Hệ Thống Tiêu Chí Đ Nh Gi Ph T Triển Bền Vững Ngân Hàng Thương Mại


Mô hình này thường được thực hiện nhiều ở các nước phát triển nơi các ngân hàng được hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển bền vững nhờ vào hệ thống pháp lý được thiết kế tốt và có nhiều sáng kiến về tính bền vững được tạo dựng. NHBV ở các nước này có mối liên hệ chặt chẽ và được trợ giúp của các tổ chức phi chính phủ về các sáng kiến môi trường và các vấn đề xã hội nhằm cung cấp các sản phẩm tài chính bền vững. NHBV xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn nhằm đánh giá, phân loại rủi ro tác động đến môi trường và xã hội của khách hàng vay vốn. Bao gồm cả bộ tiêu chuẩn nhằm đánh giá tác động đến môi trường của từng ngành nghề khác nhau, trong đó các ngành nhạy cảm có tiềm năng tác động tiêu cực đến môi trường như: hóa chất, các ngành năng lượng, dự án cơ sở hạ tầng ở một số quốc gia, kim loại và khai thác mỏ, dầu khí, các hoạt động khác có cường độ cacbon cao, có tiềm năng vi phạm khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội của ngân hàng.

Ngoài ra, NHBV còn có các mối quan hệ lâu dài với khách hàng, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp cũng như nhận biết được các rủi ro liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của họ. NHBV thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng và trực tiếp tham gia vào việc đánh giá và phân tích các hoạt động của họ và giúp họ hạn chế rủi ro, đặc biệt là các rủi ro về môi trường và xã hội, giúp khách hàng hoạt động bền vững hơn.

Mô hình NHBV ở các nước phát triển có mối liên quan chặt chẽ và có trách nhiệm với cộng đồng, hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu của cả ngân hàng và cộng đồng địa phương. NHBV đáp ứng nhu cầu tài chính của các cộng đồng địa phương và khu vực bằng cách tài trợ cho các doanh nghiệp bền vững nhằm thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Ở các nước này, có hệ thống tiêu chuẩn nhằm hướng dẫn, hỗ trợ và phân loại tính bền vững của các công ty, các dự án đủ tiêu chuẩn về môi trường, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc đánh giá các khách hàng giúp cho việc ra quyết định tín dụng và đầu tư được chính xác hơn.

1.2. HỆ THỐNG TIÊU CHÍ Đ NH GI PH T TRIỂN BỀN VỮNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Dựa trên quan điểm và các mô hình ngân hàng bền vững, luận án tổng hợp, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các tiêu chí nhằm đánh giá tính bền vững của NHTM theo các khía cạnh bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Các tiêu chí


này được tích hợp trong hoạt động của NHTM, bao gồm đảm bảo hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường trong hoạt động nội bộ và bên ngoài như thông qua cho vay và đầu tư. Các nhóm tiêu chí phản ánh bền vững về kinh tế, gồm: quy mô vốn chủ sở hữu, nhóm tiêu chí về rủi ro tín dụng, khả năng sinh lời, quản trị điều hành và nhóm tiêu chí về thanh khoản là tác giả tổng hợp, kế thừa và phát triển theo các yếu tố của khung CAMELS, bộ chỉ tiêu lành mạnh hóa tài chính (Financial Soundness Indicators - FISs) của IMF. Nhóm tiêu chí phản ánh tính ổn định, lành mạnh và bền vững là tác giả tổng hợp và xây dựng các tiêu chí đánh giá.

Để xây dựng và tổng hợp nhóm tiêu chí phản ánh tính bền vững về môi trường và xã hội của ngân hàng, tác giả dựa trên nghiên cứu, kế thừa các tiêu chuẩn hiệu suất của IFC về bền vững môi trường và bền vững xã hội, các nguyên tắc xích đạo, sáng kiến về môi trường của Liên hiệp quốc, đánh giá bền vững theo Chỉ số bền vững Dow Jones (DJSI), GRI…

Các nguyên tắc xích đạo (EP) được sử dụng khoảng 80% thị trường tài chính tài trợ cho các dự án trên toàn thế giới. Các nguyên tắc này giúp giám sát những rủi ro xã hội và môi trường của các dự án đầu tư vượt quá 10 triệu USD. Các EP cung cấp một khuôn khổ cho các NHTM nhằm quản lý các vấn đề xã hội và môi trường liên quan đến các dự án mà họ tài trợ ở bất cứ đâu trên thế giới và cho tất cả các ngành công nghiệp, bao gồm khai thác mỏ, dầu khí và lâm nghiệp. (Bromund, 2014).

Bên cạnh đó, mức độ bền vững của NHTM gắn liền với cung cấp các sản phẩm xanh và tài chính bền vững. Theo đó, ngân hàng có mức độ bền vững thấp cung cấp các sản phẩm có sự chọn lọc cải tiến về vấn đề môi trường, hạn chế những tác động tiêu cực của sản phẩm đến môi trường. NHBV ở mức độ cao sẽ cung cấp sản phẩm đáp ứng được lợi ích cho cộng đồng, nghĩa là sản phẩm ở giai đoạn này sẽ có sự dịch chuyển từ tối ưu hóa lợi ích của khách hàng sang tối ưu hóa lợi ích cho cả cộng đồng.

Hệ thống các tiêu chí đánh giá ngân hàng bền vững được xây dựng, tổng hợp và phát triển như sau:



Nhóm tiêu chí về quy mô VCSH



NGÂN HÀNG BỀN VỮNG


Bền vững về kinh tế

Nhóm tiêu chí về rủi ro tín dụng Nhóm tiêu chí về khả năng sinh lời

Nhóm tiêu chí về năng lực quản trị điều hành

Nhóm tiêu chí về khả năng thanh khoản


Nhóm tiêu chí về công nghệ


Nhóm tiêu chí về ổn định, lành mạnh và bền vững


Lợi ích của nhân viên


Bền vững về xã hội

Lợi ích của khách hàng Tài chính toàn diện

Đầu tư có trách nhiệm

với cộng đồng



Bền vững về môi trường

Cam kết phát triển bền vững Quản lý rủi ro E&S

Trách nhiệm với môi trường


Cung cấp sản phẩm bền vững


1.2.1 Nhóm các tiêu chí đánh giá ngân hàng bền vững về kinh tế

1.2.1.1 Nhóm tiêu chí về quy mô nguồn vốn chủ sở hữu

a. Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu đủ lớn giúp cho ngân hàng chống đỡ được các tổn thất do rủi ro xảy ra, góp phần bảo vệ người gửi tiền. Mặt khác, vốn chủ sở hữu lớn cho phép


ngân hàng mở rộng quy mô, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cung cấp, liên doanh, liên kết với các đối tác chiến lược, thành lập công ty con…

b.Tỷ lệ đòn bẩy tài chính

Tỷ lệ này phản ánh mức độ sử dụng đòn bẩy của ngân hàng. Nó cho thấy tỷ lệ tài trợ giữa vốn chủ sỡ hữu và nợ trong tổng vốn của ngân hàng.

Một ngân hàng có tỷ lệ này phù hợp và hiệu quả thì nó có tác dụng tích cực cho ngân hàng như: lá chắn thuế, tăng tỷ suất sinh lời cho chủ sở hữu vốn và đa dạng hóa được danh mục đầu tư. Ngược lại, nếu ngân hàng có tỷ lệ đòn bẩy tài chính quá cao sẽ tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của chủ sở hữu, các nhà đầu tư. Tỷ lệ đòn bẩy tài chính được xác định như sau:

Nợ phải trả

Tổng tài sản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

Phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam - 6

1.2.1.2 Nhóm tiêu chí phản ánh rủi ro tín dụng

a. Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ (NPL)

Tỷ lệ nợ xấu là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tài sản của ngân hàng. Tỷ lệ này phản ánh nợ xấu so với tổng dư nợ của ngân hàng, đây là chỉ số quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng và tình trạng sức khỏe tài chính của ngân hàng. Chỉ số này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp, năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng chưa hiệu quả.

NPL =

Nợ xấu

Tổng dự nợ

Theo CAMEL, tỷ lệ này đạt tốt nhất khi NPL ≤1,5%. (Rozzani, và Rahman (2013).

b.Tỷ lệ nợ xấu so với vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ nợ xấu so với vốn chủ được xác định như sau


Nợ xấu so với vốn chủ

=

Nợ xấu

Vốn chủ sở hữu

1.2.1.3 Nhóm tiêu chí phản ánh khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời là một thang đo quan trọng nhằm đánh giá một mức độ hoạt động hiệu quả của ngân hàng thương mại. Khả năng sinh lời càng cao thì ngân hàng có khả năng tích lũy vốn, mở rộng kinh doanh, đầu tư công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đem lại sự tiện ích và hài lòng cho khách hàng. Mặt khác, khả năng sinh lời cao tạo thu nhập cho các cổ đông và các nhà đầu tư. Như vậy, đây


là nhóm tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại.

a. Lợi nhuận ròng so với tổng tài sản (ROA)

Lợi nhuận ròng so với tổng tài sản phản ánh cứ một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.. Tỷ lệ này được xác định bằng công thức sau:


Lợi nhuận sau thuế

ROA =

Tổng tài sản

Theo tiêu chuẩn CAMEL, tỷ lệ ROA lớn hơn 1,5% là đạt hiệu quả nhất. (Rozzani, và Rahman (2013).

b. Lợi nhuận ròng so với vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận ròng so với vốn chủ sở hữu là một trong những tiêu chí quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

ROE =

Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu

Theo tiêu chuẩn của CAMEL, tiêu chí này đạt hiệu quả nhất là ROE ≥22% (Rozzani, và Rahman (2013).

Tỷ lệ này càng cao phản ánh lợi nhuận ròng đem lại cho các cổ đông càng cao. Chỉ tiêu ROA và ROE thường được các nhà quản trị, các nhà đầu tư quan tâm, sử dụng khi đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thể hiện khả năng sinh lời của tài sản và của vốn chủ sở hữu. Hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của ngân hàng càng cao là cơ sở để ngân hàng mở rộng quy mô cũng như năng lực tài chính.

c. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên phản ánh thu nhập từ lãi thuần so với tổng tài sản có sinh lời của ngân hàng. Tỷ lệ này được xác định như sau:

NIM =

Thu nhập từ lãi thuần

Tài sản có sinh lời

Theo tiêu chuẩn CAMEL, NIM ≥ 4.5% là đạt hiệu quả nhất.

1.2.1.4 Nhóm tiêu chí phản ánh năng lực quản trị điều hành

a. Tốc độ tăng tổng tài sản có

Quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản có sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại. Tài sản có của ngân hàng gồm tài sản sinh lời (thường trong khoảng 80-95% tổng tài sản có) và tài sản không sinh lời (5-20%


Tài sản năm thứ i– tài sản năm thứ i-1

Tài sản năm thứ i-1

tổng tài sản có).


Tốc độ tăng tổng tài sản

b. Tốc độ tăng dư nợ

Dư nợ năm thứ i– dư nợ năm thứ i-1

Dư nợ năm thứ i-1

Tốc độ tăng trưởng dư nợ là một trong những tiêu chí phản ánh khả năng điều hành, quản trị của ngân hàng. Ngân hàng bền vững cần duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng hợp lý vừa tạo nguồn thu cho ngân hàng, đồng thời phải đảm bảo kiểm soát chất lượng tín dụng và đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Tốc độ tăng dư nợ =

c. Tốc độ tăng thu nhập thuần

Thu nhập thuần năm thứ i– thu nhập thuần năm thứ i-1

Thu nhập thuần năm thứ i-1

Tốc độ tăng thu nhập thuần

Tổng thu nhập thuần của ngân hàng bao gồm: thu nhập từ lãi thuần, lãi (lỗ) thuần từ hoạt động dịch vụ, lãi (lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, lãi (lỗ) thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh, lãi (lỗ) thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư, lãi (lỗ) thuần từ hoạt động khác, thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần.

1.2.1.5 Nhóm tiêu chí phản ánh khả năng thanh khoản

Khả năng thanh khoản của một ngân hàng là khả năng sẵn sàng chi trả, thanh toán cho khách hàng và khả năng tự phục hồi và bù đắp những tổn thất khi xảy ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Đây là tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng và sự an toàn trong quá trình hoạt động của một ngân hàng.

NHBV không dừng lại ở việc đáp ứng các yêu cầu về mức độ đủ vốn, tốc độ tăng trưởng và chất lượng nguồn vốn, tài sản, năng lực quản lý điều hành mà còn phải đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán.

Tổng tiền gửi khách hàng

Tổng tài sản

a.Tiền gửi khách hàng so với tổng tài sản


Tiền gửi khách hàng so với tổng tài sản

Theo tiêu chuẩn CAMEL đạt hiệu quả nhất lớn hơn 75% .[Sandhya, (2014)]

b. Dư nợ so với tổng tiền gửi (LTD)


Tổng dư nợ

Tổng tiền gửi khách hàng

Dư nợ bao gồm: cho vay đối với cá nhân, tổ chức (không bao gồm dư nợ cho vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam) và các khoản ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác cho vay.

Dư nợ so với tổng tiền gửi

Tổng tiền gửi bao gồm: tiền gửi của tổ chức, tiền gửi của cá nhân trừ tiền ký quỹ, tiền gửi vốn chuyên dùng của khách hàng, tiền gửi của ngân hàng mẹ ở nước ngoài, chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng mẹ, tiền huy động từ phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu.

Tỷ lệ LDR theo quy định tại thông tư 36 của NHNN < 90%. Hiện nay là thông tư số16/2018/TT-NHNN điều chỉnh một số điều của thông tư 36.

Theo tiêu chuẩn CAMEL tỷ lệ này đạt hiệu quả LTD < 80%. [Sandhya, (2014)]

c. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản

Tỷ lệ này được tính bằng tài sản thanh khoản cao chia cho tổng nợ phải trả, các ngân hàng phải duy trì tỷ lệ này hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng, đảm bảo khả năng chi trả thường xuyên cho khách hàng. Tài sản thanh khoản cao bao gồm 6 mục theo thông tư Số 36/2014/TT-NHNN.

Tài sản thanh khoản cao

Tổng nợ phải trả

Theo thông tư 36/2014/TT-NHNN, các NHTM duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản là 10%.

d. Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày

Basel III đã thiết lập tỷ lệ đảm bảo thanh khoản (Liquidity Coverage Ratio- LCR) trong vòng 30 ngày nhằm thúc đẩy khả năng phục hồi ngắn hạn trước sự gián đoạn về rủi ro thanh khoản tiềm ẩn. Tử số LCR là các tài sản thanh khoản cao, mẫu số là chênh lệch giữa dòng tiền ra trừ đi dòng tiền vào . LCR đã được Ủy ban sửa đổi vào tháng 1 năm 2013 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2015, yêu cầu tối thiểu ở mức 80% trong năm 2017 và sẽ tiếp tục tăng theo các bước bằng nhau hàng năm là 10% để đạt 100% vào năm 2019 (BIS, 2018).

Thông tư số 36 2014 TT-NHNN và thông tư số 19 2017 TT-NHNN, quy định các NHTM duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày đối với đồng Việt Nam


là 50% và ngoại tệ là 10%.


Tỷ lệ khả năng chi trả

trong 30 ngày (%) =

Tài sản có tính thanh khoản cao

x 100%

Dòng tiền ra ròng trong 30 ngày tiếp theo

1.2.1.6 Nhóm tiêu chí về trình độ công nghệ

a. Mật độ chi nhánh

Mật độ chi nhánh của ngân hàng càng nhiều thì khả năng tiếp cận càng cao, đem lại sự tiện ích và thuận lợi cho khách hàng khi khoảng cách đến chi nhánh càng gần. Mật độ chi nhánh nhiều sẽ giúp ngân hàng tiếp cận càng nhiều khách hàng.

b. Hệ thống các máy ATM, POS

Hệ thống các máy ATM càng nhiều tạo điều kiện cho khách hàng rút tiền dễ dàng và nhanh chóng, tạo thuận lợi và đem lại hài lòng cho khách hàng. Hiện nay nhiều NHTM cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua thẻ ATM của khách hàng thông qua máy POS của các điểm chấp nhận thẻ như khách sạn, nhà hàng, siêu thị… Dịch vụ POS cho phép khách hàng là chủ thẻ ghi nợ nội địa của NHTM trong nước phát hành có thể sử dụng thẻ để thanh toán hàng hóa tại các đơn vị chấp nhận thẻ của các ngân hàng.

Dịch vụ này có ưu điểm là thanh toán đơn giản và thuận tiện: khách hàng có thể sử dụng thẻ để thanh toán, mua bán hàng hóa dịch vụ một cách dễ dàng, không cần phải mang theo tiền mặt cũng như hạn chế được các khó khăn của việc tiêu dùng tiền mặt mang lại (khó khăn trong việc thanh toán những hàng hóa có giá trị lớn, tiền giả, tiền không đủ giá trị lưu hành…). Bên cạnh đó đảm bảo tính an toàn và bảo mật hơn so với phương thức thanh toán bằng tiền mặt: giao dịch được mã hóa và tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật trong thanh toán thẻ. Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ này, khách hàng còn được hưởng các chương trình khuyến mại của các đơn vị chấp nhận thẻ dành riêng cho đối tượng khách hàng là chủ thẻ.

c. Tăng trưởng các dịch vụ thanh toán mới

Sự phát triển các dịch vụ thanh toán mới như thanh toán qua SMS banking, mobile banking và internet banking nhằm cung cấp cho khách hàng nhiều tiện ích trong việc lựa chọn các phương thức thanh toán. Các dịch vụ ngân hàng điện tử giúp tăng cao tiện ích và thuận lợi cho khách hàng khi các giao dịch thanh toán, chuyển tiền được thực hiện thông qua điện thoại hay máy tính.

Xem tất cả 205 trang.

Ngày đăng: 28/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí