Đối Với Các Cơ Sở Kinh Doanh Dịch Vụ Du Lịch‌



các tổ chức cá nhân đầu tư vốn xây dựng các khách sạn có chất lượng phù hợp với từng khu vực, đối với khu đô thị, trung tâm lớn xây dựng khách sạn 4 đến 5 sao, các nơi khác xây dựng khách sạn 2 - 4 sao, tổ chức tốt dịch vụ khách sạn nhà nghỉ; dành vốn đầu tư ngân sách và vốn ODA và tổ chức xây dựng cơ sở hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm đặc biệt xây dựng hạ tầng giao thông và các dịch vụ công cộng y tế, giáo dục, huy động nguồn lực các công ty xây dựng hạ tầng về điện về bưu chính viễn thông…; Tạo cơ chế khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư, tổ chức, quản lý các dịch vụ ăn uống, thăm quan, mua sắm và giải trí, vận chuyên, đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nhân tài về hướng dẫn viên du lịch.

* Phân tích 6 yếu tố tác động đến sự cản trở phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh gồm: xã hội an ninh và an toàn, cơ chế, chính sách của Nhà nước, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực phục vụ du lịch, cơ sở vật chất phục vụ du lịch, cho thấy có 4 yếu tố là: Khó khăn về cơ chế, chính sách của Nhà nước; Khó khăn về cơ sở hạ tầng; Khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ du lịch; Khó khăn về sản phẩm du lịch ít, chưa phù hợp làm cản trở sự phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh. Đặc biệt 2 yếu tố: Khó khăn về sản phẩm du lịch ít, chưa phù hợp và Khó khăn về cơ sở hạ tầng là hai yếu tố chính gây trở ngại làm tắc nghẽn sự phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh. Giải pháp khắc phục, khai thông 4 yếu tố trong đó 2 yếu tố cản trở chính là sản phẩm dịch vụ và cơ sở hạ tầng. Để khắc phục điểm yếu về sản phẩm du lịch trước hết cần mở thêm các sản phẩm dịch vụ, tìm hiểu học tập một số nơi đã làm tốt sản phẩm du lịch, về lâu dài có bộ phận chuyên nghiên cứu về sản phẩm du lịch, tạo các gói sản phẩm hấp dẫn, phù hợp với thế mạnh của địa phương và một số sản phẩm mang tính đặc thù riêng biệt. về khó khăn về cơ sở hạ tầng đã được đề cập ở các giải pháp nêu trên, trong đó nhấn mạnh đến tính quan trọng của yếu tố này, vì nó được phản ảnh cần thiết phải giải quyết ở nhiều khía cạnh khác nhau yêu cầu lãnh đạo địa phương phải thực sự quan tâm phát triển cơ sở hạ tầng. Mặt khác các khó khăn về cơ chế chính sách, cơ sở vật chất du lịch cũng là các yếu tố phải tháo gỡ. Đối với cơ chế chính sách cần tạo sự thông thoáng cởi mở, tạo điều kiện khởi nghiệp du lịch, chính sách miễn giảm thuế đối với các đơn vị mới khởi nghiệp hoặc những đơn vị kinh doanh du lịch ở các điểm khó khăn, tỉnh cần tạo nguồn vốn và có chính sách khuyến khích bằng cách sử dụng công cụ thuế, cho vay vốn ưu đãi để khuyến khích phát triển cơ sở vật chất du lịch.



5.3.3.2. Giải pháp đối với Vùng 2 - Nam sông Đuống

* Đối với Vùng 2 - Nam sông Đuống, đánh giá về sự hài lòng của khách du lịch cho thấy: 5 chỉ tiêu là dịch vụ vui chơi giải trí, vệ sinh môi trường, sự thuận lợi của phương tiện, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch có tỷ lệ khách du lịch hài lòng thấp vì vậy, để tăng sự hài lòng, từ đó phát triển du khách là một yếu tố quan trọng trong phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh phải có giải pháp quy hoạch, xây dựng, tổ chức quản lý tốt, đa dạng hóa dịch vụ vui chơi giải trí, bằng cách tạo cơ chế thu hút nguồn vốn đầu tư xã hội hóa của các tổ chức cá nhân, cùng chia sẻ lợi ích. Đối với các chỉ tiêu vệ sinh môi trường, sự thuận lợi của phương tiện, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch, giải pháp tương tự như vùng 1 như lựa chọn giống cây xanh, cây hoa phù hợp với khí hậu của địa phương, ít dụng lá, tổ chức tốt các đơn vị vệ sinh môi trường, đồng thời tuyên truền vận động người dân và khách du lịch có ý thức về vệ sinh môi trường và tổ chức lực lượng xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường, đảm bảo môi trường luôn xanh, xạch, đẹp, phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch và phát triển phương tiện bởi tạo cơ chế, dành nguồn vốn và huy động vốn thích hợp.

* Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch: Qua phân tích hồi quy cho thấy, trong số 8 yếu tố. Đối với Vùng 2 - Nam sông Đuống, thì các yếu tố ảnh hưởng mạnh đến phát triển bền vững du lịch phải có giải pháp đầu tư, hoàn thiện những yếu tố: Cơ sở lưu trú; Phương tiện vận chuyển khách tham quan; Hướng dẫn viên du lịch và Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Các giải pháp cần tháo gỡ là huy động phát triển các khách sạn nhà hàng, nhà nghỉ từ 2 sao đến 5 sao, tổ chức phát triển đa dạng hóa phương tiện thăm quan du lịch, đào tạo bồi dưỡng, thu hút nhân tài về tiếp viên và quản lý du lịch, tăng cường cơ sở hạ tầng

* Phân tích những yếu tố khó khăn làm cản trở phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh cho thấy, trong 6 yếu tố là: xã hội an ninh và an toàn; cơ chế, chính sách của Nhà nước; cơ sở hạ tầng; nguồn nhân lực phục vụ du lịch; cơ sở vật chất phục vụ du lịch; sản phẩm du lịch, đối với Vùng 2 - Nam sông Đuống, thì 3 yếu tố: khó khăn về sản phẩm du lịch ít, chưa phù hợp; khó khăn về cơ sở hạ tầng và khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ du lịch là ba yếu tố chính gây trở ngại làm tắc nghẽn sự phát triển

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.



Phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh - 24

hệ thống bền vững du lịch. Từ phân tích thực trạng các yếu tổ ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh nêu trên cần có giải pháp:

- Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch:

Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tổ chức các tour về thăm quan, trải nghiệm kết hợp mua sắm, nâng cấp các sản phẩm địa phương, đa dạng hóa các dịch vụ vui chơi giải trí, du lịch kết hợp với hội nghi, du lịch kết hợp với thể thao, du lịch kết hợp với làm đẹp, du lịch kết hợp với chữa bệnh, du lịch kết hợp với thưởng thức ẩm thực… Đặc biệt phát triển mạnh sản phẩm đặc thù truyền thống là một thế mạnh thu hút khách trong những chương trình đặc sắc, gây ấn tượng với công chúng và du khách là biểu diễn hát Quan họ trên thuyền, nghệ thuật đẳng cấp với sự quy tụ của các liền anh, liền chị đến từ các làng Quan họ Bắc Ninh, không những mang đến cho khán giả những làn điệu Quan họ đằm thắm, mà sự kết hợp hài hòa của hệ thống âm thanh, ánh sáng, đài phun nước, trang trí thuyền rồng khiến cho du khách như được hòa mình vào không gian sân khấu mở, không có sự cách biệt giữa khán giả và nghệ sỹ [10].

- Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng

Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thống nhất chỉ đạo phát triển cơ sở hạ tầng gắn với phát triển du lịch, tạo điều kiện du lịch phát triển thông qua phê duyệt bổ sung hoàn thiện quy hoạch chi tiết các tuyến giao thông, điện, viễn thông, chỉ đạo thực hiện quy hoạch, quản lý sử dụng các nguồn vốn ngân sách nhà nước trung ương và địa phương, vốn ODA, ngoài ra tạo cơ chế huy động vốn xã hội hóa xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức BOT…

- Giải pháp nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thống nhất chỉ đạo các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch đầu tư, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu bằng cách tạo cơ chế thu hút nguồn vốn xã hội hóa từ các doanh nghiệp, các cá nhân cùng chia sẻ lợi ích từ đầu tư, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ các đối tượng khách đến với các mục đích khác nhau, quản lý tốt, mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư đồng thời trích lại quỹ phát triển để tái bổ sung đầu tư.


5.4. Một số kiến nghị‌

Để tổ chức thực hiện những giải pháp của luận án nêu trên. Các giải pháp liên quan đến nhiều cơ quan tổ chức, tác giả luận án đề xuất một số kiến nghị như sau:

5.4.1. Đối với chính phủ‌

Cần có các cơ chế, chính sách rõ ràng về vốn: vốn đầu tư ngân sách nhà nước dành cho phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển du lịch, chính sách vay vốn ưu đãi, chính sách về huy động vốn đầu tư BOT, BTO …

Phê duyệt quy hoạch và bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cho từng tỉnh, trong đó có tỉnh Bắc Ninh với sự tham gia của các Bộ, ngành có liên quan làm căn cứ cho tỉnh Bắc Ninh quy hoạch chi tiết.

5.4.2. Đối với tỉnh Bắc Ninh‌

Căn cứ vào cơ chế, chính sách chung của chính phủ, tỉnh Bắc Ninh xây dựng và bổ sung quy hoạch chi tiết về phát triển du lịch, phát triển cơ sở hạ tầng. Triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết về phát triển bền vững du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đảm bảo tiến độ. Tỉnh Bắc Ninh cần ban hành các cơ chế, các quy định trong việc huy động vốn đầu tư du lịch, chính sách về thuế, cơ chế chính sách về phân phối lợi ích. Ban hành quy định đối với cộng đồng dân cư khu du lịch, điểm du lịch. Ban hành các quy định về khai thác và bảo tồn các di tích văn hóa, di tích lịch sử.

5.4.3. Đối với các cơ quan quản lý du lịch‌

Khuyến khích và tạo môi để các đơn vị kinh doanh du lịch ứng dụng giải pháp công nghệ 4.0. Ban hành các tiêu chuẩn đánh giá và thực hiện kiểm tra đánh giá các cơ sở kinh doanh du lịch đảm bảo sự phát triển bền vững. Hỗ trợ và hướng dẫn triển khai công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch, nâng cấp thương hiệu sản phẩm truyền thống đặc thù, quy định về cảnh quan và vệ sinh môi trường

5.4.4. Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch‌

Mạnh dạn áp dụng tin học công nghệ du lịch 4.0, thực hiện tốt các giải pháp mà đề tài đã nêu ra đối với từng vùng trong đó đặc biệt quan tâm đến: phát triển nguồn nhân lực du lịch; đa dạng hóa và nâng cấp thương hiệu một số sản phẩm



truyền thống đặc thù; phối kết hợp giữa bảo tồn văn hóa với phát triển du lịch; thực hiện luôn đảm bảo cảnh quan và vệ sinh môi trường.

5.4.5. Đối với cộng đồng người dân địa phương khu du lịch, điểm du lịch‌

Chính quyền xã ban hành các quy định và tổ chức các xóm, các tổ tự quản thực hiện về văn hóa ứng sử và vệ sinh môi trường, trong đó tạo quỹ thi đua khen thưởng, thường xuyên phát động phong trào thi đua khen thưởng, tổ chức khen thưởng kịp thời. Làm rõ lợi ích phát triển du lịch tác động đến địa cộng đồng dân cư khu du lịch, điểm du lịch.



KẾT LUẬN CHƯƠNG 5‌


Trên cơ sở bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh, căn cứ vào các bài học kinh nghiệm rút ra từ sự phát triển du lịch trên thế giới, ở một số địa phương Việt Nam và kết quả đánh giá phân tích thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh, từ đó đưa ra quan điểm, định hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh như sau:

Về quan điểm: Phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh phải phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam, phải gắn với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh, phải đồng bộ và toàn diện, phải có hiệu quả kinh tế nhằm nâng cao đời sống của người dân, phải bền vững, phải liên kết với các địa phương, quốc gia khác, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa tiến bộ nhưng vẫn đảm bảo giữ gìn bản sắc dân tộc, nâng cao vị thế Việt Nam.

Về định hướng: Phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh được định hướng theo phân vùng du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, các sản phẩm du lịch phù hợp, thị trường du lịch, đầu tư du lịch cụ thể hợp lý.

Về mục tiêu: Phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, đón trên 1,795 triệu lượt khách. Giai đoạn từ năm 2021- 2025 tốc độ tăng trưởng khách 21,5 %/năm, đến năm 2025 đạt 3,724 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm 13%. Số cơ sở kinh doanh du lịch: đến năm 2020 là 844; Giai đoạn từ 2021 - 2025 định hướng tăng 10% năm, đến năm 2025 có 1.266 cơ sở kinh doanh du lịch. Về nguồn nhân lực du lịch đến năm 2020 số lao động du lịch là 3.074, trong đó có 2.772 lao động trực tiếp về kinh doanh du lịch. Năm 2025 lao động du lịch là 3.843 lao động, trong đó có 3.464 lao động trực tiếp về kinh doanh du lịch. Về thu nhập GDP từ du lịch đến năm 2020 thu nhập GDP đạt 1.146,02 tỷ đồng; lợi nhận ròng 116,93 tỷ đồng. Đến năm 2025 thu nhập GDP đạt 2.292,04 tỷ đồng; lợi nhận ròng 233,86 tỷ đồng

Từ các quan điểm, định hướng, mục tiêu và các căn cứ nêu trên, luận án đề ra 2 nhóm giải pháp:

Nhóm giải pháp chung bao gồm: Giải pháp về cơ chế chính sách; Giải pháp về quy hoạch du lịch; Giải pháp về đầu tư du lịch; Giải pháp công nghệ du lịch trong



thời kỳ cuộc cách mạng 4.0; Giải pháp về xúc tiến, tuyên truyền quảng bá; Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực du lịch; Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng; Nâng cấp thương hiệu sản phẩm truyền thống đặc thù; Giải pháp về bảo tồn di sản văn hoá kết hợp với phát triển du lịch; Giải pháp về cảnh quan và vệ sinh môi trường.

Nhóm giải pháp riêng cho từng vùng:

Đối với vùng 1- Bắc sông Đuống: phải quy hoạch, xây dựng các khu vui chơi, giải trí phù hợp, chú trọng công tác vệ sinh môi trường, tạo cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vốn xây dựng các khách sạn, địa phương dành vốn đầu tư từ ngân sách và vốn ODA để xây dựng trọng tâm, trọng điểm cơ sở hạ tầng, ngoài ra huy động nguồn lực xã hội hóa, thu hút nhân tài về du lịch.

Đối với Vùng 2 - Nam sông Đuống: phải quy hoạch, xây dựng, đa dạng hóa dịch vụ vui chơi giải trí, tăng cường vệ sinh môi trường, đẩy mạnh phát triển phương tiện du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch, huy động phát triển các khách sạn nhà hàng, đào tạo bồi dưỡng, thu hút nhân tài về du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, quản lý sử dụng các nguồn vốn ngân sách nhà nước trung ương và địa phương, vốn ODA, ngoài ra tạo cơ chế huy động vốn xã hội hóa từ các doanh nghiệp, các cá nhân hay theo hình thức BOT…



KẾT LUẬN‌


Luận án phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh là công trình nghiên cứu về những vấn đề lý luận, thực tiễn, đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh.

Về phần tổng quan các công trình nghiên cứu, luận án đã hệ thống các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam theo nội dung phát triển bền vững du lịch từ đó cho thấy khoảng trống đặt ra tính cấp thiết khách quan cần nghiên cứu bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh với 4 vấn đề: Một là, tiếp tục hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững du lịch trong bối cảnh mới; Hai là, lựa chọn sáng tạo phương pháp nghiên cứu phù hợp; Ba là, nghiên cứu chi tiết thực trạng, quan tâm đến tính đặc thù bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh; Bốn là, nghiên cứu phát triển du lịch thông minh bền vững trong thời kỳ cuộc cách mạng 4.0

Phần lý luận và thực tiễn phát triển bền vững du lịch, luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận từ đó đưa ra chủ kiến một số khái niệm liên quan, nội dung đánh giá và những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch. Tác giả đã hệ thống hóa kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và một số địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam làm bài học áp dụng nghiên cứu ở tỉnh Bắc Ninh

Kết quả đánh giá thực trạng về bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh cho thấy:

Về tài nguyên bền vững du lịch, Bắc Ninh có có 1.398 di tích lịch sử, 131 di tích kiến trúc, 2 di tích khảo cổ học và 58 di tích hỗn hợp; Đặc biệt trong đó 577 điểm di tích đã được xếp hạng, có 4 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 180 di tích cấp Quốc gia, 393 di tích cấp tỉnh. Tỉnh có khoảng 41 lễ hội truyền thống được duy trì thường xuyên, đặc biệt dân ca Quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Về nhân lực phục vụ du lịch liên tục tăng trong những năm qua, tính đến năm 2019 số lao động là: 3.449 người, trong đó số người quản lý nhà nước về du lịch chiếm 6,6%; đào tạo du lịch: 1,2%; trực tiếp làm kinh doanh du lịch chiếm 92,2%. Trình độ cao đẳng, đại học trở lên: 40,4%, trung cấp: 11,2%; đào tạo khác: 40,6%, lao động chưa qua đào tạo: 7,8%.

Về phát triển bền vững khách du lịch, khách du lịch đến Bắc Ninh liên tục tăng trong những năm qua, tính đến năm 2019 đạt trên 1.599.820,0 lượt. Trong đó

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí