những chiến lược nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn đa dạng sinh thái và sinh học tại các địa điểm trên.
Tích cực chuẩn bị các phương án phòng cháy chữa cháy rừng phòng hộ vào mùa nắng khô hanh để bảo vệ nguồn sinh thái đa dạng. Bảo vệ các nguồn sinh vật đang trong tình trạng nguy cơ bị tuyệt chủng và hệ thống rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới.
3.3. Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp
3.3.1. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch sinh thái
Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch sinh thái của tỉnh được Uỷ ban nhân dân và Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh định hướng bằng phương pháp xã hội hoá về đầu tư nâng cấp các sản phẩm du lịch đặc thù. Qua đó, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư phát triển du lịch giúp đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ du lịch đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư khai thác dịch vụ tại các khu du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, Tỉnh uỷ và Sở VH – TT&DL còn tiến hành hỗ trợ các dự án do các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đang thực hiện thủ tục đầu tư để chuẩn bị khai thác các điểm du lịch bao gồm: nâng cấp khu di tích Xẻo Quýt thành khu du lịch sinh thái quy mô lớn, nâng cấp khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, dự án Khu văn hoá lúa nước ở Long Hưng A – Lấp Vò do công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHHMTV) Hai Lúa tài trợ với vốn đầu tư dự án lên đến 150 tỷ đồng; dự án khu du lịch sinh thái Gò Tháp do công tu cổ phần Đầu tư – Thương mại
– Du lịch Đồng Tháp Mười đầu tư với kinh phí 20 tỷ đồng; dự án khu du lịch nghỉ dưỡng ven sông Tiền do công ty cổ phần đầu tư Hưng Thịnh góp vốn hơn 666 tỷ đồng; dự án công viên bảo tồn sinh thái Gáo Giồng do công ty cổ phần Thiên nhiên Đồng tháp đầu tư 400 tỷ đồng; dự án khu du lịch sinh thái Phù Sa Cửu Long nằm trên địa bàn Cồn An Hoà – An Nhơn – Châu Thành do công ty Cổ phần đầu tư Cần Giờ đầu tư 30 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành các dự án này cộng với sự phát triển mạnh mẽ sản phẩm du lịch đặc trưng các khu du lịch đang được khai thác thì việc quảng bá sản phẩm du lịch đặc trưng và độc đáo của du lịch Đồng Tháp sẽ có những sự thay đổi nhất định theo hướng tích cực, góp phần đưa ngành du lịch Tỉnh thành ngành kinh tế quan trọng thật sự.
3.3.2. Giải pháp tăng cường nguồn vốn và hiệu quả đầu tư
Có thể bạn quan tâm!
- Loại Hình Du Lịch Sinh Thái Hiện Đang Khai Thác
- Doanh Thu Du Lịch Gáo Giồng Giai Đoạn 2006 – 2011[*]
- Định Hướng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tỉnh Đồng Tháp Đến Năm 2020
- Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp - 13
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Nguồn vốn từ Trung ương: hỗ trợ việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các khu, điểm du lịch trọng yếu của tỉnh với tổng kinh phí ước tính là 180,219 tỷ đồng, trong đó:nguồn
87
vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá 92,809 tỷ đồng; và nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về du lịch 87,41 tỷ đồng.
Nguồn vốn ngân sách của tỉnh: đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông; hệ thống điện, cấp nước, thoát nước; tôn tạo cảnh quan, duy tu các công trình hiện có; bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử-văn hoá và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch ở các khu du lịch trọng điểm; công tác quảng bá xúc tiến du lịch; công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực .Tổng kinh phí ước được tính là 273,868 tỷ đồng, trong đó: nâng cấp hệ thống giao thông là 222,384 tỷ đồng; đầu tư hệ thống điện, cấp nước, thoát nước là 6,3 tỷ đồng; đầu tư duy tu các công trình, bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hoá và cơ sở vật chất kỹ thuật là 39,94 tỷ đồng; công tác quảng bá xúc tiến du lịch là 4,078 tỷ đồng; công tác đào toạ nguồn nhân lực là 1,166 tỷ đồng.
Nguồn vốn xã hội hoá: tổng kinh phí ước tính 1.405,947 tỷ đồng. Trong đó: vốn xã hội hoá một số hạng mục công trình ở khu di tích Gò Tháp và VQG Tràm Chim là 69,142 tỷ đồng; nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch của các dựu án là 1.336 tỷ đồng.
3.3.3. Giải pháp đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực du lịch sinh thái có chất lượng
Xây dựng mang tính toàn diện; đào tạo mới, đào tạo lại, nâng cao kiến thức quản lý, quản trị, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao tiếp. Từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, các nàh doanh nghiệp năng động, sáng tạo, đồng thời cso chính sách thu hút nhân tài phục vụ cho ngành du lịch của tỉnh.
Mở rộng các lớp đào tạo nghiệp vụ, văn hoá phục vụ cho đội ngũ lao động trong các cơ sở kinh doanh du lịch để từng bước chuẩn hoá tiêu chuẩn cả về chuên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ,…theo từng laoij hình du lịch
Đối với cán bộ quản lý nhà nước các cấp về du lịch: đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về kiến thức quản lý bảo vệ môi trường trong du lịch và phát triển du lịch bền vững.
Đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp, khu, điểm du lịch và các cơ sở lưu trú du lịch: đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kiến thức quản lý, điều hành, kỹ năng giao tiếp, giám sát, nghiên cứu thị trường, tiếp thị, xúc tiến, quảng bá du lịch, kỹ năng lập, tổ chức triển khai kế hoạch, quy hoạch phát triển du lịch; quản lý phát triển các loại hình du lịch và khai thác phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch và bảo vệ môi trường du lịch.
Đối với nhân viên phục vụ trong ngành du lịch: tập trung đào tạo 13 kỹ năng nghề nghiệp theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam. Chú trọng phát triển các chuyên
môn sâu như: nghiệp vụ lễ tân – phục vụ buồng – phục vụ bàn – bar – bếp – hướng dẫn viên du lịch – thuyết minh viên; kỹ năng giao tiếp – bán hàng; kiến thức tổng quan về du lịch cho tài xế và nhân viên phục vụ trên xe vận chuyển khách du lịch; thống kê du lịch – công nghệ thông tin – ngoại ngữ du lịch.
3.3.4. Giải pháp quảng cáo và tiếp thị du lịch sinh thái
Tăng cường công tác tuyên truyền, nghiên cứu rộng thị trường và kêu gọi đầu tư. Tổ chức các sự kiện cấp vùng, quốc gia nhằm quảng bá hình ảnh đại phương và thu hút khách du lịch.
Xây dưng các ấn phẩm, video clip giới thiệu tiềm năng du lịch của tỉnh; danh mục dự án kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch để quảng bá nhân các sự kiện du lịch và các cuộc, hội thi; liên hoan văn hoá – nghệ thuật; các giải thể thao cấp khu vực – toàn quốc; các hội thảo – hội chợ triển lãm – liên hoan du lịch trong và ngoài nước.Xây dựng các biển quảng cáo và biển chỉ dẫn đến các khu, điểm du lịch trọng yếu.Phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm du lịch Đồng Tháp trên mạng Internet và các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề thu thập ý tưởng cho sản phẩm du lịch.Tổ chức cho các doanh nghiệp du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch tham dự các sự kiện du lịch của các ngành tối thiểu 2 lần/ năm để giới thiệu sản phẩm du lịch của địa phương và tạo sự liên kết giữa các công ty Du lịch – Lữ hành các đại phương khách để đưa khách về Đồng Tháp và đầu tư khái thác các dịch vụ ở các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.Tổ chức các đoàn doanh nghiệp du lịch, khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch tham quan những mô hình du lịch có hiệu quả và xúc tiến du lịch với các đại phương có ngành du lịch phát triển mạnh, tiến tới xúc tiến du lịch nước ngoài khi có điều kiện. Tăng cường hợp tác, tham quan các hiệp hội, đặc biệt là hiệp hội du lịch đồng bằng sông Cửu Long.
Định hướng nâng cấp các đô thị mang tính biểu trưng đặc thù để thu hút khách du lịch thông qua tổ chức các lễ hội, thành phố hoa và các lễ hội hoa Sa Đéc, thành phố ven sông Tiền và các lễ hội trên dòng Mê Công ở thành phố Cao Lãnh, lễ hội sen Tháp Mười,…Tổ chức các sự kiện thường xuyên nhằm giới thiệu các sản phẩm đặc thù của địa phương như: tổ chức chợ nổi trái cây, chợ hoa kiểng,…
3.3.5. Giải pháp tổ chức không gian du lịch sinh thái
Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các khu, điểm du lịch trọng yếu: khu di tích Xẻo Quýt, VQG Tràm Chim, khu di tích Gò Tháp, công viên bảo tồn sinh thái Gáo Giồng,
khu lăng Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Làng hoa kiểng Sa Đéc theo mục tiêu tập trung không dàn trải.
Đầu tư phát triển các công trình dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí phù hợp tại các khu, các điểm, khu lưu trú du lịch; phát triển hệ thống các trạm dừng chân trên các tuyến du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các loại hình du lịch, tạo ra các sản phẩm đặc thù nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách nhằm kéo dài thời gian lưu trú.
Tiếp tục đầu tư phát triển và trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc cổ, nhất là các di tích đã được xếp hạng để đưa vào tuyến điểm du lịch gắn với tổ chức các dịch vụ du lịch để thu hút khách du lịch. Phát huy các lễ hội truyền thống hàng năm như: Lễ hội Bà Chúa Xứ, Thiên Hộ Dương – Đốc Binh Kiều, Lễ giỗ cụ Nguyễn Sinh Sắc, Lễ giỗ ông bà chủ chợ Cao Lãnh, lễ hội Trần Văn Năng,…nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá địa phương gắn với hoạt động văn hoá – văn nghệ - thể thao để quảng bá du lịch, thu hút khách.
Hỗ trợ một số làng nghề tiêu biểu, có điều kiện phát triển thành điểm du lịch. Tổ chức đào tạo nghề, xúc tiến thương mại du lịch cho các làng nghề tạo sản phẩm du lịch mới, hỗ trợ điểm bán hàng, nơi tham quan các làng nghề, các khu và điểm du lịch.
Khảo sát và lập quy hoạch chi tiết những khu vực có lợi thế vườn cây ăn trái để phát triển thành khu du lịch miệt vườn, du lịch làng nghề.
Khuyến khích hỗ trợ các nhà hàng, khách sạn nghiên cứu, khai thác chuyên sâu ẩm thực truyền thống và chế biến các món ăn mới tạo ra nét văn hoá ẩm thực riêng cho từng điểm, từng khu du lịch.
Phối hợp tố chức các sự kiện văn hoá – thể thao và du lịch; tổ chức phát triển loại hình đờn ca tài tử, dân ca Đồng Tháp tại các khu – điểm du lịch theo loại hình các câu lạc bộ để phục vụ khách du lịch. Xây dựng loại hình văn hoá dân gian lồng ghép với các tour du lịch văn hoá, xây dựng các tour, tuyến, điểm du lịch sinh thái phù hợp với điều kiện của mình.
Hỗ trợ áp dụng các công nghệ trưng bày tiên tiến, xây dựng các đoạn phim ngắn chuyên nghiệp để giới thiệu, thuyết minh các điểm du lịch, khu di tích.
3.3.6. Giải pháp bảo tồn tài nguyên Du lịch sinh thái
Thực hiện nghiêm các quy định về lĩnh vực môi trường trong các khu du lịch sinh thái, cơ sở lưu trú, điểm du lịch, nhà hàng du lịch, trên các tuyến du lịch. Thực hiện đầy đủ các bước lập báo cáo tác động môi trường đối với các dự án, khu, điểm du lịch và công trình phục vụ du lịch.
