụ ăn uống; nghiệp vụ lễ tân; kinh doanh thương mại, dịch vụ; nghiệp vụ phục vụ bàn, bar khách sạn; kỹ thuật pha chế đồ uống, kế toán doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Để tăng cường đào tạo nghề trong lĩnh vực thương mại và du lịch Thành phố Đà Nẵng đã xây dựng kế hoạch, ban hành những chính sách tạo điều kiện cho các DN thương mại, DN kinh doanh du lịch, cơ sở đào tạo nghề và người người học. Cụ thể trong năm 2018 các cơ sở đào tạo và DN của Thành phố Đà Nẵng đã đào tạo được 5.600 lao động trong lĩnh vực thương mại và du lịch. Các nghề đào tạo chính cho số lao đông này là: hướng dẫn du lịch; nghiệp vụ lễ tân; nghiệp vụ phục vụ buồng; nghiệp vụ kinh doanh nhà hàng, khách sạn; nghiệp vụ quản lý kinh doanh các dịch vụ ăn uống, khu vui chơi, giải trí…toàn bộ đều được đào tạo miễn phí bằng ngân sách nhà nước. Thành phố Đã Nẵng đã ban hành kế hoạch số 15 về đào tạo nghề miễn phí cho người học giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020. Theo đó đối

tượng lao động được đào tạo nghề có độ tuổi từ 16 đến 35. Các nghề được đào tạo


phù hợp với trình độ học vấn cũng như nguyện vọng của các đối tượng học nghề. Ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng chính sách ưu đãi, người bị thu hồi đất canh tác, di dời, giải tỏa, bộ đội xuất ngũ. Các nhóm ngành nghề được đào tạo bao gồm kỹ thuật chế biến món ăn; kỹ thuật chăm sóc cây cảnh, trồng rau sạch; nghiệp vụ kinh doanh nhà hàng, khách sạn, nghiệp vụ phục vụ bàn, bar; hướng dẫn du lịch…

Thời gian đào tạo từ 3 tháng đến 12 tháng, địa điểm học tại các trung tâm đào tạo nghề, tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, doanh nghiệp thương mại. Với hệ thống các cơ sở đào tạo nghề rộng khắp và các chính sách hỗ trợ trên, trong 5 năm từ năm 2013 - 2018 Đà Nẵng đã dạy nghề cho 187.198 người, trong đó đào tạo nghề có thời hạn dưới 1 năm chiếm trên 70%. [19]

1.2.2.2. Kinh nghiệm phát triển đào tạo nghề thương mại và du lịch của tỉnh Quảng Ninh

Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nghề, UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định phê duyệt đề án “Đào tạo nghề giải quyết việc làm cho lao động tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020”. Theo đó trong giai đoạn 2015-2020 toàn tỉnh sẽ có hơn 21.000 người được đào tạo nghề và tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt khoảng 90%. Theo báo cáo của sở LĐTB&XH tỉnh Quảng Ninh, công tác đào tạo nghề là một trong những nhiệm vụ được sở LĐTB&XH tỉnh Quảng Ninh đặc biệt chú trọng. Sở đã phối hợp với các doanh nghiệp, trung tâm dạy nghề và các tổ chức kinh tế - xã hội trong tỉnh tổ chức các lớp đào tạo các nghề hướng dẫn du lịch, nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại điện tử, nghiệp vụ kinh doanh nhà hàng khách sạn, khu vui chơi giải trí… hơn 70% số học viên đã tìm được việc làm sau đào tạo.

Tỉnh Quảng Ninh có nhiều danh lam thắng cảnh và sở hữu công trình văn hóa, lịch sử phong phú, hấp dẫn với các khu, điểm du lịch như vịnh Hạ Long - Di sản, Kỳ quan thiên nhiên thế giới, Khu danh lam thắng cảnh Yên Tử và các Khu di tích quốc gia đặc biệt: Nhà Trần ở Đông Triều, Bạch Đằng ở Quảng Yên, Cửa Ông ở Cẩm Phả với hơn 600 di tích lịch sử văn hóa, các khu biển đảo; Cùng với đó là hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại như: Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, hệ thống đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, Hạ Long - Vân Đồn, kết nối Quảng Ninh với các trung tâm du lịch trong và ngoài nước. Quảng


Ninh đã có hệ thống các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí đẳng cấp cao của các Tập đoàn lớn như Sun group, FLC, Vingroup… Quảng Ninh đang hướng tới mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, có tính chuyên nghiệp cao, nâng tầm đẳng cấp quốc tế, có hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, mang đậm bản sắc dân tộc.

Chương trình dạy nghề và đào tạo nghề trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch của Tỉnh được xây dựng triển khai theo hướng sát với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ, du lịch tại địa phương như thành phố: Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí; Huyện: Vân Đồn, Cô Tô, Đầm Hà. Đồng thời, tăng cường hỗ trợ sau đào tạo, đảm bảo người lao động có việc làm sau khi tốt nghiệp.

Quảng Ninh là tỉnh mang những nét đặc thù riêng về dạy nghề cho người lao động, đặc biệt là trong bộ máy điều hành quản lý. Cụ thể, Tỉnh là địa phương đi tiên phong trong việc phân quyền chức năng quản lý hoạt động giáo dục đào tạo tại địa phương. Theo đó, Sở LĐTB&XH là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm về hoạt động giáo dục dạy nghề. Không chỉ thế, việc phân cấp triệt để cho chính quyền cấp xã, huyện trực tiếp triển khai hoạt động đào tạo cũng được Tỉnh triển khai một cách nhanh chóng đề án “Đào tạo nghề giải quyết việc làm cho lao động tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020”. Bên cạnh việc phân cấp, phân quyền một cách rõ ràng, công tác giám sát và kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo cũng được Tỉnh chú trọng. Hoạt động tuyên truyền thay đổi nhận thức học nghề luôn được xây dựng một cách linh hoạt, phù hợp với thực tiễn tại từng cấp cơ sở. [18]

1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với phát triển đào tạo nghề thương mại và du lịch ở tỉnh Thái Nguyên

- Nhà nước ở cả cấp Trung ương và địa phương thể hiện vai trò tích cực trong công tác đào tạo nghề. Các cấp ủy Đảng, chính quyền vào cuộc mạnh mẽ quyết liệt và có sự phân phân quyền chức năng quản lý hoạt động giáo dục đào tạo tại địa phương để công tác đào tạo nghề được triển khai có hiệu quả. Chỉnh phủ một số nước đã có những hỗ trợ tích cực trong công tác huy động vốn, trợ cấp cho đào tạo nghề…


- Công tác tuyên truyền cho người học, đối tượng chính sách về các dự án, chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước liên quan đến công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm để người học nắm được thông tin đầy đủ, chính xác về các chủ trương, chính sách của Nhà nước.

- Huy động các DN thành lập cơ sở dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo lao động có tay nghề phù hợp với công nghệ sản xuất, đồng thời gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm sau khi tốt nghiệp khóa học, khắc phục tình trạng thiết bị dạy nghề thực hành tại đơn vị dạy nghề được đầu tư không theo kịp đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.

- Phối hợp với các cơ sở sản xuất, DN xây dựng chính sách giữa: Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp và người học nghề ngay khi bắt đầu từ khâu xác định nhu cầu đào tạo đến việc tổ chức đào tạo nghề sau đó là giải quyết việc làm cho người lao động. Đồng thời, trong quá trình đào tạo cần đưa kiến thức kinh doanh, khởi sự DN vào chương trình giảng dạy để người lao động sau khi học nghề biết huy động vốn, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm…

- Có kế hoạch phối hợp phân luồng học sinh phổ thông sau khi tốt nghiệp vào các trường nghề, đồng thời đẩy mạnh liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các DN để đảm bảo đầu ra cho học viên cũng như đảm bảo chất lượng đào tạo theo nhu cầu thị trường sử dụng lao động.

- Công tác đào tạo nghề trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch phải bám sát với tình hình thực tế kinh tế xã hội của địa phương.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/09/2022