Tiêu Chí Phát Triển Công Nghiệp Theo Hướng Bền Vững


Công nghiệp tăng trưởng không liên tục, chứa đựng nhiều rủi ro khi có biến động lớn do cơ cấu không hợp lý, hiệu quả sản xuất thấp...

thì không thể coi là phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Hơn

nữa, đối với các quốc gia đang trong giai đoạn công nghiệp hoá đất nước, công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu của nền

kinh tế. Do đó, công nghiệp phải

tăng trưởng cao, liên tục

để đảm bảo

cho nền kinh tế tăng trưởng cao, liên tục và dài hạn. Tăng trưởng công nghiệp cao trong ngắn hạn trên cơ sở khai thác các yếu tố lợi thế sẵn có mặc dù mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng sẽ thiếu bền vững nếu chỉ

dựa vào sản xuất, khai thác hàng thô, có giá trị kiệt tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường.

gia tăng thấp, làm cạn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Hai là, đảm bảo yêu cầu về sự hài hoà giữa phát triển công nghiệp với các mặt của PTBV, đó là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường.

Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững phải đáp ứng yêu cầu

Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững - 7

về sự hài hoà của PTBV trên ba mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Cùng với

việc đạt được tốc độ và chất lượng tăng trưởng ngay trong bản thân ngành công nghiệp, một nền công nghiệp phát triển theo hướng bền vững phải khẳng định được vai trò trụ cột của nó trong đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Đó là đóng góp vào tăng trưởng GDP, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu, đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và

đóng góp vào việc phát triển kết cấu hạ nước.

tầng kinh tế

- xã hội của đất

Yêu cầu phát triển hài hòa của công nghiệp theo ba mặt của PTBV đòi hỏi phát triển công nghiệp phải tác động tích cực đến việc giải quyết các vấn đề xã hội. Đó là, phát triển công nghiệp phải tạo nhiều công ăn việc làm, góp phần giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống vật chất


và tinh thần của công nhân. Bên cạnh đó, phát triển công nghiệp theo hướng

bền vững cũng đòi hỏi phải khai thác, sử

dụng tiết kiệm, hiệu quả

tài

nguyên thiên nhiên, giảm thiểu phát thải và ô nhiễm môi trường. Sản xuất công nghiệp chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên, làm cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, tức là đánh đổi môi trường để

có được tăng trưởng công nghiệp cao thì đó là sự không theo hướng bền vững.

phát triển công nghiệp

1.1.3.2. Tiêu chí phát triển công nghiệp theo hướng bền vững

Trên cơ sở kế thừa các chỉ tiêu, tiêu chí đã được nêu ra trong các công

trình [33], [39], [43], [72], và các chỉ tiêu của Chiến lược phát triển bền

vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, dưới góc độ chuyên ngành kinh tế chính trị, theo nghiên cứu sinh, các tiêu chí đánh giá phát triển công nghiệp theo hướng bền vững bao gồm:

* Các tiêu chí đánh giá tốc độ và chất lượng tăng trưởng công nghiệp

- Quy mô và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp được xác định bằng tỷ lệ phần trăm tăng thêm (hoặc giảm đi) giữa giá trị tổng sản phẩm công nghiệp tạo ra trong năm (theo giá so sánh) so với giá trị tổng sản phẩm công nghiệp của năm trước đó (theo giá so sánh).

Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Muốn có nền công nghiệp phát triển theo hướng bền vững, trước hết công nghiệp cần phải có tốc độ tăng trưởng cao và được duy trì trong dài hạn.

- Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Cơ cấu công nghiệp là số

lượng các bộ

phận hợp thành lĩnh vực

công nghiệp và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận ấy. Một nền công


nghiệp được coi là phát triển theo hướng bền vững khi nó có một cơ cấu cân đối và hợp lý, hiện đại.

- Tỷ trọng giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất

VA là phần giá trị mới tăng thêm bao gồm cả lợi nhuận trong nền

kinh tế, trong một ngành hay một doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa GO, VA và IC được biểu đạt như sau: VA = GO - IC

Một nền công nghiệp có tỷ trọng giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất cao là nền công nghiệp có chất lượng tăng trưởng cao.

- Hiệu quả sản xuất công nghiệp

Hiệu quả sản xuất công nghiệp thể hiện ở phương thức tăng trưởng phải chủ yếu dựa vào hiệu quả sử dụng các yếu tố nguồn lực và được thể hiện qua mức đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp và hiệu suất sử dụng vốn đầu tư.

+ ICOR là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp cho biết phải cần bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư để tạo ra được một đơn vị GDP gia tăng. Hệ số này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư dẫn tới tăng trưởng công nghiệp. Hệ số ICOR thấp có nghĩa là đầu tư có hiệu quả và ngược lại.

+ Tốc độ tăng TFP và tỷ trọng đóng góp của tăng trưởng TFP

TFP tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao trong đóng góp vào tăng

trưởng công nghiệp sẽ

bảo đảm duy trì được tốc độ

tăng trưởng công

nghiệp dài hạn và tránh được những biến động kinh tế từ bên ngoài.

- Năng suất lao động công nghiệp

Năng suất lao động của toàn bộ

nền kinh tế

bằng GDP (giá cố

định)/số lao động. Nếu GDP bình quân trên mỗi lao động càng lớn thì năng suất lao động xã hội càng cao và ngược lại. Năng suất lao động công nghiệp cao chứng tỏ một công nghiệp tăng trưởng có chất lượng.

- Mức độ phát triển công nghiệp hỗ trợ


CNHT là ngành công nghiệp chuyên sản xuất nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện,… cho các doanh nghiệp chế tạo hoặc lắp ráp thành một loại sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh. CNHT đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, là chìa khoá để giải quyết nhiều vấn đề cơ bản của nền kinh tế, phát huy tối đa nguồn lực đầu tư của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp

nhỏ

và vừa. Đồng thời, nâng cao giá trị

gia tăng đối với sản phẩm công

nghiệp xuất khẩu, góp phần giảm nhập siêu cho nền kinh tế và tạo việc làm cho người lao động. Sự phát triển của CNHT là tiêu chí quan trọng để đánh giá phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.

* Các tiêu chí đánh giá sự hài hoà giữa phát triển công nghiệp với các mặt của PTBV: kinh tế, xã hội, môi trường

- Phát triển công nghiệp với bền vững về kinh tế

+ Tiêu chí thứ nhất đánh giá sự hài hòa giữa phát triển công nghiệp

với bền vững về

kinh tế

là mức độ

đóng góp của công nghiệp vào tăng

trưởng GDP, thể hiện ở tỷ lệ phần trăm của sản xuất công nghiệp trong tăng trưởng GDP hoặc điểm phần trăm của công nghiệp trong mức tăng GDP. Một nền công nghiệp phát triển theo hướng bền vững khi tỷ trọng công nghiệp trong GDP chung ngày càng tăng và đóng vai trò quyết định.

+ Tiêu chí thứ hai là qui mô và tỷ lệ xuất khẩu hàng hoá công nghiệp chiếm trong giá trị xuất khẩu chung. Tiêu chí này thể hiện qua các chỉ tiêu: tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá công nghiệp trên tổng kim ngạch xuất khẩu

của nền kinh tế, tỷ trọng các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu có hàm

lượng khoa học và công nghệ trên tổng giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp.

+ Tiêu chí thứ ba là phát triển công nghiệp tạo sự chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, cơ cấu lao động địa phương theo hướng tích cực.


Chỉ tiêu đánh giá sự tác động của phát triển công nghiệp đến cơ cấu nền kinh tế là sự gia tăng về số ngành kinh tế; tỷ trọng các ngành, lao động công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế ngày càng tăng, nông nghiệp ngày càng giảm.

+ Tiêu chí thứ tư là mức độ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã

hội

Sự phát triển công nghiệp đảm bảo yêu cầu bền vững về kinh tế

khi có tác động đến việc phát triển cả về số lượng và cải thiện về chất lượng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của nền kinh tế. Vấn đề này được đo lường thông qua số lượng và chất lượng hệ thống đường xá,

các công trình điện, nước, hệ thống bưu điện, thông tin liên lạc...đáp nhu cầu của các hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển xã hội.

- Phát triển công nghiệp với bền vững về môi trường

ứng

Các chỉ tiêu đánh giá sự bền vững về môi trường trong phát triển công nghiệp bao gồm:

+ Mức tổn thất trong các hoạt động khai thác tài nguyên.

+ Trình độ nghiệp.

công nghệ

của các ngành sản xuất, doanh nghiệp công

+ Số lượng cơ sở công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn

+ Các chỉ tiêu phản ánh mức độ ô nhiễm, suy thoái môi trường đất do sản xuất công nghiệp gây ra.

+ Các chỉ tiêu về môi trường nước và phạm vi ô nhiễm (nước thải

của các khu, cụm

công nghiệp, làng nghề thủ

công...), tỷ lệ

nước thải

công nghiệp được xử lý.

+ Các chỉ tiêu về môi trường không khí, bao gồm chất lượng không khí đô thị, số lượng chất thải gây ô nhiễm không khí, tổng lượng chất thải


ô nhiễm vào khí quyển theo một số lĩnh vực hoạt động, mức độ ô nhiễm tại một số điểm tiêu biểu.

+ Các chỉ

tiêu về

chất thải rắn công nghiệp, bao gồm khối lượng

chất thải rắn công nghiệp sinh ra hàng năm, khối lượng chất thải độc hại, khối lượng rác thải công nghiệp.

