hình này đều tích hợp vấn đề môi trường và xã hội trong các quyết định tín dụng, giám sát vấn đề môi trường trong suốt quá trình thực hiện dự án từ lúc bắt đầu vay vốn đến khi hoàn thành các nghĩa vụ về vốn. Tuy nhiên, khái niệm về ngân hàng xanh hẹp hơn so với ngân hàng bền vững. Theo đó, ngân hàng xanh tích hợp vấn đề môi trường, năng lượng trong hoạt động của mình với mục tiêu giảm thải, giảm lượng cacbon, góp phần thúc đẩy nền kinh tế xanh. Đối với ngân hàng bền vững, ngoài đặc điểm như ngân hàng xanh là xem xét vấn đề môi trường trong tất cả các hoạt động bao gồm cả cho vay và đầu tư. Thêm vào đó, ngân hàng bền vững còn có các đặc trưng sau: một là, đảm bảo cân bằng lợi ích của các bên liên quan bao gồm cổ đông, Ban điều hành, nhân viên, khách hàng và rộng hơn là cả cộng đồng. Hoạt động của ngân hàng không chỉ tối đa hóa ích cho cổ đông mà còn đem lại lợi ích cho các bên liên quan khác. Hai là, ngân hàng bền vững xem xét đến khía cạnh xã hội như các chế độ đãi ngộ cho người lao động, xem trọng bình đẳng giới, các chế độ khen thưởng. Ngoài ra, NHBV còn tôn trọng nhân quyền, các đoàn thể, cung cấp tài chính vi mô, cho vay các hộ nghèo, các hoạt động đầu tư có trách nhiệm với xã hội.
Thông qua nghiên cứu và tổng hợp các quan điểm về phát triển bền vững ngân hàng thương mại, tác giả đề xuất định nghĩa về ngân hàng bền vững: “Ngân hàng bền vững là ngân hàng có năng ực tài chính lành mạnh, hiệu quả và bền vững. Ngân hàng có những chính sách và hoạt động nhằm cải thiện m i trư ng. Các hoạt động của ngân hàng nhằm mang lại lợi ích cho các bên liên quan và mở rộng cho cả cộng đồng”.
Từ những quan điểm về phát triển ngân hàng bền vững như trên, ngân hàng bền vững có những đặc trưng như sau: (1) NHBV có năng lực tài chính lành mạnh, hiệu quả và bền vững. Điều này có nghĩa là khi có những rủi ro xảy ra do những tác động từ bên ngoài, ngân hàng bền vững có khả năng tự duy trì và phục hồi. NHBV có các chiến lược trung, dài hạn nhằm duy trì năng lực tài chính đủ mạnh để có thể tự phục hồi khi xảy ra các tổn thất trong kinh doanh. (2) NHBV có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ các công ty, dự án đầu tư có trách nhiệm với môi trường và xã hội nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Ngân hàng có những giải pháp nhằm hướng dẫn và giám sát khách hàng thực hiện đánh giá tác
động môi trường và các biện pháp giảm thiểu những tác động đến môi trường và xã hội. (3) Hoạt động của ngân hàng bền vững không chỉ đem lại lợi ích cho các cổ đông mà còn cho các bên liên quan khác như: khách hàng, cơ quan quản lý, nhân viên, nhà cung ứng và rộng hơn là đem lại lợi ích cho cả cộng đồng. Chiến lược phát triển bền vững của từng ngân hàng được xây dựng và thực hiện dựa theo quy mô, vị thế thị trường, giá trị cốt lõi của ngân hàng. Các chiến lược phát triển bền vững nhằm đáp ứng yêu cầu của ngân hàng và của cả cộng đồng trong khi cân nhắc các giá trị trong ngắn hạn và dài hạn.
