Chỉ Tiêu Phản Ánh Tình Hình Chung Của Cơ Sở Đào Tạo Nghề


Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động tỉnh Thái Nguyên ra sao?

- Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển hoạt động đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động tỉnh Thái Nguyên?

- Để phát triển hoạt động đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động tỉnh Thái Nguyên trong những năm tới, cần phải thực thi những giải pháp cơ bản nào?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thông tin thứ cấp

Đó là những thông tin số liệu có liên quan đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức các cấp, các ngành, các cơ sở đào tạo tham chiếu, các nghiên cứu trước đây đã được công bố, các văn bản pháp quy đã được ban hành, các thông tin, số liệu trong nước thu thập qua các báo cáo, đề án, kết quả nghiên cứu của các học giả, sách báo, có liên quan đến phát triển hoạt động đào tạo nghề trong lĩnh vực thương mại và du lịch. Những thông tin về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên, tình hình thực hiện công tác đào tạo nghề tỉnh Thái Nguyên và các vấn đề có liên quan đến đề tài do các cơ quan chức năng, các cơ sở tổ chức đào tạo nghề cho người lao động của tỉnh Thái Nguyên cung cấp.

Nguồn thông tin về hoạt động đào tạo nghề của các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên, Sở Công thương, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch, Sở Lao động và Thương binh Xã hội tỉnh Thái Nguyên, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thái Nguyên, một số Doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng khách sạn, Doanh nghiệp kinh doanh du lịch, trường Cao đẳng


Thương mại và Du lịch Thái Nguyên và một số trường, các cơ sở dạy nghề thuộc lĩnh vực thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

2.2.1.2. Thông tin sơ cấp

Để phục vụ nghiên cứu phân tích đánh giá, ngoài thu thập các thông tin đã công bố, tác giả tiến hành thu thập các thông tin sơ cấp bằng những phương pháp: khảo sát thực tế bằng phiếu điều tra, khảo sát người học nghề thương mại và du lịch tại một số CSDN thu thập các thông tin liên quan đến thực trạng phát triển hoạt động đào tạo nghề thương mại và du lịch. Tác giả đã dùng một hệ thống câu hỏi theo những nội dung xác định nhằm thu thập thông tin khách quan nói lên chất lượng, kết quả đào tạo nghề của người được phỏng vấn. Nghiên cứu tập trung vào các đối tượng sau:

- Nhóm 1: Học sinh đang học nghề thương mại và du lịch tại các CSDN với số lượng 225 phiếu.

- Nhóm 2: Cán bộ quản lý DN bao gồm: Giám đốc, phó Giám đốc, trưởng phòng, phó phòng, phụ trách bộ phận… tại các DN kinh doanh thương mại, dịch vụ, Công ty du lịch có sử dụng lao động đã được đào tạo nghề trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như: CTTNHH Thái Hải, CT Du lịch và Khách sạn Dạ Hương, Đông Á… với số lượng 30 phiếu.

Để đảm bảo độ tin cậy của mẫu điều tra, đề tài sử dụng công thức Slovin để tính toán:



N

n

=

1 + N×e2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Phát triển đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động tỉnh Thái Nguyên - 5

Trong đó: n: Số mẫu N: Tổng thể

e: sai số cho phép

Trong nghiên cứu này, e = 0,05

Áp dụng công thức trên, số lượng mẫu được điều tra thuộc nhóm 1, có tổng thể <= 30 nên tác giả khảo sát toàn bộ. Nhóm 2 là nhóm đối tượng học sinh đang


học nghề thương mại và du lịch ở các cơ sở dạy nghề trên địa bản tỉnh Thái Nguyên có dung lượng mẫu lớn tác giả áp dụng công thức Slovin để chọn mẫu điều tra được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.1. Bảng mô tả đối tượng khảo sát

(ĐVT: Người)


TT


Đối tượng khảo sát


Số lượng tổng thể

Số lượng mẫu điều tra

1

Học sinh đang học nghề

514

225

2

Cán bộ quản lý tại DN

30

30


Tổng cộng

544

255

Điều tra phỏng vấn sâu: để thu thập các thông tin về mục tiêu, định hướng, phát triển hoạt động đào tạo nghề, thuận lợi, khó khăn trong đào tạo nghề. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo nghề, cơ chế, chính sách có liên quan đến hoạt động đào tạo nghề từ đó tổng kết và rút ra kết luận về thực trạng phát triển hoạt động đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động tỉnh Thái Nguyên.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Sau khi thu thập thông tin và các số liệu, tác giả kiểm tra, bổ sung, xử lý, sắp xếp, tính toán, loại bỏ những thông tin sai lệch, thiếu chính xác, tiến hành tổng hợp theo các phương pháp tổng hợp thống kê: phân tổ thống kê, bảng thống kê, biểu đồ, đồ thị.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp thống kê mô tả: phương pháp này được sử dụng để phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu phản ánh thực trạng hoạt động đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động tỉnh Thái Nguyên theo những nội dung nghiên cứu đã được xác định.

- Phương pháp phân tích so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu theo những nội dung nghiên cứu đã được xác định để làm rõ sự khác biệt giữa thực tế so với kế hoạch, sự biến động theo thời gian, không gian của cùng một chỉ tiêu, trên cơ sở đó luận giải nguyên nhân.

- Phương pháp SWOT: Phương pháp này được áp dụng trong đề tài để thấy


được các thuận lợi, khó khăn những cơ hội và thách thức hiện nay tỉnh Thái Nguyên đang gặp phải trong công tác đào tạo nghề từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp với những tiềm năng và lợi thế của tỉnh để thực hiện có hiệu quả công tác tổ chức và quản lý đào tạo nghề thương mại và du lịch ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

- Phương pháp chuyên gia: Sử dụng phương pháp này nhằm thăm dò ý kiến của các chuyên gia, các lãnh đạo có kinh nghiệm trong công tác tổ chức và quản lý đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động tỉnh Thái Nguyên ở hiện tại cũng như trong tương lai.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh tình hình chung của cơ sở đào tạo nghề

Đánh giá mức độ sử dụng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, kinh phí để tổ chức đào tạo nghề đã được triển khai có hiệu quả chưa hay quá tải. Từ đó có hướng khắc phục bằng những giải pháp cụ thể giúp phát tiển nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo nghề.

- Tổng diện tích.

- Diện tích bình quân/1 sinh viên.

- Số chương trình đào tạo.

- Số sinh viên, số lớp.

- Số lượng giảng viên.

- Cơ cấu giảng viên theo trình độ, độ tuổi, giới tính.

- Chi phí đào tạo cho giáo viên dạy nghề/năm

2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh thực trạng phát triển hoạt động đào tạo nghề

2.3.2.1. Mở rộng quy mô đào tạo nghề

* Triển khai hoạt động thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của xã hội và người lao động nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội về vai trò, vị trí của dạy nghề trong phát triển nguồn nhân lực.

- Số buổi truyền thông tại trường.

- Số buổi truyền thông tại địa phương.

- Số lượng cơ sở tham gia các buổi truyền thông.

- Số lượng tài liệu truyền thông đã được phát hành.


- Chi phí cho hoạt động truyền thông.

* Tăng cường đầu tư phát triển mạng lưới dạy nghề tại các địa phương: Hoạt động liên kết, hợp tác đào tạo giữa nhà trường với các DN, trung tâm dạy nghề, đào tạo theo yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động. Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và các DN, cơ sở liên kết đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong đào tạo nghề

- Số địa phương có mối quan hệ liên kết trong đào tạo nghề.

- Số lớp đào tạo nghề mở tại các địa phương.

- Số sinh viên học nghề của các lớp do trường mở tại các địa phương.

* Đầu tư cơ sở vật chất tương xứng với quy mô đào tạo sau khi mở rộng: Hệ thống phòng học lý thuyết, phòng học thực hành, xưởng thực tập, trang thiết bị phục vụ quá trình rèn nghề phục vụ công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.

- Diện tích phòng học bình quân/1 sinh viên.

- Diện tích phòng thực hành bình quân/1sinh viên.

- Chi phí đầu tư cơ sở vật chất của trường.

- Số doanh nghiệp trường có quan hệ đối tác trong đào tạo nghề.

2.3.2.2. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề

* Nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh: Đánh giá hoạt động quảng bá tuyển sinh của cơ sở dạy nghề có hiệu quả không, thực hiện tuyển sinh trên quy mô lớn hay nhỏ.

- Kinh phí thực hiện kế hoạch quảng bá tuyển sinh

- Số đợt thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp

- Số đợt thực hiện công tác truyền thông quảng bá tuyển sinh trong năm

- Số lượng trường THCS, PTTH, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên gửi thông tin nghề đào tạo, thư ngỏ tuyển sinh.

* Nâng cao công tác giáo dục ý thức và thái độ nghề nghiệp cho học sinh học nghề thông qua hoạt động quảng bá tuyển sinh, tọa đàm để nâng cao nhận thức về học nghề cho học sinh và phụ huynh học sinh nó tạo sự đồng thuận trong xã hội về vai trò, vị trí của dạy nghề trong phát triển nguồn nhân lực, góp phần tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế và phát triển xã hội.


- Thời gian sinh viên tham gia các chương trình định hướng nghề nghiệp.

- Số buổi truyền thông đến học sinh, phụ huynh học sinh.

* Đổi mới nội dung chương trình đào tạo. Nội dung chương trình phải được thường xuyên cập nhật và đổi mới, phù hợp với sự phát triển của tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại, chú trọng khả năng thực hành và khả năng thích ứng của học sinh.

- Số lượng chương trình đào tạo, giáo trình biên soạn mới.

- Số lượng đề tài, nhiệm vụ khoa học.

- Tăng thời lượng thực hành.

* Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề. Xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn theo quy định của Bộ LĐTB&XH, thường xuyên bồi dưỡng để không ngừng nâng cao năng lực sư phạm và kỹ năng thực tiễn cho đội ngũ giáo viên

- Kinh phí bồi dưỡng, nâng cao nguồn nhân lực tay nghề cao.

- Thời gian thực tế cho giáo viên nâng cao tay nghề.

- Kinh nghiệm tích lũy trong công tác dạy nghề.

* Đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên dạy nghề. Phương pháp dạy học tích cực phát huy tính chủ, động sáng tạo của người học. Sáng kiến kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy giúp giáo viên vận dụng, cải tiến khoa học, côngnghệ mới để tạo khâu đột phá cho đào tạo và tìm ra những thầy cô giáo tiêu biểu,đam mê với nghiên cứu khoa học.

- Sáng kiến kinh nghiệm/1 giảng viên.

- Số lần sử dụng phương pháp dạy học tích cực.

* Tăng cường và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy và học của nhà trường

- Diện tích nhà, xưởng thực hành/sinh viên.

- Chi phí đầu tư, mua sắm trang thiết bị thực hành.

* Tăng cường xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường và các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh trong hoạt động đào tạo.

- Số lượng hợp đồng đào tạo nhân lực theo yêu cầu doanh nghiệp.


- Số đơn vị liên kết sử dụng nguồn nhân lực sau khi đào tạo nghề.

- Số cuộc điều tra, khảo sát nhu cầu thị trường lao động.


Chương 3

THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGHỀ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH TẠI CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN‌

3.1. Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du, nằm trong vùng trung du và miền núi Bắc bộ, có diện tích tự nhiên 3.562,82 km2, dân số hiện nay là hơn 1 triệu người, chiếm 1,13% diện tích và 1,41% dân số so với cả nước.

Tỉnh Thái Nguyên phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc bộ. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.

Vị trí địa kinh tế gần kề với thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế lớn, một thị trường rộng lớn hàng thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hóa, đồng thời là nơi cung cấp thông tin,


chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Thái Nguyên về nông sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng,…

Với vị trí địa kinh tế thuận lợi sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hóa của tỉnh Thái Nguyên. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Thái Nguyên sẽ dễ trở thành một thống hòa nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. [20]

3.1.1.2. Địa hình, đất đai, tài nguyên

- Về địa hình - địa chất: Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam và thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ. Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc, Tây Nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc, Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc.

- Tài nguyên đất: Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 356.282 ha. Cơ cấu đất đai gồm các loại sau: đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200 m, đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây chè (một đặc sản của Thái Nguyên), đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung. Trong tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm 69,22% diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha (chiếm 30,78% diện tích tự nhiên). Trong đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 19/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí