Nhóm Tiêu Chí Phản Ánh Tính Ổn Định, Lành Mạnh Và Bền Vững Nhtm


1.2.1.7 Nhóm tiêu chí phản ánh tính ổn định, lành mạnh và bền vững NHTM

a. Cấu trúc vốn chủ sở hữu

Các loại hình cấu trúc sở khác nhau sẽ ảnh hưởng đến tính ổn định, lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. Do vậy, duy trì cấu trúc vốn chủ sở hữu hợp lý sẽ có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng, đảm bảo mức độ đủ vốn theo thông lệ quốc tế và đảm bảo khả năng tự phục hồi của NHTM.

b. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Hoạt động ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro do vậy trong kinh doanh, ngân hàng phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu nhằm chống đỡ được tổn thất và bảo vệ khách hàng.

Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) được xác định theo công thức sau:



Vốn tự có

CAR =

Tài sản “có điều chỉnh theo trọng số rủi ro

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

Phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam - 7


sau:

Tiêu chuẩn xác định CAR theo Basel II là duy trì tỷ lệ 8%, bao gồm 3 trụ cột


- Trụ cột I: yêu cầu về mức độ vốn tối thiểu, cách xác định CAR theo

phương pháp tiêu chuẩn và phương nâng cao bao gồm các loại rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường.

- Trụ cột II: quy trình về kiểm tra và giám sát, cơ quan quản lý cần đảm bảo rằng các NHTM thiết lập các quy trình, quy định hiệu quả để đánh giá rủi ro. Quản lý thêm các loại rủi ro mà trụ cột I chưa đề cập như: rủi ro lãi suất ở sổ ngân hàng, rủi ro tín dụng tập trung và rủi ro chiến lược.

- Trụ cột III: minh bạch và kỹ luật thị trường.

c. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

Bên cạnh duy trì mức độ đủ vốn trong hoạt động kinh doanh, một trong những hoạt động quan trọng trong nghiệp vụ sử dụng vốn của ngân hàng đó là tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, chỉ tiêu này phản ánh sự cân đối trong sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn. Ngân hàng phải cân đối tỷ lệ này ở mức hợp lý nhằm tạo thu nhập, vừa đảm bảo khả năng thanh khoản.

Thông tư số 16/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 36/2014/TT-NHNN quy định các tổ chức tín dụng phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của


nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn theo lộ trình đến hết năm 2018 là 45% cuối năm 2019 là 40%.

d. ơ cấu thu nhập

Thu nhập của NHTM bao gồm thu từ lãi, hoạt động dịch vụ, lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư, thu từ góp vốn cổ phần, các khoản thu khác. Phân tích cơ cấu thu nhập của NHTM nhằm đánh giá và chỉ rõ tầm quan trọng của các khoản thu nhập khác nhau trong hoạt động của ngân hàng.

e. ơ cấu nợ xấu

Cơ cấu nợ xấu là quy mô nợ các nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn). Nợ nhóm 5 càng cao, khả năng thất thoát vốn của ngân hàng càng lớn.

f. Tình trạng sở hữu chéo

Sở hữu chéo giữa các NHTM với nhau có những tác động tích cực khi các NHTM có quy mô nhỏ gặp khó khăn sẽ được hỗ trợ về vốn, năng lực quản trị, mở rộng thị trường bởi các NHTM lớn. Tuy nhiên, sở hữu chéo cũng có nhiều tác động tiêu cực như:

Thứ nhất, tình trạng này làm sai lệch các hệ số an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng.

Thứ hai, sở hữu chéo có thể tạo ra các quyết định tín dụng thiếu minh bạch, tạo tiền đề cho việc sử dụng vốn tín dụng vì lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm có quan hệ sở hữu chéo.

Thứ ba, các quy định về giới hạn tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủiro của NHNN có thể bị làm sai lệch bởi sở hữu chéo.

NHTM cần phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu tại các tổ chức khác theo quy định nhằm đảm bảo tính an toàn, lành mạnh trong hoạt động, tạo mối quan hệ bình đẳng, công bằng trong các quyết định tín dụng và minh bạch trong công bố thông tin.

Luật số 17/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng đã đưa ra giới hạn về sở hữu cổ phần của cổ đông và các bên liên quan tại các tổ chức tín dụng không được sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác.


1.2.2 Nhóm các tiêu ch đánh giá ngân hàng ền vững về xã hội

Các NHBV tôn trọng và đem lại lợi ích cho nhiều bên liên quan khác ngoài cổ đông như nhân viên, khách hàng, cơ quan quản lý, và rộng hơn là hoạt động có trách nhiệm với cộng đồng.

NHBV mang lợi ích cho nhân viên, sự gắn kết và trung thành của nhân viên có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy sự bền vững của ngân hàng. Nhân viên có vai trò cụ thể hóa các chiến lược và tuyên bố về phát triển bền vững ngân hàng. Thái độ, sự trung thành và tác phong làm việc của nhân viên ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của ngân hàng.

Có mối quan hệ lâu dài và đem ại lợi ích cho khách hàng, NHBV có mối quan hệ lâu dài cũng như hiểu biết trực tiếp về các hoạt động kinh doanh của khách hàng và những rủi ro trong hoạt động của họ. Ngân hàng bền vững mang lại cho khách hàng sự hài lòng, sự tin tuởng và trung thành. Thông qua việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường sẽ gắn kết và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng của mình. NHBV cung cấp các thông tin cần thiết và đầy đủ cho khách hàng cũng như các bên liên quan khác về lợi ích của họ khi gắn kết với ngân hàng.

NHBV cung cấp các giải pháp tài chính toàn diện cho các đối tượng khách hàng khác nhau, bao gồm cung cấp các sản phẩm tín dụng vi mô, các sản phẩm tiết kiệm cho người có thu nhập thấp, dân cư ở khu vực nông thôn nhằm góp phần nâng cao đời sống và trách nhiệm đối với cộng đồng.

1.2.2.1 Lợi ích của nhân viên

NHBV tôn trọng vấn đề nhân quyền, thực hiện đầy đủ những quyền và lợi ích của người lao động, có các chính sách, chế độ đãi ngộ với người lao động mang lại sự gắn bó lâu dài và trung thành của nhân viên với ngân hàng.

Các chế độ đãi ngộ với người lao động như: chính sách lương thưởng, lợi ích chính đáng cho người lao động, các hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho người lao động, nâng cao bình đẳng giới, phát huy tính dân chủ, chăm lo đến đời sống và phúc lợi của người lao động...

1.2.2.2 Lợi ích của khách hàng

Hoạt động chủ yếu của các NHTM chiếm tỷ trọng cao là cho vay và huy động khách hàng. Huy động các khoản tiền gửi từ khách hàng chiếm tỷ trọng cao


trong tổng nguồn vốn của các NHTM. Cho vay là hoạt động đem lại thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng.

NHBV cần duy trì mối quan hệ lâu dài và bình đẳng với khách hàng nhằm cân bằng lợi ích cho cả các bên. Đối với người gửi tiền, NHBV cần phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các khoản tiền gửi, bảo mật các thông tin của khách hàng, cung cấp các thông tin về báo cáo tài chính khi khách hàng yêu cầu. Đối với khách hàng vay vốn, NHBV tạo ra mối quan hệ bình đẳng, hỗ trợ khách hàng vay vốn thuận lợi nhằm giảm các chi phí vay, điều kiện vay vừa đảm bảo thu hồi vốn vừa giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả phát triển sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh hỗ trợ về phương diện tiếp cận vốn, NHBV đầu tư và tư vấn cho khách hàng doanh nghiệp về việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư, sản xuất kinh doanh, tư vấn về khung phân tích và phòng ngừa rủi ro, chú trọng khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội. Minh bạch trong công bố thông tin, nâng cao trách nhiệm giải trình trong hoạt động ngân hàng, tạo môi trường công bằng và bình đẳng cho mọi loại hình khách hàng có quy mô, tiềm lực khác nhau trong vấn đề tiếp cận với dịch vụ và các sản phẩm của ngân hàng.

1.2.2.3 Tài chính toàn diện

Ngân hàng bền vững nên có các giải pháp phát triển tài chính toàn diện, góp phần làm phong phú và hoàn thiện hơn thị trường tín dụng nông thôn, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nông nghiệp – nông thôn cũng như góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống xã hội của cộng đồng.

1.2.2.4 Đầu tư có trách nhiệm với cộng đồng

NHBV cần phải đầu tư có trách nhiệm với cộng đồng, thông qua các hoạt động đầu tư cho giáo dục, y tế, văn hóa …Bên cạnh đó, đầu tư có trách nhiệm với cộng đồng thông qua việc đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển kinh tế các vùng cao, vùng xa, dân tộc thiểu số nhằm góp phần nâng cao đời sống của người dân, đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Ngoài ra khi xét duyệt các dự án vay vốn, NHBV cần phải yêu cầu chủ dự án tham vấn người dân nơi dự án triển khai nhằm đảm bảo cộng đồng có đầy đủ thông tin về các vấn đề môi trường và các biện pháp giảm thiểu tác động.


1.2.3 Nhóm các tiêu ch đánh giá ngân hàng ền vững về m i trường

1.2.3.1 Các cam kết phát triển bền vững

Những năm gần đây nhiều ngân hàng đã quan tâm đến các cam kết và báo cáo bền vững với những mục tiêu khác nhau như đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý về khía cạnh môi trường, gắn kết với khách hàng hoặc ngân hàng tìm kiếm được các cơ hội khi đầu tư vào các vấn đề môi trường.

1.2.3.2 ệ thống quản l rủi ro m i trường và hội

Xây dựng và triển khai hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội giúp ngân hàng đánh giá đầy đủ những tác động đến môi trường và xã hội của các đề xuất vay vốn. Hoàn thiện hệ thống ESMS giúp ngân hàng quản lý rủi ro E&S đối với các dự án vay vốn không chỉ trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia mà còn ở bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hoàn thiện ESMS bao gồm các bước sau: nhận diện và phân loại rủi ro; tổ chức và quản lý rủi ro môi trường và xã hội (E&S); đánh giá rủi ro E&S; các biện pháp phòng ngừa, giảm nhẹ tác động E&S; giám sát và đánh giá hiệu quả E&S; báo cáo hiệu quả E&S.

1.2.3.3 Trách nhiệm đối với m i trường

Hoạt động của ngân hàng bền vững cần phải có trách nhiệm với môi trường, bao gồm từ chối các dự án có hại cho môi trường, ngoài ra ngân hàng khuyến khích các công ty đầu tư vào các dự án có tác động tích cực đến môi trường như: các dự án năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng…NHBV có các hoạt động trực tiếp về các vấn đề môi trường như thực hiện các phương pháp mới nhằm giảm tiêu thụ năng lượng, giảm lãng phí trong hoạt động nội bộ của ngân hàng.

1.2.4 Cung cấp sản phẩm bền vững

Về mục tiêu: Các sản phẩm bền vững nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án thân thiện với môi trường, góp phần vào phát triển nền kinh tế xanh, thông qua các sản phẩm của các tổ chức tài chính như: tiết kiệm, cho vay, đầu tư, tư vấn, bảo hiểm…

Về lợi ích: sản phẩm bền vững có nhiều lợi ích cho nền kinh tế nói chung và cho riêng bản thân các ngân hàng. Về lợi ích xét theo nghĩa rộng, các sản phẩm này nhằm khuyến khích các dự án cải thiện môi trường, đóng góp vào nền kinh tế


carbon thấp. Xét theo nghĩa hẹp, Các doanh nghiệp khi đầu tư, sản xuất xanh mà đặc biệt đầu tư vào các lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và công nghệ sạch, thường có được các điều kiện thuận lợi hơn so với tín dụng thông thường như thời hạn vay từ trung đến dài hạn, lãi suất vay hấp dẫn, quy mô vay…Đối với các NHTM, khi cung cấp các sản phẩm bền vững sẽ tạo được mối liên hệ gắn kết với khách hàng, nâng cao giá trị thương hiệu, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Mặt khác, ngân hàng sẽ có cơ hội phát triển các sản phẩm mới nhằm khai thác các khách hàng mới.

Quy mô sản phẩm: sản phẩm bền vững sẽ được cung cấp cùng với các sản phẩm truyền thống của ngân hàng. Tùy vào nguồn lực và điều kiện của mình, mỗi ngân hàng sẽ cung cấp các sản phẩm bền vững có quy mô khác nhau. Thông thường, khi mới cung cấp các sản phẩm này, ngân hàng sẽ có chi phí cao hơn vì phải đầu tư vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, như các chi phí đào tạo nâng cao nhận thức và năng lực thẩm định các dự án đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường. Ngân hàng phải đầu tư vào công nghệ để đánh giá chính xác, đầy đủ mức độ rủi ro về môi trường và xã hội của dự án để quyết định cho vay, ngoài ra các chi phí quảng bá sản phẩm tài chính xanh…Qua giai đoạn tiếp theo, khi đã cung cấp các sản phẩm bền vững ngân hàng thu được nhiều lợi ích như sự gắn kết với khách hàng, đạt được các mục tiêu cốt lõi và nâng cao giá trị thương hiệu…

1.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển bền vững NHTM ở một số nước

1.3.1.1 Tại các quốc gia đang phát triển

Bangladesh

Bangladesh đã xây dựng khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội của quốc gia, ngân hàng trung ương nước này buộc các NHTM phải thực hiện theo khung quản lý rủi ro này vào năm 2011. Ngân hàng trung ương Bangladesh đã xây dựng lộ trình thực hiện gồm 3 giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. NHTM của Bangladesh đang thực hiện mô hình ngân hàng bền vững kết hợp với kinh doanh truyền thống, tất cả các NHTM đều xây dựng hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội nhằm đánh giá, phân loại dự án vay, đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện kinh doanh


theo mô hình bền vững. Để thực hiện thành công mô hình kinh doanh bền vững, hệ thống NHTM của Bangladesh đã có nhiều nổ lực nhằm xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống ESMS, và có những giải pháp thiết kế, quảng bá các sản phẩm có tính bền vững. Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương Bangladesh đã góp phần thúc đẩy thực hiện chính sách quản lý rủi ro môi trường và xã hội thành công, bằng những hành động cụ thể như: công bố danh sách các ngân hàng thực hiện quản lý rủi ro môi trường và xã hội tốt nhất để khuyến khích các ngân hàng thương mại trên toàn quốc tuân thủ theo. Thứ hai, các ngân hàng thực hiện tốt sẽ được ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi khi mở các chi nhánh mới, tạo điều kiện cho các ngân hàng này giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Giai đoạn I: (1) xây dựng và quản lý chính sách; (2) kết hợp rủi ro môi trường trong quản lý quan hệ khách hàng ; (3) khởi tạo quản lý môi trường trong hoạt động của ngân hàng; (4) giới thiệu tài chính xanh; (5) lập Quỹ rủi ro khí hậu;

(6) giới thiệu Marketing xanh; (7) ngân hàng trực tuyến; (8) hỗ trợ đào tạo nhân viên, nhận thức của người tiêu dùng về ngân hàng xanh; và (9) công bố thông tin và báo cáo hoạt động ngân hàng xanh. Thời hạn cuối cùng cho việc tuân thủ các chương trình thuộc giai đoạn I là ngày 31 tháng 12 năm 2011.

Ngân hàng phải tuân thủ các quy định trong hướng dẫn chi tiết về Quản lý rủi ro môi trường được xét đến như một phần của Chính sách Ngân hàng xanh. Đối với việc đảm bảo hoàn thiện chính sách cho vay và cho vay xanh, các ngân hàng cần phải kết hợp chặt chẽ vấn đề môi trường và rủi ro biến đổi khí hậu như là một phần của phương pháp rủi ro tín dụng theo quy định để đánh giá một người vay tiềm năng. Điều này sẽ bao gồm tích hợp rủi ro môi trường trong danh sách kiểm tra, kiểm toán và định dạng báo cáo.

Giai đoạn II: (1) các ngân hàng lập kế hoạch quản lý rủi ro môi trường; (2) xây dựng kế hoạch chiến lược xanh; (3) lập chi nhánh xanh; (4) cải thiện quản lý môi trường; (5) xây dựng kế hoạch và hướng dẫn quản lý rủi ro môi trường; (6) xây dựng chương trình giáo dục khách hàng về ngân hàng xanh; (7) công bố thông tin và báo cáo hoạt động ngân hàng xanh.

Các ngân hàng cần xây dựng và thực hiện theo khung chính sách quản lý rủi ro môi trường trong các hoạt động đánh giá và giám sát các dự án và cho vay. Lập


chính sách cho các lĩnh vực cụ thể để tạo khung đánh giá môi trường cho các lĩnh vực nhạy cảm như nông nghiệp, xây dựng nhà ở, cơ khí, kim loại cơ bản và hóa chất, các ngành sản xuất và dịch vụ…Thời hạn cuối cùng cho việc tuân thủ các chương trình thuộc giai đoạn II là ngày 31 tháng 12 năm 2012.

Giai đoạn III: (1) Thiết kế và giới thiệu các sản phẩm sáng tạo và (2) báo cáo ngân hàng xanh theo mẫu với sự thẩm tra từ bên ngoài. Thời hạn hoàn thành giai đoạn này là ngày 31 tháng 12 năm 2013.

Indonesia

Indonesia tiếp cận có hệ thống trong phân loại khoản vay có đủ tiêu chuẩn “tài chính bền vững hay không. Chính phủ và các Bộ ngành đã xây dựng chính sách hỗ trợ ngân hàng trong việc phân loại các dự án vay vốn của khách hàng, dựa vào hai nguyên tắc sau (Bromund, 2014):

- Thứ nhất, Phân loại khách hàng về tính tuân thủ các quy định về môi trường. Bộ môi trường sẽ đánh giá và giám sát các công ty về tuân thủ quy định và tiêu chuẩn môi trường hiện hành, các công ty tuân thủ sẽ được cấp giấy chứng nhận PROPER, hiện nay có hơn 2000 công ty được đánh giá. Trường hợp các công ty không đủ tiêu chuẩn tối thiểu về chứng nhận “xanh có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh. Đánh giá theo PROPER gồm 5 mức độ, mức độ tuân thủ cao nhất là tiêu chuẩn vàng và thấp nhất là tiêu chuẩn đỏ và đen. Đối với tiêu chuẩn vàng chỉ có khoảng dưới 20 công ty đạt được, các khoản cho vay đối với các công ty này được Bộ môi trường đề xuất xếp loại là tài chính bền vững nếu nó được đầu tư vào tăng cường sản xuất các sản phẩm bền vững.

Gold

Green

Blue

Red

Black

Mức tốt nhất

Mức đạt

Không đạt


Hình 1.5: Phân loại dự án theo PROPER

Bromund, 2014

Tiêu chuẩn xanh là điều kiện tối thiểu để được phân loại là tài chính bền vững. Công ty bị đánh giá là tiêu chuẩn đỏ và đen thì các khoản vay của họ không

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/11/2022