Ngân hàng có vai trò là một trung gian tín dụng, là một bộ phận cấu thành thị trường tài chính, là kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, do đó hoạt động ngân hàng ảnh hưởng và định hướng phát triển kinh tế xét trên cả quy mô và hiệu suất. Lý do cho việc ngân hàng tích hợp phát triển bền vững trong hoạt động của NHTM một phần vì định hướng của các cơ quan quản lý, của các tổ chức xã hội, yêu cầu của các tổ chức tài trợ vốn thường gắn kết với yếu tố môi trường và xã hội. Các cơ quan quản lý nhà nước thường trực tiếp hoặc gián tiếp quy định về vấn đề quản lý các tác động đến môi trường và xã hội trong hoạt động ngân hàng. Mặc dù các tác động đến môi trường của bản thân ngân hàng là không lớn so với các ngành, lĩnh vực khác của nền kinh tế, tuy nhiên ngân hàng có tác động với kích thước lớn lên môi trường và cộng đồng thông qua các khách hàng của mình. Bên cạnh đó, hợp tác kinh tế thông qua tài trợ các dự án trên toàn cầu thường yêu cầu nghiêm ngặt về vấn đề quản lý rủi ro môi trường và xã hội.
Ngoài ra, phát triển bền vững còn có chiều hướng xuất phát bên trong ngân hàng, phát sinh thông qua nhu cầu thiết lập các mục tiêu cốt lõi và tạo nên giá trị thương hiệu của mình, gắn kết và cân bằng lợi ích của nhiều bên liên quan, tạo ra lợi thế thương mại, xây dựng cơ sở của người tiêu dùng và thị phần, thu hút các đối tác tài chính từ đó tăng lợi nhuận trong ngắn hạn và dài hạn.
1.1.3 Các mô hình phát triển bền vững ngân hàng thương mại
a. Theo mức độ phát triển bền vững
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Tổng Quan Nghiên Cứu Về Phát Triển Bền Vững Ngân Hàng Ở Việt Nam
- Những Vấn Đề Uận Cơ Bản Về Phát Triển Bền Vững Ngân Hàng Thương Mại
- Hệ Thống Tiêu Chí Đ Nh Gi Ph T Triển Bền Vững Ngân Hàng Thương Mại
- Nhóm Tiêu Chí Phản Ánh Tính Ổn Định, Lành Mạnh Và Bền Vững Nhtm
- Bài Học Về Phát Triển Bền Vững Cho Các Nhtm Việt Nam
Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.
Dựa trên quan điểm về phát triển bền vững, các tiêu chuẩn và nguyên tắc bền vững được đề xuất bởi các tổ chức, tác giả tổng hợp mô hình ngân hàng bền vững
gồm 3 mức độ: phát triển chưa bền vững, ngân hàng tích hợp và ngân hàng bền vững.
Ngân hàng bền vững
Ngân hàng tích hợp
Phát triển chưa bền vững
Hình 1.2 Các mức độ phát triển bền vững ngân hàng thương mại
Tổng hợp của tác giả
Mức độ thứ nhất là phát triển chưa bền vững, mục tiêu của ngân hàng là tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông, chưa quan tâm và chú trọng đến hiệu quả về môi trường và xã hội trong hoạt động cho vay, đầu tư. Ngân hàng có những hành động và nổ lực tiết kiệm chi phí về môi trường trong hoạt động nội bộ của mình và xem xét các rủi ro về môi trường trong hoạt động cho vay. Các hoạt động nội bộ như sử dụng tiết kiệm giấy, tăng cường sử dụng thư và các thông báo điện tử trong nội bộ, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất... Các ngân hàng này cũng có một số hành động bảo vệ môi trường thông qua các sản phẩm mình cung cấp như yêu cầu các đề xuất vay vốn phải đáp ứng các quy định về môi trường hiện hành, các báo cáo về tác động môi trường của dự án vay,... và từ chối các dự án gây tác hại đến môi trường. Ngân hàng sẽ bước đầu lồng ghép vấn đề môi trường trong hoạt động cho vay nhằm mục đích nhằm giảm rủi ro và những tổn thất liên quan đến vấn đề môi trường …Đa số các ngân hàng đều trải qua mức độ này bởi vì, các cơ quan quản lý nhà nước thường trực tiếp hoặc gián tiếp quy định điều kiện tiên quyết cho hoạt động ngân hàng thông qua luật và các quy định về môi trường. Ngân hàng không muốn có những hành động và chính sách xa hơn về vấn đề môi trường có thể được dự kiến xảy ra trong tương lai gần. Với tầm nhìn này, tuy ngân hàng đã có những hành động để bảo vệ môi trường nhưng vẫn chưa chủ động thực hiện các chính sách quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động.
Mức độ thứ hai là phát triển tích hợp, là ngân hàng có mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận và tích hợp vấn đề E&S trong hoạt động. Ở mức độ này, cấu trúc lợi thu nhập của ngân hàng là từ hoạt động cho vay truyền thống và cho vay các dự án có lợi cho môi trường và cộng đồng. Ở mức độ này ngân hàng tìm thấy những cơ hội trong việc chú trọng vấn đề môi trường trong hoạt động kinh doanh của mình ngay ở các sản phẩm truyền thống cũng như các sản phẩm mới. Tầm nhìn của ngân hàng ở giai đoạn này tìm kiếm lợi nhuận và các cơ hội đầu tư vào vấn đề môi trường. Ở giai đoạn này, tầm nhìn của ngân hàng là chủ động, sáng tạo và tập trung vào các tác động bên ngoài thông qua quan hệ với khách hàng. Ngân hàng tích hợp kinh doanh các sản phẩm truyền thống với các điều khoản ràng buộc với vấn đề môi trường trong hoạt động cho vay và đầu tư. Ở giai đoạn này, ngân hàng xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội (ESMS) và vận hành hệ thống này trong tất cả các hoạt động của mình. Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội của ngân hàng, các khách hàng có nguy cơ gây hại đến môi trường sẽ không được vay vốn. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có những chính sách hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng giảm nhẹ các tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Giai đoạn này, ngân hàng sẽ cho vay các dự án có lợi cho môi trường có thời gian hoàn trả vốn đáp ứng yêu cầu và mức độ rủi ro hợp lý. Các hoạt động cho vay này của ngân hàng ngẫu nhiên có thể bền vững nhưng không phải là luôn luôn mang tính bền vững. Theo tầm nhìn ở giai đoạn này, ngân hàng đã chủ động, sáng tạo tiếp cận cũng như tích hợp vấn đề môi trường trong hoạt động.
Mức độ cuối cùng là ngân hàng bền vững, là ngân hàng đã xây dựng và thực thi các hệ thống chính sách về phát triển bền vững, bao gồm: các nguyên tắc và chuẩn mực phát triển bền vững, quản trị ngân hàng theo thông lệ quốc tế, có những sáng kiến về phát triển bền vững. Các nguyên tắc và chuẩn mực về phát triển bền vững của ngân hàng được thực thi từ các cấp lãnh đạo nhằm ra các quyết định tín dụng, đầu tư. Ở mức độ này, ngân hàng đã hoàn thiện về mô hình quản trị, thực hiện các nguyên tắc và tiêu chuẩn nhằm đạt được hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển bền vững không còn là mục tiêu và sự chọn lựa nữa mà là thể hiện bằng những cam kết, tham vọng hoạt động có trách nhiệm, minh bạch ở tất cả
các khía cạnh của ngân hàng, bao gồm các hoạt động nội bộ và các hoạt động bên ngoài thông qua cho vay, đầu tư. Ở giai đoạn này, ngân hàng tiến hành cung các sản phẩm và dịch vụ bền vững cho khách hàng và có những chính sách ưu đãi, khuyến khích khách hàng đầu tư có trách nhiệm với môi trường như đầu tư sử dụng công nghệ sạch, các dự án tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo, tài trợ các dự án chống biến đổi khí hậu…Ngân hàng bền vững cũng xem xét vấn đề xã hội trong hoạt động của mình, cung cấp tài chính vi mô cho người nghèo bao gồm các hoạt động cho vay, nhận tiền gửi và bảo hiểm với số tiền nhỏ cho người nghèo. Các ngân hàng cung cấp tài chính vi mô lớn trên thế giới như Ngân hàng Bank Rakyat Indonesia (với hơn 16 triệu người gửi tiền có thu nhập thấp) và Grameen Bank (với hơn 1 triệu người vay) và khoảng một nửa số người vay của Grameen Bank di chuyển lên ngưỡng nghèo trong vòng 5 năm. Một số ngân hàng lớn ở phương tây cũng đầu tư cho tài chính vi mô như HSBC Group và Lloyds TSB đang hoạt động rất tích cực tại Anh. Deutsche Bank có Deutsche Bank Americas Foundation (danh mục đầu tư lên đến 400 triệu USD) đầu tư chủ yếu ở các nước đang phát triển. Mô hình ngân hàng bền vững xuất hiện nhiều ở các nước phát triển với nền tảng công nghệ hiện đại, có nguồn lực tài chính lớn và có nhiều sáng kiến về tính bền vững.
b. Theo chiến ược kinh doanh: tùy theo chiến lược kinh doanh của mình mà có những ngân hàng kinh doanh theo mô hình ngân hàng bền vững kết hợp với kinh doanh truyền thống và mô hình ngân hàng bền vững chuyên biệt.
Mô hình ngân hàng bền vững kết hợp với kinh doanh truyền thống có đặc trưng là ngân hàng cung cấp các sản phẩm truyền thống vừa tạo ra các tác động tích cực cho môi trường và xã hội. Ngân hàng sẽ xem xét các tác động đến môi trường và xã hội trong hoạt động cho vay và đầu tư. Hoạt động của ngân hàng có những nổ lực nhằm cải thiện môi trường và xã hội.
Mô hình ngân hàng bền vững chuyên biệt có đặc trưng là tất cả các hoạt động của ngân hàng đều xem xét các tác động đến môi trường và xã hội và là cơ sở ra quyết định ở tất cả các cấp của ngân hàng. Ngân hàng thiết lập các nguyên tắc và tiêu chuẩn nhằm đạt được hiệu quả về tất cả các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. NHBV chỉ cung cấp các sản phẩm cho khách hàng có xem xét đến tác động
môi trường và xã hội trong hoạt động cuả mình, có những giải pháp khuyến khích, thúc đẩy khách hàng kinh doanh bền vững.
- Mô hình Ngân hàng bền vững kết hợp với kinh doanh truyền thống: mô hình kinh doanh này phổ biến ở các đang phát triển với trình độ về công nghệ và vốn chưa cao, chưa có các điều kiện để phát triển ngân hàng bền vững. Đặc trưng của mô hình này là ngân hàng sẽ xem xét các tác động đến môi trường, xã hội trong xét duyệt các dự án cho vay và trong hoạt động đầu tư, từ chối các dự án có ảnh hưởng xấu đến môi trường, xã hội.
Hiệu quả kinh tế
NHBV kết hợp với kinh doanh truyền thống
xem xét tác động môi trường
xem xét tác động xã hội
Hình 1.3: Mô hình ngân hàng bền vững kêt hợp với kinh doanh truyền thống
Hệ thống tài chính ở các quốc gia đang phát triển sẽ có những NHTM tiên phong đi đầu trong các hoạt động có trách nhiệm với môi trường và xã hội, các ngân hàng này thường có tiềm lực vốn, công nghệ lớn. Mô hình kinh doanh của ngân hàng đảm bảo vừa đáp ứng được mục tiêu của cả ngân hàng và cộng đồng địa phương.Trong hoạt đồng đầu tư và cấp tín dụng ngân hàng khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động có trách nhiệm với môi trường và xã hội thông qua các chính sách như: cho vay với lãi suất ưu đãi, các quy định về thời hạn vay và mức vay hấp dẫn…Các dự án được hưởng ưu đãi vay gồm: dự án hiệu quả năng lượng, dự án sử dụng năng lượng tái tạo, các dự án sử dụng nhiệt thừa, tái sử dụng chất
thải, dự án về công nghệ…Hoạt động tín dụng và đầu tư của ngân hàng không ảnh hưởng xấu đến cộng đồng, các dự án được cho cấp vốn từ ngân hàng phải tham vấn và công bố thông tin đến cộng đồng nơi dự án trực tiếp triển khai nhằm đảm bảo người dân được cung cấp đầy đủ các thông tin về các tác động đến môi trường của dự án cũng như các biện pháp giảm thiểu các tác động được triển khai.
Tầm nhìn và mục tiêu hoạt động của NHTM hướng đến tiết kiệm chi phí về môi trường trong hoạt động nội bộ và lồng ghép vào các quyết định cho vay. Đối với mô hình này, tất cả các hoạt động của ngân hàng chưa đạt đến tính bền vững mà dừng lại ở khía cạnh xem xét các động đến tác môi trường, xã hội trong các quyết định tín dụng. Bên cạnh đó, Ngân hàng sẽ sử dụng một phần từ thu nhập của mình để tài trợ cho các tiến bộ về môi trường, các dự án an sinh xã hội mà chưa tích hợp các vấn đề môi trường và xã hội trong tất cả sản phẩm, dịch vụ của mình.
- Mô hình ngân hàng bền vững chuyên biệt:
Liên minh toàn cầu về các giá trị của ngân hàng (GABV -The Global Alliance for Banking on Values) đã xây dựng các đặc trưng chủ yếu của NHBV bao gồm 6 nguyên tắc sau: ba trụ cột trung tâm là con người, hành tinh và sự phồn thịnh; phục vụ nền kinh tế thực; mối quan hệ lâu dài với khách hàng; dài hạn, khả năng tự duy trì và phục hồi; quản lý minh bạch và toàn diện; các nguyên tắc này gắn liền với nền văn hóa của ngân hàng.
- Nguyên tắc 1, ba trụ cột trung tâm, NHBV tích hợp phương pháp tiếp cận tính bền vững bằng cách tập trung đồng thời vào 3 trụ cột trung tâm gồm: con người, hành tinh và sự phồn thịnh. Sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng được thiết kế và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và bảo vệ môi trường.
- Nguyên tắc 2, nền kinh tế thực, mối liên quan và cam kết với cộng đồng, phục vụ nền kinh tế thực và mô hình kinh doanh đáp ứng nhu cầu của cả ngân hàng và cộng đồng địa phương. NHBV đáp ứng nhu cầu tài chính của các cộng đồng địa phương và khu vực bằng cách tài trợ cho các doanh nghiệp bền vững nhằm thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.
- Nguyên tắc 3, mối quan hệ lâu dài với khách hàng, NHBV có mối quan hệ lâu dài cũng như hiểu biết trực tiếp về các hoạt động kinh doanh của khách hàng và những rủi ro trong hoạt động của họ. NHBV thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với
khách hàng và trực tiếp tham gia vào việc đánh giá và phân tích các hoạt động kinh tế của họ và giúp họ trở nên bền vững hơn.
- Nguyên tắc 4, dài hạn, khả năng tự duy trì và phục hồi, NHBV tập trung vào những giá trị dài hạn, có khả năng tự duy trì và phục hồi do những tổn thất từ bên ngoài. Các ngân hàng bền vững chấp nhận một quan điểm dài hạn để đảm bảo rằng họ có thể duy trì hoạt động của mình và phải tự phục hồi trước những tổn thất do tác động từ bên ngoài.
- Nguyên tắc 5, quản lý minh bạch và toàn diện, nguyên tắc này nhấn mạnh mối quan hệ tích cực với cộng đồng. Các bên liên quan của ngân hàng bao gồm cả cộng đồng chứ không phải chỉ có cổ đông và Ban giám đốc ngân hàng.
- Nguyên tắc 6, tất cả các nguyên tắc này được gắn liền với văn hóa kinh doanh của ngân hàng. NHBV luôn gắn kết các nguyên tắc này trong văn hóa kinh doanh tạo thành thông lệ trong hoạt động ngân hàng.
Ba trụ cột trung tâm
Quản lý minh bạch và toàn diện
Nền kinh tế thực
Nền văn hóa của ngân hàng
Dài hạn, khả năng tự duy trì và phục hồi
Mối quan hệ lâu dài với khách hàng
Hình 1.4: Các nguyên tắc về NHBV của GABV
GABV (Report, 2016)