- Phát triển công nghiệp với bền vững về xã hội

+ Tiêu chí đầu tiên đánh giá yêu cầu bền vững về mặt xã hội của phát triển công nghiệp là mức gia tăng công ăn việc làm từ việc mở rộng

phát triển công nghiệp. Điều này được nhận biết thông qua sự chuyển

dịch cơ cấu lao động, trình độ người lao động trong lĩnh vực công nghiệp; Thu hút lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá.

+ Một tiêu chí khác đánh giá tính bền vững về xã hội của phát triển công nghiệp là mức độ cải thiện thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động từ hoạt động sản xuất công nghiệp. Các chỉ số như: mức thu nhập, điều kiện làm việc của công nhân, điều kiện được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế, được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, số lượng các hoạt động văn hoá tinh thần của các cơ sở công nghiệp, số điểm vui chơi giải trí, thiết chế văn hóa... được áp dụng để đánh giá tính bền vững về xã hội của hoạt động sản xuất công nghiệp.

Các nhóm tiêu chí trên là những tiêu chí chung nhất định hướng cho sự phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Trong đánh giá phát triển

công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ Việt Nam, việc sử dụng các tiêu chí trên

được liên hệ với đặc điểm công nghiệp trong vùng và các chiến lược, quy hoạch phát triển vùng và các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ Việt Nam.


1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp theo hướng bền vững

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Ở mỗi vùng, mỗi địa phương, do có những đặc điểm khác nhau nên sự tác động, ảnh hưởng của các nhân tố cũng khác nhau. Tuy nhiên, xét một cách chung nhất thì phát triển kinh tế nói chung, phát triển công nghiệp theo hướng bền vững nói riêng đều chịu sự tác động của các nhóm nhân tố sau:

1.2.1. Các nhân tố thuộc về lực lượng sản xuất

Điều kiện tự nhiên

Điều kiện địa lý, vị trí địa lý của một địa phương hay quốc gia ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên, vùng nguyên liệu cho công

nghiệp, cũng như

mối liên hệ

của địa phương, quốc gia đó đối với các

trung tâm kinh tế khu vực và quốc tế. Môi trường tự nhiên cũng là nơi hấp thụ ô nhiễm, làm giảm chi phí cho việc cải thiện môi trường, do đó nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp.

Khí hậu, thời tiết là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển

nguồn nguyên liệu công nghiệp, đến các hoạt động khai thác, tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm công nghiệp. Đặc biệt, ngày nay, biến đổi khí hậu là nhân tố ảnh hưởng ngày càng quan trọng đến phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.

Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở của nguồn đầu vào có thể khai thác được để phát triển công nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các

ngành, vùng hay quốc gia. Thực tế đã chứng minh rằng, với một mô hình

phát triển tương tự nhau, thì sự vượt trội về tài nguyên sẽ rút ngắn con đường dẫn đến thành công của một vùng hay quốc gia nào đó. Cụ thể hơn,


tài nguyên là nhân tố tiết giảm chi phí lớn trong sản xuất công nghiệp của một quốc gia nếu biết cách sử dụng hiệu quả nó.

Lao động và chất lượng lao động công nghiệp

Lao động là yếu tố sản xuất đặc biệt có tầm quan trọng hàng đầu,

quyết định trong phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Lao động cho

phát triển công nghiệp gồm nhân lực quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lao động với trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kỹ năng lao động phù hợp, tác phong lao động và ý thức tổ chức kỷ luật tốt. Một nguồn lao động chất lượng cao, dồi dào về số lượng là nhân tố đặc biệt quan trọng để phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.

Tiến bộ khoa học - công nghệ.

Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững và tiến bộ khoa học

công nghệ có mối liên hệ gắn bó, tác động qua lại lẫn nhau. Tiến bộ khoa học - công nghệ ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp theo hướng bền vững và ngược lại công nghiệp phát triển theo hướng bền vững là nhân tố

thúc đẩy khoa học - công nghệ

phát triển. Tiến bộ

khoa học - công

nghệ không những tạo ra những khả năng sản xuất mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, mà còn tạo ra những nhu cầu mới và chính những nhu cầu này đòi hỏi sự ra đời và phát triển mạnh một số ngành công nghiệp trọng điểm, những ngành đại diện của công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, có hàm lượng chất xám cao, tạo ra giá trị gia tăng cao, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững.

Hiện trạng kết cấu hạ tầng cho phát triển công nghiệp: kết cấu hạ

tầng là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển công nghiệp, nó bao

gồm hệ thống giao thông (đường, cầu, bến bãi…), điện, nước, thông tin

liên lạc. Kết cấu hạ tầng được đầu tư và phát triển đồng bộ là điều kiện thuận lợi thúc đẩy công nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 03/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí