Hệ Thống Giáo Dục Quốc Dân Theo Luật Giáo Dục Nghề Nghiệp 2015


Hình 3 1 Hệ thống giáo dục quốc dân theo Luật Giáo dục nghề nghiệp 2015 1

Hình 3.1. Hệ thống giáo dục quốc dân theo Luật Giáo dục nghề nghiệp 2015


Những năm gần đây, Thái Nguyên được cả nước biết đến là tỉnh có nhiều tiềm năng và chính sách để thu hút các dự án đầu tư nước ngoài, điển hình là dự án đầu tư Samsung kéo theo gần 400 tập đoàn quốc tế khác là doanh nghiệp vệ tinh của tập đoàn Samsung. Nhu cầu về lao động đặc biệt là lao động đã qua đào tạo rất lớn. Tỉnh Thái Nguyên cũng có nhiều các chính sách nhằm khai thác tốt các lợi thế, đồng thời tích cực đầu tư phát triển hệ thống các trường, trung tâm đào tạo nghề từ mặt bằng, trang thiết bị dạy và học, đội ngũ giáo viên giảng dạy được quan tâm bồi dưỡng toàn diện bởi đây là yếu tố then chốt trong nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cung cấp cho các doanh nghiệp đầu tư tại địa phương và các vùng lân cận. Trong đó Thành phố Thái Nguyên là đầu mối quan trọng trong việc cung cấp

lao động cho các khu công nghiệp các doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài trong địa


bàn tỉnh. Mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh tiếp tục được củng cố, tăng cường đầu tư xây dựng và phát triển. Nếu như năm 2006 toàn tỉnh có 34 cơ sở dạy nghề thì đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh có 52 cơ sở dạy nghề và đến năm 2016 trên địa bàn tỉnh đã có 56 cơ sở dạy nghề được các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập gồm: 4 trường cao đẳng nghề (01 trường tư thục), 9 trường trung cấp nghề (5 trường tư thục), 22 trung tâm dạy nghề (10 trung tâm tư thục), 21 cơ sở khác có tham gia đào tạo nghề. Phần lớn cơ sở dạy nghề tập trung trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên nhưng cũng đảm bảo 9/9 huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (100%) có cơ sở dạy nghề công lập (trung tâm dạy nghề và trường trung cấp nghề).

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay có 4 cơ sở đào tạo nghề trong lĩnh vực thương mại và du lịch.

Bảng 3.2. Danh sách các cơ sở đào tạo nghề thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

STT

Tên đơn vị đào tạo

Đơn vị chủ quản

1

Trường CĐ Thương mại và du lịch

Bộ Công Thương

2

Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật

Đại học Thái Nguyên

3

Trường CĐ Kinh tế tài chính Thái Nguyên

UBND tỉnh Thái Nguyên

4

Trường Trung cấp nghề Thái Nguyên

Sở LĐ-TB&XH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

(Nguồn: Phòng dạy nghề - Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên)


Tuy nhiên số lượng học sinh đào tạo nghề trong lĩnh vực thương mại tập trung chủ yếu tại trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch, số 478 đường Thống Nhất - Thành phố Thái Nguyên. Đây là đơn vị có đào tạo lâu năm với đầy đủ các cấp trình độ từ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề thương mại và du lịch. Ngoài ra còn có một số đơn vị có tham gia đào tạo nghề thương mại và du lịch như: trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên, trường Trung cấp nghề Thái Nguyên, trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Nguyên.


Bảng 3.3. Danh mục đào tạo nghề thương mại và du lịch


Cấp trình độ

Ngành/ nghề đào tạo

Thương mại, dịch vụ

Du lịch


1. Cao đẳng nghề

Kế toán DN

Hướng dẫn du lịch

Quản trị kinh doanh

Quản trị dịch vụ lữ hành

Quản trị khách sạn

Hướng dẫn du lịch


2. Trung cấp nghề

Kỹ thuật chế biến món ăn


Nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn

Hướng dẫn du lịch

Nghiệp vụ lễ tân

Du lịch lữ hành

Quản lý kinh doanh nhà hàng và

dịch vụ ăn uống

Quản lý kinh doanh du lịch

Kinh doanh thương mại và dịch vụ


Kinh doanh xuất nhập khẩu


Kinh doanh xăng dầu khí đốt


Quản lý doanh nghiệp


Kế toán doanh nghiệp



3. Sơ cấp nghề

Kỹ thuật chế biến món ăn

Hướng dẫn du lịch

Nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu


Nghiệp vụ Lễ tân - Buồng


Quản lý và bán hàng siêu thị


(Nguồn: Danh mục đào tạo nghề - Phòng dạy nghề - Sở LĐ TB&XH)

3.2.3. Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo nghề

Chất lượng và hiệu quả dạy nghề được đánh giá bằng nhiều tiêu chí, tuy nhiên kết quả học tập của học sinh học nghề cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá.

3.2.3.1. Kết quả của học sinh học nghề

Kết quả học tập của học sinh, sinh viên là cơ sở để đánh giá năng lực của người học sau khi ra trường. Kết quả đào tạo nghề được tính bằng điểm bình quân chung các môn học trong suốt quá trình học. Theo nhận xét sơ bộ của hiệu trưởng một số cơ sở dạy nghề trong tỉnh cho biết kết quả học tập của học sinh học nghề trong những năm học vừa qua có những tiến bộ đáng kể so với những năm học trước. Đó là điều đáng mừng cho sự phấn đấu của cả người học, người dạy và cán bộ quản lý. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số học sinh có ý thức học tập chưa tốt, kết quả học tập kém, làm giảm thành tích thi đua của nhà trường, ảnh hưởng đến phong trào học tập của học sinh, sinh viên. Việc đánh giá học tập của học sinh nghề


trong các cơ sở đào tạo nghề thương mại và du lịch lâu nay vẫn được thực hiện theo cách truyền thống, chỉ chú trọng kiểm tra kiến thức trên giấy ít phát huy được kiến thức thực tiễn, khả năng thực hành của học sinh, đặc biệt dạy nghề thì công tác thực hành lại chiếm vị trí quan trọng do đó mặc dù nhiều sinh viên ra trường với tấm bằng khá, giỏi nhưng vẫn chưa thích ứng được yêu cầu công việc.

Bảng 3.4. Xu hướng học tập của học sinh nghề


Xu hướng cũ

Xu hướng mới

Các bài thi trên giấy được thực hiện vào

cuối kỳ

Nhiều bài tập đa dạng trong suốt quá

trình học

Do bên ngoài khống chế

Do học sinh chủ động

Việc lựa chọn câu hỏi và tiêu chí đánh

giá không được nêu trước

Việc lựa chọn câu hỏi và tiêu chí đánh

giá được nêu rõ từ trước

Nhấn mạnh sự cạnh tranh

Nhấn mạnh sự hợp tác

Quan tâm đến mục tiêu cuối cùng của

việc giảng dạy

Quan tâm đến kinh nghiệm học tập của

học sinh, sinh viên

Chú trọng sản phẩm

Chú trọng quá trình

Tập trung vào kiến thức sách vở

Tập trung vào năng lực thực tế

Một số nghiên cứu chỉ ra xu hướng kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong những năm vừa qua cho thấy sự khác biệt giữa xu hướng và sản phẩm đầu ra có chất lượng khác nhau.

Việc đánh giá kết quả học tập đối với học sinh học nghề thương mại và du lịch vẫn chủ yếu dựa theo xu hướng cũ. Vì vậy, chất lượng đào tạo nghề chưa cao, việc đánh giá chất lượng đào tạo không chỉ dựa vào kết quả học tập của học sinh, sinh viên mà còn dựa vào năng lực làm việc của học sinh khi ra trường.

Công tác nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong các cơ sở dạy nghề là nhiệm vụ thường xuyên và vô cùng quan trọng. Chất lượng đào tạo nghề góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường cạnh tranh nhằm chủ động hội nhập với thị trường lao động khu vực cả Thế giới. Việc đảm bảo chất lượng đào tạo nghề thực chất là trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cần thiết phù hợp với yêu cầu của người sử dụng lao động. Chất lượng đào tạo nghề là một chỉ tiêu khó lượng hóa, song có thể sử dụng kết quả học tập, rèn luyện và tỷ lệ người học được tuyển dụng, ý kiến đánh giá của bên sử dụng lao động làm thước đo đánh giá chất lượng đào tạo nghề.


Kết quả học tập rèn luyện của học sinh học nghề trong lĩnh vực thương mại và du lịch tại một số cơ sở dạy nghề trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên.

44


Bảng 3.5. Kết quả học tập của học sinh học nghề



Năm học

Tổng số HSSV

(người)

Xuất sắc

Giỏi

Khá

TB khá

TB

Yếu, Kém

SL

(người)

Tỷ lệ

(%)

SL

(người)

Tỷ lệ

(%)

SL

(người)

Tỷ lệ

(%)

SL

(người)

Tỷ lệ

(%)

SL

(người)

Tỷ lệ

(%)

SL

(người)

Tỷ lệ

(%)

2015-2016

2755

11

0,4

334

12,1

1263

45,8

787

28,6

250

9,01

110

4

2016-2017

3266

15

0,4

448

13,7

1127

34,5

883

27,0

308

9,4

487

14,9

2017-2018

1766

02

0,1

152

8,61

483

27,35

617

34,94

243

13,8

269

15,2

(Nguồn: Phòng dạy nghề - Sở Lao động TB&XH Tỉnh Thái Nguyên)


Bảng 3.6. Kết quả rèn luyện của học sinh học nghề



Năm học

Tổng số HSSV

(người)

Xuất sắc

Tốt

Khá

TB khá

Trung bình

SL

(người)

Tỷ lệ

(%)

SL

(người)

Tỷ lệ

(%)

SL

(người)


Tỷ lệ (%)

SL

(người)


Tỷ lệ (%)

SL

(người)

Tỷ lệ

(%)

2015-2016

2755

28

1,01

2334

85,1

363

13,1

15

0,5

5

0,18

2016-2017

3266

47

1,43

2836

86,8

237

7,2

136

4,1

10

0,3

2017-2018

1766

29

1,64

1549

87,7

135

7,6

53

3,0

0

0

(Nguồn: Phòng dạy nghề - Sở Lao động TB&XH Tỉnh Thái Nguyên)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn


Nhìn vào kết quả học tập của học sinh học nghề đạt được qua các năm thì kết quả năm 2018 thấp hơn rất nhiều, tỷ lệ học sinh đạt kết quả học tập khá giỏi giảm so với năm 2017 và chưa đạt được chỉ tiêu đề ra trong phương hướng hoạt động của các cơ sở đào tạo nghề, tỷ lệ học sinh yếu, kém vẫn cao gấp 3 lần so với chỉ tiêu đề ra, trong đó chủ yếu là học sinh học hệ vừa học văn hóa vừa học nghề tại các trường PTTH, TTGDNN-GDTX, không đủ điều kiện dự thi các môn học chuyên môn và học sinh đã nghỉ học nhưng chưa có quyết định xóa tên.

Để có kết quả học tập cao hơn, đạt chỉ tiêu đề ra, đặc biệt để giảm tỷ lệ học sinh yếu kém xuống 5% cần tăng cường hơn nữa công tác tư vấn học tập của giáo viên chủ nhiệm, công tác phối hợp giữa các phòng chức năng với các khoa, giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn và các cán bộ quản lý tại các cơ sở trong việc quản lý, đôn đốc, nhắc nhở, động viên, khích lệ tinh thần thái độ học tập của các em học sinh.

Song song với việc đôn đốc, nhắc nhở, tư vấn, giúp đỡ các em trong học tập các đồng chí giáo viên chủ nhiệm đã từng bước nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác quản lý toàn diện, theo dõi sát sao các lớp, đôn đốc, nhắc nhở các em học sinh trong việc thực hiện nội quy, quy chế, hàng tháng giáo viên chủ nhiệm cùng đại diện lớp tổ chức bình xét và xếp loại kết quả rèn luyện, quan tâm tìm hiểu nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình, động viên giúp đỡ khi gặp khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan đến học sinh, sinh viên tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các em học sinh trong quá trình học tập tại trường và cơ sở dạy nghề.

Kết quả rèn luyện của năm học 2017-2018 vẫn duy trì được thành tích tốt, không có học sinh, sinh viên rèn luyện trung bình. Tuy nhiên việc đánh giá xếp loại học sinh học nghề hệ tốt nghiệp THCS còn nhiều hạn chế do giáo viên chủ nhiệm chưa nắm bắt được kịp thời thông tin phản hồi từ giáo viên bộ môn về ý thức học tập, rèn nghề của học sinh, mặt khác quy chế đánh giá đạo đức của học sinh PTTH (Thông tư 58) và quy chế đánh giá rèn luyện của học sinh TCCN (Quy chế 60) khác nhau nên không thể thừa


nhận kết quả xếp loại đạo đức của học sinh tại các trường THPT, do đó chưa có căn cứ để đánh giá chính xác kết quả rèn luyện của HSSV.

3.2.3.2. Đánh giá của nhà tuyển dụng về chất lượng đào tạo

Đào tạo là một loại hình dịch vụ đặc thù được thể hiện rõ nhất thông qua đặc điểm: người học vừa là người tham gia và sử dụng dịch vụ đào tạo vừa là “Sản phẩm” được sử dụng bởi đối tượng khác, đó chính là nhà tuyển dụng. “Đào tạo nhân lực theo nhu cầu Doanh nghiệp” là vấn đề hết sức cấp thiết trong thực tế hiện nay, nhằm rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu sử lao động, thực hiện phương châm: Đào tạo phải đáp ứng nhu cầu xã hội. Việc lấy ý kiến của DN về thực trạng và chất lượng hoạt động đào tạo nghề trong lĩnh vực thương mại và du lịch đóng vai trò rất lớn và quan trọng để từ đó tìm ra khoảng cách trong việc cung cấp dịch vụ đào tạo giữa các cơ sở đào tạo và DN hay xác định mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của các cơ sở dạy nghề về chất lượng lao động, kết quả đánh giá thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.7. Đánh giá chất lượng lao động sau đào tạo dưới quan điểm đánh giá của Doanh nghiệp‌


Nội dung đánh giá

Mức độ

Hoàn toàn không đồng ý

Không đồng ý


Phân vân


Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

Số lượng (ý

kiến)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (ý

kiến)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (ý

kiến)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (ý

kiến)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (ý

kiến)

Tỷ lệ (%)

1. Trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu công

việc


0


0


4


13,3


19


63,3


5


16,7


2


6,7

2. Kỹ năng

thực hiện công việc tốt


0


0


9


30


14


46,7


6


20


1


3,3

3. Thái độ làm

việc tích cực

0

0

2

6,7

8

26,7

17

56,7

3

10

4. Doanh nghiệp

0

0

2

6,7

22

73,3

4

13,3

2

6,6

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 19/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí