Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững Du Lịch Tỉnh Bắc Ninh



Các nguồn vốn đầu tư: Vốn ngân sách Nhà nước đầu tư các hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, các dự án tu bổ tôn tạo di tích, tuyên truyền quảng bá chung...; Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp du lịch, vốn vay ngân hàng, vốn đầu tư tư nhân, vốn FDI, ODA… đầu tư phát triển du lịch Bắc Ninh [21].

5.2.2.2. Mục tiêu phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh

* Mục tiêu chung

Phát triển tỉnh Bắc Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch văn hóa lớn của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và của cả nước, tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.

Tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng GDP du lịch, dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu ngân sách, hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển.

* Mục tiêu cụ thể

- Về lượng khách:

Số liệu năm 2017 đạt: 1,101 triệu lượt khách, mục tiêu tốc độ tăng trưởng khách giai đoạn 2015 - 2020 đạt 21%/năm, đến năm 2020, đón trên 1,795 triệu lượt khách. Trong đó khách số lượt khách quốc tế chiếm 11,6%. Giai đoạn từ năm 2021- 2025 tốc độ tăng trưởng khách 21,5 %/năm, đến năm 2025 đạt 3,724 triệu lượt khách. Trong đó khách số lượt khách quốc tế chiếm 13%.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

- Về cơ sở kinh doanh du lịch

Tính đến năm 2017, toàn tỉnh có 602 tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh du lịch. Trong đó có 13 đơn vị kinh doanh lữ hành, vận chuyển khách (có 02 đơn vị lữ kinh doanh lữ hành quốc tế) mục tiêu đến năm 2020 bình quân tăng 13,4%/năm. Đến năm 2020 số tổ chức kinh doanh du lịch là 844; Giai đoạn từ 2021 - 2025 định hướng tăng 10% năm, đến năm 2025 có 1.266 tổ chức kinh doanh du lịch.

Phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh - 23

- Về nguồn nhân lực du lịch

Năm 2017 là 2.673 lao động du lịch, trong đó số lao động về kinh doanh du lịch 2.410; quản lý nhà nước về du lịch là 224; số lao động đào tạo về du lịch 39 người.



Mục tiêu tăng 5%/ năm, tính đến năm 2020 lao động du lịch là 3.074, trong đó có 2.772 lao động trực tiếp về kinh doanh du lịch. Năm 2025 lao động du lịch là 3.843 lao động, trong đó có 3.464 lao động trực tiếp về kinh doanh du lịch.

- Về thu nhập GDP từ du lịch

Tính đến năm 2017 thu nhập từ du lịch: Thu nhập GDP đạt 729,95 tỷ đồng; Lợi nhận gộp 236,15 tỷ đồng; Lợi nhận thuần 93,11 tỷ đồng; Lợi nhận ròng 74,48 tỷ đồng. Mục tiêu giai đoạn 2017 - 2020 tăng 19%/năm; giai đoạn 2021- 2025 tăng 20%/năm. Đến năm 2020 Thu nhập GDP đạt 1.146,02 tỷ đồng; Lợi nhận gộp 370,76 tỷ đồng; Lợi nhận thuần 146,18 tỷ đồng; Lợi nhận ròng 116,93 tỷ đồng. Đến năm 2025 Thu nhập GDP đạt 2.292,04 tỷ đồng; Lợi nhận gộp 741,52 tỷ đồng; Lợi nhận thuần 292,36 tỷ đồng; Lợi nhận ròng 233,86 tỷ đồng

5.3. Giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh‌

5.3.1. Giải pháp chung‌

5.3.1.1. Tạo cơ chế chính sách phù hợp

Tạo cơ chế chính sách về kinh doanh du lịch, cơ chế về lợi ích của cộng đồng dân cư khu du lịch, điểm du lịch:

Cơ chế chính sách về thuế: Đối với những đơn vị cá nhân mới đăng ký hoặc mở rộng phát triển du lịch có cơ chế miễn giảm thuế, đối với các đơn vị ở xa trung tâm điều kiện khó khăn hoặc những điểm cần kết nối tạo thành tuyến du lịch cần có cơ chế miễn giảm thuế, đối với những loại hình du lịch, điểm du lịch, khu du lịch khuyến khích phát triển thi có cơ chế miễn giảm thuế phù hợp. Cơ chế thuế là một công cụ để kìm hãm hoặc khuyến khích phát triển theo mục tiêu yêu cầu phát triển của địa phương.

Cơ chế chính sách về vốn: Có chính sách rõ ràng về vốn đầu tư ngân sách nhà nước dành cho phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư phát triển du lịch, chính sách vay vốn ưu đãi, chính sách về vốn đầu tư huy động BOT, BTO …

Cơ chế chính sách về phân phối lợi ích: phân phối lợi ích rất quan trọng nó là động lực cho sự phát triển bền vững, trong đó hiện nay tỉnh Bắc Ninh cần thiết phải ban hành cơ chế đối với một số vấn đề liên quan đến trách nhiệm và chia sẻ lợi ích:



Giữa những người làm công tác bảo tồn với công tác du lịch, giữa cộng đồng dân cư ở khu du lịch, điểm du lịch với việc phát triển du lịch, giữa nhà đầu tư về du lịch với điểm du lịch.

5.3.1.2. Thực hiện quy hoạch và bổ sung quy hoạch chi tiết, đầu tư du lịch

* Về quy hoạch du lịch:

Tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030, đến nay đã gần hết giai đoạn 1, nhưng tiến độ thực hiện không hoàn thành quy hoạch đề ra, các dự án đầu tư chưa đáp ứng được quy hoạch, một số dự án không tương thích với quy hoạch, một số vấn đề trong quy hoạch không phù hợp với thực tế. Vì vậy phải rà soát quy hoạch, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng quy hoạch giai đoạn 2 từ năm 2021 đến 2025. Đi đôi với xây dựng và hoàn thiện quy hoạch tổng thể phải tiến hành xây dựng quy hoạch chi tiết, xây dựng kế hoạch và phân bổ dự án đầu tư cơ sở hạ tầng để thực hiện kế hoạch và phục vụ thực hiện quy hoạch

* Về đầu tư du lịch:

Vốn đầu tư có giới hạn nên huy động nguồn vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả là vấn đề rất quan trọng. Đối với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại các khu, điểm du lịch trọng điểm du lịch của tỉnh, sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn ODA có trọng tâm, trọng điểm để kích thích xã hội hoá đầu tư du lịch, đồng thời mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước như hình thức BT, BOT, BTO. Đối với tăng cường cơ sở vật chất du lịch chủ yếu thu hút đầu tư xã hội hoá gắn với lợi ích của nhà đầu tư, tạo các điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, dịch vụ hỗ trợ để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch....

5.3.1.3. Phát triển chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực du lịch

Lựa chọn, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực du lịch có chất lượng, thực hiện chính sách thu hút nhân tài trong lĩnh vực du lịch. Từng bước áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam. Đổi mới, nâng cấp trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật và du lịch phục vụ đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng du lịch đặc biệt kỹ năng đặc thù du lịch của tỉnh. Quan tâm đến cơ cấu trình độ, kỹ năng của 3 đối tượng là giảng dạy, quản lý nhà



nước và hướng dẫn viên du lịch. đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý nhà nước về du lịch phải được đào tạo chuyên ngành du lịch, những cán bộ đào tạo ở ngành khác thì phải được đào tạo thêm về du lịch. Đặc biệt quan tâm đến chất lượng đội ngũ quản lý và hướng dẫn viên du lịch, phải được đào tạo và bồi dưỡng bài bản, chuyên nghiệp cả về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và tay nghề. Trong đó hướng dẫn viên du lịch tuyến quốc tế phải giao tiếp được 2 - 3 ngoại ngữ.

5.3.1.4. Phát triển cơ sở hạ tầng

Phát triển cơ sở hạ tầng có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, đồng thời tạo điều kiện phát triển du lịch. Đối với tỉnh Bắc Ninh bài học rút ra từ kinh nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam, trong phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, thông tin, nước, y tế, giáo dục… thì trước hết cần quan tâm phát triển hệ thống giao thông đa dạng, hiện đại, thuận tiện như: tàu điện ngầm, xe bus, taxi, tàu thủy…Trong đó ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, tiến tới giao thông thông minh để phục vụ vận chuyển nói chung và phục vụ khách du lịch nói riêng.

5.3.1.5. Giải pháp về cảnh quan và vệ sinh môi trường

Tất cả các khu du lịch, điểm du lịch phải đặc biệt đến cảnh quan và vệ sinh môi trường, coi đây là một trong những yếu tố quyết định sự thành công về phát triển bền vững du lịch. Tại các khu, các điểm du lịch phải tổ chức đơn vị có nghiệp vụ, năng lực, có quyền lực và trách nhiệm về cảnh quan và vệ sinh môi trường. Ban hành nội quy và công khai về xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường, quy hoạch thiết kế chi tiết về cảnh quan và vệ sinh môi trường từng khu, điểm du lịch, lựa chọn giống cây hoa, cây cảnh, cây xanh phù hợp, có cơ chế khuyến khích đầu tư và áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới phương tiện về vệ sinh môi trường. Tăng cường tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về vệ sinh và bảo vệ môi trường tới cộng đồng dân cư.

Áp dụng bài học của một số nước trên thế giới đặc biệt được quan tâm đến cảnh quan môi trường, mỗi đường phố du lịch trồng một loại cây với chiều cao được khống chế và cắt tỉa tạo dáng phù hợp, trồng cây ăn trái và các loại cây quý hiếm, tạo những hầm cây, xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát cây xanh bằng công nghệ thông tin. Tổ chức một bộ phận chuyên trách hoặc có cơ chế đặt hàng về cảnh quan môi trường du lịch với các Công ty môi trường và Công trình đô thị Bắc Ninh.



5.3.2. Giải pháp trọng tâm‌

5.3.2.1. Phát triển du lịch thông minh

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp lữ hành Việt Nam, tính đến năm 2017 có tới 71% khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thông qua tham khảo thông tin điểm đến trên Internet, 64% đặt chỗ và mua dịch vụ trực tuyến cho chuyến đi [66].

Theo khảo sát của Vietnam Report năm 2018 có hơn 85% khách du lịch tham gia khảo sát cho biết, họ tìm kiếm thông tin về du lịch Việt Nam đầu tiên trên internet/ báo điện tử, trước khi tham khảo người quen và bạn bè [2t].

Về cuộc cách mạng lần thứ 4 (4.0), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04 tháng 05 năm 2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó đối với các tỉnh của Việt Nam phải rà soát, quy hoạch phát triển vùng, địa phương; đề xuất xây dựng kế hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai phù hợp với xu thế phát triển của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trong đó tỉnh Bắc Ninh được Thủ tướng Chính phủ giao: xây dựng thí điểm mô hình thành phố thông minh, đầu tư xây dựng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao…[1t].

Căn cứ vào tính cấp thiết, đặc điểm tỉnh Bắc Ninh, giải pháp công nghệ du lịch trong thời kỳ cuộc cách mạng 4.0 tập trung vào những vấn đề sau đây:

* Đáp ứng nhu cầu thông tin của khách du lịch:

- Lựa chọn trực tuyến điểm đến: Khách du lịch dễ dàng tìm thấy các điểm đến với thông tin đầy đủ, rõ ràng để sắp xếp thời gian và chi phí cho chuyến đi có thể thông qua các công ty, cũng có thể tự tổ chức đi du lịch.

- Lựa chọn trực tuyến sản phẩm du lịch: Mỗi sản phẩm du lịch được mô tả cụ thể, chi tiết đầy đủ để khách du lịch lựa chọn.

- Lựa chọn trực tuyến tuyến hành trình: Mỗi khách du lịch có một nhu cầu điểm đến khác nhau, vì vậy các giới thiệu các phương án tuyến hành trình cụ thể để khách du lịch dễ dàng lựa chọn.

- Đặt trước trực tuyến phương tiện, khách sạn, tour du lịch: khách du lịch có thể đặt trước vé máy bay, khách sạn hoặc đạt tour và các phương tiện khác tùy theo lựa chọn thật dễ dàng và tối ưu cho cả 2 bên, đảm bảo chi phí thấp, hiệu quả nhất.

- Thực hiện tuyến hành trình thật thoải mái: Khách du lịch thực hiện chuyến đi du lịch được cảm nhận rất chủ động, các thông tin đầy đủ, liên hệ với gia đình, bạn



bè dễ dàng, lựa chọn trực tuyến vui chơi giải trí, mua sắm… thuận lợi và không bị chèo kéo, thách giá, ép giá.

- Thực hiện Thuyết minh du lịch, hướng dẫn du lịch tự động bằng nhiều thứ tiếng, trước hết 3 thứ tiếng: Việt, Anh, Trung là 3 ngôn ngữ có nhiều khách sử dụng

* Đối với tỉnh Bắc Ninh mà chủ trì là sở văn hóa thể thao và du lịch:

Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp

4.0. Phát triển công nghệ số để tạo lập thông tin và cung cấp các dịch vụ trực tuyến tốt nhất cho khách du lịch, làm cho du khách thật sự hài lòng khi lựa chọn dịch vụ và khi đến Bắc Ninh.

Phân quyền, phân cấp nhiệm vụ và thanh tra kiểm tra việc cung cấp thông tin trực tuyến đầy đủ đúng sự thật.

Quản lý hệ thống thông tin thông minh trực tuyến và đánh giá của khách du lịch đối với từng đơn vị kinh doanh du lịch, từng dịch vụ du lịch.

* Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch:

Đảm bảo cung cấp thông tin trực tuyến cụ thể, chi tiết đầy đủ, đúng sự thật và dễ truy cập.

Triển khai thực hiện các dịch vụ thật tốt và đúng theo thông tin đã cung cấp trên mạng internet.

Đưa công nghệ vào các sản phẩm dịch vụ du lịch như hướng dẫn giới thiệu tự động, bán hàng tự động, một số dịch vụ bằng robot tự động…

Thường xuyên theo dõi sự đánh giá của khách du lịch để sửa chữa, điều chỉnh, bổ sung kịp thời các khiếm khuyết, thiếu sót, thực hiện chưa tốt

Tăng cường xây dựng thương hiệu của đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch

* Xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch thông minh

Xây dựng thương hiệu du lịch Bắc Ninh, tăng cường quảng bá thương hiệu, phát huy thế mạnh du lịch Quan Họ đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại, triển khai trên hẹ thống thông tin thông minh, song song với việc tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao lớn, phối hợp các chương trình thăm quan. Phát triển trung tâm xúc tiến du lịch thuộc sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.



5.3.2.2. Nâng cấp thương hiệu một số sản phẩm truyền thống đặc thù

Bắc Ninh là một tỉnh có lịch sử đã được ca ngợi là địa danh trăm nghề, nhiều làng nghề đã phát triển hàng trăm năm với nhiều sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước, nhưng hiện nay mặc dù các sản phẩm truyền thống đặc thù có giá trị cao, có nguồn gốc hay nhưng chưa được khai thác thương hiệu, chủ yếu người dân sản xuất và tiêu thụ tự phát, sản xuất thủ công, không có công nghệ hiện đại, không có kiểm định chất lượng, chưa tổ chức giới thiệu, tiêu thụ tự do, chưa thành thương hiệu phục vụ khách du lịch, đây là một tiềm năng chưa được khai thác. Giải pháp là cần phải đổi mới quy hoạch, giới thiệu ở các tuyến du lịch để khách thăm quan và mua sắm.

Kết hợp du lịch với thương mại: kết hợp giữa hoạt động du lịch với hoạt động thương mại nhằm thu hút khách hợp lý, mang lại hiệu quả cao. Đây là kinh nghiệm quý báu và có tính khả thi cao nhưng ngành du lịch Bắc Ninh còn yếu vấn đề này. Vậy phải tạo các tour du lịch kết hợp với các cơ sở nghiên cứu, sản xuất sản phẩm độc đáo, du khách có thể vừa đi thăm quan vừa mua sắm sản phẩm tại nơi thăm quan.

Những sản phẩm làng nghề nổi tiếng khách mua sắm để sử dụng như: tranh dân gian Đông Hồ, gốm Phù Lãng, đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ… Những sản phẩm phục vụ khách mua sắm để thưởng thức và làm quà phải kể đến như: bánh phu thê Đình Bảng, nem Bùi, bánh khúc làng Diềm, bánh tẻ làng Chờ….

5.3.2.3. Phối kết hợp giữa bảo tồn di sản văn hoá với phát triển du lịch

Hiện nay cách quản lý bảo tồn di sản văn hóa giao cho bộ phận bảo tồn di sản văn hóa, không có nghiệp vụ về du lịch và không có lợi ích gì về du lịch, vì vậy bộ phận này không quan tâm đến du lịch. Cần có giải pháp kết hợp hài hòa về bảo tồn di sản văn hóa với phát triển du lịch kể đầu tư, quản lý và lợi ích tạo vòng phát triển.

(*) Bảo tồn --- Nâng cao giá trị văn hóa --- Du lịch phát triển --- Đầu tư để bảo tồn --- (*)

Trước hết ưu tiên vốn đầu tư đồng bộ giữa hoạt động trùng tu, tôn tạo, nâng cấp, gìn giữ các di sản văn hoá với kết cấu hạ tầng, bảo tồn và nâng cấp các khu di tích lịch sử. Tiếp đến phải tổ chức phân công quản lý đảm bảo vừa bảo tồn di sản văn hóa vừa phát triển du lịch, những người quản lý bảo tồn di sản văn hóa phải có nghiệp vụ và nhiệm vụ cũng như lợi ích trong hoạt động du lịch. Các điểm thăm quan được đầu tư, tu bổ xứng tầm để thu phí, được giới thiệu nhiệt tình có ý nghĩa,



mức thu phí mức phù hợp từ đó có nguồn vốn đầu tư và ngày càng phát triển. Tổ chức giới thiệu gắn kết các điểm du lịch tạo tuyến du lịch, điểm du lịch này quảng bá cho điểm du lịch khác cùng tuyến để tăng tính khám phá cho du khách, thu hút khách đến các điểm tiếp theo.

Coi trọng công tác sưu tầm, khảo cổ, phục dựng các giá trị văn hoá vốn có phục vụ công tác tuyên truyền quảng bá, phong phú thêm các sản phẩm phục vụ khách du lịch.

5.3.3. Giải pháp riêng cho từng vùng‌

5.3.3.1. Giải pháp đối với vùng Bắc sông Đuống

Kết quả phân tích, đánh giá thực trạng phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh trên 3 nội dung là đánh giá sự hài lòng của khách du lịch; phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch và những yếu tố làm cản trở sự phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh.

* Đánh giá về sự hài lòng của khách du lịch cho thấy: Vùng 1 - Bắc sông Đuống, đa số các chỉ tiêu khách du lịch đánh giá chưa hài lòng, đặc biệt có 2 chỉ tiêu: dịch vụ vui chơi giải trí và vệ sinh môi trường, khách du lịch rất không hài lòng. Như vậy muốn phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh, trước hết phải phát triển du khách bằng cách quy hoạch các khu vui chơi, giải trí, xây dựng và tổ chức tốt, đa dạng hóa các dịch vụ vui chơi giải trí. Mặt khác phải chú trọng vệ sinh môi trường, lựa chọn giống cây xanh, cây hoa phù hợp với khí hậu của địa phương, ít dụng lá, tổ chức tốt các đơn vị vệ sinh môi trường, đồng thời tuyên truyền vận động người dân và khách du lịch có ý thức về vệ sinh môi trường và tổ chức lực lượng xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường, đảm bảo môi trường luôn xanh, xạch, đẹp

* Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch Vùng 1 - Bắc sông Đuống, bởi phân tích hồi quy cho thấy, trong số 8 yếu tố là: Danh lam thắng cảnh; Cơ sở hạ tầng; Phương tiện vận chuyển; Dịch vụ ăn uống, thăm quan, mua sắm và giải trí; Cơ sở lưu trú; An ninh trật tự và an toàn xã hội; Hướng dẫn viên du lịch; Giá cả dịch vụ. Kết quả phân tích cho thấy 5 yếu tố ảnh hưởng mạnh đến phát triển bền vững du lịch là: Cơ sở lưu trú, Cơ sở hạ tầng, Dịch vụ ăn uống, thăm quan, mua sắm và giải trí, Phương tiện vận chuyển khách tham quan và Hướng dẫn viên du lịch. Qua phân tích các yếu tố trên giải pháp đặt ra là tạo cơ chế khuyến khích để

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/04/2023