Bối Cảnh Quốc Tế Và Trong Nước Tác Động Đến Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bắc Ninh‌



phương. Truyền thông tích hợp và phối hợp giữa chính phủ, ngành du lịch và cộng đồng là rất cần thiết. Quan trọng là cải thiện chất lượng nguồn nhân lực thông qua giáo dục. Hơn nữa, chủ khách sạn và chính phủ cần hợp tác để tạo ra và cải thiện chất lượng sản phẩm du lịch, đặc biệt là thực phẩm và đồ uống. Điều này đòi hỏi phải cải thiện chất lượng nông sản và chăn nuôi, cũng như tăng nguồn cung rượu vang và rượu địa phương. Cần tạo ra các sản phẩm thay thế để thay thế các sản phẩm nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Zheng (2011)3 nói rằng rò rỉ có thể được giảm thiểu bằng cách phát triển các liên kết mạnh mẽ hơn giữa du lịch và các ngành khác trong nền kinh tế địa phương. Việc sử dụng các sản phẩm địa phương cần khuyến khích trong lĩnh vực lưu trú thông qua trách nhiệm của các nhà quản lý khách sạn chịu trách nhiệm vận hành nhà ở. Các nhà quản lý khách sạn cần tối ưu hóa việc cung cấp và tạo thực đơn trong các khách sạn và nhà hàng dựa trên tính xác thực của các sản phẩm địa phương như các sản phẩm thủy sản, trái cây và rau quả. Tuy nhiên, kết quả cho thấy khách du lịch nước ngoài thích nhập khẩu đáp ứng, đồ uống và các sản phẩm sữa. Về điểm này, chiến lược tiếp thị kéo rất quan trọng để thực hiện bằng cách cung cấp các sản phẩm thay thế vì chiến lược kéo là một chiến lược xúc tiến tập trung vào việc xây dựng nhu cầu của người tiêu dùng (Kotler và Lane, 2006)4.

Sự sẵn có của các sản phẩm thay thế để thay thế các sản phẩm nhập khẩu là thực sự quan trọng. Trên thực tế, Bắc Ninh có một số sản phẩm đồ uống có thể được sử dụng làm sản phẩm thay thế, đặc biệt là rượu làng Vân, bởi hương vị ngọt bùi từ nếp cái hoa vàng hay thứ men gia truyền được tinh chế từ 35 vị thuốc bắc, mà còn từ nguồn nước trong veo, tinh khiết lấy từ các giếng khơi trong làng. Cải thiện mẫu mã và đảm bảo an toàn thực phẩm là rất quan trọng. Tuy nhiên, nhập khẩu là không thể tránh được vì khả năng đáp ứng của địa phương thấp. Bắc Ninh có các sản phẩm gia dụng và mỹ nghệ bằng gỗ, bằng đồng; có sản phẩm tranh dân gian, tranh thêu hết sức nổi tiếng.


3 Zheng, Z. 2011. Strategies for Minimizing Tourism Leakages in Indo-Chinese Development Countries. Asia Pacific Journal of Tourism Research, vol. 5, no. 2, pp. 11-20, 2011.

4 Kotler and K. Lane. 2006. Marketing Management 12e. Twelfth Edition. Upper Saddle River, New Jersey.



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Trong phân khúc khách du lịch, đối với khách ưa khám phá, thực tế ẩm thực Bắc Ninh có 10 món đặc sản: thịt chuột Đình Bảng, nem làng Bùi (nem Bùi), gà Hồ, bún làng Tiền, cỗ chay Đào Xá, bánh tẻ làng Chờ, bánh khúc làng Diềm, bánh phu thê Đình Bảng, tương Đình Tổ, cháo thái Đình Tổ (Tùng Anh, 2015)5. Đây là những món ăn truyền thống lâu đời, có ý nghĩa văn hóa địa phương sâu sắc, khi chế biến phải thuân thủ công thức truyền thống, lại ngon và chưa ghi nhận vi phạm an toàn thực phẩm.

Về phát triển sản phẩm, nước xuất xứ và chiến lược ghi nhãn là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thị trường cạnh tranh, mặc dù có nhiều thông số được người tiêu dùng cân nhắc khi quyết định mua sản phẩm, như nhãn hiệu, màu sắc, thiết kế, v.v. liên kết với hình ảnh của đất nước được tạo bởi các biến như sản phẩm đại diện, đặc điểm quốc gia, truyền thống và nhận thức chung về hình thức của người tiêu dùng về sản phẩm dựa trên nhận thức trước về điểm mạnh và điểm yếu trong sản xuất và tiếp thị của quốc gia. Ngoài ra, việc sử dụng nhãn thực phẩm như một cơ chế quan trọng để giúp đảm bảo người tiêu dùng khớp chính xác với sản phẩm, cho phép nhà sản xuất điều chỉnh sản xuất sản phẩm để đáp ứng nhu cầu và mong đợi của người tiêu dùng. Liên quan đến nghiên cứu này, việc tạo nhãn hiệu xuất xứ Bắc Ninh là rất quan trọng cần được phát triển để tăng cường định vị sản phẩm của Bắc Ninh đối với các sản phẩm kể trên. Những nỗ lực và các nghiên cứu tích hợp hơn trong tiếp thị du lịch cần được tập trung vào chủ đề này.

Phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh - 21

Vai trò của quản trị trong việc phát triển và bảo vệ các sản phẩm địa phương là rất quan trọng. Thực tế không có quy định nào bảo vệ các sản phẩm nông nghiệp địa phương. Để giảm thiểu rò rỉ, sự hợp tác giữa chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp địa phương và nông dân là rất cần thiết. Xây dựng sự phối hợp với các nhà sản xuất như vậy có thể cho phép người địa phương trở thành nhà cung cấp đáng kể các yếu tố thiết kế nội thất, như thủ công mỹ nghệ, tranh vẽ và các đồ nội thất khác. Bên cạnh những loại sản phẩm địa phương, du lịch Bắc Ninh thực sự nổi tiếng với văn hóa đích thực. Bảy P của chiến lược tiếp thị là khái niệm cơ bản được sử dụng để giải thích tầm quan trọng của chiến lược tiếp thị điểm


5 Tùng Ạnh (2015), https://www.24h.com.vn/am-thuc/10-mon-ngon-nuc-tieng-xa-gan-o-bac-ninh- c460a742312.html, truy cập ngày 25-5-2020.



đến cho bền vững du lịch ở Bắc Ninh, bao gồm sản phẩm (product), con người (people), giá cả (price), khuyến mãi (promotion), địa điểm (place), quy trình (process) và bằng chứng vật lý (physical evidence). Sản phẩm vật lý là một trong những thành phần sản phẩm đích, bao gồm các mặt hàng vật lý như điểm tham quan, cơ sở vật chất, giao thông, cơ sở hạ tầng, chỗ ở, thực phẩm và đồ uống.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 4‌

1. Tỉnh Bắc Ninh nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 30km, là tỉnh nhỏ tổng diện tích là: 82.271,1ha, dân số tính đến năm 2018 là 1.247.454 người, nhưng các chỉ tiêu về kinh tế xã hội và xếp hạng trong nước khá cao, có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, vì vậy Bắc Ninh có điều kiện phát triển du lịch.

2. Đánh giá chung tỉnh Bắc Ninh cho thấy qua 5 năm, cơ cấu của tiểu ngành du lịch chỉ chiếm từ 1,5% đến 2,8% trong cơ cấu toàn ngành dịch vụ, trong đó ngành dịch vụ cũng chỉ chiếm từ 19,84% đến 20,65% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, vì vậy tiểu ngành du lịch hiện nay chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh.

3. Đánh giá về sự hài lòng của khách du lịch cho thấy: Vùng 1 - Bắc sông Đuống, cũng có rất ít các chỉ tiêu đã đạt loại tốt, còn đa số các chỉ tiêu khách du lịch đánh giá chưa hài lòng, đặc biệt một số chỉ tiêu như: dịch vụ vui chơi giải trí, vệ sinh môi trường khách du lịch rất không hài lòng… Đối với Vùng 2 - Nam sông Đuống, các chỉ tiêu càng thấp, đặc biệt là dịch vụ vui chơi giải trí, vệ sinh môi trường, sự thuận lợi của phương tiện, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch…khách du lịch không hài lòng.

4. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch.

Phân tích hồi quy cho thấy, trong số 8 yếu tố là: Danh lam thắng cảnh; Cơ sở hạ tầng; Phương tiện vận chuyển; Dịch vụ ăn uống, thăm quan, mua sắm và giải trí; Cơ sở lưu trú; An ninh trật tự và an toàn xã hội; Hướng dẫn viên du lịch; Giá cả dịch vụ.

Đối với Vùng 1 - Bắc sông Đuống thì yếu tố ảnh hưởng mạnh đến phát triển bền vững du lịch là: Cơ sở lưu trú, Cơ sở hạ tầng, Dịch vụ ăn uống, thăm quan, mua sắm và giải trí, Phương tiện vận chuyển khách tham quan và Hướng dẫn viên du lịch.

Đối với Vùng 2 - Nam sông Đuống, thì các yếu tố ảnh hưởng mạnh đến phát triển bền vững du lịch là: Cơ sở lưu trú; Phương tiện vận chuyển khách tham quan; Hướng dẫn viên du lịch và Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

Muốn phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh cần có những giải pháp nhằm đầu tư, hoàn thiện những yếu tố nêu trên.



5. Phân tích những yếu tố khó khăn làm cản trở phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh cho thấy, trong 6 yếu tố là 1, Khó khăn về xã hội an ninh và an toàn; 2, Khó khăn về cơ chế, chính sách của Nhà nước; 3, Khó khăn về cơ sở hạ tầng; 4, Khó khăn về nguồn nhân lực phục vụ du lịch chưa tốt; 5, Khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ du lịch; 6, Khó khăn về sản phẩm du lịch ít, chưa phù hợp.

Đối với Vùng 1 - Bắc sông Đuống thì các yếu tố 2, 5, 3, 6 là những yếu tố khó khăn gây cản trở đặc biệt 2 yếu tố: 6 và 3 là hai yếu tố chính gây trở ngại làm tắc nghẽn sự phát triển hệ thống bền vững du lịch.

Đối với Vùng 2 - Nam sông Đuống, các yếu tố 2, 4, 5, 3, 6 là những yếu tố khó khăn gây cản trở đến sự phát triển du lịch, trong đó đặc biệt chú ý 3 yếu tố: 6,3 và 5 là ba yếu tố chính gây trở ngại làm tắc nghẽn sự phát triển hệ thống bền vững du lịch.

Đối với vấn đề rò rỉ lợi ích địa phương, kết quả khảo sát cho thấy, cộng đồng địa phương có thể chịu trách nhiệm là nhà cung cấp trong việc cung cấp thực phẩm, đồ uống và các hàng hóa khác, chẳng hạn như quà lưu niệm. Nó sẽ không chỉ giảm chi phí vận chuyển và các tác động tiêu cực từ bên ngoài mà còn xây dựng vốn xã hội hợp tác và năng lực kinh tế với các nhà cung cấp trong cộng đồng địa phương. Cung cấp sản phẩm và hàng hóa địa phương cũng có thể nâng cao tính xác thực của trải nghiệm du lịch, tăng thêm giá trị và sự hài lòng. Ngoài ra, du khách có thể tìm hiểu cách sản phẩm du lịch được sản xuất và giao cho khách hàng. Phản hồi từ khách hàng thực sự quan trọng đối với việc cải thiện chất lượng. Phát triển sản phẩm điểm đến có thể tập trung vào các hoạt động trên thông qua việc cung cấp cho khách du lịch nước ngoài, chẳng hạn như ở trong khách sạn, nhà dân hoặc biệt thự thuộc sở hữu của người bản địa; ăn trong các nhà hàng thuộc sở hữu của người dân địa phương bằng cách chọn các loại thực phẩm địa phương đích thực đang sử dụng thịt, hải sản và rau quả địa phương, trái cây lạ và đồ uống địa phương; mua các sản phẩm được sản xuất bởi người địa phương. Bằng cách khuyến khích nghỉ trong bầu không khí thuần túy địa phương như ở trong các phòng nghỉ thuộc sở hữu của người địa phương, tính xác thực của thực phẩm, trái cây và đồ uống của người dân địa phương, những điều này sẽ củng cố nền kinh tế địa phương, từ đó, lợi ích từ việc phát triển du lịch có thể có lợi hơn cho địa phương.

Nếu muốn phát triển bền vững du lịch phải có giải pháp khoa học phù hợp khắc phục, khai thông các yếu tố trên.



Chương 5‌

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TỈNH BẮC NINH‌‌


5.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh‌

5.1.1. Bối cảnh quốc tế

* Vị thế của Việt Nam ngày càng tăng trong trường quốc tế

Với tư cách là nước chủ nhà APEC 2017, Việt Nam đã chủ động, tích cực kết nối thành công các chủ đề lớn của hai sự kiện quan trọng, tầm cỡ thế giới, góp phần tiếp tục khẳng định vị thế của Việt Nam, cho thấy Việt Nam là đối tác tin cậy và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao [83].

Trong năm 2018 Việt Nam và các nước đã trao đổi 61 chuyến thăm cấp cao, góp phần đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và các nước trên thế giới ngày càng phát triển thực chất [54].

Việt Nam đã đăng cai nhiều hội nghị quốc tế quan trọng, trong đó Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) tại Hà Nội tháng 9/2018 được đánh giá là thành công nhất trong lịch sử 27 năm của WEF; tăng cường các nỗ lực đóng góp cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc [79].

Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao Á - Âu (ASEM) lần thứ 12 tại Brúc-xen (Bỉ) và Hội nghị cấp cao Ðối tác vì tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) tại Cô-pen-ha-ghen (Ðan Mạch), thăm Cộng hòa Áo, Vương quốc Bỉ và Vương quốc Ðan Mạch, thăm làm việc tại Liên hiệp châu Âu (EU) [61].

Việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên không chỉ là dịp để Việt Nam quảng bá hình ảnh của đất nước mà còn làm nổi bật tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam, cũng như tầm ảnh hưởng đối với khu vực... [96].

Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về Hiệp hội các quốc gia Đông - Nam Á (WEF ASEAN) - một trong những sự kiện đối ngoại đa phương quan trọng nhất năm 2018 của Việt Nam diễn ra từ ngày 11 đến ngày 13-9 tại Thủ đô Hà Nội đã thành công trên mọi phương diện [39].

Đặc biệt, việc Việt Nam được mời tham dự Hội nghị G20 cho thấy vai trò và vị thế của ta đang ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế và khu vực.



Việt Nam được bầu vào Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc tổ chức vào tháng 6/2019. Việc trở thành viên của HĐBA LHQ, có nghĩa thể hiện vai trò trách nhiệm vị thế của Việt Nam cao hơn [56].

* Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại quốc tế

Tính đến tháng 4 năm 2019 Việt Nam đã ký kết và đàm phán 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và hợp tác với hầu hết các nước và các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới, trong đó có 11 hiệp định đã có hiệu lực, 1 hiệp định đã ký nhưng chưa có hiệu lực, 1 hiệp định đã kết thúc đàm phán nhưng chưa ký và 3 hiệp định đang đàm phán (chi tiết ở bảng 1.1.) đó là một tiềm năng lớn phát triển kinh tế trong đó có tiềm năng, cơ hội lớn để phát triển du lịch [119].

5.1.2. Bối cảnh trong nước

* Việt Nam là điểm đến an toàn và hiếu khách

Trong hệ thống cảnh báo du lịch nước ngoài với công dân Mỹ công bố ngày 10/1/2018, Bộ Ngoại giao Mỹ đánh giá, Việt Nam là một trong những nước có mức độ rủi ro về an toàn và an ninh thấp nhất trên thế giới. Đây là hệ thống cảnh báo mà Bộ Ngoại giao Mỹ công bố để khuyến cáo công dân nước này trong việc lựa chọn điểm đến du lịch.

Trang Business Insider của Mỹ cũng từng công bố danh sách hơn 150 quốc gia là những điểm du lịch an toàn nhất thế giới, trong đó, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 6 của top 10. [124].

Hà Nội Việt Nam từng được báo chí quốc tế nhắc đến là một nơi rất an toàn. Nhiều chính khách của các cường quốc cũng phải ấn tượng với sự hiếu khách của người Hà Nội. Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng rất ngạc nhiên trước sự chào đón nồng nhiệt ngay khi ông đặt chân xuống sân bay Nội Bài trong chuyến thăm Việt Nam tháng 5-2016. Tổng thống Cộng hòa Pháp Francois Hollande khi thăm Việt Nam tháng 9-2016 đã đi bộ tới nhiều điểm văn hóa trong khu phố cổ Hà Nội. Thủ tướng Australia John Howard chạy bộ quanh hồ Hoàn Kiếm tháng 11- 2017, và Tổng thống Argentina Mauricio Macri đi bộ và ngồi thưởng thức cà phê vỉa hè tại Hà Nội trong chuyến thăm Việt Nam tháng 02-2019 đã tạo nên câu chuyện về một Hà Nội an toàn và hiếu khách… [35]



* Việt Nam có nhiều danh thắng nổi tiếng

Tạp chí CNN đã tổng hợp những thắng cảnh nổi tiếng tại Việt Nam, giúp du khách có thể dễ dàng lựa chọn điểm tham quan. Trong đó vinh danh 15 thắng cảnh của Việt Nam là: Sông Thu Bồn, Hội An, Việt Nam; Hang Sơn Đoòng, Phong Nha, Kẻ Bàng; Phố cổ Hội An; Đảo Phú Quốc; Cao nguyên Sapa; Cao nguyên Đồng Văn; Gành Đá dĩa, Phú Yên; Hệ thống cáp treo ở Nha Trang; Vịnh Hạ Long; Thác Bản Giốc; Đà Lạt; Quần thể danh thắng Tràng An; Nhà hát lớn Hà Nội; Rừng Cúc Phương; Cung đường Quốc lộ 4D [116].

* Đối với tỉnh Bắc Ninh là địa phương có hệ thống giao thông thuận lợi, cách trung tâm thủ đô Hà nội 40 km, Bắc Ninh có hàng trăm di tích lịch sử văn hóa với nhiều nhà thờ, đình, chùa, lễ hội và những làn điệu dân ca Quan họ. Bề dày lịch sử, văn hóa truyền thống lâu đời đã tạo cho Bắc Ninh tiềm năng phát triển du lịch văn hóa. Bắc Ninh có nhiều khu du lịch như: Khu du lịch văn hoá Quan họ Cổ Mễ (thành phố Bắc Ninh); khu du lịch văn hoá Đền Đầm (thị xã Từ Sơn); khu du lịch văn hoá Phật Tích (huyện Tiên Du). Bên cạnh đó, theo kế hoạch tỉnh Bắc Ninh còn xây dựng nhiều khu du lịch khác như: Khu du lịch lâm viên Thiên Thai (huyện Gia Bình); khu du lịch văn hoá lịch sử Như Nguyệt (huyện Yên Phong); khu du lịch tâm linh Hàm Long - Núi Dạm (thành phố Bắc Ninh). Bắc Ninh lại có dân ca quan họ là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam và được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Bắc Ninh đã lựa chọn 22 điểm di tích quy hoạch phát triển thành điểm du lịch làm động lực cho các tuyến du lịch khép kín, liên hoàn và hấp dẫn trên địa bàn. Trong đó có một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu để hình thành các điểm, các tuyến du lịch hấp dẫn như Văn Miếu Bắc Ninh, chùa Phật Tích, lăng Kinh Dương Vương, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đền Đô, đền thờ Lê Văn Thịnh, Chùa Cổ Lũng, Chùa Lim. Ngoài ra, còn có du lịch cộng đồng tại làng gốm Phù Lãng (huyện Quế Võ), làng tương Đình Tổ, khu vực chùa Bút Tháp (huyện Thuận Thành), làng Quan họ Viêm Xá (Thành phố Bắc Ninh) Làng gỗ mĩ nghệ Đồng Kỵ [8]

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí