Trên cơ sở rà soát lại các văn bản hiện hành, NHNN cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng phù hợp với yêu cầu thực tiễn và phát triển của hệ thống ngân hàng cho phù hợp với lộ trình hội nhập nền kinh tế Thế giới.
Thứ hai, Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) là tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật. Bên cạnh đó, CIC còn có sứ mệnh chia sẻ thông tin giữa các tổ chức cấp tín dụng, trở thành kho lưu trữ dữ liệu phòng ngừa rủi ro hữu ích cho hoạt động tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng.
Thứ ba, ban hành những quy định chỉ đạo, hướng dẫn một cách cụ thể và kịp thời cho các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện những chính sách ưu đãi đối với các lĩnh vực ưu tiên nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, ban hành các Thông tư hướng dẫn cụ thể đến từng ngân hàng thương mại để việc thực hiện của các ngân hàng được đồng bộ và đạt hiệu quả tốt nhất.
Thứ tư, NHNN tăng cường công tác truyền thông về thực hiện chính sách tiền tệ, ngoại hối... để tăng lòng tin của thị trường và nhà đầu tư về chủ trương nhất quán của Chính phủ, tăng cường sự ổn định của hệ thống tài chính. Đặc biệt trong việc điều hành lãi suất, ngân hàng Nhà nước cần tạo niềm tin về một sự ổn định trong trung hạn để các ngân hàng thương mại có thể cung cấp các khoản cho vay lãi suất ổn định trong trung và dài hạn cho doanh nghiệp; Tiếp tục giữ mặt bằng lãi suất ở mức ổn định và ở mức thấp để hỗ trợ các doanh nghiệp; Tiếp tục duy trì trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn đối mặt với nhiều khó khăn.
Thứ năm, hướng dẫn thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay & xử lý TSĐB
Biện pháp bảo đảm tiền vay là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình xử lý các khoản nợ khi bị quá hạn. Bảo đảm tiền vay được coi là giải pháp cần thiết nhằm hạn chế tổn thất tín dụng cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng không thể có
nguồn thu từ hiệu quả kinh tế của phương án kinh doanh để trả nợ ngân hàng. Hiện tại, hệ thống Ngân hàng đã có thêm hướng để xử lý nợ xấu mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào thiện chí xử lý tài sản của khách hàng khi bị quá hạn. Tại Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đã giúp rút gọn thủ tục trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm, tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải Pháp Phát Triển Cho Vay Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Bắc Ninh
- Giải Pháp Phát Triển Cho Vay Khách Hàng Dnnvv Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Bắc Ninh
- Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh - 12
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đề cập đến các giải phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh.
Chi nhánh đã đánh giá những mặt làm được nhằm tiếp tục phát huy, xác định những hạn chế còn tồn tại để có những giải pháp khắc phục nhằm phát triển hoạt động cho vay đối với DNNVV. Chi nhánh đã thực hiện một số giải pháp như xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp dựa trên những chính sách, định hướng tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện môi trường làm việc cho cán bộ nhân viên, xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, công tác quản lý tín dụng, kiểm tra kiểm soát, giám sát trong quá trình cho vay. Dựa trên tình hình thực tiễn triển khai kinh doanh, Chi nhánh xây dựng những đề xuất, kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước, Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nhằm cung cấp cho các đơn vị chức năng trên có những cơ sở thực tiễn trong việc đưa ra những chính sách điều hành phù hợp, hiệu quả.
KẾT LUẬN
Có thể nói rằng sự phát triển của DNNVV đã, đang và sẽ chiếm một vị trí quan trọng, đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển bền vững của mọi quốc gia; là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá khả năng phát triển của quốc gia đó. Chính vì vậy việc phát triển hoạt động mở rộng cho vay đối với DNNVV của hệ thống ngân hàng nói chung và Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh nói riêng là rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay mối quan hệ giữa chi nhánh và nhóm doanh nghiệp này chưa thực sự phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Tốc độ phát triển còn chậm chưa đáp ứng được nhu cầu vốn ngày càng cao của các DNNVV, doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự đóng góp của các DNNVV cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng như đối với nền kinh tế quốc dân.
Với mong muốn góp phần đưa ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ vấn đề nói trên, luận văn đã hoàn thành một số nội dung sau:
Một là: Tổng hợp hệ thống hoá có chọn lọc những vấn đề lý luận cơ bản về DNNVV, về NHTM và hoạt động cho vay của NHTM đối với các DNNVV. Từ đó khẳng định mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNVV là yêu cầu khách quan, gắn liền với sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Hai là: Phân tích, đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc về thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNVV tại Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh trong những năm vừa qua. Trên cơ sở đó chỉ rõ những điểm đạt được, những tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong hoạt động cho vay đối với DNNVV tại Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh.
Ba là: Trên cơ sở những mục tiêu, định hướng phát triển của Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh, luận văn đã đưa ra hệ thống các giải pháp mở rộng cho vay đối với DNNVV. Đồng thời luận văn cũng nêu lên một số kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình mở rộng cho vay đối với DNNVV của Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh trong thời gian tới.
Với kết quả nghiên cứu này, Tôi hy vọng rằng công trình sẽ hoàn thiện hệ thống lý luận về mở rộng cho vay của NHTM đối với DNNVV, đồng thời cũng góp phần giúp ích cho Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh trong việc mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNVV.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền và Đỗ Thị Hải Hà (2012), Giáo trình Quản lý học, Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân
2. Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội (Trần Thị Hồng Hạnh biên soạn chương II).
3. Nguyễn Minh Kiều (2006), Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống kê
4. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống kê
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1988), Thể lệ tín dụng (ban hành theo Quyết định số 19-NH/QĐ, ngày 27/04/1988).
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1991), Thể lệ tín dụng (ban hành theo Quyết định số 01-NH/QĐ ngày 08-01-1991).
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1994), Thể lệ tín dụng (ban hành theo Quyết định số 198/QĐ-NH1 ngày 16/9/1994).
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1998), Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng (ban hành kèm theo quyết định số 324/1998/QĐ-NHNN1, ngày 30/9/1998).
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2000), Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng (ban hành kèm theo quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN1, ngày 25/8/2000).
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng (ban hành kèm theo Quyết định số 1627/QĐ-NHNN, ngày 31/12/2001), Hà Nội.
11. Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp của NH công thương Việt Nam, Chi nhánh Bắc Ninh trong 5 năm ( 2014 - 2019)
12. Võ Đức Toàn (2012),“Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các Ngân hàng TMCP” luận văn Tiến Sỹ
13. Nguyễn Văn Dương, (2012) “Phát triển cho vay đối với DNNVV tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Lâm Đồng”, luận văn Thạc Sỹ
14. Nguyễn Quang Hiển, (2018) "Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội", luận án tiến sỹ kinh tế, trường Học viện Ngân hàng.
15. Nguyễn Thị Thùy Hương (2015) “Giải pháp cho vay ngắn hạn DNNVV tại NH TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội “, Luân văn thạc sĩ, Trường
Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
16. Phùng Thị Nga (2012), “Chất lượng cho vay đối với DNNVV tại NH TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Nam Thăng Long – Hà Nội” Luận văn thạc sĩ
17. Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh (2018), Phương pháp và quy trình thẩm định dự án đầu tư thẩm định cho vay.
18. Quyết định 493 /2005/QĐ -NHNN ngày 22/4 /2005 VV ban hành qui định phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
19. Báo cáo tổng kết của Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh năm 2017 - 2019.
20. Cân đối tài khoản chi tiết của Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh năm 2017 - 2019.
21. Tạp chí Tài chính Online bài viết: “ Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp nhận vốn tín dụng phát triển sản xuất, kinh doanh” của Nhà Nghiên cứu Lê Thiết Lĩnh – Khoa Kinh tế -Chính trị - Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội đăng ngày 29/1/2021.