Tình Hình Thu Hút Fdi Trước Sự Ảnh Hưởng Của Ngành Cnpt Trong Thời Gian Qua:


để sản xuất phụ tùng, vì sợ không cạnh tranh nổi với sản phẩm của Trung Quốc cũng là điều dễ hiểu, nhất là cơ chế thị trường hiện nay. iii) giá sắt thép trong nước thường xuyên biến động và tăng cao, nên sản xuất phụ tùng không có hiệu quả. iv) phụ tùng cơ kiện của ngành dệt rất phức tạp, yêu cầu khắt khe về chất lượng, đòi hỏi phải có tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại, điều này các doanh nghiệp cơ khí trong ngành chưa đủ vốn để đầu tư.‌

Tỷ lệ nội địa hóa thấp, nhưng điều đang buồn hơn là tốc độ tăng tỷ lệ này lại rất chậm. Ví dụ trường hợp của một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sản xuất mặt hàng may mặc tại khu chế xuất Tân Thuận, tỷ lệ nội địa hóa về nguyên liệu chính (sợi và vải) trong gần 8 năm hoạt động (từ 1996 đến 2003) chỉ tăng từ 0% lên 3%. Những phụ liệu đơn giản như kim, chỉ, khuy nút, bao bì,.. tỷ lệ nội địa hóa cũng chỉ tăng từ 0% lên 29% trong khoảng thời gian đó. Trong thời gian tới, chúng ta cần phải tìm giải pháp phát triển ngành CNPT dệt may thì các sản phẩm của chúng ta mới có thể cạnh tranh được với các sản phẩm dệt may của Trung Quốc, Ấn Độ, đồng thời có thể xâm nhập thị trường khó tính như EU.


2.2. Tình hình thu hút FDI trước sự ảnh hưởng của ngành CNPT trong thời gian qua:

2.2.1. Chính sách thu hút FDI trong thời gian qua:

Từ thực tiễn thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) trong 20 năm qua, đến nay có thể nói trong điều kiện của thế giới và khu vực hiện nay, ĐTNN thực sự đã trở thành hình thức hợp tác kinh tế quốc tế rất hiệu quả đối với các nước đang phát triển.

Bộ Luật Đầu tư trực tiếp nước điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ra đời vào năm 1987, thay thế Điều lệ Đầu tư năm 1977. Đây là một trong những bộ luật đầu tiên của thời kì Đổi mới. Việc ban hành Luật ĐTNN tại Việt Nam đã thể chế hóa đường lối của Đảng, mở đầu cho việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ĐTNN, theo phương châm đa dạng hóa, đa


phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, góp phần thực hiện chủ trương phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế.

Kể từ khi ban hành năm 1987 đến nay, Luật ĐTNN đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần so với mức độ khác nhau vào các năm 1990, 1992, 1996 và 2000; cùng với các văn bản dưới Luật đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một đạo luật thông thoáng, hấp dẫn, về cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế. Pháp luật ĐTNN và các văn bản pháp luật liên quan đến ĐTNN được ban hành đã tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho các hoạt động ĐTNN tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn sự phân biệt giữa nhà đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Trước bối cảnh Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO, năm 2005, Quốc hội ban hành Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 và thay thế Luật ĐTNN. Luật Đầu tư là một dấu mốc quan trọng trong quá trình thu hút FDI bởi bộ Luật này đã tạo “một sân chơi” bình đẳng, không phân biệt giữa các nhà đầu tư; đơn giản hóa thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tăng cường sự quản lý của Nhà nước.

Khuôn khổ pháp lý từng bước được hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý là các yếu tố và động lực góp phần đưa lại kết quả đáng khích lệ của hoạt động ĐTNN tại Việt Nam, góp phần xác định vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước ta.


2.2.2. Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 1988-2007:

2.2.2.1. Tình hình thu hút vốn ĐTNN đăng ký từ 1988-2007:


Cấp phép đầu tư từ năm 1998 đến 2007:

Hình 11: Vốn đăng kí FDI trong giai đoạn 1998-2006

(Đơn vị: triệu USD)


Nguồn http www vietpartners com default industry asp Tính đến cuối năm 2007 cả 1

Nguồn: http://www.vietpartners.com/default-industry.asp

Tính đến cuối năm 2007, cả nước có hơn 9.500 dự án đầu tư ĐTNN được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng kí khoảng 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm). Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thế trước thời hạn, hiện có 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng kí 83,1 tỷ USD.

Trong ba năm 1988-1990, do mới thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nên kết quả thu hút vốn đầu tư còn ít (214 dự án với tổng số vốn đăng kí mới 1,6 tỷ USD), ĐTNN chưa tác động đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước.

Trong thời kì 1991-1995, vốn đầu tư ĐTNN đã tăng lên (1.409 dực án với tổng vốn đăng kí cấp mới 1.6 tỷ USD) và có tác động tích cực đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước. Trong thời kì 1991-1996 được xem là thời kì “bùng nổ”


ĐTNN tại Việt Nam (có thể coi là “làn sóng ĐTNN đầu tiên tại Việt Nam) với 1.781 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng kí (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỷ USD. Đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư-kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực; sẵn lực lượng lao động với giá nhân công rẻ, thị trường mới, vì vậy, ĐTNN tăng trưởng nhanh chóng, có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước.

Trong ba năm 1997-1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng kí hơn 13 tỷ USD; nhưng vốn đăng kí năm sau ít hơn năm trước (năm 1998 chỉ bằng 81.8% năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46.8% nâm 1998), chủ yếu là các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Cũng trong thời gian này, nhiều dự án ĐTNN được cấp phép trong những năm trước đã phải tạm dừng hoạt động do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính.

Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn ĐTNN vào VN bắt đầu có dấu hiệu phục hồi chậm. Vốn đăng kí mới năm 2000 đạt 2.7 triệu USD, tăng 21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18.2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng kí giảm, chỉ bằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 3,1 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2002. Và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD), tăng 45,1% so với năm trước; năm 2005 tăng 50,8%; năm 2006 tăng 75,4% và năm đạt mức kỉ lục trong 20 năm qua 20,3 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006, và tăng hơn gấp đôi so với năm 1996, năm cao nhất của thời kì trước khủng hoảng.

Trong giai đoạn 2001-2005 thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20,8% tỷ USD vượt 73% so với mục tiêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/08/2001 của Chính phủ, vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD tăng 30% so với mục tiêu. Nhìn chung trong 5 năm 2001-2005, vốn ĐTNN cấp mới đều tăng đạt mức năm sau cao hơn năm trước (tỷ trọng tăng trung bình 59,5%), nhưng đa phần là các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Đặc biệt, trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn ĐTNN vào nước ta đã tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với xuất hiện của nhiều dự án


quy mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao,...) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ cao cấp,v.v...). Điều này cho thấy dấu hiệu của “làn sóng ĐTNN” thứ hai vào Việt Nam.

Tình hình tăng vốn đầu tư (1988-2007)

Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất-kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư, nhất là từ năm 2001 trở lại đây. Tính đến hết năm 2007 có gần 4.100 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đầu tư tăng thêm hơn 18,9 tỷ USD, bằng 23,8% tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới.

Thời kỳ 1988-1990 việc tăng vốn đầu tư hầu như chưa có do số lượng doanh nghiệp ĐTNN còn ít. Từ số vốn đầu tư tăng thêm đạt 21,3 tỷ USD trong 5 năm 1991-1995 thì giai đoạn 199602000 đã tăng gần gấp đôi so với 5 năm trước (4,17 tỷ USD). Giai đoạn 2001-2005 vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,08 tỷ USD (vượt 18% so với dự kiến là 6 tỷ USD) tăng 69% so với 5 năm trước. Trong đó, lượng vốn đầu tư tăng thêm vượt con số 1 tỷ USD bắt đầu tư năm 2002 và từ năm 2004 đến 2007 vốn tăng thêm mỗi năm đạt trên 2 tỷ USD, mỗi năm trung bình tăng 35%.

Vốn tăng thêm chủ yếu tập trung vào cá dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng, đạt khoảng 40,6% trong giai đoạn 1991-1995; 65,7% trong giai đoạn 1996-2000, khoảng 77,3% trong thời kì 2001-2005. trong hai năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là 80,17% và 79,1% tổng vốn đầu tư tăng thêm.

Qua khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản-JETRO tại Việt Nam có trên 70% doanh nghiệp ĐTNN được điều tra có kế hoạch tăng vốn, mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Điều này chứng tỏ sự tin tưởng và an tâm của nhà ĐTNN vào môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam.


Quy mô dự án:

Quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án qua các giai đoạn


16

14

12

Đơn vị: triệu 10

USD/dự 8

án/năm 6

4

2

0

Hình 13: Quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án qua các giai đoạn



7.5


13


14.8



14.4




5.2












1988-

1991-

1996-

2001-

2006-

1990

1995

2000

2005

2007



Năm



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


Nguồn: Báo cáo kết quả thu hút và sử dung ĐTNN tại Việt Nam qua 20 năm qua-Bộ kết hoạch và đầu tư

Qua các thời kì, quy mô dự án ĐTNN có sự biến động thể hiện qua khả năng tài chính cũng như sự quan tâm của các nhà ĐTNN đối với môi trường đầu tư Việt Nam. Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án ĐTNN tăng dần qua các giai đoạn, tuy có “trầm lắng” trong vài năm sau khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997. Thời kì 1988-1990, quy mô vốn đầu tư đăng kí bình quân của một dự án đạt 7,5 triệu USD/dự án/năm. Từ mức quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án đạt 11,6 triệu USD trong giai đoạn 1996-2000 nhiều hơn trong 5 năm trước. Tuy nhiên, quy mô vốn đăng kí trên giảm xuống 3,4 triệu USD/dự án tổng thời kì 2001-2005. Điều này chứng tỏ đa phần các dự án cấp mới trong giai đoạn 2001-2005 thuộc dự án có quy mô vừa và nhỏ. Trong 2 năm 2006 và 2007, quy mô đầu tư vốn đầu tư trung bình của một dự án đều ở mức 14,4 triệu USD, cho thấy số dự án có quy mô lớn đã tăng lên so với thời kỳ trước, thể hiện sự quan tâm lớn của các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào một số dự án lớn như (Intel, Panasonic, Honda, Compal, Piaggio...)


2.2.2.2. Cơ cấu vốn ĐTNN từ 1988 đến 2007:

ĐTNN phân theo ngành nghề:

Hình 13: Đầu tư nước ngoài phân theo ngành nghề


ĐTNN phân the o ng ành ng h(1988-2007)

5%

34%

Công nghip và xây dng

Dc h v

61%

Nông-Lâm-Ngư nghip


Nguồn: Miền Trung Việt Nam đang nổi lên như một khu vực hấp dẫn thu hút FDI (Tiến sĩ Hoàng Văn Huân-Cục đầu tư nước ngoài).

Xét ngành Công nghiệ-Xây dựng:

Từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài 1987, Việt Nam đã chú trọng thu hút ĐTNN vào lĩnh vực công nghiệp-xây dựng. Qua mỗi giai đoạn các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, các sản phẩm cụ thể được xác định tại Danh mục các lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư. Trong những năm 90, Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích các dự án: (i) sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, (ii) sản xuất hàng xuất khẩu (có tỷ lệ xuất khẩu từ 50% đến 80% trở lên), (iii) sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước và có tỷ lệ nội địa hóa cao. Sau khi gia nhập và thực hiện cam kết với WTO (năm 2006), Việt nam bãi bỏ các quy định về ưu đãi với dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao, không yêu cầu bắt buộc thực hiện tỷ lệ nội địa hóa và sử dụng nguyên liệu trong nước. Dù có thay đổi về định hướng thu hút trong ngành này, nhưng về cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh

kiện điện tử,... Đây cũng chính là dự án có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao và


Việt Nam có lợi thế so sánh khi thu hút ĐTNN. Tính đến năm 2007, có 5745 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư lên đến 50 tỷ USD, chiếm 68,5% tổng vốn đầu tư toàn vào Việt Nam. Nếu xét trong ngành công nghiệp thì thứ tự ưu tiên sẽ là: công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, xây dựng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dầu khí.

Xét về ngành dịch vụ:

Trong thời gian vừa qua, nhờ có nhiều chủ trương chính sách, điều kiện thuận lợi, khu vực dịch vụ đã có nhiều chuyển biến tích cực đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Một số ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịc, kinh doanh bất động sản) tăng trưởng nhanh, thu hút nhiều lao động và thúc đẩy xuất khẩu. Cho đến tháng 6/2007 thì lĩnh vực dịch vụ đã thu hút 1604 dự án với tổng số vốn là 21.19 tỷ USD, chiếm 31% tổng vốn ĐTNN vào Việt Nam. Số vốn này tập trung vào lĩnh vực Giao thông vận tải-Bưu điện, Văn hóa-y tế-giáo dục, du lịch-khách sạn...

Về ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp:

Mặc dù nhận được ưu đãi cho các dự án vào các lĩnh vực này nhưng đến nay do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rủi ro đầu tư cao trong lĩnh vực này nên kết quả thu hút ĐTNN vào lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư nghiệp chưa được như ý muốn. Đến hết năm 2007, lĩnh vực này có khoảng 933 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng kí hơn 4,4 tỷ USD, đã thực hiện khoảng 2,02 tỷ USD, chiếm 10,8% về số dự án, 5,37% tổng vốn đăng kí và 6,9% tổng vốn thực hiện.

ĐTNN theo vùng, lãnh thổ:

Qua 20 năm thu hút, ĐTNN đã trải rộng khắp cả nước, không còn địa phương “trắng” ĐTNN nhưng tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực, lôi kéo phát triển kinh tế-xã hội chung và các vùng phụ cận.

64

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí