Nhóm Giải Pháp Đảm Bảo Sự Bền Vững Về Môi Trường Trong Phát Triển Công Nghiệp Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Bắc Bộ


chuyển giao công nghệ môi trương, công nghệ sach, thân thiên phát triển các công nghệ xử lý và tái chế, tái sử dung chất thải.

môi trương,

- Phát triển ở mỗi tỉnh, thành phố trong vùng có ít nhất một trung tâm tư vấn và xúc tiến chuyển giao công nghệ để hỗ trợ các tổ chức, cá

nhân và doanh nghiệp có nhu cầu về nghiên cứu, triển khai và khoa học công nghệ.

ứng dụng

- Đẩy mạnh việc thu hút các nhà khoa học người Việt Nam ở nước ngoài tình nguyện về nước cùng các chuyên gia quốc tế đến làm việc tại vùng KTTĐ Bắc Bộ Việt Nam.

- Xây dựng và triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học và

ứng dụng tiến bộ

công nghệ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

trong công nghiệp, trong đó chú trọng phát

triển các ngành công nghệ mới; Thực hiện hình thức khoán; chính quyền, doanh nghiệp đặt hàng và hợp đồng với các tổ chức khoa học công nghệ trong và ngoài Vùng thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ trong công nghiệp.

Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững - 21

- Đẩy nhanh tốc độ xây dựng và vận hành khu công nghệ cao Hoà Lạc, thu hút phát triển sản phẩm công nghệ thông tin; phát triển một số KCN công nghệ cao ở Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc.

3.3.3. Nhóm giải pháp đảm bảo sự bền vững về môi trường trong phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

3.3.3.1. Thực hiện chính sách phòng ngừa, bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp

Chính sách BVMT trong phát triển công nghiệp lấy nguyên tắc chỉ đạo là phòng ngừa, trong đó doanh nghiệp là mắt xích quan trọng nhất. Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt là phòng ngừa ngay từ sớm dựa trên 2 nội dung sau:

* Phòng ngừa từ doanh nghiệp là cấu thành quan trọng nhất của toàn bộ chính sách. Nội dung cơ bản là xây dựng năng lực tự kiểm soát và chủ


động BVMT của doanh nghiệp. Bản chất của những vấn đề môi trường trong doanh nghiệp cũng vẫn là những vấn đề của sản xuất, mấu chốt là năng lực lựa chọn. Những điều chỉnh ngày nay về sản phẩm, công nghệ có xu hướng cùng lúc đạt cả lợi ích về môi trường và hiệu quả, cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây là những đòi hỏi mới trong xu thế phát triển hội nhập nhiều biến động và trong bối cảnh khủng hoảng nguyên liệu, năng lượng luôn đe doạ. Muốn vậy đòi hỏi quá trình nhận thức và đào tạo, tổ chức của doanh nghiệp phải đổi mới và trang bị những năng lực cần thiết để chủ động ứng phó. Bên cạnh đó, yếu tố quyết định không thể thiếu là những thay đổi trong định chế về tài chính của doanh nghiệp, làm thế nào để đưa các hạch toán môi trường vào bảng cân đối chung như là những chi phí hợp pháp trước thuế. Không có những cơ chế tài chính thích hợp doanh nghiệp cũng không thể giải quyết vấn đề tự đầu tư cho BVMT tại doanh nghiệp. Kiểm soát môi trường tại doanh nghiệp, sẽ bắt đầu từ kiểm soát nguyên liệu đầu vào, từ nguồn cung cấp (các vùng nuôi trồng, khai thác) đến quá trình sản xuất và đầu ra của sản phẩm. Các quy định và nội dung kiểm soát sẽ được lồng ghép trong Báo cáo môi trường bắt buộc của doanh nghiệp. Chế độ báo cáo bắt buộc sẽ được thể chế hoá thành các quy định,

quy chế và chi tiết hoá theo đặc điểm từng ngành. Tăng cường tham gia

của cộng đồng vào việc giám sát các hoạt động công nghiệp, các quá trình

ra quyết định liên quan tới các dự án gây ô nhiễm. Khuyến khích doanh

nghiệp có những cam kết với cộng đồng, tăng cường tiếp xúc thông tin với cộng đồng về những hoạt động sản xuất của mình.

và trao đổi

* Phòng ngừa từ trong chiến lược, quy hoạch mấu chốt là phải đánh giá được tác động môi trường của chiến lược, quy hoạch. Điều chỉnh và lồng ghép các nội dung BVMT ngay từ trong quy hoạch chiến lược. Để làm được điều đó


phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá và lồng ghép. Xây dựng các chỉ tiêu chi tiết cho ngành và địa phương làm thước đo đánh giá và dự báo.

Để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, phải có bộ máy, con người và cả những năng lực cần thiết trong đó bao gồm cả hệ thống văn bản liên quan. Nhất là phải trao quyền chủ động cho các bộ ngành thực hiện. Tổ chức và nguồn lực con người phải sớm được ưu tiên giải quyết nhằm tạo các năng lực nền tảng cho thực hiện chiến lược. BVMT trong

quá trình hoạch định chiến lược đòi hỏi những hiểu biết và kỹ năng nhất

định. Trong doanh nghiệp, những kỹ năng và năng lực quản lý môi

trường doanh nghiệp cho phép phát hiện, kiểm soát và thực hiện các điều chỉnh cần thiết trong quá trình sản xuất vẫn còn yếu kém và chưa

đáp

ứng yêu cầu đề

ra nhất là trong điều kiện hội nhập qu ốc tế. Bên

cạnh đó, cũng cần có sự phối hợp của các thể chế liên quan.

3.3.3.2. Đẩy mạnh thực hiện chiến lược sản xuất sạch hơn và phát triển công nghiệp môi trường trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

* Chiến lược SXSH trong công nghiệp được Thủ tướng chính phủ

ban hành theo quyết định số 1419/QĐ-TTg, ngày 7 tháng 9 năm 2009. Chiến

lược này đã khẳng định xu hướng hội nhập sâu rộng và thích ứng nhanh

chóng với cộng đồng quốc tế trong công tác BVMT công nghiệp nhằm phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Các địa phương trong vùng KTTĐ

Bắc Bộ

đã dẫn đầu cả

nước trong việc áp dụng chiến lược này và thu

được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong thời gian tới, chiến

lược này cần được đẩy mạnh thực hiện sâu rộng hơn nữa.

Thực hiện SXSH là nội dung quan trọng cùng lúc đem lại lợi ích kinh tế và môi trường. Nếu như tiếp cận đầu - cuối làm tăng chi phí giá thành thì sản xuất sạch hơn tự nó có thể tạo ra các lợi ích, trang trải chi phí. Quan trọng hơn, tiếp cận SXSH phù hợp với BVMT từ ngay trong quá trình sản


xuất, nhấn mạnh đến tiết kiệm và giảm chi phí trên cơ sở đó giảm phát thải. Việc thực hiện chiến lược SXSH ở vùng KTTĐ Bắc Bộ trong những năm tới cần phải lựa chọn được bước đi phù hợp, hướng đến diện rộng với các giải pháp phù hợp, hiệu quả và có tính khả thi.

* Phát triển công nghiệp môi trường

Công nghiệp môi trường tự thân đã có trong các lĩnh vực công nghiệp

và đang trở

thành các thực thể

kinh tế

rõ nét. BVMT đang thu hút nhiều

luồng đầu tư và thành phần kinh tế tham gia, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm với doanh thu ngày càng gia tăng. Kinh nghiệm tại Trung Quốc và một số nước khác cho thấy, ngành công nghiệp môi trường đang ngày càng khẳng định vị thế với doanh thu lên tới hàng chục tỷ USD mỗi năm.

Nguyên tắc của chính sách là liên kết các nỗ lực tạo ra một cơ cấu công nghiệp theo hướng bền vững trên cơ sở cân đối đầu ra của công nghiệp, vừa thu được giá trị kinh tế cao và đóng góp giảm thiểu chất thải trong công

nghiệp. Phấn đấu đến năm 2015 và 2020, sẽ định hình được các hướng

chuyên sâu như trường.

tái chế, xử

lý chất thải, sản xuất thiết bị và dịch vụ môi

- Ngành công nghiệp tái chế chất thải ngoài những lĩnh vực tái chế hiện nay như giấy, nhựa và kim loại sẽ phát triển các các hình thức mới như tái chế/sơ chế và trao đổi chất thải thông qua doanh nghiệp trung gian. Trước hết tập trung giải quyết vấn đề chất thải tại các KCN và khu chế xuất, sau năm 2015 phát triển đa dạng các doanh nghiệp thu gom và tái chế tạo cầu cho phần lớn chất thải công nghiệp.

- Sản xuất các thiết bị đồng bộ công nghệ về bảo vệ môi trường.

+ Hình thành một số đầu mối doanh nghiệp chuyên sản xuất các

thiết bị đồng bộ công nghệ về BVMT quy mô công nghiệp.


+ Hình thành một số hướng sản xuất các thiết bị thử, chất thử, các nguyên liệu thay thế nhập ngoại trong công nghệ BVMT. Phấn đấu tăng dần tỷ lệ thay thế các công nghệ thiết bị môi trường bằng sản phẩm nội địa.

- Cung cấp dịch vụ môi trường đa dạng và theo xu hướng hình thành các doanh nghiệp dịch vụ môi trường.

Giải pháp chính sách cơ bản là phát triển ngày càng nhiều, đa dạng

các doanh nghiệp môi trường, nhằm thoả

mãn nhu cầu thị

trường hoạt

động BVMT trong vùng và các khu vực lân cận. Doanh nghiệp công nghiệp về lâu dài sẽ phải trả phí cho các dịch vụ làm sạch môi trường, đó là cơ sở để tạo ra các nhu cầu phát triển ngành công nghiệp môi trường. Bên cạnh đó, các chính sách quy định môi trường cần tiếp tục hoàn thiện nhằm tạo ra các nhu cầu mới.

Đối với vùng KTTĐ Bắc Bộ, hiện nay còn chưa có cơ sở xử lý, tái chế rác thải công nghiệp tập trung. Do vậy, việc đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý, tái chế chất thải công nghiệp tập trung là hết sức cần thiết, trước mắt tập

trung đầu tư

xây dựng hệ

thống xử

lý nước thải tập trung tại các KCN,

khuyến khích và có chính sách ưu đãi cao đối với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.


trọng

3.3.3.3. Xử

lý triệt để

các cơ sở

gây ô nhiễm môi trường nghiêm

Đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, thì không chỉ bản thân các cơ sở mà các cơ quan chức năng cũng phải cần vào cuộc một cách tích cực. Việc giải quyết triệt để các yếu tố gây ô nhiễm môi trường ở các cơ sở này là con đường duy nhất giải quyết sức ép từ cộng đồng và phát triển bền vững. Các giải pháp xử lý triệt để các cơ sở gây ô


nhiễm môi trường nghiêm trọng cần được áp dụng là: Đình chỉ hoạt động sản xuất, đóng cửa; Di rời cơ sở sản xuất; Nâng cập cải tạo, đổi mới công nghệ; Cải tạo lại, xây dựng mới công trình xử lý chất thải. Thay đổi công

nghệ từng phần hay thay toàn bộ để đảm bảo sản xuất ít chất thải, tiết

kiệm nguyên vật liệu, năng lượng.

3.3.4. Nhóm giải pháp đảm bảo sự bền vững về xã hội trong phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

3.3.4.1. Tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Trong toàn bộ nguồn thu nhập của người lao động thì nguồn thu

nhập từ tiền lương là quan trọng nhất, là nguồn thu chủ yếu trong đời sống người lao động. Trong mấy năm trở lại đây, do ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc suy thoái kinh tế thế giới, thu nhập của công nhân trong vùng KTTĐ Bắc Bộ còn thấp, đời sống vật chất của công nhân còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải thực sự quan tâm đến đời sống vật chất cho người công nhân mà ở đây thiết thực nhất là hướng tới đảm bảo việc làm và nâng cao chất lượng việc làm cho công nhân, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của công nhân ngày càng tốt hơn. Khi đời sống của công nhân không ngừng được nâng lên thì họ sẽ yên tâm lao động sản xuất và ngày càng gắn bó với doanh nghiệp đó hơn, doanh nghiệp cũng không gặp

phải tình trạng biến động lao động hoặc các vụ đình công, lãn công đòi

tăng lương từ phía người lao động. Ngoài ra, các địa phương trong vùng

cũng cần sớm có chính sách hỗ

trợ

đối với người lao động có thu nhập

thấp hay mất việc, có cơ chế giám sát các doanh nghiệp trong thi hành Luật lao động, có như vậy đời sống vật chất của người lao động mới được nâng lên.


Việc làm là một nhu cầu thiết yếu đối với người lao động, là điều kiện để công nhân tồn tại và phát triển, đồng thời nó cũng lại là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc. Để đảm bảo việc làm cho công nhân một cách thường xuyên và ổn định, các địa phương trong vùng cần thực hiện một số biện pháp chủ yếu sau:

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư làm ăn tại vùng, khai thác mọi thế mạnh với mục đích tăng nhiều việc làm cho người lao động.

- Phục hồi và phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống để giải quyết lao động dư thừa tại nông thôn.

- Có chính sách ưu đãi vay vốn, hỗ trợ công nghệ, khuyến khích các

doanh nghiệp công nghiệp mở rộng quy mô sản xuất tạo công ăn việc làm cho người lao động.

- Xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ công nhân trên địa bàn. Mở rộng dịch vụ giới thiệu việc làm, tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội tìm việc làm phù hợp.

- Thực hiện nghiêm túc quỹ trợ cấp thất nghiệp để người lao động tìm lại khả năng nghề nghiệp, có điều kiện tự đào tạo lại, do đó tăng khả năng tìm việc làm mới.

- Khuyến khích mọi người tự

tạo việc làm trong khuôn khổ

pháp

luật, hạn chế đến mức tối thiểu tình trạng người có sức lao động mà

không có việc làm; xoá bỏ dần mặc cảm giữa lao động trong biên chế và ngoài biên chế nhà nước, giữa lao động trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước.

- Chú trọng cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân. Ở vùng

KTTĐ Bắc Bộ, điều kiện môi trường làm việc của công nhân lao động


nhìn chung còn kém như: điều kiện làm việc bị ô nhiễm, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp còn nhiều. Việc tăng cường độ và thời gian lao động của các doanh nghiệp ngoài nhà nước khiến sức khoẻ của công nhân không được đảm bảo, có nguy cơ giảm sút nghiêm trọng. Do vậy, biện pháp cấp bách hiện nay là chú trọng cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho công nhân như: tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định vệ vệ sinh môi trường, an toàn lao động. Kiểm tra việc chấp hành luật và các điều

khoản liên quan đến bảo vệ

sức khoẻ

người lao động, xử

lý nghiêm các

trường hợp vi phạm, các cơ sở sản xuất - kinh doanh có điều kiện lao động không đảm bảo phải dừng ngay sản xuất và có biện pháp cụ thể để doanh

nghiệp phải chấp hành các quy định về

an toàn lao động và trang bị

các

phương tiện bảo hộ lao động cũng như các điều khoản trong Luật lao động và Luật công đoàn… nhằm tạo ra môi trường ngày càng tốt cho hoạt động của người công nhân trong sản xuất.

3.3.4.2. Đẩy mạnh xây dựng nhà ở cho công nhân

Việc xây dựng nhà ở tập trung cho công nhân là yêu cầu không thể

thiếu để đảm bảo nhân lực cho phát triển công nghiệp ở vùng KTTĐ Bắc Bộ. Đây cũng là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống

cho công nhân thông qua việc tạo điều kiện cho họ có nơi ăn, chốn ở ổn

định, góp phần bảo đảm cuộc sống. Để phải thực hiện một số giải pháp sau đây:

giải quyết các vấn đề trên cần

Thnht, quy hoạch tổng thể phát triển các KCN phải gắn với việc cung ứng dịch vụ nhà ở cho công nhân thuê.

Các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ cần phải quy định những

điều kiện và nội dung cụ

thể

ràng buộc của địa phương và chủ

đầu tư

trong việc quy hoạch và phát triển KCN đó là: phát triển các KCN cần phải đồng bộ với việc quy hoạch, phát triển nhà ở và hạ tầng xã hội thiết yếu

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 03/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí