Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững - 9


là nhà xưởng cao tầng, được thiết kế đồng bộ từ việc xây dựng kỹ thuật

hạ tầng đến các xí nghiệp công nghiệp. Các khu nhà ở cho công nhân

được bố trí liền kề với KCN, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại cho công nhân, đảm bảo tiết kiệm thời gian tăng năng suất lao động. Các

KCN được bố trí phân tán quanh trung tâm thành phố. Hình thành một

thành phố bao gồm nhiều chương trình phát triển công nghiệp - đô thị -

môi trường - du lịch đồng bộ

và hỗ

trợ

cho nhau. Bên cạnh đó, Chính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

phủ Singapo rất chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ thông qua nhiều

biện pháp, như thành lập các tổ chức để làm cầu nối giữa khu vực tư

Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững - 9

nhân và nhà nước, phối kết hợp các lợi ích giữa các doanh nghiệp tư nhân với nhau, xây dựng chính sách phát triển ngành, xây dựng và quản lý việc thực hiện ngân sách và các dịch vụ dành cho khu vực kinh tế tư nhân; tăng cường phát triển tiềm năng khoa học - công nghệ quốc gia, phát triển hệ thống khoa học - công nghệ; Xúc tiến hợp tác giữa các cơ

quan tư

nhân và nhà nước về

nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực,

cung cấp tài chính; bảo lãnh cho vay để phát triển sản xuất ở các doanh

nghiệp vừa và nhỏ; hỗ

trợ

các doanh nghiệp tư

nhân hợp tác và tiếp

nhận chuyển giao công nghệ

sản xuất từ

các đối tác nước ngoài... Do

những ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ của chính phủ Singapo, một

số trung tâm công nghiệp lớn đã được hình thành ở Singapo, đặc biệt là

trung tâm phần mềm điện tử tin học - viễn thông, làm cho công nghiệp Singapo có sức thu hút đầu tư và cạnh tranh ngày càng cao.

* Các biện pháp nghiệp

Nhật bản

giải quyết vấn đề

xã hội trong phát triển công

Nhật bản có nhiều chính sách nhằm tạo việc làm cho người lao động


ở các nơi bị

thu hồi đất cho mục tiêu phát triển công nghiệp.

Chính phủ

Nhật Bản đã thành lập mạng thông tin việc làm trên cả nước với mục đích cung cấp đầy đủ thông tin từ các doanh nghiệp. Chính phủ cũng tạo điều

kiện bồi dưỡng tay nghề

cho người lao động thông qua việc hỗ

trợ

tài

chính, nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo theo nhu cầu từng vùng. Hầu hết các doanh nghiệp Nhật bản đều có chương trình đào tạo nội bộ, đào tạo nhóm, đào tạo theo công việc và đào tạo định kỳ ngoài công việc.

Hàn Quốc

Hầu hết các lĩnh vực của quan hệ lao động ở Hàn Quốc đều được

luật hóa như: Luật Tiêu chuẩn lao động, Luật Liên đoàn lao động, Luật giải quyết tranh chấp lao động, Luật lương tối thiểu, luật về an toàn lao động, luật cơ bản về đào tạo nghề nghiệp, luật bảo hiểm y tế, Luật bảo hiểm và bồi thường tai nạn lao động…

Chính phủ hàn quốc rất coi trọng công tác đào tạo của các doanh

nghiệp công nghiệp. Theo chính phủ yêu cầu các công ty có trên 150 lao động phải thành lập một trung tâm đào tạo cho công nhân. Các doanh nghiệp công nghiệp Hàn Quốc đều có chương trình định hướng nghề

nghiệp trên phạm vi cả nước. Ví dụ, Tập đoàn Hundai có chương trình

định hướng nghề nghiệp trong bốn tuần, với 62 chủ đề, trong đó có các nội

dung như giáo dục đạo đức, tổ chức đời sống và những tri thức cơ bản.

Tập đoàn Lucky - Golstar có hai tuần đào tạo máy tính và ba tuần giáo dục trong tổ chức…

* Các biện pháp nghiệp

Nhật bản

giải quyết vấn đề môi trường trong phát triển công

Từ những năm 1960 -1970 chính phủ Nhật bản đã đưa ra hàng loạt chính sách bảo vệ môi trường như: áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, phát triển công nghệ thân thiện với môi trường, loại bỏ dần


công nghệ

gây

ô nhiễm…Nhật bản khuyến khích sử

dụng phế

thải

trong quy trình sản xuất sản phẩm công nghiệp thông qua việc tạo các ưu đãi đối với các sản phẩm này như giảm thuế đánh vào sản phẩm và doanh thu của doanh nghiệp sản xuất, tạo kênh phân phối thuận lợi

trong các siêu thị cho mặt hàng này, có các chương trình tuyên truy ền,

quảng cáo cho các sản phẩm được sản xuất từ phế thải nhằm đạt được sự hưởng ứng và đồng thuận của xã hội cho xu hướng sản xuất này… Ngoài ra, Luật Bảo vệ môi trường của Nhật Bản còn bắt buộc các công ty sản xuất các sản phẩm điện tử phải có trách nhiệm tái chế các sản phẩm hỏng, cũ của mình; còn người tiêu dùng phải có trách nhiệm chi

tiêu cho việc vận chuyển và tái chế thải ra.

Hàn Quốc

cho các sản phẩm điện tử

do họ

Quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng, phát triển mạnh các ngành công nghiệp đã kéo theo nhu cầu sử dụng năng lượng tăng cao là nguyên nhân chính cho một loạt các vấn đề môi trường của Hàn Quốc. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ Hàn Quốc đã có nhiều chính sách hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng lực BVMT, đổi mới công nghệ sản xuất nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Hàn Quốc quan niệm, công nghệ hiện đại là công nghệ không những mang lại hiệu quả kinh tế mà còn phải thân thiện với môi trường. Chính phủ Hàn Quốc đã có nhiều biện pháp như ưu đãi về tín dụng, cung cấp tài chính cho các dự án xử lý chất thải và đổi mới công nghệ theo hướng sản xuất sạch hơn; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực BVMT, xây dựng mô hình doanh nghiệp xanh, doanh nghiệp sinh thái, KCN xanh, KCN sinh thái. Nhà nước có thể hỗ trợ đến 30% kinh phí cho các dự án nói trên. Ngoài ra Chính phủ còn hỗ trợ bằng các ưu đãi khác như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ đào tạo...


Singapo

Chính phủ Singapo đã sớm ban hành một hệ thống luật pháp và các quy định chặt chẽ, ổn định về chất lượng môi trường và bảo vệ môi trường. Kế

hoạch Xanh Singapo được xây dựng từ cuối những năm 1980, sau đó phát

triển thành Chương trình nghị sự 21 vào những năm 90 của thế kỷ 20. Để phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, Bộ Môi trường và Tài nguyên

Singapo đã phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội công nghiệp và các doanh

nghiệp để thực hiện kiểm soát giảm thiểu rác thải, xây dựng các nhà máy tái chế rác thải. Bên cạnh đó, chính phủ cho thuê đất với giá thấp nằm trong khu

chôn lấp để

xây dựng các nhà máy tái chế. Ngoài ra, Chính phủ

Singapo

khuyến khích thành lập các ủy ban về môi trường làm đầu mối phối hợi việc

giảm thiểu chất thải và các nỗ lực sản xuất thân thiện với môi trường.

Singapo đã tích cực khuyến khích các ngành công nghiệp thông qua các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường và cung cấp các chương trình trợ giúp tài chính để giúp các công ty nhỏ.

Tuy nhiên, các yêu cầu nghiêm ngặt trong việc thực thi các chính sách môi trường đã dẫn đến tăng các chi phí sản xuất và làm giảm tính cạnh tranh của Singapo so với các nền kinh tế trong khu vực. Ngoài ra, công nghệ áp

dụng

ở Singapo chủ

yếu là công nghệ mới, công nghệ thân thiện với môi

trường. Do đó, chỉ có rất ít lao động trong nước đáp ứng được yêu cầu vận hành có hiệu quả. Hiện nay, trong các ngành công nghiệp như công nghiệp nặng và hóa chất của Singapo, có đến hơn 50% công nhân lành nghề là người nước ngoài.

1.3.1.2. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp theo hướng bền vững của các nước đang phát triển

* Các biện pháp nâng cao tốc độ nghiệp

Trung Quốc

và chất lượng tăng trưởng công


Hợp lý hoá cơ

cấu công nghiệp, phát triển một số

ngành công

nghiệp mũi nhọn hướng mạnh về xuất khẩu:

Từ đầu những năm 1990 đến nay, Trung Quốc tập trung vào việc

hợp lý hoá cơ cấu công nghiệp, phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn hướng mạnh về xuất khẩu như công nghiệp ôtô, điện tử, thông tin, hoá dầu… Chính phủ Trung Quốc đã cho những ngành này hưởng những ưu đãi về tài chính như thuế, trợ cấp, tín dụng và đặc biệt Chính phủ đã thực hiện điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm tạo thuận lợi và nâng sức cạnh

tranh cho các ngành xuất khẩu. Những ngành công nghiệp nhẹ

như

dệt

may, giày dép… dần được hợp lý hoá về cơ cấu thông qua các biện pháp điều chỉnh đầu tư.

Cơ cấu sở hữu công nghiệp của Trung Quốc được điều chỉnh theo hướng đa thành phần. Theo đó, sản lượng công nghiệp do trung ương quản lý giảm xuống, sản lượng công nghiệp do địa phương quản lý và sản

lượng công nghiệp của khu vực tư nhân tăng lên; kết hợp quản lý theo

ngành với quản lý theo lãnh thổ; xoá bỏ sự chia cắt theo ngành và theo vùng lãnh thổ.

Tăng đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực

Từ những năm 1990, Trung Quốc

rất

coi trọng

công tác giáo dục -

đào tạo nhằm phát triển

nguồn nhân lực, đáp ứng các yêu cầu

nâng cao

chất lượng tăng trưởng kinh tế. Trong những năm đầu của thế kỷ XXI,

Trung Quốc

tiếp

tục

coi trọng xây dựng đội

ngũ cán bộ theo phương

châm “4 hoá” là cách mạng hoá, trẻ hoá, trí thức hoá, chuyên môn hoá ở

giai đoạn

thứ ba (ba giai đoạn

là: chuẩn

bị, hình thành và chín muồi).

Phát triển mạnh ngành công nghiệp hỗ trợ


Chính phủ Trung Quốc rất chú trọng phát triển CNHT trên nền tảng các ngành chế tạo khuôn mẫu, chi tiết kim loại, rèn, đúc, ép nhựa và xử lý bề mặt với hàng triệu lao động tay nghề cao, hàng ngàn doanh nghiệp phát triển rất mạnh mẽ. Sự phát triển mạnh của CNHT không những tạo đà cho doanh nghiệp công nghiệp trong nước mà các doanh nghiệp FDI cũng thiết lập được hệ thống cung cấp phụ kiện, nguyên vật liệu khép kín và các loại máy móc dụng cụ chuyên dùng phục vụ sản xuất ngay tại Trung Quốc.

Đẩy mạnh đầu tư phát triển khoa học công nghệ

Chi tiêu cho R&D của Trung Quốc chiếm từ 0,9% GDP năm 2000 lên 1,44% năm 2007. Năm 2010 tỷ lệ này tăng 8% so với năm 2009, đưa nước này lên vị trí thứ 4 thế giới về đầu tư cho R&D, sau Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Định hướng Quốc gia về Chương trình phát triển KH&CN trung và

dài hạn (2006-2020)

của Trung Quốc đặt mục tiêu đầu tư

cho R&D của

Trung Quốc đạt mức 2,5% GDP vào năm 2020, đồng thời tỷ lệ đóng góp của tiến bộ KH&CN vào phát triển kinh tế sẽ là hơn 60% [27]. Điều này cho thấy niềm tin vào tầm quan trọng của R&D đối với phát triển kinh tế nói chung và cải thiện chất lượng tăng trưởng khu vực công nghiệp nói riêng ở Trung Quốc.

Thái Lan

Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ

Chính phủ Thái Lan đã sớm nắm rõ tầm quan trọng của CNHT và

tích cực soạn thảo các chính sách khuyến khích phát triển khu vực công nghiệp này. Từ năm 2000, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện khá đồng bộ các chính sách và giải pháp nhằm phát triển năng lực các doanh nghiệp công nghiệp ô tô, điện tử, dệt may trong nước, tăng cường mối liên kết thượng nguồn - hạ nguồn giữa các công ty Nhật Bản và các công ty Thái Lan nhằm phát triển sản xuất linh kiện, phụ kiện và chuyển giao công


nghệ

để phát triển CNHT. Nhờ

đẩy mạnh phát triển CNHT, giá trị gia

tăng sản phẩm công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu công nghiệp đã tăng lên nhanh chóng.

Cơ cấu lại sản xuất công nghiệp

Từ năm 1992, để khắc phục tình trạng phân bố cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ mất cân đối, Chính phủ Thái Lan đã bắt đầu thực hiện các biện pháp nhằm giảm tập trung công nghiệp đi đôi với khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính phủ Thái Lan cũng giảm bớt sự

phân bổ

nguồn lực

ưu đãi cho các ngành công nghiệp chế tạo, là những

ngành làm tăng sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn. Khu vực tư nhân được thừa nhận chính thức là động lực phát triển nền kinh tế quốc dân và được khuyến khích đầu tư.

Phát triển nguồn nhân lực và tăng cường đầu tư cho R&D

Thái Lan rất chú ý tới đầu tư phát triển công nghệ, nhất là các hoạt động R&D, tạo lập một cơ chế khuyến khích khu vực tư nhân mạnh dạn

đầu tư

vào R&D nhằm nâng cao mức đóng góp của chỉ

số TFP vào sản

xuất công nghiệp. Mục tiêu chính sách này của Thái Lan là duy trì liên tục và bền vững sự tăng trưởng kinh tế và công nghiệp với tốc độ cao (tăng GDP 8%/ năm), tăng nhanh số lao động lành nghề và những cán bộ có tri thức, đặc biệt về KH&CN từ bậc trung (các nhà khoa học và kỹ sư có bằng

cử nhân) tới bậc cao (những nhà nghiên cứu có bằng thạc sĩ và tiến sĩ).

Thái Lan khuyến khích các biện pháp phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả để đáp ứng ngay nhu cầu thị trường lao động, được thực hiện qua nhiều phương diện, như cung cấp đủ học bổng, nhập khẩu các nhà công nghệ từ nước ngoài và khuyến khích các viện nghiên cứu đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ v.v... Để đạt được đủ số lượng nguồn nhân lực KH&CN Thái Lan đã hỗ trợ học bổng ít nhất 50% sinh viên học thạc sĩ (4.250 suất) và 100%


sinh viên học tiến sĩ (1.000 suất) thông qua Quỹ hỗ trợ Giảng dạy và Quỹ hỗ trợ Nghiên cứu v.v...[28].

Nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển khu công nghiệp

Thái Lan quan tâm ngay từ đầu đến vấn đề cung cấp đầy đủ kết cấu hạ tầng cơ bản có lợi cho các KCN, nhất là ở các thành phố mới; phân phối

lại thu nhập cùng với các điều kiện vật chất khác; vấn đề ô nhiễm môi

trường trong các KCN được xử lý một cách có hệ thống và đồng bộ, hạn chế thành lập các KCN tại các khu trung tâm du lịch; công nhân làm việc trong các KCN không ngừng được nâng cao tay nghề; Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan thực thi các phương án quy hoạch KCN thông qua chính sách ưu đãi khác nhau theo từng vùng.

* Các biện pháp giải quyết vấn đề xã hội trong phát triển công nghiệp

Trung Quốc

Chính sách hạn chế bất bình đẳng về thu nhập:

Để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, Trung Quốc đã

triển khai một số

chương trình phát triển vùng để

hỗ trợ các vùng nghèo

hơn, nhất là vùng miền Tây và miền Trung và gần đây là vùng Đông Bắc. Các chương trình hỗ trợ ở các vùng nghèo tập trung vào việc nâng cấp các lĩnh vực, ngành truyền thống, phát triển các ngành chế biến thực phẩm, và đa dạng hoá cơ cấu những ngành phát triển dựa vào tài nguyên.

Chính sách sử dụng lao động hiệu quả

- Đưa mục tiêu giải quyết việc làm vào trong kế hoạch và chiến

lược phát triển kinh tế của đất nước; cải cách kinh tế theo hướng khuyến khích phát triển các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ; phát triển khu vực công nghiệp phi nhà nước;

- Hoàn thiện thể chế thị trường lao động, để người lao động được thực sự tự do đi tìm việc làm, tạo điều kiện thuận lợi để hàng hoá sức lao

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/10/2022