Phát triển đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động tỉnh Thái Nguyên - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Bảng mô tả đối tượng khảo sát 25

Bảng 3.1. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo 33

Bảng 3.2. Danh sách các cơ sở đào tạo nghề thương mạidu lịch trên địa

bàn tỉnh Thái Nguyên 40

Bảng 3.3. Danh mục đào tạo nghề thương mại và du lịch 41

Bảng 3.4. Xu hướng học tập của học sinh nghề 42

Bảng 3.5. Kết quả học tập của học sinh học nghề 44

Bảng 3.6. Kết quả rèn luyện của học sinh học nghề 44

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Bảng 3.7. Đánh giá chất lượng lao động sau đào tạo dưới quan điểm đánh

giá của Doanh nghiệp 46

Phát triển đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động tỉnh Thái Nguyên - 2

Bảng 3.8. Hoạt động quảng bá tuyển sinh Hoạt động quảng bá tuyển sinh 50

Bảng 3.9. Cơ sở vật chất của một số cơ sở đào tạo nghề thương mại và du

lịch trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên 53

Bảng 3.10. Đánh giá của CBQL doanh nghiệp về liên kết phát triển đào tạo

nghề thương mại du lịch 55

Bảng 3.11. Kết quả tuyển sinh qua các năm học 57

Bảng 3.12. Đánh giá của học sinh đang học nghề về chương trình đào tạo

nghề thương mại và du lịch 60

Bảng 3.13. Trình độ đội ngũ giáo viên dạy nghề tại Tỉnh Thái Nguyên giai

đoạn 2016-2018 61

Bảng 3.14. Đánh giá của người học về năng lực dạy nghề của giáo viên 62

Bảng 3.15. Kinh phí đào tạo nâng cao chất lượng giáo viên dạy nghề 64

Bảng 3.16. Đổi mới công tác giảng dạy giai đoạn 2016-2019 65

Bảng 3.17. Hợp tác, liên kết đào tạo nghề với các doanh nghiệp 68

Bảng 3.18. Kết quả công tác định hướng giáo dục nghề nghiệp cho học sinh THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 73

Bảng 3.19. Phân tích mô hình SWOT hoạt động đào tạo nghề thương mại và

du lịch ở Thái Nguyên 79


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH


Biểu đồ:

Biểu đồ 3.1. Số cơ sở liên kết đào tạo 2014-2018 52

Biểu đồ 3.2. Đổi mới công tác giảng dạy giai đoạn 2016-2019 65


Hình:

Hình 3.1. Hệ thống giáo dục quốc dân theo Luật Giáo dục nghề nghiệp 2015 39


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Các cơ sở dạy nghề có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp lao động trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Trong những năm qua, dạy nghề đã phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, những thay đổi nhanh chóng của kỹ thuật công nghệ và nhu cầu đa dạng của người lao động học nghề, lập nghiệp. Mặc dù dạy nghề có bước phát triển mới và đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng vẫn còn một số tồn tại, chất lượng đào tạo nghề chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội, cơ cấu đào tạo nghề chưa hợp lý, dẫn đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu lao động học xong nghề thì không tìm được việc hoặc không tự hành nghề được, không sử dụng kiến thức và kỹ năng được học, vẫn còn khoảng cách giữa trình độ tay nghề củahọc sinh mới ra trường và nhu cầu của các doanh nghiệp.

Tỉnh Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn của khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội, Thái Nguyên đang nổi lên như một trung tâm kinh tế, là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ và nhiều điểm du lịch nổi tiếng vì thế việc phát triển nghề thương mại, du lịch đáp ứng nhu cầu nhân lực trên địa bàn Tỉnh là vấn đề then chốt mang tính quyết để phát triển nhanh và bền vững. Nhưng thực tế hiện nay việc đào tạo nghề trong lĩnh vực thương mại và du lịch chưa được chú trọng thỏa đáng, chất lượng đào tạo chưa cao, quy mô đào tạo nghề còn hạn chế khó đáp ứng được mục tiêu phát triển của Tỉnh đề ra.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015-2017 đã nhấn mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nhiệm vụ phát triền ngành du lịch đó là “Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch: Phát triển các loại hình dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tiện ích. Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ. Đầu tư nâng cấp, hoàn thiện mạng lưới thị trường cung ứng, lưu thông hàng hóa, triển khai có hiệu quả các chính


sách phát triển thương mại, dịch vụ. Phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh tăng bình quân từ 20%/năm trở lên”.

“Chú trọng phát triển ngành du lịch, nhất là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa lịch sử, triển khai thực hiện tốt quy hoạch và khai thác hiệu quả Dự án du lịch Quốc gia vùng Hồ Núi Cốc và khu du lịch lịch sử, sinh thái ATK. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia liên kết, hợp tác phát triển du lịch, hình thành các tua, tuyến du lịch liên hoàn”.

Phát triển các loại hình dịch vụ thương mại và du lịch là một trong nhiệm vụ quan trọng trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX đã chỉ ra để thực hiện được nhiệm vụ đó cần tăng cường đầu tư phát triển đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động trong tỉnh, có chính sách bảo đảm khuyến khích người học, tạo điều kiện để nhiều lao động được đào tạo nghề.

Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Phát triển đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động tỉnh Thái Nguyên” đã được chọn để nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Đề xuất một số giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển hoạt động đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động tỉnh Thái Nguyên, đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hoá, một số lý luận cơ bản về phát triển hoạt động đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề.

- Phân tích, đánh giá được về thực trạng chất lượng hoạt động đào tạo nghề tại một số cơ sở đào tạo nghề thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng việc phát triển hoạt động đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động tỉnh Thái Nguyên.

- Đề xuất được các giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát triển hoạt động đào tạo nghề và các yếu tố tác động tới phát triển hoạt động đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động có nhu cầu trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Nghề thương mại và du lịch được đào tạo tại một số trường trên địa bàn tỉnh như: Trường CĐ Kinh tế Tài chính Thái Nguyên, Trường Trung cấp nghề Thái Nguyên, Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Thái Nguyên. Quy mô đào tạo và số lượng tuyển sinh của các cơ sở trên rất nhỏ vì vậy nghiên cứu được thực hiện chủ yếu tại trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Thái Nguyên là cơ sở đào tạo nghề lâu năm, có đào tạo đầy đủ các cấp trình độ từ CĐ nghề, TC nghề và sơ cấp nghề thương mại và du lịch. Đồng thời nghiên cứu có tổng hợp, so sánh một số chỉ tiêu tham chiếu với một số cơ sở dạy nghề khác trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên.

- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng hoạt động đào tạo nghề trong giai đoạn 2013 - 2018, định hướng và giải pháp phát triển hoạt động này đến năm 2020.

- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung sau:

+) Về nội dung đào tạo nghề: nghiên cứu tập trung phản ánh thực trạng đào tào về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và năng lực, phẩm chất.

+) Về hình thức đào tạo: nghiên cứu tập trung vào hình thức đào tạo nghề chính quy tại trường và hình thức đào tạo phi chính quy tại địa bàn sinh sống hoặc tại nơi làm việc của lao động.

4. Những đóng góp của đề tài luận văn

- Về mặt lý luận: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển hoạt động đào tạo nghề tại các trường đào tạo nghề.

- Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn là những đóng góp thiết thực, là bằng chứng khoa học có thể được sử dụng làm căn cứ để hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong những năm tới nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của xã hội về nguồn lao động có trình độ trong bối cảnh toàn cầu hóa

và hội nhập kinh tế quốc tế.


5. Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển hoạt động đào tạo nghề tại các trường dạy nghề.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng về hoạt động đào tạo nghề thương mại và du lịch tại các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh Thái Nguyên.

Chương 4: Giải pháp phát triển hoạt động đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động tỉnh Thái Nguyên.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Nghề và đào tạo nghề

1.1.1.1. Khái niệm về nghề

Có nhiều cách diễn đạt khái niệm về nghề. Từ điển tiếng Việt (1998) đưa ra định nghĩa: “Nghề là một công việc chuyên môn, theo sự phân công của xã hội”. Có tác giả quan niệm “Nghề là một hình thức phân công lao động, nó được biểu thị bằng những kiến thức lý thuyết tổng hợp và thói quen thực hành để hoàn thành những công việc nhất định”. [13]

Ở một khía cạnh khác, có tác giả quan niệm “Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội”. [2]

Vì hệ thống nghề nghiệp trong xã hội có số lượng nghề và chuyên môn nhiều như vậy nên người ta gọi hệ thống đó là “Thế giới nghề nghiệp”. Nhiều nghề chỉ thấy có ở nước này nhưng lại không thấy ở nước khác. Hơn nữa, các nghề trong xã hội luôn ở trong trạng thái biến động do sự phát triển của khoa học và công nghệ. Nhiều nghề cũ mất đi hoặc thay đổi về nội dung cũng như về phương pháp sản xuất. Nhiều nghề mới xuất hiện rồi phát triển theo hướng đa dạng hóa. Ở nước ta, mỗi năm ở cả 3 hệ trường (dạy nghề, trung học chuyên nghiệp và cao đẳng - đại học) đào tạo trên dưới 300 nghề bao gồm hàng nghìn chuyên môn khác nhau.

Từ các cách hiểu trên cho thấy nghề là kết quả của sự phân công lao động xã hội, xã hội phát triển thì ngành nghề cũng thay đổi theo và dưới góc độ đào tạo, nghề là toàn bộ các kiến thức, kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm nghề nghiệp và các phẩm chất khác.

1.1.1.2. Khái niệm đào tạo nghề


Đào tạo là một lĩnh vực bao gồm toàn bộ các hoạt động của nhà trường nhằm cung cấp kiến thức cho học sinh, sinh viên. Đây là công việc kết nối giữa mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, tổ chức thực hiện chương trình và các vấn đề liên quan đến tuyển sinh, đào tạo, giám sát, đánh giá điều tra, tổ chức thực hiện, thi tốt nghiệp cùng các quy trình đánh giá, kiểm tra các chính sách liên quan đến chuẩn mực và cấp bằng ở lĩnh vực đào tạo chuyên nghiệp tại các cơ sở đào tạo nghề nghiệp.

Trước đây đào tạo nghề được hiểu đơn thuần là truyền thụ tay nghề từ người này sang người khác, còn gọi là “truyền nghề”. Dạy nghề kiểu này mang đậm tính truyền thống với phương pháp chủ yếu là hành động bắt chước của người học theo người dạy. Đến nay vẫn còn một số nghề thủ công được truyền dạy theo phương pháp này. Còn theo quan niệm giáo dục dạy nghề hiện đại thì đào tạo nghề không chỉ là truyền thụ các kỹ năng, thói quen công việc mà còn là quá trình trang bị các kiến thức và kỹ năng cơ bản về khoa học kỹ thuật, giáo dục tư cách đạo đức, thái độ nghề nghiệp để người học có được nhân cách toàn diện.

Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm: “Đào tạo nghề là nhằm cung cấp cho người học những kỹ năng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan đến công việc, nghề nghiệp được giao”.

Hoạt động dạy nghề trong các cơ sở dạy nghề, lớp dạy nghề, nhằm truyền đạt kiến thức về lý thuyết và kỹ năng thực hành cho người học nghề, để người học nghề có trình độ, kỹ năng, kỹ xảo và đạt được những tiêu chuẩn nhất định của một nghề hoặc nhiều nghề để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và xã hội.

Luật dạy nghề đưa ra khái niệm như sau: “Dạy (đào tạo) nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học’’ [6]. Luật cũng quy định có ba cấp trình độ đào tạo là sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề và về hình thức dạy nghề bao gồm cả dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên.

Mục tiêu của dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/09/2022