Đánh giá chung:
Đặc tính của nước thải bệnh viện về nguyên lý có thành phần tương tự như nước thải sinh hoạt nhưng nước thải bệnh viện chứa một số hoá chất độc hại, chất sát trùng, kháng sinh, thuốc, dược phẩm, máu, chất gây độc tế bào, dịch từ khoa phóng xạ. Bên cạnh đó, các bệnh viện trong đô thị với yêu cầu không gian xây dựng hạn hẹp thì việc áp dụng phương pháp xử lý kết hợp xử lý hóa lý với xử lý sinh học hiếu khí và yếm khí và khử trùng (theo công nghệ hợp khối) cho hệ thống xử lý nước thải tại hai bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn và Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng là khá phù hợp. Các thiết bị được chế tạo theo nguyên tắc modul, hợp khối, tự động, gọn nhẹ, phù hợp với điều kiện lắp đặt và sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, với mỗi hệ thống xử lý nước thải có những ưu, nhược điểm riêng.
Đối với bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn: Chi phí đầu tư vừa phải, chi phí vận hành ở mức chấp nhận được 7,3 VNĐ/m3 nước thải. Chi phí điện năng tiêu thụ cho hệ thống xử lý nước thải thấp (1.730 đồng/m3 nước thải). Về mặt vận hành, Tổ vận hành hệ thống xử lý nước thải có cán bộ được đào tạo về chuyên ngành công nghệ môi trường cũng như chuyển giao công nghệ đầy đủ đáp ứng yêu cầu vận hành hệ thống xử lý nước thải nên công tác vận hành của hệ thống xử lý được đảm bảo, đặc biệt là việc theo dõi và khắc phục các sự cố về vận hành cụm xử lý sinh học.
Đối với Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng: Đạt hiệu quả xử lý cao đối với các chỉ tiêu quan trọng của nước thải bệnh viện, Sau khi xử lý trước khi thải ra môi trường tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế. Tổ vận hành hệ thống xử lý nước thải có cán bộ được đào tạo về chuyên ngành công nghệ môi trường cũng như chuyển giao công nghệ đầy đủ đáp ứng yêu cầu vận hành hệ thống xử lý nước thải nên công tác vận hành của hệ thống xử lý
được đảm bảo, đặc biệt là việc theo dõi và khắc phục các sự cố về vận hành cụm xử lý sinh học.
Bên cạnh những ưu điểm về hiệu quả xử lý coliform, chất rắn lơ lửng và chất hữu cơ, hệ thống xử lý nước thải của Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng còn tồn tại một số nhược điểm sau: Các máy bơm chìm hay bị trục trặc do rác quấn vào bơm. Hệ thống xử lý nước thải được xây dựng trên nền tận dụng được những công trình sẵn có tuy nhiên chi phí đầu tư cho xây lắp ban đầu vẫn cao (so với hệ thống xử lý của bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn về công suất và thời điểm xây dựng).
3.3. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý nước thải
Tại hai bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng nói riêng và các bệnh viện nói chung, công tác xử lý nước thải y tế nhìn chung đã được các bệnh viện quan tâm và thực hiện xây dựng hệ thống và vận hành hệ thống xử lý, tuy nhiên, ở nhiều đơn vị việc thực hiện còn chưa đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, các hướng dẫn vận hành dẫn đến hiệu quả xử lý, chất lượng nước thải chưa đáp ứng tiêu chuẩn khi thải ra môi trường. Nguyên nhân gây ra tính không hiệu quả nằm ở hai yếu tố tương tác lẫn nhau là công nghệ xử lý và công tác quản lý. Đơn vị thiết kế hệ thống xử lý, đơn vị thi công, đơn vị vận hành chưa có sự phối kết hợp với nhau. Việc giám sát các công trình xử lý nước thải không được thực hiện nghiêm ngặt và hướng dẫn vận hành chưa phù hợp hoặc quá trình vận hành hệ thống không đáp ứng được các thông số công nghệ. Nguyên nhân khách quan như việc mở rộng số giường bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân làm tăng lưu lượng thải nước dẫn đến hệ thống xử lý bị quá tải hay do điều kiện nhân lực, các cán bộ vận hành không được đào tạo chuyên sâu về xử lý nước thải mà hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm trong bệnh viện, việc vận hành chỉ được
hướng dẫn, chuyển giao bởi các công ty xây dựng hệ thống trong thời gian ngắn, đây là khó khăn lớn cho những người mới bắt đầu cho công việc vận hành. Ý thức tổ chức thực hiện của cơ sở y tế (của cả lãnh đạo và nhân viên bệnh viện) cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiệu quả xử lý chưa đạt yêu cầu, chất lượng thải sau xử lý chưa đạt được tiêu chuẩn thải quy định.
