Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Du Lịch.


g)Thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến với cộng đồng địa phương và các đối tượng có liên quan

Tham khảo ý kiến quần chúng là một việc làm hữu hiệu nhằm dung hòa giữa phát triển kinh tế với những mối quan tâm của người dân địa phương và tác động tiềm ẩn của sự phát triển lên môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa. Thiếu sự hòa hợp giữa cơ quan nhà nước, cộng đồng địa phương và doanh nghiệp tham gia kinh doanh du lịch có thể đưa đến sự thù địch, đối kháng về quyền lợi vô cùng nghiêm trọng, khó giải quyết.

Ý kiến của người dân địa phương thực sự cần thiết để đánh giá một dự án phát triển, các biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực và tối đa hóa sự đóng góp tích cực của quần chúng địa phương.

Tham khảo ý kiến trên diện rộng với các chính quyền địa phương cũng như người dân để khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến xây dựng sự phát triển bền vững, lâu dài cho du lịch, lồng ghép các lợi ích của cá nhân và quần chúng.

h)Chú trọng đào tạo, nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường

Một lực lượng lao động được đào tạo và có kĩ năng thành thạo không những đem lại lợi ích về kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch. Việc đào tạo đúng mức và nhận thức của người học về tầm quan trọng và tính chất phức tạp của du lịch sẽ giúp cho việc nâng cao lòng tự hào nghề nghiệp và chất lượng sản phẩm du lịch, tạo lòng tin, sự hài lòng với cả du khách, địa phương và ngành du lịch.

Việc đào tạo nhân viên trong đó lồng ghép vấn đề du lịch bền vững vào thực tiễn công việc, cùng với việc tuyển dụng lao động địa phương vào mọi cấp sẽ làm tăng chất lượng du lịch. Việc đào tạo bao gồm cả giáo dục đa văn hóa nhằm tăng cường hiểu biết và cảm nhận văn hóa phong phú giúp nhân viên du lịch có thể nhận định chính xác nhu cầu của cả du khách và nhà doanh nghiệp.

Đào tạo và sử dụng nhân viên là người địa phương mang lại lợi ích lâu dài. Do đó, đào tạo nhân viên là người địa phương không nên chỉ hạn chế trong những công việc đơn giản, có vị trí thấp và mức lương thấp.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

i)Tăng cường quảng bá, tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm

Tiếp thị và quảng cáo du lịch một cách đầy đủ, cuốn hút sẽ tạo cho du khách niềm hứng khởi khám phá giá trị tự nhiên và nhân văn mới, nâng cao hiểu biết toàn diện về môi trường, xã hội, níu kéo sự lưu trú lâu dài và tăng khả năng quay lại ở mỗi du khách.

Phát triển bền vững du lịch tỉnh Thanh Hóa - 4

Tiếp thị và quảng cáo là những vũ khí lợi hại cho việc bán thành công bất cứ sản phẩm nào chứ không riêng gì du lịch. Phát triển bền vững dựa trên độ tin cậy, tính trung thực của các thông tin về sản phẩm, bao gồm cả các tác động của chúng đối với nhân văn và môi trường (có tính đến giá thành của những giá trị môi trường).

Chiến lược tiếp thị đối với du lịch bền vững bao gồm việc xác định, đánh giá và luôn rà soát lại mặt cung của những tài nguyên du lịch và các nguồn lực khác cũng như khía cạnh cung-cầu.

Do sự tăng trưởng của du lịch và sự hoán vị của các điểm tham quan mà tiếp thị du lịch luôn có tính chất cạnh tranh. Du khách luôn muốn tìm kiếm, khám phá cái mới. Vì vậy, cần thường xuyên tăng cường, bổ sung thêm các sản phẩm du lịch, loại hình dịch vụ mới, thu hút du khách quay lại, giữ được sự phát triển bền vững, lâu dài.

k)Thường xuyên tiến hành cộng tác nghiên cứu

Để ngành du lịch phát triển và tồn tại một cách bền vững, điều cốt yếu là cần có dự đoán vấn đề và nắm được trước chi phí giải quyết vấn đề. Tốc độ phát triển nhanh của du lịch tại những khu vực dễ bị tổn thương về mặt môi trường, kinh tế và xã hội, những khu vực này thường khó thu thập số liệu. Do đó, cần cấp bách nghiên cứu cơ bản hơn nữa để đảm bảo cho hiệu quả kinh doanh và sự phát triển bền vững trong mối quan hệ cơ chế, chính sách và việc bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Việc nghiên cứu toàn diện đòi hỏi sự phối hợp giữa ngành du lịch với các trường đại học, các viện nghiên cứu, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ về tiềm năng, kĩ năng nghiên cứu và tổ chức cũng như thiện chí về chính trị, sự trung thực và cam kết về nghiệp vụ.


Thường xuyên nghiên cứu và giám sát ngành du lịch thông qua việc sử dụng và phân tích có hiệu quả các số liệu là rất cần thiết để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng và mang đến lợi ích cho các điểm tham quan, cho ngành và khách du lịch.

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch.‌

1.2.3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Nếu khách du lịch là chủ thể của du lịch thì tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch, là cơ sở quan trọng để phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch được hiểu là tất cả các yếu tố thiên nhiên, nhân văn, xã hội và sự kiện có thể thu hút khách du lịch và được ngành du lịch khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách, mang lại lợi ích kinh tế, xã hội cho quốc gia, địa phương.

Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố vị trí địa lí, địa hình; khí hậu; hệ động thực vật; nguồn tài nguyên nước ngọt, mặn;…

Vị trí địa lí tác động rất lớn đến khả năng phát triển du lịch thông qua điều kiện, sự tiếp cận đến nguồn cung du lịch bằng các loại phương tiện khác nhau. Khoảng cách du lịch từ nơi đi đến điểm đến mà quá xa nhau sẽ gây nhiều bất lợi do du khách phải trả thêm nhiều chi phí đi lại.

Địa hình đa dạng thường gắn liến với nhiều cảnh đẹp và sự đa dạng cảnh quan. Khách du lịch thường tìm đến các địa điểm có địa hình đa dạng, đan xen giữa rừng, biển, sông, hồ, đồng bằng hoặc những vùng núi cao, núi lửa. Sầm Sơn là một trong những điểm du lịch điển hình về tính đa dạng địa hình như vậy.

Điều kiện khí hậu cũng được khách du lịch rất quan tâm khi chọn lựa điểm đi. Các điều kiện khí hậu khác nhau lại thích hợp với những loại hình du lịch khác nhau. Các vùng đồi núi, bãi biển có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành phù hợp với khách du lịch nghỉ mát trong khi những vùng có nhiệt độ thấp, tuyết bao phủ quanh năm lại là sự lựa chọn của những khách du lịch trượt tuyết.

Hệ động thực vật cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của du lịch. Khu vực nào có hệ động thực vật càng phong phú, càng quí hiếm, càng nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên thì càng có sức hút đối với khách du lịch, đặc biệt là nhóm du khách trẻ, thích khám phá tự nhiên hay nhóm du khách nghiên cứu. Thông


thường, khách du lịch thường có xu hướng tìm kiếm các hệ động thực vật không có tại nơi họ sống hoặc các loài động vật có nguy cơ bị diệt chủng, đang được ghi trong sách đỏ. Khách du lịch vùng nhiệt đới thường thích khám phá hệ động thực vật tại vùng ôn đới trong khi du khách vùng ôn đới lại tìm về các khu rừng nhiệt đới. Loại hình du lịch khám phá thiên nhiên, đời sống các loài động vật hoang dã hiện đang chiếm nhiều ưu thế trong thị trường du lịch.

Các nguồn tài nguyên nước mặt như ao, hồ, sông, suối, đầm phá, biển,

…không chỉ giúp điều hòa khí hậu, phát triển hệ thống giao thông vận tải mà còn tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển, du lịch thể thao.

1.2.3.2 Tài nguyên nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn là những của cải vật chất và tinh thần do con người tạo ra từ xa xưa đến nay đã thu hút khách du lịch đến thưởng thức. Các nguồn tài nguyên nhân văn bao gồm: Các di tích lịch sử, di sản văn hóa; các công tŕnh kiến trúc; các nhà bảo tàng, vườn tượng; các lễ hội; các làng nghề truyền thống; ẩm thực; tôn giáo; âm nhạc, hội họa.

Trong đó, tiêu biểu là các di tích lịch sử - văn hóa là các công trình xây dựng có các di vật, cổ vật, bảo vật của quốc gia có giá trị lịch sử. Các di tích này được chia theo ba cấp độ: Di tích cấp quốc gia, di tích cấp tỉnh và di sản văn hóa thế giới (được UNESCO công nhận). Tính đến năm 2005, Việt Nam đă có 7 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận.

Các lễ hội truyền thống có tính hấp dẫn cao đối với khách du lịch. Bản thân nó là hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc hay hình thức sinh hoạt tập thể của người dân sau những ngày mùa hay là một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước. Bất cứ lễ hội nào cũng có hai phần chính là phần lễ và phần hội và phần hội thường thu hút được khách du lịch hơn.

Ngoài ra, làng nghề truyền thống với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩm thực với các món ăn mang phong vị đặc trưng riêng của từng quốc gia dân


tộc, tôn giáo với các công trình kiến trúc đền thờ, chùa chiền, nhà thờ và giá trị về mặt tâm linh cũng là yếu tố thu hút khách tại các quốc gia trên thế giới.

1.2.3.3 Các nhân tố kinh tế-xã hội và chính trị

Tiềm lực kinh tế của một quốc gia là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của khu vực. Khả năng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, quảng bá du lịch, bảo tồn các tài nguyên, di tích văn hóa hay đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch đều phụ thuộc vào quy mô tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Thực tế, các nước có nền kinh tế phát triển cao trên thế giới đều là những nước có ngành du lịch phát triển lâu đời như Anh, Pháp, Mỹ. Khách du lịch cứ ùn ùn đổ về các nước này, đơn giản bởi vì họ được hưởng các tiện nghi, các dịch vụ (như ngân hàng, khách sạn, nhà hàng, hệ thống bán lẻ rộng khắp, đạt chuẩn mực quốc tế, nhân viên ngành du lịch được đào tạo tốt, có tính chuyên nghiệp cao) đáng với đồng tiền họ bỏ ra. Sự phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và thương mại ở nước này đã tạo đà cho ngành du lịch phát triển thuận lợi. Đây cũng chính là những mặt hạn chế và khó khăn khiến các ngành du lịch ở các nước đang phát triển kém sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Tình hình chính trị ổn định là một trong những yếu tố rất quan trọng để phát triển du lịch tại mỗi quốc gia. Trước khi đi du lịch, du khách thường có quá trình tìm hiểu trước điểm du lịch mà mình sẽ đến. Họ có xu hướng đến những nơi đảm bảo an toàn nhất cho họ, ít đến những nơi có chiến tranh, bạo loạn, khủng bố, bắt cóc hay có dịch bệnh, thiên tai.

Hình thức du lịch bình đẳng (Tourism equitable) hay còn gọi là du lịch sự kiện đặc biệt (Tourism Event) chỉ thu hút một lượng khách đặc biệt. Mục đích của du khách hình thức này là vừa thưởng ngoạn, vừa chia sẻ và giúp đỡ khắc phục những hậu quả của sự kiện đó.

Một số sự kiện đặc biệt cũng có khả năng thu hút khách du lịch với số lượng lớn. Chúng thường là các Hội nghị, Đại hội, Triển lãm, Thi đấu thể thao, Liên hoan Toursim Festival. Mặc dù diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, không thường xuyên


nhưng chúng lại có khả năng thu hút khách đến với số lượng lớn và có vai trò tích cực trong việc quảng bá hình ảnh du lịch của đất nước tổ chức sự kiện.

Ngoài ra, cần có sự đầu tư tốt các điều kiện sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách du lịch bao gồm:

- Hệ thống các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch cho khách du lịch như các công ty du lịch, lữ hành, xí nghiệp vận chuyển, nhà hàng, khách sạn, v.v.

- Đội ngũ lao động chuyên nghiệp làm việc trong ngành du lịch.

- Bộ máy quản lí nhà nước về du lịch cấp Trung Ương và địa phương.

- Hệ thống các thể chế quản lí Nhà nước về du lịch như Luật Du lịch và các văn bản pháp quy dưới luật, các chính sách và cơ chế quản lí du lịch, quy hoạch phát triển du lịch.

1.2.3.4 Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội phát triển sẽ là đòn bẩy thúc đẩy các hoạt động kinh tế xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng. Đối với ngành du lịch, nó là yếu tố tiền đề đảm bảo cho du khách tiếp cận dễ dàng với các điểm du lịch, thỏa mãn được nhu cầu thông tin liên lạc và các nhu cầu khác trong chuyến đi.

Trong các yếu tố hạ tầng, hệ thống giao thông là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển của du lịch vì nó liên quan trực tiếp đến việc: đảm bảo an toàn, tiện nghi cho khách du lịch, cung cấp dịch vụ vận tải với chi phí ngày càng rẻ, tăng tốc độ vận chuyển còn tiết kiệm được thời gian đi lại, kéo dài thời gian ở lại nơi du lịch và đi tận đến cả các nơi xa xôi.

Nhìn chung, để phát triển du lịch cần có nhiều yếu tố. Mỗi yếu tố trên đây tác động độc lập đến ngành du lịch. Do vậy, khi một trong các yếu tố ấy không được thỏa mãn, nó có thể làm trì trệ sự phát triển du lịch. Tính chất này đòi hỏi ngành du lịch tại các quốc gia phải có chiến lược phát triển đồng bộ các yếu tố trên để thúc đẩy du lịch phát triển.


1.2.4 Những chỉ tiêu cơ bản để xây dựng các điểm, tuyến du lịch‌

1.2.4.1 Vị trí của điểm du lịch

Điểm du lịch được hình thành gắn liền với vị trí tài nguyên du lịch. Bên cạnh mật độ tài nguyên, độ lớn của khoảng cách giữa điểm du lịch đến thị trường cung cấp khách có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với khả năng phát triển của hoạt động du lịch ở điểm đó. Khoảng cách càng gần càng thuận lợi để xây dựng, phát triển và ngược lại.

Để xác định mức độ thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển các điểm du lịch ở góc độ khoảng cách từ thị trường nguồn đến vị trí điểm du lịch, trên cơ sở thực tiễn hoạt động du lịch thường sử dụng 4 cấp:

Rất thuận lợi: Khoảng cách từ 10 – 100 km. Thời gian đi đường ít hơn 3 giờ và có thể sử dụng từ 2 – 3 phương tiện vận chuyển thông dụng.

Khá thuận lợi: Khoảng cách từ 100 – 200 km. Thời gian đi đường ít hơn 5 giờ và có thể sử dụng từ 2 – 3 phương tiện vận chuyển thông dụng.

Thuận lợi: Khoảng cách từ 200 – 500 km. Thời gian đi đường ít hơn 12 giờ và có thể sử dụng từ 1 – 2 phương tiện vận chuyển thông dụng.

1.2.4.2 Độ hấp dẫn của điểm du lịch

Đây là chỉ tiêu mang tính tổng hợp, thường được chia thành 4 cấp:

Rất hấp dẫn: Có ít nhất trên 5 cảnh quan đẹp được thừa nhận. Có ít nhất 5 di tích đặc sắc và những tài nguyên du lịch khác để có thể phát triển được ít nhất 5 loại hình du lịch.

Khá hấp dẫn: Có ít nhất trên 3 - 5 cảnh quan đẹp được thừa nhận. Có ít nhất 2 di tích đặc sắc và những tài nguyên du lịch khác để có thể phát triển được ít nhất 3 - 5 loại hình du lịch.

Hấp dẫn: Có ít nhất trên 1 - 2 cảnh quan đẹp được thừa nhận. Có ít nhất 1 di tích đặc sắc và những tài nguyên du lịch khác để có thể phát triển được ít nhất 1 - 2 loại hình du lịch.

Kém hấp dẫn: Có cảnh quan đơn điệu và chỉ có thể phát triển được 1 loại hình du lịch.


1.2.4.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Đây là chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển điểm, tuyến du lịch, có 4 cấp độ khác nhau:

Rất tốt: Điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Với điều kiện này, việc khai thác các tiềm năng để phát triển các điềm, tuyến du lịch rất thuận lợi đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách ở trình độ cao

Khá tốt: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc gia.

Trung bình: chỉ có một số cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đạt tiêu chuẩn quốc gia nhưng không đồng bộ.

Kém: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch yếu kém, thiếu đồng bộ.

1.2.4.4 Thời gian hoạt động của điểm du lịch

Thời gian hoạt động du lịch thể hiện tính chất thường xuyên hay mùa vụ của điểm, tuyến du lịch, được xác định bởi khoảng thời gian thích hợp về các điều kiện khí hậu, thời tiết đối với sức khỏe và đảm bảo an toàn cho du khách cũng như điều kiện thuận lơị để đưa khách đi du lịch theo chương trình.

Việc đánh giá thời gian hoạt động của điểm du lịch cũng được chia làm 4 cấp:

Rất dài: Có trên 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và có ít nhất trên 180 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp cho sức khỏe con người.

Khá dài: Có từ 150 - 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và từ 120 - 180 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp cho sức khỏe con người.

Dài: Có từ 100 - 150 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và có từ 90 - 120 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp cho sức khỏe con người.

Ngắn: Có dưới 100 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và có ít hơn 90 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp cho sức khỏe con người.

1.2.4.5 Sức chứa của điểm du lịch

Sức chứa của điểm du lịch phản ánh khả năng và quy mô triển khai hoạt động của điểm du lịch mà không nảy sinh những tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2023