Tình Hình Nguồn Vốn Của Mb Giai Đoạn 2015 – 2019


Bảng 2.1. Tình hình nguồn vốn của MB giai đoạn 2015 – 2019


Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Tổng nguồn vốn

197,858

229,670

274,951

315,643

382,875

Dân cư

55,519

67,890

87,434

108,896

127,497

Các tổ chức kinh tế

31,143

43,960

54,001

69,443

112,183

Các tổ chức tín dụng

111,196

117,820

133,516

137,304

143,195

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Phát triển các sản phẩm Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Quân đội – MB - 7

Nguồn: MB, 2019


Từ bảng trên có thể thấy, tổng nguồn vốn huy động tại MB liên tục tăng trong giai đoạn 2015 đến năm 2019. Cụ thể, năm 2015, vốn huy động của MB đạt 197,858 tỷ đồng, đến năm 2017 đạt 274,951 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 19.7%. Tính đến hết năm 2019, tổng nguồn vốn huy động của MB đạt 382,875 tỷ đồng, tăng 21.3% so với năm 2018. Trong đó, huy động từ dân cư tăng gần 17.1%, huy động từ các tổ chức kinh tế tăng hơn 61.5% so với cuối năm 2018 và đạt 96% kế hoạch đó đề ra. Có được sự tăng trưởng này là nhờ những chính sách huy động vốn đa dnagj và hiệu quả của MB.

Về cơ cấu vốn huy động, nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn huy động của MB. Tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp của nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2015 đến 2019. Năm 2015, huy động vốn từ các tổ chức tín dụng chiếm 56.2% trong tổng cơ cấu vốn huy động của MB, đến năm 2019, con số này đã giảm xuống còn 37.4%. Nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng lại có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2015 đến 2019. Năm 2015, nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm 28.6% và từ các tổ chức kinh tế chiếm 15.09% trong cơ cấu vốn huy động của MB. Đến năm 2019, vốn huy động từ dân cư đã chiếm 33.3% và vốn huy động từ tổ chức kinh tế chiếm 29.1% trong cơ cấu vốn huy động của MB.


2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn


Sử dụng vốn là vấn đề hết sức quan trọng của đối với một ngân hàng thương mại. Với số vốn huy động được, ngân hàng thương mại phải đảm bảo cho việc sử dụng vốn của mình đạt được mục đích an toàn vốn và thu được lợi nhuận cao. Có rất nhiều nghiệp vụ tham gia vào hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại, nhưng nghiệp vụ tín dụng luôn là một nhiệm vụ quan trọng và chiểm một tỷ trọng lớn. Hoạt động tín dụng tại MB luôn bám sát mục tiêu tăng trưởng gắn với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ trên nguyên tắc chấp hành nghiêm chỉnh giới hạn tín dụng.

Bảng 2.2. Tình hình dư nợ của MB giai đoạn 2015 – 2019


Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Tổng dư nợ

180,237

206,258

184,188

214,686

233,417

Dư nợ ngắn hạn

110,359

133,036

109,591

139,116

160,124

Dư nợ trung, dài hạn

69,878

73,222

74,597

75,570

73,293

Nguồn: MB, 2019


Tổng dư nợ tăng qua các năm, giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 tăng trường trung bình năm sau so với năm trước vào khoảng 7%. Năm 2016, tổng dư nợ của MB đã tang 14.43% so với năm 2015, năm 2017 giảm 11.07% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 16.55% so với năm 2017. Đến hết năm 2019, tổng dư nợ của MB là 233,417 tỷ đồng, tăng hơn 29.5% so với năm 2015. Hoạt động trên thị trườn liên ngân hàng của MB khá năng động để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thanh khoản của hệ thống và tối ưu hóa nguồn vốn trong những lúc đầu ra tín dụng cần phải thắt chặt do những khó khăn của nền kinh tế dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng khó được đảm bảo chắc chắn.

Cuối năm 2019, nợ xấu chiếm 1.33% giảm 0.07% so với năm 2018. Tỷ lệ an toàn vốn năm 2019 là 10.06% đảm bảo an toàn cho hoạt động của MB. MB có được


những kết quả trên là do đã chủ động tìm kiếm, khai thác khách hàng vay vốn có tình hình tài chính lành mạnh, đồng thời luôn bắt kịp tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp cũng đã giảm dần dư nợ và tích cực thu nợ xấu, nợ quá hạn. Do vậy, cùng với sự tăng trưởng của dư nợ tín dụng thì chất lượng tín dụng của MB cũng được đảm bảo.

2.1.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế


Bên cạnh các nghiệp vụ truyền thông, MB rất chú trọng và triển khai làm tốt các nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại, đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế.

Hoạt động thanh toán quốc tế của MB trong những năm gần đây được mở rộng cả về chủng loại và chất lượng như: chuyển tiền, tín dụng chứng từ, bảo lãnh, chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ với nước ngoài, đầu cơ trên thị trường tiền tệ... nên có sự gia tăng mạnh mẽ, mang lại doanh thu gần 10% doanh thu dịch vụ của MB. Phí thu được từ các hoạt động này chiếm một tỷ trọng lớn trong doanh thu của MB. Chất lượng thanh toán quốc tế cũng ngày được nâng cao, các nghĩa vụ cam kết với khách hàng ngày càng được quan tâm và thực hiện đầy đủ, do đó uy tớn của ngân hàng ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Bảng 2.3 dưới đây thể hiện doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế của MB trong giai đoạn 2015 – 2019.

Bảng 2.3. Doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế của MB trong giai đoạn 2015 – 2019

Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Doanh thu (Tỷ đồng)

98.7

120.6

186.5

259.3

277.3

Tỷ trọng (%)

11.14

12.27

13.64

12.61

14.04

Nguồn: MB, 2019


Có thể thấy, doanh thu từ phí dịch vụ thanh toán quốc tế của MB có sự tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2015 đến 2019. Năm 2015, doanh thu từ phí dịch vụ thanh toán quốc tế của MB đạt 98.7 tỷ đồng, tương ứng với tỷ trọng 11.14% trong


tổng doanh thu từ phí dịch vụ của MB. Đến năm 2019, doanh thu từ phí dịch vụ thanh toán quốc tế của MB đạt 227.3 tỷ đồng, tương ứng với tỷ trọng 14.04% trong tổng doanh thu dịch vụ của MB và tương ứng với mức tăng trưởng 180.9% so với năm 2015.

2.1.3.4 Hoạt động khác


Bên cạnh những thành tích về huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế… Để tăng cường uy tín của MB đối với khách hàng, chi nhánh cũng có hàng loạt những hoạt động khác. Bảng 2.4 dưới đây thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của MB trong giai đoạn 2015 đến 2019.

Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của MB trong giai đoạn 2015 - 2019


Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Doanh thu kinh doanh

9,756

10,183

13.867

19.537

19,973

Doanh thu dịch vụ

886

983

1,368

2,057

1,975

Lợi nhuận trước thuế

3,174

3,650

4,616

7.767

6,891

Nguồn: MB, 2019


Từ bảng số liệu trên có thể thấy, doanh thu và lợi nhuận của MB đã có sự tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2015 đến 2019. Cụ thể, năm 2015, doanh thu của MB đạt 10,642 tỷ đồng, đến năm 2019, doanh thu của MB đã đạt 21,948 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 106.2% trong vòng 5 năm. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế của MB năm 2015 là 3,174 tỷ đồng, đến năm 2019 đã tăng lên mức 6,891 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 117.1% trong vòng 5 năm. Về cơ cấu doanh thu, doanh thu từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng chính trong doanh thu của MB, trong khi đó, doanh thu từ dịch vụ chỉ chiếm khoảng 10% tổng doanh thu của MB trong thời gian qua.


2.2. Thực trạng phát triển các sản phẩm Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Quân đội

2.2.1. Mô hình các sản phẩm Bancassurance của MB


2.2.1.1. Bảo hiểm nhân thọ


Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas được thành lập trên cơ sở hợp tác liên doanh giữa Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Tập đoàn bảo hiểm Ageas (Vương quốc Bỉ) và Công ty Muang Thai Life Assurance (Thái Lan). MB Ageas Life được Bộ Tài chính cấp phép hoạt động vào ngày 21/07/2016, với vốn điều lệ ban đầu là 1.100 tỷ đồng (trong đó MB chiếm tỷ lệ là 61%). Ngày 28/09/2018, Bộ Tài chính đã cấp giấy phép điều chỉnh số 74/GPĐC2/KDBH cho phép công ty sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động. Theo đó, MB Ageas Life tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỷ đồng và MBB đã góp thêm vốn đảm bảo tỷ lệ sở hữu của MB giữ nguyên 61%. Công ty kinh doanh trong các lĩnh vực: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và đầu tư tài chính.

Hình 2.2. Mô hình hoạt động Bancassurance của MB Ageas Life


Ngân hàng TMCP Quân đội

Tập đoàn bảo hiểm Ageas

Công ty Muang Thai Life Assurance

Công ty Muang Thai Life Assurance

Nguồn: MB, 2019


2.2.1.2. Bảo hiểm phi nhân thọ


Tổng Công ty CP Bảo hiểm Quân đội (tiền thân là Công ty CP Bảo hiểm Quân Đội) được thành lập theo Quyết định số 871/BQP ngày 22/2/2007 của Quân ủy Trung ương và Giấy phép số 43GP/KDBH ngày 08/10/2007 của Bộ Tài chính. MB là một trong số các cổ đông sáng lập MIC và hiện là cổ đông lớn nhất của MIC, sở hữu 69,58% cổ phần của MIC. Bên cạnh những sản phẩm đặc thù phục vụ riêng cho các


đơn vị trong quân đội, MIC chú trọng phát triển và cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ cho nhiều đối tượng Khách hàng và đã khẳng định được hình ảnh, thương hiệu trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam. Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, MIC đã phát triển mạnh mẽ với mạng lưới rộng khắp với 63 công ty thành viên tại hầu khắp các tỉnh, thành trên cả nước.

Ngân hàng TMCP Quân đội

Tổng Công ty CP Bảo hiểm Quân đội

Hình 2.3. Mô hình hoạt động Bancassurance của MIC


Nguồn: MB, 2019


Về mô hình liên kết hoạt động, sẽ chỉ đạo, Ngân hàng TMCP Quân đội hướng dẫn và xây dựng chính sách, cơ chế và các sản phẩm bảo hiểm phù hợp để định hướng cho các đơn vị kinh doanh bên dưới thực hiện và phối hợp với công ty bảo hiểm. Các đơn vị kinh doanh trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ do ban lãnh đạo ngân hàng đề ra. Để thuận tiện cho khâu quản lý và xúc tiến bán hàng, các chi nhánh bảo hiểm sẽ được tiếp nhận và phân chia khu vực làm việc với các chi nhánh ngân hàng căn cứ vào vị trí địa lý và phạm vi hoạt động của chi nhánh bảo hiểm. Bộ phận trực tiếp làm việc và tiếp xúc với khách hàng là bộ phận kinh doanh của ngân hàng và công ty bảo hiểm. Trong quy trình trên, các bên cần xác định rõ mối quan hệ giữa khách hàng và cán bộ kinh doanh/tín dụng của ngân hàng là mối quan hệ trung tâm. Các mối quan hệ khác trong quy trình có trách nhiệm phải tạo điều kiện để hỗ trợ mối quan hệ cơ bản này phát triển. Khách hàng chính là mục tiêu cuối cùng của hoạt động của quy trình phối hợp trên.


Hình 2.4. Hoạt động liên kết trong mô hình Bancassurance của MB và công ty bảo hiểm

Nhân viên giao dịch viên, cán bộ tín dụng giới thiệu sản phẩm bảo hiểm của MB

Ngân hàng TMCP Quân đội

Chi nhánh MB

Công ty bảo hiểm

của MB

Phòng giao dịch MB

Khách hàng của MB

Đào tạo, huấn luyện, hỗ trợ bán hàng và dịch vụ sau bán. Điều phối đối nội và đối ngoại

Nguồn: MB, 2019


2.2.2. Các sản phẩm Bancassurance của MB


2.2.2.1. Bảo hiểm nhân thọ


Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của MB xây dựng thành 3 nhóm: sản phẩm bảo vệ, sản phẩm giáo dục và sản phẩm tiết kiệm. Trong đó, sản phẩm bảo vệ gồm các sản phẩm bảo vệ tử vong và thương tật toàn bộ, vĩnh viễn, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo và bảo hiểm tai nạn. Sản phẩm giáo dục là các sản phẩm tích lũy để chuẩn bị tài chính cho con của các gia đình. Sản phẩm tiết kiệm vừa giúp người được bảo hiểm có sự lựa chọn linh hoạt trong các quyết định đầu tư vừa được bảo vệ đối với các rủi ro như tử vong hay bệnh hiểm nghèo.

Bên cạnh đó, MB cũng xây dựng các chính sách ưu đãi dành cho khách hàng thanh toán phí bảo hiểm thông qua Ngân hàng. Cụ thể, MB có các chương trình hoàn tiền dành cho các khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ MB Ageas Life và thanh toán qua thẻ tín dụng của MB. Ngoài ra, Mb cũng áp dụng nhiều chương trình khuyến mại và quà tặng đi kèm với các gói bảo hiểm này. Mặc dù là nghiệp vụ bảo hiểm mới của MB, nhưng bảo hiểm nhân thọ của Mb đã có nhiều bước phát triển và hứa hẹn sẽ là một hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cho MB trong thời gian tới.


2.2.2.2. Bảo hiểm phi nhân thọ


Bảo hiểm con người: Đến thời điểm hiện tại, ngoài 2 sản phẩm bảo hiểm truyền thống là bảo hiểm tai nạn cá nhân 24/24 và bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe,MB hiện tại đã có mườisản phẩm liên quan đến bảo hiểm con người. Từ loại hình bảo hiểm tai nạn truyền thống cho người lao động, MB đã mở rộng thêm các sản phẩm về tai nạn khác, phục vụ nhu cầu của nhiều nhóm đối tượng. Cụ thể, hiện tại có sản phẩm: Bảo hiểm tai nạn toàn diện học sinh, sinh viên, bảo hiểm bồi thường người lao động, bảo hiểm tai nạn hành khách ngồi trên xe, bảo hiểm thủy thủ, thuyền viên, bảo hiểm du lịch quốc tế.

Nhờ có sự đa dạng về sản phẩm mà bảo hiểm con người của MB đã đáp ứng được nhiều hơn yêu cầu của khách hàng và biến sản phẩm bảo hiểm con người trở thành một sản phẩm chủ lực của MB. Năm 2010, nắm bắt được nhu cầu về cho vay tiêu dùng cá nhân, MB đã song song cho ra đời sản phẩm bảo hiểm tín dụng cá nhân tích hợp với sản phẩm tín dụng của ngân hàng và gắn sản phẩm này vào gói tín dụng của Ngân hàng. Cốt lõi của sản phẩm này là từ loại hình của sản phẩm bảo hiểm tín dụng. Sản phẩm này được coi như sản phẩm bổ trợ, đảm bảo cho sự an toàn của Ngân hàng đồng thời bảo vệ tài chính đối với tài sản của khách hàng trong trường hợp họ qua đời trước khi trả hết nợ. Sự ra đời của sản phẩm bảo hiểm này đã đem lại sự bùng nổ về doanh thu của sản phẩm bảo hiểm con người.

Bảo hiểm tài sản: Bảo hiểm tài sản chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu bảo hiểm của MB. Các sản phẩm bảo hiểm tài sản gồm có: bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt, bảo hiểm mọi rủi ro tài sản, bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh. Tỷ trọng của bảo hiểm tài sản chiếm trung bình khoảng 25% trong doanh thu toàn sản phẩm.Căn cứ trên nền tảng bảo hiểm tài sản truyền thống, MB đã cho ra đời thêm một số sản phẩm tích hợp với các gói sản phẩm tín dụng của Ngân hàng.

Năm 2016, MB đã triển khai sản phẩm bảo hiểm nhà tư nhân. Sản phẩm bảo hiểm này được bán kèm với sản phẩm tín dụng cho vay mua căn hộ chung cư của Ngân hàngTMCP Quân đội. Phí bảo hiểm của gói sản phẩm này được Ngân hàngtặng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/01/2023