Hỗ trợ công tác đảm bảo môi trường tại các khu di tích văn hoá lịch sử, điểm du lịch trọng điểm như: thu gom và xử lý rác, nước thải, xây dựng các khu vệ sinh công cộng, bãi đậu xe, các biển báo cho du khách, hỗ trợ công tác đảm bảo an ninh, an toàn của du khách. Tổ chức kiểm tra công tác trật tự, vệ sinh, an ninh, an toàn tại các khu, điểm du lịch, sắp xếp hợp lý các điểm bán hàng, giải khát tại các khu, điểm du lịch.
Hạn chế đến mức tối đa việc cháy rừng đặc dụng tại các điểm quy hoạch bảo vệ nghiêm ngặt và các vùng đệm nhất là vào mùa khô hạn
3.4. Kiến nghị
3.4.1. Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp
Đây là kiến nghị với UBND tỉnh Đồng Tháp trong việc phát triển mạnh hơn nữa với ba điểm DLST đang khai thác trên địa bàn tỉnh là Tràm Chim, Gáo Giồng và Xẻo Quýt.
Dựa trên những định hướng phát triển của UBND tỉnh và thực trạng phát triển hiện tại của DLST tỉnh nhà, bản thân tôi là một người nghiên cứu thấy rằng DLST của tỉnh đang có nhiều tiềm năng nhưng chưa thật sự có cơ hội để phát triển. do vậy, định hướng đến năm 2020 cho sự phát triển của loại hình du lịch này, tôi
thấy rằng:
Việc đầu tiên là ưu tiên đặc biệt phát triển du lịch là loại hình DLST. Đây là một loại hình mới trong du lịch được khai thác trong những năm gần đây và nó càng ngày càng chứng minh được vai trò của mình đối với nhu cầu nghỉ dưỡng của người dân trong thời cuộc công nghiệp như hiện nay. Để làm được điều đó thì tỉnh cần có nguồn vốn riêng cho sự đầu tư phát triển du lịch. Nếu nông nghiệp là ngành kinh tế chủ chốt trong cơ cấu GDP thì trong thời gian sắp tới, UBND tỉnh cần kết hợp với du lịch, công nghiệp để tổng giá trị thu nhập quốc nội ngày càng tăng lên. Nguồn vốn này xuất phát từ ngân sách tỉnh nhà cùng với sự đầu tư cuả tỉnh đến các doanh nghiệp trong và ngoài Nhà nước. Khi nguồn vốn đầu tư được tăng lên thì du lịch sẽ có thêm nhiều cơ hội để phát triển trong xu thế mới.
Xây dựng và đi đến hoàn thiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, thông tin liên lạc. Hiện nay, tại ba điểm đang khai thác DLST của tỉnh đánh giá chung về cơ sở vật chất hạ tầng còn rất thiếu thốn đối với nhu cầu thực tế. VQG Tràm Chim là nơi có diện tích lớn và cũng là điểm du lịch nằm gần thị trấn và khu đông dân cư nhất trong ba điểm đang khai thác DLST. Gáo Giồng và Xẻo Quýt lại có vị trí nằm rất sâu trong khu vực canh tác ruộng lúa của người dân và mật độ dân cư còn rất ít, chủ yếu nhất là các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp lâu năm sống tại đây. Về giao thông đi lại nhìn chung tất cả đã được bê tong hoá (Gáo Giồng) và trải nhựa (Tràm Chim, Xẻo Quýt) nhưng lại rất hẹp
cho những xe lớn đi vào như Gáo Giồng hay Xẻo Quýt. Đây là trở ngại lớn nhất cho các đòan khách du lịch với số lượng lớn từ các khu vực khác đến thăm quan. Do vậy, UBND tỉnh cần có sự đầu tư hoàn thiện hơn nữa hệ thống giao thông trên các tuyến đường tuyến du lịch, trải nhựa trên các tuyến giao thông đi lại để đảm bảo an toàn cho du khách.Tràm Chim và Xẻo Quýt đã được trải nhựa và cần được mở rộng thêm diện tích mặt đường, Gáo Giồng cần sự hỗ trợ và hoàn thiện các đoạn đường đal và lộ đá để giao thông ngày càng được hoàn thiện hơn. Mạng lưới thông tin liên lạc nhất là hệ thống công nghệ thông tin cần được xem xét đầu tư bởi trong thời đại ngày nay thì việc truy cập internet là điều không thể thiếu với mọi người nhất là đối với các đoàn nghiên cứu.
Xây dựng các hệ thống hạ tầng như khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, khu vui chơi giải trí cho khách du lịch nghỉ ngơi và lưu trú. Đây là điều cần và đủ để du khách lưu lại với các khu du lịch lâu hơn. Nhưng với hiện tại cả ba điểm du lịch trên còn rất khó khăn về phương diện này. Hầu như không có những khách sạn đủ tiêu chuẩn mà chỉ đơn giản là những nhà nghỉ qua đêm hay các phòng được dựng nên bằng các vật liệu sẵn có của khu du lịch, nhà hàng thì đơn giản là những túp lều lá trên lung nước sen hoặc súng với chất lượng đang dần xuống cấp do tác động thời gian. Nguồn kinh phí cho việc xây dựng và tu bổ là rất lớn, không thể đủ nếu lấy từ ngân sách lợi nhuận của các điểm du lịch hàng năm. Do vậy, cần ở đây là sự đầu tư từ UBND tỉnh để việc xây dựng khởi công cũng như hoàn thiện nhanh chóng.
Bên cạnh đó, việc kêu gọi đầu tư từ Tỉnh uỷ Đồng Tháp đến các cơ quan, tập thể, cá nhân trong và ngoài tỉnh cũng như sự đầu tư từ nước ngoài nhằm quan tâm hơn nữa đến việc phát triển loại hình du lịch đặc biệt này cũng là một định hướng tốt cho sự phát triển toàn diện của DLST. Chính vì vậy Đồng Tháp là một trong số mười ba tỉnh thành của ĐBSCL đang được quan tâm chặt chẽ và sự đầu tư lâu dài cho tương lai. Chính sự quan tâm một cách đúng đắn đến vai trò của DLST nói riêng và vị trí của du lịch trong cơ cấu kinh tế tỉnh, bản thân tôi nghĩ rằng Đồng Tháp sẽ ngày càng phát triển mạnh hơn từ sự ủng hộ và đầu tư các dự án phát triển trong cũng như ngoài tỉnh.
3.4.2. Kiến nghị với Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch tỉnh Đồng Tháp
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp đóng vai trò là đơn vị định hướng chung cho sự phát triển du lịch tỉnh. Là cơ quan đầu ngành của du lịch, sở VH – TT&DL tỉnh luôn phải nhận thức rõ vai trò của mình trong sự phát triển chung của du lịch tỉnh cũng như tìm ra được thế mạnh loại hình du lịch của tỉnh để định hướng đầu tư một cách hiệu quả cao.
Nhận định được vị trí chiến lược của DLST đối với ngành du lịch tỉnh. Hiện nay sở VH – TT &DL cũng đang có những định hướng nhất định cho sự phát triển này. Bản thân tôi là một người nghiên cứu để tìm hiểu. Thiết nghĩ rằng trong thực trạng phát triển như hiện nay thì công tác tuyên truyền phổ biến rộng rãi mô hình DLST đang phát triển ở tỉnh là một điều cấp thiết nhất.
In ấn xuất bản các ấn phẩm giới thiệu về các khu du lịch sinh thái để quảng bán đến nhiều người. Xây dựng trang web riêng về du lịch của Tỉnh, giới thiệu rộng rãi mô hình DLST và kết hợp nó với các loại hình khác để tạo sự đa dạng trong sản phẩm du lịch cũng như đưa DLST phát triển rộng rãi.
Liên kết với các trường đại học, cao đẳng để tìm ra nhân tài phục vụ du lịch. Mở các lớp đào tạo ngắn hạn về kỹ năng, kiến thức và nghiệp vụ du lịch cho nhân viên các khu du lịch trên địa bàn tỉnh nhất là kiến thưc về DLST. Đầu tư, kêu gọi sự quay trở lại phục vụ cho tỉnh nhà đối với thế hệ trẻ của tỉnh đang học tập và công tác trong, ngoài tỉnh.
Kết hợp với UBND tỉnh kêu gọi sự đầu tư từ các cá nhân, đơn vị, tổ chức trong ngoài tỉnh để đầu tư phát triển DL tỉnh. Kết hợp quảng bá giữa du lịch với các hoạt động văn nghệ thể thao.
Hợp tác với các công ty DL trong tỉnh cũng như vùng ĐBSCL, Tp. HCM để xây dựng các chương trình DL, các tour DL cho du khách tham quan, đưa khách đến tham quan ngày càng nhiều hơn nữa.
3.4.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái
Quan tâm đến các lời kêu gọi đầu tư từ tỉnh, sở ban ngành. Xem xét để có những chiến lược đầu tư phù hợp nhằm đưa DL tỉnh ngày càng phát triển.
Hợp tác với các doanh nghiệp ngoài tỉnh, các công ty nước ngoài để xây dựng những chương trình DL phù hợp.
Đào tạo nhân lực có tiềm năng, kiến thức vững về DL để có được những sáng kiến nhất định đầu tư cho DL.
Đầu tư lâu dài và hiệu quả, không để dự án treo, hợp tác với nhiều thành phần kinh tế để đầu tư lớn, phát triển ổn định.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở tìm hiểu về sự phát triển DLST của Đồng Tháp bằng việc nghiên cứu tại các điểm đang khai thác là VQG Tràm Chim, KDL Gáo Giồng, KDL Xẻo Quýt, tác giả rút ra được một số kết luận sau:
Đồng Tháp là tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú, từ du lịch nhân văn với các giá trị văn hoá, lịch sử truyền thống, du lịch làng nghề đến loại hình DLST, DL gắn liền với việc bảo vệ tài nguyên sinh thái, môi trường.
Từ năm 2006 – 2011, DL tỉnh nói chung và DLST tại ba điểm nghiên cứu đã có những bước chuyển thành công đáng kể. Du khách tham quan ngày càng đông bao gồm khách nội địa và nước ngoài, mỗi năm một tăng trưởng nhanh hơn so với năm trước. Doanh thu du lịch luôn vượt chỉ tiêu đề ra, đóng góp tỉ trọng trong cơ cấu GDP không nhỏ sau nông nghiệp và công nghiệp. Cơ sở vật chất, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng du lịch ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch ăn ở và nghỉ dưỡng.
Sự quan tâm đầu tư từ nhà nước, nguồn ngân sách tỉnh và sự đầu tư từ các cá nhân tổ chức, góp phần đưa DL tỉnh và các điểm DLST đến với nhiều người dân hơn. Tầm ảnh hưởng của loại hình DLST rất được sự quan tâm từ các cơ quan ban ngành và định hướng đến năm 2020 loại hình DL này sẽ đóng góp phần lớn trong cơ cấu ngành DL.
Hoạt động DLST tuy hình thành chưa lâu nhưng loại hình DL này lại rất nhiều tiềm năng tại Đồng Tháp. Đây là một trong những thuận lợi mà ngành du lịch tỉnh có được trong xu thế phát triển chung của DLST Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã và sẽ có được trong tương lai thì DLST Đồng Tháp còn gặp những vướng mắc đáng kể để đi đến sự hoàn thiện và hấp dẫn du khách. Ban đầu là nguồn kinh phí đầu tư còn rất hạn chế do ngân sách tỉnh còn hạn hẹp, từ đó dẫn đến việc hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật tuy có sự phát triển nhưng chỉ dừng ở mức độ chưa hoàn thiện. Nguồn nhân lực có kiến thức về DLST thật sự chưa đáp ứng đầy đủ loại hình DL này. Hoạt động DLST chỉ dừng ở quá trình tham quan DL, còn vấn đề giáo dục môi trường, ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên sinh thái lại chưa thật sự được đẩy lên thành hoạt động chủ đạo tại các điểm DLST.
Do đó, trên cơ sở định hướng phát triển DL của tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, tác giả đưa ra một số định hướng phát triển DLST dựa trên thành công đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời gợi ý một số giải pháp mà có thể thực hiện nhằm góp phần đẩy mạnh sự phát triển của loại hình DLST.