Thứ năm, chú trọng đầu tư theo chiều sâu trong phát triển các ngành
công nghiệp có khả
năng cải thiện khả
năng cạnh tranh trong tương lai,
như
sản xuất sản phẩm điện tử
dân dụng và công nghiệp, thiết bị viễn
thông, cơ khí chế tạo một số sản phẩm công nghệ cao. Với yêu cầu lượng vốn đầu tư lớn, trình độ nghiên cứu khoa học công nghệ cao và đội ngũ lao động lành nghề, các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ cần tạo những ưu đãi mạnh mẽ hơn để thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư của các công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới vào phát triển nhóm ngành này
Thứ sáu, cần xây dựng một số tập đoàn công nghiệp đủ mạnh trên địa bàn vùng KTTĐ Bắc Bộ (nhà nước hoặc tư nhân trong và ngoài nước), có sức cạnh tranh cao tầm khu vực và quốc tế. Nhà nước nên có các chính sách ưu đãi, khuyến khích, tạo điều kiện cho các tập đoàn này huy động và
Có thể bạn quan tâm!
- Những Vấn Đề Đặt Ra Trong Phát Triển Công Nghiệp Vùng
- Quan Điểm Phát Triển Công Nghiệp Bắc Bộ Theo Hướng Bền Vững
- Nâng Cao Chất Lượng Qui Hoạch Và Tăng Cường Vai Trò Quản Lý Của Nhà Nước Trong Phát Triển Công Nghiệp Theo Hướng Bền Vững Trên Địa Bàn Vùng Kinh
- Nhóm Giải Pháp Đảm Bảo Sự Bền Vững Về Môi Trường Trong Phát Triển Công Nghiệp Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Bắc Bộ
- Xã Hội Hoá Hoạt Động Đảm Bảo Đời Sống Tinh Thần Cho Công Nhân Trong Vùng
- Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững - 23
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực về
vốn, công nghệ, lao động chất
lượng cao…tạo ra các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng chất xám lớn, giá trị gia tăng cao. Các tập đoàn công nghiệp này sẽ là trung tâm cung cấp, chuyển giao khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản trị, thực sự là đầu kéo, có tác động lan tỏa cao đối với việc nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng công nghiệp trong vùng cũng như tác động tích cực đến tính bền vững của các vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường.
3.3.2.2. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ trong vùng
Ngành CNHT được coi như chân núi, tạo phần cứng để hình thành nên thân núi và đỉnh núi chính là các ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp sản phẩm công nghiệp. Phát triển ngành CNHT có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong quá trình CNH, HĐH của một quốc gia đặc biệt là nước đang phát triển như Việt Nam.
ở những
Như đã phân tích, thực trạng phát triển công nghiệp ở vùng KTTĐ
Bắc Bộ
cho thấy, ngành CNHT
ở vùng KTTĐ Bắc Bộ
mới chỉ ở
giai
đoạn sơ
khai và còn yếu kém, chưa đáp
ứng được yêu cầu của ngành
công nghiệp chế tạo, lắp ráp, đặc biệt là cung cấp cho các doanh nghiệp,
các tập đoàn có vốn đầu tư
nước ngoài. Hơn nữa, số
lượng doanh
nghiệp chuyên về CNHT còn ít, trình độ chỉ ở mức trung bình, thậm chí còn có thể nói là thấp và lạc hậu so với khu vực và nhiều quốc gia trên thế giới. CNHT đã và đang là một vấn đề rất đáng quan tâm cho sự phát
triển ổn định, bền vững của nền kinh tế nước ta và công nghiệp vùng
KTTĐ Bắc Bộ trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay.
Nhận rõ yêu cầu đó, Bộ Công thương đã phê duyệt quy hoạch phát triển CNHT đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020. Quy hoạch này xác định quan điểm CNHT là khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH đất nước từ nay đến năm 2020. Hiện cả nước có khoảng 30 ngành kinh tế kỹ thuật và ngành nào cũng cần thiết phải có CNHT. Do đó, theo Bộ Công
thương phải chọn ngành trọng điểm để
đầu tư
và quy hoạch, xác định
nhóm ngành ưu tiên phát triển. Đó là: ngành CNHT dệt may nhằm mục tiêu đến năm 2015 đạt khoảng 39% và đến năm 2020 là khoảng 40% nhu cầu vải dệt thoi. Năm 2015, tự sản xuất trong nước từ 10 - 70% các loại phụ
tùng cơ khí dệt may và 40 - 100% vào năm 2020. Năm 2015 đáp ứng 50%
nhu cầu nội địa về các sản phẩm xô, sợi tổng hợp. Đến năm 2020 đáp ứng 80% nhu cầu nội địa và tiến tới xuất khẩu sau năm 2020; Ngành CNHT da giầy phối hợp với ngành dệt may, đẩy nhanh khả năng cung ứng các loại vải dệt để sản xuất giầy dép, đặc biệt là giầy dép vải xuất khẩu; Ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô tập trung phát triển sản xuất theo cụm công nghệ gồm cabin, khung, vỏ, hệ thống treo, động cơ, hộp số, các đăng, hệ thống lái cho các loại xe tải, xe khách và xe chuyên dụng. Phát triển có chọn lựa một số loại động cơ, hộp số và phụ tùng với số lượng lớn phục
vụ lắp ráp ô tô trong nước và xuất khẩu. Quy hoạch của Bộ Công Thương đã xác định xây dựng các khu, cụm CNHT cơ khí tại các địa phương của
vùng KTTĐ Bắc Bộ là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải
Phòng. Bước đầu thực hiện quy hoạch trên, ngày 17 tháng 12 năm 2012, tại xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội đã diễn ra lễ khởi công xây dựng dự án KCN hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip) và tổ hợp CNHT (Hanel).
Đây là KCN hỗ trợ đầu tiên ở Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo động lực
quan trọng đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH, đô thị hoá khu vực phía nam Thủ đô và ngành công nghiệp phụ trợ trong toàn vùng KTTĐ Bắc Bộ.
Xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng của CNHT đối với phát triển
công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ
nói riêng và của cả
nước nói chung,
CNHT cần được tạo điều kiện phát triển nhanh chóng trên cơ sở các biện pháp sau:
Một là, tạo dựng môi trường đầu tư, khuyến khích phát triển sản
xuất kinh doanh. Dựa trên cơ sở
các nhóm ngành
ưu tiên, xây dựng các
chương trình phát triển từng nhóm sản phẩm hỗ trợ thích ứng. Nhằm thực hiện được các chương trình này sẽ có các chính sách thu hút sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, đồng thời có chính sách khuyến khích hình thành các khu, cụm công nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện, nguyên vật liệu hỗ trợ cho các ngành công nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế còn kém phát triển thì cần giúp đỡ, hướng dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia sản xuất các loại sản phẩm hỗ trợ, cung ứng linh kiện, phụ tùng, nguyên phụ liệu cho sản xuất hỗ trợ.
Hai là, Nhà nước cần xây dựng và ban hành một hệ thống tiêu chuẩn
kỹ thuật chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế, làm căn cứ cho định
hướng phát triển CNHT trong vùng KTTĐ Bắc Bộ. Cần nâng cấp, hoàn thiện các tổ chức kiểm định, đánh giá chất lượng sản phẩm hỗ trợ đạt trình độ quốc tế. Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI có
các dự án chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất tại Việt Nam, cũng như hỗ trợ kinh phí mua bản quyền cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển CNHT.
Ba là, để tranh thủ bước đi nhanh, chắc, hiệu quả cần xây dựng các chương trình hợp tác dài hạn với các đối tác chiến lược, các công ty, tập đoàn đa quốc gia về phát triển công nghiệp nói chung và CNHT nói riêng.
Ở Việt Nam, trong giai đoạn 2011 - 2020, cần có kế hoạch kết nối các
doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa thông qua các chương trình
giới thiệu nhu cầu phát triển và sử kinh tế giữa hai bên.
dụng sản phẩm hỗ trợ
và hợp đồng
Bốn là, hệ thống giao thông vận tải hiện nay ở nước ta nói chung và vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng còn yếu kém, cần phải tích cực đẩy mạnh
xây dựng hoàn thiện cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường
không. Các sân bay, hệ
thống cảng cần được nâng cấp, đáp
ứng chuyên
chở hành khách và hàng hoá ngày càng tăng. Các kho hàng, các điểm tập
trung hàng hoá ở vùng cần được mở rộng và xây dựng hiện đại hơn, phù hợp hơn.
Năm là, doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực CNHT, do đó cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này tiếp cận được với nguồn vốn vay dài hạn cho đầu tư phát triển. Trong việc đầu tư nghiên cứu và phát triển sản xuất hỗ trợ cũng cần tích cực hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu học tập kinh nghiệm của các nước khác, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái
Lan, Trung Quốc để
thành lập hệ
thống ngân hàng phục vụ
các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Nhà nước cũng cần tạo điều kiện về nguồn vốn cho các hoạt động khuyến công, hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp CNHT.
Sáu là, để bắt nhịp với làn sóng nội địa hoá, các địa phương trong
vùng cần sớm xây dựng các cơ sở dữ liệu hiệu quả, doanh nghiệp nên có đủ các thông tin về chính sách, các khả năng đặc biệt và kinh nghiệm của
công ty, trang thiết bị
sản xuất, độ
chính xác chế
tạo, chứng chỉ
chất
lượng, các khách hàng chính, doanh số bán hàng hằng năm, tổng vốn và số
lao động sử dụng, để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản
xuất linh kiện trong nước, thiết lập quan hệ với các công ty sản xuất nước ngoài.
vùng
3.3.2.3. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp trong
Một trong nhân tố có tính quyết định đối với sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nói chung và phát triển công nghiệp theo hướng bền vững nói riêng là nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao. Chính sách phát triển nguồn nhân lực phải hướng tới hai mục đích. Một là, tạo ra
đội ngũ lao động có trình độ
chuyên môn cao để
tiếp cận với nền công
nghiệp hiện đại.
Hai là, để
thực hiện mục tiêu của công nghiệp hoá là
chuyển dịch mạnh hơn nữa cơ cấu lao động từ lao động nông nghiệp năng suất thấp sang lao động công nghiệp có năng suất cao hơn. Suy cho cùng,
chất lượng nguồn nhân lực sẽ quyết định chất lượng tăng trưởng công
nghiệp và sự phát triển có theo hướng bền vững hay không.
Hiện nay, nhìn chung nguồn nhân lực vùng KTTĐ Bắc Bộ
chưa
được chuẩn bị tương xứng với yêu cầu phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Ngành giáo dục chưa chủ động gắn kết quy hoạch phát triển toàn vùng; Chưa dự báo được yêu cầu lao động của vùng trong dài hạn. Do đó, trong thời gian tới, việc quy hoạch, điều chỉnh hệ thống mạng lưới giáo dục gắn liền với quy hoạch kinh tế - xã hội và qui hoạch phát triển công nghiệp của vùng và từng địa phương là rất cần thiết.
Thế mạnh của vùng KTTĐ Bắc Bộ là có hệ thống các trường đại
học, cao đẳng và dạy nghề khá lớn, nhưng trong thời gian qua việc hợp tác giữa các nhà khoa học của trường với các địa phương thường mang tính tự phát, thiếu một đầu mối thật sự đóng vai trò định hướng và liên kết trong đào tạo và hoạt động khoa học - công nghệ cho cả hai phía. Mặt khác, các
địa phương chưa chủ động “đặt hàng” cho các trường đại học và viện
nghiên cứu. Do vậy, bên cạnh việc qui hoạch, dự báo nhu cầu nguồn nhân
lực, đầu tư xây dựng các trung tâm đào tạo cho cả vùng KTTĐ Bắc Bộ,
ngành giáo dục cần có kế hoạch đẩy mạnh giáo dục - đào tạo nhằm nâng
cao trình độ
văn hoá, trình độ
chuyên môn kỹ
thuật, hình thành đội ngũ
doanh nhân giỏi. Ngành giáo dục cần thường xuyên phối hợp với các địa phương trong vùng tổ chức các hội thảo, hội nghị bàn về tình hình thực tế và nhu cầu của địa phương nhằm gắn nhu cầu thực tiễn với hoạt động đào tạo và nghiên cứu. Trước mắt cần thực hiện các biện pháp sau:
- Các tỉnh, thành phố trong vùng cần nhanh chóng hoàn thiện qui
hoạch phát triển nguồn nhân lực đến 2020, sớm triển khai và đưa vào để
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong đó, chú trọng
việc tiếp tục giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng số lượng tuyệt đối và tỷ lệ lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ về tài chính các chương trình đào tạo nhân lực chất lượng cao trong vùng. Điều này hết sức quan trọng vì đây là sự hỗ trợ trực tiếp quan trọng cho sự đổi mới công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp, đồng thời tạo ra lực lượng lao động chất lượng cao tại chỗ
phục vụ
cho các ngành công nghiệp có giá trị
tăng thêm cao, tiết kiệm
nguyên, nhiên liệu và bảo vệ môi trường.
- Thành lập hệ thống khuyến khích và chứng nhận lao động kĩ thuật cao trong các ngành công nghiệp. Hệ thống này cần được xây dựng ở cấp quốc gia, tỉnh - thành phố và doanh nghiệp. Các cấp này phối hợp với nhau để khuyến khích lao động có trình độ kĩ thuật cao ngày càng cải thiện chất lượng và họ được xã hội thừa nhận.
- Khuyến khích thực hiện các chương trình đào tạo phối hợp giữa các doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các nhà cung cấp trong nước. Các chương trình này nhằm mục tiêu chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước và cũng tạo cơ hội để các bên hiểu biết và phối hợp hoạt động với nhau.
- Nhà nước cần luôn đóng vai trò nòng cốt trong việc phát huy mọi tiềm năng để đào tạo đồng bộ nguồn nhân lực theo một cơ cấu tương quan hợp lý giữa đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và thợ lành nghề; chú trọng đội ngũ cán bộ chuyên sâu, cán bộ nghiên cứu khoa học đầu ngành để tiếp cận nền kinh tế tri thức phục vụ cho việc phát triển có hiệu quả các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp công nghệ cao trong vùng.
3.3.2.4. Phát triển mạnh khoa học và công nghệ ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Phát triển khoa học và công nghệ là nhiệm vụ quan trọng để phát triển bền vững đất nước. Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 khẳng định: “ Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho phát triển bền vững đất nước. Công nghệ hiện đại, sạch và thân
thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành
sản xuất [58]. Đây cũng là một trong những giải pháp quyết định nâng cao
chất lượng tăng trưởng công nghiệp, gia tăng đóng góp của yếu tố TFP
trong tăng trưởng, đáp ứng yêu cầu về phát triển theo hướng bền vững. Vì vậy, một số biện pháp cần thực hiện trong thời gian tới là:
- Ưu tiên nhập khẩu công nghệ tiến tiến, công nghệ nguồn, nhập
khẩu bằng sáng chế phát minh về để ứng dụng, tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và phối hợp nghiên cứu triển khai.
- Phát triển mạnh thị trường khoa học công nghệ trong vùng nhằm
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận và tăng tính thanh khoản các nguồn vốn đầu tư cho R&D, đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ.
- Thực hiện cơ chế khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế
đầu tư
phát triển khoa học, công nghệ, thành lập tổ
chức R&D, tham gia nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học, công
nghệ vào sản xuất và đời sống; Tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các tổ chức khoa học, công nghệ, cạnh tranh bình đẳng. Thực hiện cơ chế đánh giá thường kỳ hoạt động khoa học, công nghệ và tổ chức khoa học, công nghệ.
- Nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ trong sản xuất lên ngang tầm khu vực và thu hẹp khoảng cách về trình độ nghiên cứu khoa học cơ bản với các nước phát triển, chú trọng lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao và
ứng dụng công nghệ cao; Trong đó chú trọng hoàn thiện môi trường thể
chế thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ sao cho tốc độ đổi mới công nghệ đạt 20 - 25% trung bình hàng năm.
- Đầu tư chiều sâu các cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm khoa học và công nghệ đầu ngành; Khuyến khích phát triển các cơ sở nghiên cứu, tư vấn và chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất và thiết kế, chế tạo, cải tiến và ứng dụng công nghệ mới; Kiểm định và đánh giá chất lượng công nghệ thuộc mọi tổ chức và thành phần kinh tế.
- Đẩy manh nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học phục vụ công tać
hoach định chu
trương, sách lược phát triển; Nghiên cưu,
ưng dung va