Để cải thiện tình hình, nâng cao hiệu quả trong công tác xử lý và vận hành nước thải, những nội dung cụ thể sau có thể cần phải thực hiện:
Về công tác quản lý:
Để xây dựng và vận hành tốt một hệ thống xử lý nước thải nói chung và cho bệnh viện nói riêng trước hết cần các nhà tư vấn hiểu biết và nghiêm túc về công nghệ và các yếu tố liên quan, kể cả việc đào tạo đội ngũ các cán bộ vận hành hệ thống. Do đó, nâng cao trình độ hiểu biết công nghệ xử lý nước thải, tập trung vào các công việc có tầm quan trọng về các cơ sở đào tạo, cơ sở thiết kế, các hội đồng thẩm định. Biện pháp nâng cao trình độ không phải là mở các khóa đào tạo ngắn hạn mà là kiểm soát nghiêm túc các điều kiện hành nghề của các đơn vị và cá nhân hành nghề. Lựa chọn các nhà tư vấn hiểu biết và nghiêm túc về công nghệ và các yếu tố liên quan. Xây dựng một hệ thống xử lý nước thải cần phải dựa trên những đặc trưng cụ thể của từng cơ sở, trên cơ sở những tiêu chuẩn chung cần có sự vận dụng cụ thể với những hiệu chỉnh nhất định. Việc dựa theo hay đưa ra một chuẩn mực chung về công nghệ chỉ có tính chất khuyến nghị như một giải pháp khả thi, giá thành xây dựng và vận hành hệ thống, tác dụng tham khảo trong phạm vi, mức độ nào đó. Việc áp dụng cứng nhắc sẽ rất khó vận dụng.
Vấn đề đáng quan tâm trong công tác quản lý chất thải bệnh viện nói chung, nước thải nói riêng của các cơ sở chăm sóc y tế sức khoẻ là ngân sách phân bổ cho ngành không đủ đáp ứng những chi phí thực tế của việc quản lý - xử lý chất thải. Đây là một tình trạng thường thấy ở hầu hết các cơ sở y tế.
Nếu tăng cường công tác quản lý xử lý chất thải, nước thải bệnh viện sẽ làm tăng gánh nặng tài chính đối với những cơ sở y tế này tại cấp độ cơ sở y tế.
Rất nhiều các bệnh viện, cơ sở y tế hoạt động từ lâu song các cơ sở có hệ thống xử lý nước thải chưa nhiều và các cơ sở có hệ thống xử lý nước thải phần lớn không đáp ứng được các tiêu chuẩn thải tối thiểu vì nhiều lý do, trong đó một phần do thiếu kinh phí để hoạt động thường xuyên.
Do đó, cấp đơn vị chủ quản của các cơ sở y tế cần phải có dòng ngân sách riêng biệt cho công tác quản lý và xử lý nước thải y tế. Vấn đề quan trọng nhất là thiết lập một khung cơ chế quản lý đặc thù cho những hoạt động.
Hiện nay, hầu hết các hệ thống xử lý do các cơ sở y tế vận hành. Ngân sách cho công việc xử lý chất thải y tế có thể được Bộ y tế, Sở y tế đưa vào trong quá trình lập kế hoạch hàng nãm hay việc phân bổ ngân sách từ những cõ quan liên quan của UBND tỉnh và Bộ/Sở y tế tỉnh sẽ cung cấp ngân sách cho hoạt Động của thiết bị theo kế hoạch Đề ra. Vì vậy cần lập kế hoạch ngân sách, định mức tài chính đầy đủ, trang trải những chi phí định kỳ, thường xuyên (nhân công, mua phụ kiện, hóa chất tẩy trùng và điện nước) liên quan tới hoạt động xử lý nước thải bệnh viện.
Quy định trách nhiệm rõ ràng của người đứng đầu cơ quan và các cá nhân liên quan có nhiệm vụ giám sát hệ thống xử lý nước thải. Khi trách nhiệm đã rõ ràng thì việc nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng nhu cầu công việc là quá trình tự vận động hoặc bệnh viện cho các cán bộ vận hành tham gia các khoá đào tạo về vận hành hệ thống xử lý nước thải hay tuyển dụng cán bộ chuyên trách đảm nhiệm công tác quản lý hệ thống xử lý nước thải có chuyên môn về môi trường.
Về cơ chế phối hợp:
Có sự phối hợp giữa các ban ngành y tế và các bên tham gia quản lý nước thải bệnh viện
Đơn vị thiết kế hệ thống xử lý, đơn vị thi công, đơn vị vận hành cần có sự phối kết hợp với nhau. Việc giám sát các công trình xử lý nước thải phải được thực hiện nghiêm ngặt và hướng dẫn vận hành phù hợp hoặc quá trình vận hành hệ thống nhằm đáp ứng được các thông số công nghệ để chất lượng thải sau xử lý đạt được tiêu chuẩn thải quy định.
Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra định kỳ quan trắc chất lượng nước thải nhằm khắc phục kịp thời những sự cố trong quá trình vận hành.
Về công tác vận hành:
Các bệnh viện nên thực hiện tốt việc phân tách thu gom nước thải, phân biệt luồng nước thải nhằm xử lý triệt để và tiết kiệm chi phí xử lý.
Hệ thống công nghệ và chế độ vận hành quyết định rất nhiều đến hiệu quả xử lý nước thải, chẳng hạn thành phần chất hữu cơ trong nước thải nằm trong khoảng 250 – 400 mg/L (COD) và 200 – 300 mg/L (BOD). Hiệu quả xử lý BOD qua quá trình vi sinh yếm khí đạt 65 – 80% và quá trình hiếu khí có thể đạt tới 95%. Hay việc sử dụng các chất keo tụ cũng làm tăng hiệu quả xử lý các chất rắn lơ lửng, BOD, hoặc công đoạn khử trùng trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là thực hiện bắt buộc đối với xử lý nước thải bệnh viện do nguồn này chứa nhiều vi sinh gây bệnh.
Do đó, phải tuân thủ chế độ vận hành hệ thống xử lý nước thải, thực hiện nghiêm túc các bước trong quy trình hướng dẫn vận hành như bổ sung các hóa chất phải theo đúng liều lượng và giai đoạn theo yêu cầu.
Có kế hoạch kiểm tra định kỳ các thiết bị máy móc sau khi đưa vào vận hành nhằm hạn chế và phát hiện kịp thời các sự cố xảy ra đảm bảo sự hoạt động liên tục và ổn định của hệ thống. Đặc biệt là các máy bơm làm việc trong điều kiện nước thải lại liên tục vận hành nên cần phải tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ để đảm bảo tính ổn định và an toàn trong vận hành.
Biện pháp lý hóa học.
Đối với biện pháp xử lý hóa học, do trong nước thải của bệnh viện có chứa nhiều thành phần phức tạp và dễ tương tác với nhau biến đổi thành chất mới, do đó cần sử dụng hóa chất thích hợp đúng tiêu chuẩn, kĩ thuật, liều
lượng, nếu không sẽ gây tồn dư một lượng hóa chất nhất định làm ảnh hưởng đến môi trường tiếp nhận.
Đối với phương pháp vật lý, có nhiều phương pháp đơn giản đem lại hiệu quả xử lý cao, đặc biệt nước thải bệnh viện chứa nhiều vi sinh vật nên quá trình khử trùng nước là rất cần thiết hiện nay có nhiều biện pháp khử trùng phổ biến như:
+ Dùng clo hơi qua thiết bị định lượng clo
+ Dùng Hypocclorit natri (nước javen) Naclo
+ Dùng ozon thường được sản xuất ra được dẫn ngay vào bể hòa trộn và tiếp xúc.
+ Dùng tia cực tím (tia UV) do đèn thủy ngân áp lực thấp sản xuất ra.
Đèn pháp tia cực tím đặt ngập trong dòng nước thải cần xử lý.
Biện pháp sinh học.
Đây là biện pháp mang lại hiệu quả triệt để nhất, không gây nguy hại đối với môi trường. Các động vật, thực vật thủy sinh có khả năng hấp thụ rất tốt các chất độc trong nước. Có thể dùng ao hồ sinh học ở cuối giai đoạn xử lý sẽ đem lại hiệu quả triệt để nhất.
Tùy vào lưu lượng nước thải, thành phần và tính chất của loại nước thải cần xử lý mà ta có những yêu cầu kỹ thuật riêng đối với ao, hồ sinh học. Tuy nhiên điều kiện tốt nhất là mặt hồ thông thoáng, diện tích bề mặt rộng, chiều sâu vừa khoảng 4-6m, đồng thời trong ao hồ sinh học nên nuôi trồng thêm một số loài động thực vật thủy sinh để tăng cường khả năng hấp thực trao đổi, chuyển hóa các chất độc hại.
Kết quả áp dụng giải pháp đề xuất tại Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng
Trong các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng hiệu suất xử lý đối với hệ thống xử lý nước thải của Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng trên, trước mắt bệnh viện đã áp dụng đề xuất bổ sung chế phẩm vi sinh với mục đích tăng hiệu quả xử lý các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Chế phẩm vi sinh được sử dụng là men xử lý nước thải bệnh viện DW 97-H (Digester of wastewater for hospital, 1997). Chế phẩm vi sinh này có tác dụng thủy phân
nhanh các cao phân tử khó tan, khó tiêu thành các đơn phân tử dễ tan, dễ tiêu. Sinh khối hình thành trong quá trình hoạt động sẽ bám vào hệ đệm vi sinh vật và đóng vai trò như bùn hoạt tính sinh học nhưng tốc độ xử lý nhanh hơn nhiều lần.
Mẫu nước thải được lấy phân tích khi chưa sử dụng chế phẩm vi sinh, mẫu nước thải sau 1 tuần kể từ khi bổ sung men xử lý chất thải. Chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu và phân tích sau 2 lần bổ sung chế phẩm vi sinh, thời điểm bổ sung chế phẩm vi sinh lần 1 và lần 2 cách nhau một tuần. Dưới đây là bảng phân tích khi chưa bổ sung men vi sinh bảng 3.14.
Bảng 3.14. Kết quả phân tích nước thải khi chưa bổ sung men vi sinh
Chỉ tiêu | Đơn vị | Kết quả trước XL | Kết quả sau XL | Hiệu suất % | QCVN 08:2010/ BTNMT | |
1 | pH | - | 7,9 | 7,6 | - | 6,5 – 8,5 |
2 | Nhiệt độ | 0C | 28 | 27 | - | - |
3 | DO | mg/L | 1,3 | 5,5 | - | - |
4 | BOD5 ở 200C | mg/L | 268 | 46 | 85,4 | 50 |
5 | COD | mg/L | 437 | 87 | 80,1 | 100 |
6 | TSS | mg/L | 290 | 71 | 75,5 | 100 |
7 | H2S | mg/L | 7,5 | 1,05 | 86 | 4 |
8 | Amoni | mg/L | 56,8 | 8,3 | 85,4 | 10 |
9 | NO3- | mg/L | 23,8 | 0,18 | 99,2 | 50 |
10 | PO43- | mg/L | 13,8 | 3,27 | 76,2 | 10 |
11 | Tổng hoạt động phóng xạ | Bq/L | <0,1 | <0,1 | - | 0,1 |
12 | Tổng hoạt động phóng xạ | Bq/L | <0,03 | <0,03 | - | 1,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Trình Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Bệnh Viện
- Chi Phí Điện Năng Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Lạng Sơn
- Chi Phí Nhân Công Cho Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Trung Tâm Y Tế Huyện Hữu Lũng
- Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải y tế của một số bệnh viện ở Lạng Sơn - 11
- Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải y tế của một số bệnh viện ở Lạng Sơn - 12
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Salmonella | VK/100ml | KPHĐ | KPHĐ | - | KPHĐ | |
14 | Shigella | VK/100ml | KPHĐ | KPHĐ | - | KPHĐ |
15 | Vibrio Cholera | VK/100ml | KPHĐ | KPHĐ | - | KPHĐ |
16 | Coliform | MPN/100ml | 9.500 | 4.600 | 51,6 | 5.000 |
3-
Khi chưa bổ sung chế phẩm vi sinh hiệu suất xử lý nước thải bệnh viện đạt hiệu quả: COD là 80,1%, BOD5 là 85,4%, TSS là 75,5%, H2S là 86%, Amoni là 85,4%, NO3- là 99,2%, PO4 là 76,2%, Coliform là 56,1%.
Sau khi bổ sung chế phẩm vi sinh lần 1. Kết quả phân tích nước thải bổ sung chế phẩm vi sinh xử lý nước thải lần 1 được nêu trong bảng 3.15.
Bảng 3.15. Kết quả phân tích nước thải sau bổ sung chế phẩm vi sinh lần 1
Chỉ tiêu phân tích | Đơn vị | Kết quả trước XL | Kết quả sau XL | Hiệu suất % | QCVN 28:2010/ BTNMT | |
1 | pH | - | 7,20 | 6,89 | - | 6,5 – 8,5 |
2 | COD | mg/L | 342 | 54 | 84 | 100 |
3 | BOD5 | mg/L | 276 | 34 | 87,7 | 50 |
4 | TSS | mg/L | 332 | 13 | 96,1 | 100 |
5 | NH4+ | mg/L | 16 | 6 | 62,5 | 10 |
6 | NO3- | mg/L | 17,2 | 0,6 | 96,5 | 50 |
7 | PO43- | mg/L | 14,5 | 2,14 | 85,2 | 10 |
8 | H2S | mg/L | 8,2 | 0,9 | 89 | 4,0 |
9 | Coliforms | MPN/100ml | 11.300 | 3.600 | 68,1 | 5000 |
10 | Salmonella | VK/100ml | PHT | PHT | - | KPH |
11 | Shigella | VK/100ml | PHT | PHT | - | KPH |
12 | Vibrio Cholera | VK/100ml | PHT | PHT | - | KPH |
So với nước thải trước bổ sung men xử lý nước thải bệnh viện DW 97-H, hiệu quả xử lý các chỉ tiêu có thay đổi khá đáng kể, hiệu suất xử lý COD đạt 84% (trước là 80,1%), BOD là 87,7% (trước là 85,4%), TSS là 96,1% (trước