ngành công nghiệp công nghệ cao, hiện đại. Đội ngũ quản lý doanh nghiệp đa phần còn thiếu kỹ năng quản lý và kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh.
Thứ tư, trình độ
công nghệ
trong các cơ
sở sản xuất công nghiệp
trong vùng còn lạc hậu, thị trường công nghệ trong vùng chưa được hình thành một cách thực sự và đồng bộ.
Cùng với quá trình hình thành và phát triển của ngành công nghiệp
của cả
nước trong quá trình đổi mới, cơ
Có thể bạn quan tâm!
- Các Doanh Nghiệp Công Nghiệp Trong Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Bắc Bộ Đã Nhận Thức Được Tầm Quan Trọng, Mạnh Dạn Áp Dụng Các Biện Pháp Sản Xuất
- Công Nghiệp Hỗ Trợ Trong Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Bắc Bộ Còn Kém Phát Triển.
- Nguyên Nhân Của Các Hạn Chế Và Những Vấn Đề Đặt Ra Trong Phát Triển Công Nghiệp Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Bắc Bộ Theo Hướng Bền Vững
- Quan Điểm Phát Triển Công Nghiệp Bắc Bộ Theo Hướng Bền Vững
- Nâng Cao Chất Lượng Qui Hoạch Và Tăng Cường Vai Trò Quản Lý Của Nhà Nước Trong Phát Triển Công Nghiệp Theo Hướng Bền Vững Trên Địa Bàn Vùng Kinh
- Đẩy Mạnh Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ Trong Vùng
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
cấu công nghệ
trong sản xuất
công nghiệp của vùng KTTĐ Bắc Bộ đã có nhiều thay đổi theo hướng từng bước tiếp cận trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đến nay trong vùng đã hình thành một cơ cấu công nghệ đa dạng về xuất xứ và trình độ, đan xen trong từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực và từng chuyên ngành sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, tốc độ đổi mới công nghệ còn thấp, không đồng đều và không có định hướng phát triển rõ rệt. Số công nghệ mới từ các nước công nghiệp phát triển còn ít, chủ yếu từ Liên Xô cũ, các nước Đông
Âu, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ... nhiều doanh
nghiệp trong vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn phải nhập thiết bị công nghệ đã qua
sử dụng. Sự chênh lệch về trình độ công nghệ giữa các khu vực kinh tế
bộc lộ
ngày càng rõ, công nghệ
tiên tiến tập trung chủ
yếu
ở các liên
doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các doanh nghiệp trong khu
chế
xuất, KCN. Nhìn chung, trình độ
công nghệ
của công nghiệp vùng
KTTĐ Bắc Bộ (không kể các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) so với các nước công nghiệp phát triển còn lạc hậu từ 2 đến 3 thế hệ; tỷ lệ
công nghệ
lạc hậu và trung bình chiếm 60-70%, công nghệ
tiên tiến và
hiện đại khoảng 30-40%. Tốc
độ đổi
mới
công nghệ,
thiết
bị nói chung
chưa đạt
yêu cầu
phát triển, mặc dù đã cao hơn mức trung bình cả nước,
song vẫn ở mức thấp là 11-12%, chưa đạt mục tiêu mà Quyết định
số145/2004/QĐ-TTg đề
ra, theo đó, tốc độ
đổi mới công nghệ
đạt bình
quân 20 - 25%/năm, đi đầu trong tiến trình hiện đại hoá, có tỷ lệ công nghệ tiên tiến đạt khoảng 45%.
2.3.2. Những vấn đề đặt ra trong phát triển công nghiệp vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững
Phân tích thực trạng phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ theo hướng bền vững giai đoạn 2001-2012 đã cho thấy, bên cạnh những thành tựu đạt được đáng ghi nhận trong phát triển theo quan điểm bền vững,
công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ còn có không ít những biểu hiện phát
triển thiếu bền vững. Thực trạng đó đặt ra những vấn đề sau:
Một là, cần nhanh chóng có các giải pháp chính sách phù hợp tạo điều kiện cho công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ phát triển theo chiều sâu, đó là các giải pháp chính sách thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, phát triển khoa học công nghệ, nguồn nhân lực và CNHT.
Như trên đã phân tích, hiện nay chất lượng và hiệu quả tăng trưởng công nghiệp của vùng KTTĐ Bắc Bộ còn thấp. Mô hình tăng trưởng của công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn là tăng trưởng theo chiều rộng, mô hình tăng trưởng nhờ vào gia công, lắp ráp và tăng vốn đầu tư, chưa khai
thác hết các thế
mạnh về
lao động và tài nguyên cho phát triển công
nghiệp. Đây cũng là mô hình tăng trưởng chung của cả
nền kinh tế
đất
nước, đang cần phải hoàn thiện, tái cấu trúc theo hướng hiệu quả, bền vững. Vì vậy, trong thời gian tới, để công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ phát triển theo hướng bền vững, công nghiệp thực sự có những đột phá về chất lượng và hiệu quả tăng trưởng, cần có các giải pháp chính sách đủ mạnh, phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào như vốn, công nghệ và lao động, tăng cường đóng góp của TFP, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực và CNHT trong vùng.
Hai là, cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, khuyến khích xuất khẩu sản phẩm công nghiệp và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Vấn đề này được đặt ra xuất phát từ thực trạng phát triển công nghiệp và bền vững về kinh tế còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ đóng góp của công nghiệp vào GDP, đóng góp vào thu ngân sách, vào kim ngạch xuất khẩu, phát triển kết cấu hạ tầng
còn thấp. Trong thời gian tới, công nghiệp của vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn phải giữ vai trò đầu tàu tăng trưởng so với các ngành khác. Muốn vậy, phải xác định được một cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp tiến bộ, hợp lý, có hiệu quả, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng đóng góp vào GDP và thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nhiều hơn nữa.
Ba là, cần nhanh chóng hoàn thiện các chính sách và biện pháp hạn chế thất thoát tài nguyên và bảo vệ môi trường công nghiệp cũng như có các chế tài đủ mạnh để xử lý vi phạm gây ô nhiễm môi trường từ các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Vấn đề này được đặt ra từ thực trạng phát triển công nghiệp và bền vững về môi trường vùng KTTĐ Bắc Bộ trong những năm qua. Tài nguyên
thiên nhiên bị khai thác quá mức, tình trạng ô nhiễm môi trường do sản
xuất công nghiệp trong vùng đang ở mức báo động. Nếu không có các các chính sách, biện pháp kịp thời, không những làm cho công nghiệp trong Vùng không phát triển bền vững và còn để lại những hậu quả nặng nề đến phát triển kinh tế và đời sống nhân dân trong vùng.
Bốn là, cần coi trọng giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phát triển công nghiệp trong vùng, đảm bảo sự tác động lan toả tích cực của phát triển công nghiệp đến việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân công nghiệp, tạo nhiều công ăn việc làm và giảm thất nghiệp.
Thực tế
phát triển công nghiệp
ở nhiều nước đã cho thấy, khi các
vấn đề xã hội trong công nghiệp, nhất là vấn đề đời sống vật chất và tinh thần không được đảm bảo thì nó sẽ nhanh chóng trở thành rào cản, phá vỡ
sự ổn định trong phát triển công nghiệp. Vấn đề phát triển công nghiệp
gắn với giải quyết các vấn đề xã hội trong vùng KTTĐ Bắc Bộ cũng được đặt ra trong bối cảnh Đảng và nhà nước Việt Nam luôn xác định mỗi bước
tăng trưởng kinh tế bằng xã hội.
phải đi kèm với việc thực hiện với tiến bộ và công
Năm là, cần hoàn thiện quy hoạch phát triển vùng, phát triển ngành công nghiệp và các phân ngành công nghiệp trong vùng KTTĐ Bắc Bộ cùng với hoàn thiện và tổ chức tốt bộ máy quản lý, điều tiết hoạt động liên kết vùng.
Vấn đề này được đặt ra xuất phát từ thực trạng trong các năm qua nhiều phân ngành công nghiệp trong vùng còn phát triển dàn trải thiếu hiệu quả, các địa phương trong vùng chạy đua nhau phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, ....nguyên nhân là tính liên kết giữa các địa phương trong vùng kém, các quy hoạch phát triển còn nhiều hạn chế, tổ chức không gian công nghiệp chưa hợp lý, chưa có bộ máy quản lý phát triển công nghiệp chung làm chức năng định hướng, xây dựng kế hoạch và
tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động liên kết kinh tế trong vùng,
nhằm đạt được mục tiêu và lợi ích chung toàn vùng, tránh tình trạng cục bộ, cát cứ hành chính của từng địa phương trong vùng.
Kết luận chương 2
Phân tích thực trạng phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ cho
thấy, trong những năm qua công nghiệp trong vùng có quy mô và tốc độ
tăng trưởng cao và tương đối ổn định trong giai 2001-2012. Ngành công
nghiệp đã thực sự trở thành động lực lớn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và đóng vai trò quyết định tăng trưởng kinh tế trong toàn vùng KTTĐ Bắc Bộ; các doanh nghiệp công nghiệp trong vùng KTTĐ Bắc Bộ đã có các biện pháp bảo vệ môi trường và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những
thành tựu đạt được, công nghiệp
vùng KTTĐ Bắc Bộ
còn nhiều biểu
hiện thiếu bền vững cả bản thân bên trong quá trình phát triển công
nghiệp lẫn việc đảm bảo yêu cầu bền vững về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Các biểu hiện đó xuất phát từ lý do khách quan và ch ủ quan khác nhau đang đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết cho phát triển công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn vùng. Chương 2 đã chỉ ra năm
vấn đề
là:
cần nhanh chóng có các giải pháp chính sách phù hợp tạo
điều kiện cho công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ phát triển theo chiều
sâu, đó là các giải pháp chính sách thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, phát triển khoa học công nghệ, nguồn nhân lực và công nghiệp hỗ trợ; cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, khuyến khích xuất khẩu sản phẩm công nghiệp và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; cần nhanh chóng hoàn thiện các chính sách và biện pháp hạn chế thất thoát
tài nguyên và bảo vệ môi trường công nghiệp; cần coi trọng các giải
quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phát triển công nghiệp trong
vùng; cần hoàn thiện quy hoạch phát triển vùng, phát triển ngành công nghiệp và các phân ngành công nghiệp trong vùng KTTĐ Bắc Bộ cùng
với hoàn thiện và tổ chức tốt bộ máy quản lý, điều tiết hoạt động liên kết vùng.
Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
3.1. Dự báo bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến phát
triển công nghiệp vùng kinh tế vững
trọng điểm Bắc Bộ
theo hướng bền
3.1.1. Bối cảnh quốc tế
Toàn cầu hóa kinh tế, tự do hóa thương mại tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước ngày càng trở thành phổ biến.
Hậu quả khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới tiếp tục gây cản trở việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam, trong đó có vùng KTTĐ Bắc Bộ. Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu làm sụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các nước. Suy giảm tốc độ tăng trưởng kéo theo các vấn đề môi trường, xã hội, ảnh hưởng đến phát triển bền vững như thu nhập, việc làm, đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện môi trường. Với hạn chế về nguồn lực tăng trưởng, Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng.
Đặc biệt, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008- 2009 đã làm sụt giảm nghiêm trọng lượng FDI quốc tế, khiến cho việc cạnh tranh để thu hút FDI sẽ trở nên khốc liệt hơn, nếu môi trường đầu tư
không được cải thiện, Việt Nam cũng như các địa phương trong vùng
KTTĐ Bắc Bộ sẽ có ít hơn cơ hội để nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh thách thức nêu trên, một cơ hội mới cũng mở ra cho vùng KTTĐ Bắc
Bộ, đó là sự dịch chuyển nguồn vốn FDI quốc tế ra khỏi Trung Quốc sau
khi đã rất thành công trong việc tận dụng được lao động giá rẻ và các
nguồn tài nguyên của nước này. Các điểm đến dự tính tiếp theo của nguồn
vốn FDI là những nước lân cận Trung Quốc như các quốc gia trong
ASEAN, các nước Trung Á và Nam Á trong đó có Việt Nam mà trước hết
là vùng KTTĐ Bắc Bộ. Đây là một cơ hội đối với vùng KTTĐ Bắc Bộ
nhằm thu hút được những nguồn vốn đầu tư có chất lượng tương đối tốt và phù hợp với trình độ phát triển của vùng.
Tái cơ cấu kinh tế, hướng tới tăng trưởng xanh dựa trên nền kinh
tế tri thức đang và vẫn sẽ là nội dung quan trọng, có tính chất định
hướng đối với các quốc gia trên thế giới. Tăng trưởng xanh với mục tiêu giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thân thiện hơn với môi trường
qua việc phát triển các ngành kinh tế xanh, sản xuất hàng hoá, phát triển
dịch vụ môi trường, phát triển năng lượng sạch.... là điều mong muốn
của nhiều quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh nguồn lực ngày càng cạn kiết và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu toàn cầu. Các quốc gia phát triển có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp cuối cùng có hàm lượng công nghệ cao, giá trị công nghệ trong các sản phẩm
được đặt lên hàng đầu, người tiêu dùng đang hướng đến việc ủng hộ các sản phẩm công nghiệp đảm bảo sức khỏe, thân thiện với môi trường. Đây là một thách thức lớn cho sản phẩm công nghiệp của vùng KTTĐ Bắc Bộ khi muốn tham gia vào các thị trường này cũng như là vượt qua được các hàng rào kỹ thuật mà các nước phát triển áp dụng để bảo vệ người tiêu dùng của họ.
Theo dự báo của các nhà khoa học, Việt Nam là một trong năm quốc
gia chịu
ảnh hưởng nhiều nhất từ
biến đổi khí hậu toàn cầu. Đặc biệt,
biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng toàn diện đến hoạt động phát triển công nghiệp của Việt Nam nói chung và vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng trên các nội dung sau: Đối với cơ cấu công nghiệp theo ngành, biến đổi khí hậu sẽ
buộc sản xuất công nghiệp
phải cải cách cơ
cấu công nghệ
theo hướng
thay đổi hoặc bổ sung công nghệ nhằm nâng cao hiệu suất năng lượng và giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính; phát triển năng lượng tái tạo, tổ chức sản xuất năng lượng từ rác thải, sản xuất năng lượng sinh học, thu
hồi nhiệt dư trong nhà máy sản xuất xi măng và nhà máy nhiệt điện. Đối
với cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ, vì nhiều cơ sở công nghiệp của vùng
KTTĐ Bắc Bộ
nằm trên vùng đồng bằng
thấp trũng nên rất dễ
bị tổn
thương trước nguy cơ biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng; các vùng nguyên liệu cho công nghiệp cũng sẽ có nhiều thay đổi về quy mô sản xuất cũng như về khối lượng sản phẩm. Điều này đòi hỏi sự cần thiết phải có sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ trong quy hoạch phát triển công nghiệp tại các địa phương trên vùng KTTĐ Bắc
Bộ.
Đối với
một số
ngành công nghiệp trọng điểm, biến đổi khí hậu sẽ
khiến hoạt động khai thác than antraxit ở Quảng Ninh cũng như triển vọng khai thác than nâu ở đồng bằng sông Hồng, trong đó có các địa phương của
vùng KTTĐ Bắc Bộ
như
Hưng Yên, Hải Dương sẽ
càng khó khăn hơn.