Giải Pháp Đa Dạng Hóa Sản Phẩm Và Cung Cấp Tài Ch Nh Bền Vững


thoại di động của bên kia. Ngoài ra, sinh trắc học cá nhân như dấu vân tay, quét mống mắt, và các cấu hình tĩnh mạch đang được sử dụng để xác minh danh tính của người sử dụng dịch vụ. Các công ty tài chính và các ngân hàng ở các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật và Pháp đang sử dụng thông tin sinh trắc để thanh toán di động và các giao dịch ATM.

Thứ ba là sự tiến bộ nhanh chóng và đổi mới Fintech trong các dịch vụ tài chính bổ sung ngoài dịch vụ nộp tiền và thanh toán. Dữ liệu lớn và trí thông minh nhân tạo ngày càng được sử dụng để quảng bá sản phẩm và dịch vụ tài chính cũng như đánh giá tình trạng tín dụng của các doanh nghiệp và cá nhân. Hơn nữa, các chuyên gia tư vấn tài chính trên thế giới đang cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư dựa trên các thuật toán máy tính phức tạp. Một ứng dụng khác là cho phép các cá nhân rút tiền mặt từ những người đầu tư tài chính bằng cách gặp mặt trên các nền tảng mạng nhất định mà không có sự tham gia của các trung gian tài chính.

Tóm lại, sự đổi mới của Fintech nhằm khuyến khích sự tham gia của các tổ chức phi tài chính trong ngành dịch vụ tài chính và tăng cường cạnh tranh, hợp tác giữa các công ty tài chính và phi tài chính.

Về lợi ích tiềm tàng cho các NHTM, Cách mạng công nghiệp 4.0 có thể giải quyết sự thiếu hiệu quả của các dịch vụ tài chính hiện tại. Công nghệ số cũng sẽ tạo cơ hội cho các NHTM nâng cao lợi nhuận bằng cách giúp họ thiết kế các mô hình kinh doanh mới và giảm chi phí đầu tư ICT (Information & Communication Technologies). Người tiêu dùng có thể được hưởng các tiện ích tăng lên, chẳng hạn như giảm chi phí giao dịch, thuận tiện hơn và phạm vi lựa chọn rộng rãi hơn trong các sản phẩm và dịch vụ tài chính.

Mặt khác, cuộc cách mạng kỹ thuật số cũng có thể có những tác động tiêu cực đáng kể đến các NHTM. Thứ nhất, khi các tổ chức phi tài chính phá hủy hoặc thay thế vai trò hiện tại của NHTM, những lợi ích mà NHTM đã đạt được sẽ có thể giảm về mặt quy mô và phạm vi kinh tế. Chẳng hạn các chức năng thanh toán của NHTM sẽ bị giảm do sự cạnh tranh của các công ty phi tài chính.

NHTM cần có những giải pháp để tiếp cận và ứng dụng nền tảng công nghệ phù hợp, nhằm tận dụng lợi thế của cuộc cách mạng này như giảm chi phí hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ và tiện ích cho khách hàng. Bên cạnh đó vấn đề


an ninh, bảo mật thông tin, an toàn khi sử dụng dịch vụ ngân hàng, nhằm tạo điều kiện tiếp cận tài chính cho tất cả các đối tượng, tầng lớp dân cư. Các sản phẩm ngân hàng điện tử ngày phát triển mạnh, tạo ra nhiều tiện ích cho khách hàng như tiến hành các giao dịch nhanh chóng, thuận lợi và tính chính xác cao. Trong thời gian tới, cùng với sự phát triển của công nghệ sẽ thay đổi các phương thức cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống, các giao dịch tài chính toàn cầu được tiến hành qua mạng tạo thành một thị trường thống nhất và hoạt động liên tục, khắc phục được trở ngại về không gian và thời gian, tiết giảm chi phí, tạo điều kiện cho các giao dịch ngân hàng quốc tế được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng. Sự thay đổi về công nghệ này tác động đến vấn đề phân kênh phân phối, mạng lưới bán hàng và cách thiết kế sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng. Kênh bán hàng qua internet, mobile banking, tablet banking, mạng xã hội, phát triển ngân hàng số và giao dịch không giấy tờ sẽ là xu thế phát triển mạnh.

Doanh thu từ ngân hàng số ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của các NHTM. Tuy nhiên, NHTM gặp nhiều thách thức đối với việc thực hiện phát triển bền vững khi tiếp nhận nền công nghệ 4.0 đó là: vấn đề về mô hình quản trị của ngân hàng sẽ thay đổi so với hiện nay, vấn đề về an ninh và bảo mật thông tin và về nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như bố trí việc làm cho nhân viên ngân hàng. Nếu áp dụng thành công 4.0, nhiều khâu hoạt động của NHTM sẽ được tự động hóa và thay thế con người, do vậy các NHTM cần phải tính toán kỹ lưỡng về nguồn nhân lực vừa đảm bảo ứng dụng được nền công nghệ tiến tiến này vừa sắp xếp lực lượng lao động đông đảo hiện có.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

3.2.5 Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm và cung cấp tài ch nh bền vững

Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của NHTM hướng tới mục đích nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, qua đó tăng khả năng chấp nhận và chống đỡ rủi ro của ngân hàng. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM tập trung vào tín dụng, đầu tư, cung cấp các dịch vụ như thanh toán, bảo lãnh, nhận ủy thác, kinh doanh ngoại hối… Thu nhập của NHTM Việt Nam hiện chủ yếu thu từ lãi do hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng nguồn thu này chiếm trên 70%, có ngân hàng lên tới gần 90%, thu từ các hoạt động dịch vụ và đầu tư chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Như vậy, kinh doanh ngân hàng phụ thuộc quá nhiều vào việc cấp tín dụng khi doanh

Phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam - 21


nghiệp gặp khó khăn sẽ gây ra các khoản nợ xấu tại ngân hàng. Chất lượng tài sản của NHTM phụ thuộc lớn vào chất lượng các khoản vay của khách hàng, khi khách hàng gặp rủi ro trong thanh toán làm cho rủi ro trong kinh doanh ngân hàng tăng lên. Do vậy, NHTM cần phải đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, khai thác các sản phẩm mới vừa tăng khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường quốc tế vừa giảm thiểu được các rủi ro do đa dạng hóa danh mục sản phẩm.

NHTM cần đẩy mạnh cung cấp các loại hình dịch vụ phi tín dụng như: hoạt động đầu tư, đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán điện tử, dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp và cá nhân, tiến tới cung ứng dịch vụ tư vấn về môi trường và xã hội cho các DNNVV…Bên cạnh đó, NHTM phát triển các sản phẩm tài chính xanh nhằm nâng cao giá trị thương hiệu và gắn kết với khách hàng.

Hiện nay, Chính phủ và các Bộ ngành đã và đang quan tâm, có các chính sách hỗ trợ phát triển nền kinh xanh, hướng đến bền vững, NHTM cần tập trung nguồn lực để phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường và có trách nhiệm với xã hội. Để thực hiện được mục tiêu này, NHTM cần phải xây dựng được các bộ nguyên tắc thực hiện bền vững xuyên suốt trong toàn bộ hội sở và các chi nhánh. Hiện nay, đã có nhiều tổ chức xây dựng các nguyên tắc về phát triển bền vững một tổ chức nói chung và riêng cho ngành tài chính, trong đó chú trọng các nguyên tắc về môi trường, lao động và nhân quyền, chống tham nhũng trong kinh doanh. Đặc biệt để cung cấp tài chính xanh, NHTM cần phải xây dựng và thực hiện triệt để các nguyên tắc về môi trường, bao gồm: nâng cao nhận thức về môi trường, năng lượng tái tạo, biến đổi khí hậu cho cán bộ, nhân viên ngân hàng, tiến tới hỗ trợ các khách hàng cách phòng ngừa thách thức về môi trường, thực hiện các sáng kiến để thúc đẩy trách nhiệm với môi trường, đặc biệt trong các quyết định cấp tín dụng, có các giải pháp hỗ trợ khách hàng đầu tư vào các công nghệ thân thiện với môi trường. Các dự án xanh, năng lượng tái tạo, công nghệ tiết kiệm năng lượng và các biện pháp bảo tồn năng lượng thường có thời gian đầu tư dài, nguồn vốn lớn…Do vậy, cung cấp tài chính cho các sản phẩm này ngân hàng cần có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn.

NHTM cần đẩy mạnh liên kết với các chính phủ các nước phát triển về thiết kế và cung cấp các sản phẩm tài chính xanh. Nhằm tiếp cận kinh nghiệm của các


nước này trong việc thẩm định, đánh giá và giám sát những tác động đến môi trường và xã hội của các khách hàng vay vốn. Xây dựng các tiêu chuẩn về môi trường trong xét duyệt cho vay. Các NHTM cần xác định các rào cản đối với sản phẩm tài chính xanh và sự tiếp nhận dịch vụ của khách hàng. Những rào cản này có thể bao gồm thiếu thông tin sản phẩm và nhận thức của các bên liên quan, sự không linh hoạt trong thiết kế sản phẩm, hoặc sự không chắc chắn về chi phí so với lợi nhuận.

NHTM cần tiến hành nghiên cứu thị trường và các phân tích liên quan đến môi trường và mong muốn của từng phân khúc khách hàng, nhằm xác định và phân loại nhu cầu về tài chính xanh của họ, từ đó có những thiết kế các sản phẩm phù hợp với từng nhóm khách hàng. Đối với những khách hàng chưa nhận thức cao về vấn đề môi trường, các NHTM cần có những biện pháp kích thích nhu cầu của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh thông qua các chiến dịch tiếp thị, truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của khách hàng. Các sản phẩm ngân hàng bền vững không những là cấp tín dụng, hỗ trợ vốn cho các dự án xanh, tác động tích cực đến môi trường mà nó còn mở rộng sang các sản phẩm tiết kiệm, bảo hiểm, dịch vụ tư vấn về các vấn đề E&S, thành lập và vận hành các quỹ đầu tư xanh, huy động từ trái phiếu xanh…

Dịch vụ tư vấn nâng cao nhận thức cho khách hàng về vấn đề môi trường được các ngân hàng lớn trên thế giới thực hiện rất thành công. Chẳng hạn, Deutsche Bank đã giới thiệu một dịch vụ tư vấn cho các DNVVN. Cung cấp dữ liệu về các ngành khác nhau và các khía cạnh môi trường liên quan đến các ngành này. Bao gồm, dữ liệu về khoảng 10.000 công nghệ môi trường, và khoảng 2.500 các cơ quan tư vấn trong lĩnh vực quản lý môi trường. ING bắt đầu một dịch vụ tương tự vào năm 1998 với SME Point, tư vấn cho khách hàng địa phương về quản lý môi trường, ví dụ như thuế và pháp luật liên quan các vấn đề môi trường. Ngoài ra, nhiều ngân hàng khác nhau cung cấp báo cáo nghiên cứu và tài liệu về quản lý môi trường và chăm sóc môi trường nội bộ. Tất cả các dịch vụ này đều chủ yếu nhắm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có ít thời gian và tiền bạc để điều tra và đánh giá các vấn đề E&S. (Moneva, 2006)


3.2.7 Các giải pháp hỗ trợ phát triển bền vững ngân hàng thương mại


Khác

5%

Hỗ trợ từ cấp điều hành

79%

Tham gia liên kết với các tổ chức quốc tế

85%

Hỗ trợ từ các cơ quan quản lý

89%

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Sự tham gia cải thiện của các cơ quan quản lý và quốc tế sