Quan Điểm Phát Triển Công Nghiệp Bắc Bộ Theo Hướng Bền Vững


Công nghiệp chế

biến lương thực, thực phẩm trong vùng cũng sẽ

gặp

nhiều trở ngại đối với quá trình chế biến sản phẩm trồng trọt, sản phẩm chăn nuôi, chế biến hải sản, thủy sản.

3.1.2. Bối cảnh trong nước

Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn vùng KTTĐ Bắc Bộ được đặt ra trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, theo xu hướng mở cửa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Mô hình kinh tế mới tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động nguồn lực, sức sáng tạo của toàn dân để đẩy mạnh phát triển công nghiệp trong vùng. Các cơ chế, chính sách tiếp tục được đổi mới mạnh mẽ là tiền đề để phát huy hơn nữa việc sử dụng các nguồn lực, các tiềm năng và phát triển kinh tế - xã hội và phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ theo hướng bền vững.

Ổn định chính trị xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia được giữ

vững, hệ thống chính trị tiếp tục được đổi mới, quá trình cải cách, đổi mới tiếp tục được đẩy mạnh. Trong nhiều năm qua, công nghiệp luôn là động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Chương trình hành động của Chính phủ Việt Nam trong những năm tới tập trung chủ yếu vào việc thay đổi mô hình tăng trưởng, chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng, dựa chủ yếu vào các yếu tố lợi thế so sánh sẵn có sang khai thác các yếu tố cạnh tranh trên cơ sở công nghệ cao, chất lượng cao của nguồn nhân lực và tính hiện đại của cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. Đây là cơ sở để duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao và nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp.

Việt Nam tiếp tục cam kết thực hiện mạnh mẽ, có hiệu quả chiến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

lược PTBV trong thế kỷ

21 thông qua việc ban hành nhiều chủ

Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững - 18

trương,

chính sách lớn, đặc biệt là Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Đây là căn cứ chiến lược để Việt Nam thực hiện các mục


tiêu PTBV. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn

2011-2020 cũng đề ra mục tiêu là tăng trưởng nhanh đi đôi với bền vững, đảm bảo chất lượng tăng trưởng gắn với bảo vệ môi trường và công bằng xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi, phát triển công nghiệp

trên địa bàn vùng KTTĐ Bắc Bộ sẽ gặp không ít những thách thức do

những hạn chế, khó khăn trong nước tác động đến. Công tác quy hoạch, kế hoạch và việc huy động, sử dụng các nguồn lực trong nước còn hạn chế, kém hiệu quả, đầu tư công còn dàn trải; Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung còn nhiều yếu kém, việc thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước còn bất cập. Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát

triển theo chiều sâu. Môi trường

ở nhiều nơi đang bị

ô nhiễm nặng; tài

nguyên chưa được quản lý tốt, khai thác và sử dụng kém hiệu quả. Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển. Nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ. Những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia vẫn đang tiềm ẩn.

Tất cả những thuận lợi và khó khăn của cả nước sẽ tác động rất

lớn đến

sự phát triển

công nghiệp trên địa bàn vùng KTTĐ Bắc Bộ theo

hướng bền vững.

3.2. Quan điểm phát triển công nghiệp Bắc Bộ theo hướng bền vững


vùng kinh tế trọng điểm

3.2.1. Phát triển theo hướng bền vững là yêu cầu khách quan xuyên

suốt trong quá trình phát triển công nghiệp Bộ

vùng kinh tế trọng điểm Bắc


Đây là quan điểm trung tâm, có tính chất chỉ đạo xuyên suốt quá trình phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ trong thời gian tới. Thế giới đang bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ 21 khi phát triển bền vững đã trở thành nhu cầu tất yếu của mọi quốc gia và thôi thúc mọi dân tộc hành động để đạt được. Các hội nghị Rio 1992, Johannesburg 2002, Rio 2012 đã thể hiện ước vọng chung của toàn thế giới vì một hành tinh xanh, bền vững trước những tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Do vậy, phát triển công nghiệp theo hướng bền vững ở vùng KTTĐ Bắc Bộ việt nam là yêu cầu xuyên suốt và phù hợp với yêu cầu của thời đại. Trong quá trình phát triển công nghiệp theo hướng bền vững của vùng, cần tham khảo và kế thừa có chọn lọc xu hướng và bài học phát triển của thế giới, tránh những cái “bẫy” mà nhiều quốc gia đã mắc phải: bẫy thu nhập trung bình, bẫy bãi thải công nghệ….

Là một quốc gia đang tích cực hội nhập mạnh mẽ và sâu rộng trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam luôn nhất quán chiến lược phát triển bền

vững đất nước. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 và Chiến

lượng phát triển bền vững Việt Nam đã khẳng định vai trò đặc biệt quan

trọng của phát triển bền vững. Với vai trò là một đầu tàu tăng trưởng của miền bắc cả nước, công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ phát triển theo hướng bền vững là điều kiện, tiền đề đặc biệt quan trọng cho vùng phát triển bền vững. Vì vậy, phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ cần phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, các yêu cầu của ngành công nghiệp cả nước.

3.2.2. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa nội vùng và với các vùng khác trong phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững

Xuất phát từ thực tế trong thời gian dài vừa qua, sự phát triển kinh tế

nói chung, công nghiệp nói riêng ở vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn thiếu thống


nhất, thiếu phối hợp giữa các địa phương trong vùng. Phát triển công nghiệp trên địa bàn vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn bị chia cắt theo địa giới hành chính của từng địa phương. Do vậy, quan điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ đạo công tác nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển công nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động điều hành, phối hợp hành động giữa

các địa phương trong vùng, giữa các cơ

quan trung

ương với các địa

phương trong vùng, giữa vùng với các vùng khác. Các nội dung cần quán triệt trong quan điểm này bao gồm:

Mt là, cần tăng cường cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các Bộ, ngành, giữa Trung ương và các địa phương trong vùng để thống nhất

chương trình hành động, quy hoạch, kế

hoạch đầu tư

thực hiện chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp trong vùng nói chung và của từng địa phương nói riêng.

Hai là, tăng cường liên kết, phối hợp trong quá trình phát triển hài hoà giữa các hành lang kinh tế, gồm có hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Quảng Ninh trong Chương trình hợp tác phát triển hành lang Côn Minh - Lào Cai

- Hà Nội - Hải Phòng và các hành lang kinh tế dọc các tuyến đường 5, 18, 21.

Ba là, các địa phương trong vùng cần tăng cường phối hợp các hoạt động xúc tiến đầu tư; mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tìm kiếm đối tác đầu tư nhất là các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới, các nhà đầu tư chuyển giao công nghệ cao, tiên tiến từ các nước phát triển.

3.2.3. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển công nghiệp hỗ trợ vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững

Quan điểm này giữ vai trò quyết định trong việc định hướng nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng công nghiệp cũng như giải quyết các vấn


đề môi trường trong phát triển công nghiệp.

Thực tiễn

phát triển công

nghiệp tại vùng KTTĐ Bắc Bộ và nhiều địa phương khác trong những năm vừa qua còn gặp nhiều khó khăn khi sử dụng công nghệ lạc hậu cùng với

sự thiếu vắng của nhiều ngành CNHT.

Ứng dụng tiến bộ

khoa học công

nghệ hiện đại cùng với sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong công nghiệp và phát triển mạnh CNHT là phương cách chính yếu làm tăng đóng góp của chỉ số TFP, năng suất lao động và giá trị gia tăng trong giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần giảm nhập siêu cho nền kinh tế và tạo việc làm cho người lao động, quyết định đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng công nghiệp tại vùng KTTĐ Bắc Bộ trong dài hạn.

3.2.4. Đảm bảo sự bền vững về môi trường trong phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững

Xuất phát từ

mục tiêu của phát triển bền vững về

môi trường ở

nước ta trong những năm tới là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát

có hiệu quả

ô nhiễm môi trường, bảo vệ

tốt môi trường sống; bảo vệ

được các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn sự đa dạng sinh học; khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường. Quan điểm này mang tính thực tiễn sâu sắc, chỉ đạo toàn bộ

hoạt động phát triển công nghiệp gắn với phát triển bền vững về trường.

Để thực hiện quan điểm này, cần quán triệt tốt các nội dung sau:

môi

Mt là, phát triển công nghiệp trên địa bàn vùng KTTĐ Bắc Bộ phải

trên cơ sở khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Cần nhận thức đầy đủ rằng, bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên là cơ sở của sự phát triển bền vững. Đối với vùng KTTĐ Bắc Bộ - vùng được

thiên nhiên ưu đãi, việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên sẽ làm


giảm tốc độ tăng trưởng công nghiệp trong tương lai, nguy cơ mắc bẫy thu nhập trung bình và gây nên những hệ luỵ xấu đối với môi trường và xã hội.

Hai là, phát triển công nghiệp trên địa bàn vùng KTTĐ Bắc Bộ phải đi đôi với việc hạn chế ô nhiễm môi trường. Trong những năm tới, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và như vậy, vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn sẽ được kỳ vọng là vùng động lực cho phát triển kinh tế, xã hội cho cả nước. Quá trình này sẽ khuyến khích khai thác tài nguyên và sử dụng ngày càng nhiều năng lượng và nguyên liệu đầu vào. Nếu không có những biện pháp giảm thiểu phát thải, kiểm soát ô nhiễm, môi trường sinh thái trong vùng sẽ ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Ba là, cần khắc phục quan điểm cực đoan trong việc khai thác các nguồn lợi tự nhiên. Bảo tồn thiên nhiên quá mức sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, công cuộc xoá đói giảm nghèo và hậu quả là gây khó khăn cho việc quản lý tài nguyên. Khai thác hợp lý tài nguyên và có chính sách quản lý môi trường linh hoạt sẽ khuyến khích người hưởng lợi có ý thức chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển chúng để khai thác bền vững trong tương lai. Tuy nhiên, nếu

khai thác quá mức tài nguyên để

đạt được sự

tăng trưởng nhanh trong

ngắn hạn sẽ

dẫn đến suy thoái và cạn kiệt tài nguyên,

ảnh hưởng đến

sự phát triển bền vững của các thế hệ tương lai.

3.2.5. Giải quyết hài hòa các vấn đề xã hội trong phát triển công

nghiệp vùng kinh tế vững

trọng điểm Bắc Bộ

Việt Nam theo hướng bền

Quan điểm này xuất phát từ mục tiêu phát triển bền vững về xã hội được đề ra trong Chiến lược phát trin bn vng Vit Nam giai đoạn 2011

- 2020 và giữ vai trò then chốt để đảm bảo quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn vùng KTTĐ Bắc Bộ được bền vững về mặt xã hội. Thực hiện quan điểm này cần nắm vững những yêu cầu sau:


Mt là, phát triển công nghiệp trên địa bàn vùng KTTĐ Bắc Bộ góp

phần thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người lao động. Các cấp các ngành, các doanh nghiệp công nghiệp cũng như các địa phương trong vùng cần quán triệt quan điểm này trong hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển công nghiệp trong giai đoạn tới.

Hai là, cần có chính sách để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần

của công nhân trong quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn vùng.

Trước hết, cần là tạo môi trường sinh sống ổn định cho công nhân công

nghiệp như nhà ở, các dịch vụ phục vụ đời sống hàng ngày của người công nhân. Thứ hai, là cải thiện môi trường lao động để đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho công nhân.

3.3. Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững

3.3.1. Nhóm giải pháp chung

3.3.1.1. Tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức và tăng cường giáo dục

về phát triển bền vững nói chung và phát triển công nghiệp theo hướng

bền vững nói riêng

Đổi mới tư duy, nhận thức và tăng cường giáo dục về phát triển bền vững, phát triển công nghiệp theo hướng bền vững là một trong những giải pháp có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến sự phát triển của Việt Nam nói chung và vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng trong những năm tới. Đối với vùng KTTĐ Bắc Bộ, việc cần phải tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức và tăng cường giáo dục về phát triển bền vững, phát triển công nghiệp theo hướng bền vững xuất phát từ thực trạng một số cơ quan quản lý nhà nước, địa phương, doanh nghiệp công nghiệp trong vùng chưa nhận thức đầy đủ về yêu cầu phát triển bền vững, phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Do đó, trong quá trình hoạch định và thực thi các chính sách phát triển công


nghiệp, còn có những nhận thức lệch lạc, phiến diện, chỉ chú trọng đến quy mô tăng trưởng mà xem nhẹ chất lượng tăng trưởng công nghiệp; hoặc chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế và chưa quan tâm đúng mức, chưa gắn kết chặt chẽ với việc bảo vệ môi trường cũng như giải quyết các vấn đề xã

hội. Để khắc phục những hạn chế đó, cần tăng cường giáo dục cho cho

các chủ thể có liên quan nhận thức rõ ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của

vấn đề phát triển bền vững và phát triển công nghiệp theo hướng bền

vững. Việc tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức và tăng cường giáo dục về phát triển bền vững, phát triển công nghiệp theo hướng bền vững cần tập trung vào các nội dung, biện pháp cụ thể sau:

Thnht, cần nhanh chóng chuyển từ tư duy phát triển công nghiệp theo chiều rộng sang tư duy phát triển theo chiều sâu, tư duy chạy theo số

lượng sang tư

duy chất lượng, hiệu quả

và bền vững. Từ

đó, trong các

chính sách phát triển phải tập trung vào các biện pháp nâng cao chất lượng của phát triển công nghiệp. Nâng cao chất lượng, hiệu quả là tăng trưởng biện pháp quyết định phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.

Thhai, cần chuyển từ tư duy và nhận thức ngắn hạn, cục bộ, tư duy nhiệm kỳ trong phát triển kinh tế nói chung, phát triển công nghiệp nói riêng sang tư duy và nhận thức một cách tổng thể, dài hạn. Đảm bảo lợi ích quốc gia, cộng đồng là cơ sở để phát triển công nghiệp theo hướng bền

vững. Khắc phục những tư

tưởng cục bộ

địa phương, chạy theo lợi ích

ngắn hạn trong quản lý và điều hành phát triển. Tư duy này phải được

quán triệt trong việc đề ra các chính sách tăng trưởng công nghiệp, cơ chế quản lý môi trường và giải quyết các vấn đề xã hội trong phát triển công nghiệp.

Thba, cần có tư duy toàn cầu về phát triển công nghiệp, chuyển từ tư duy quốc gia sang tư duy toàn cầu. Kinh tế Việt Nam nói chung, công

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 03/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí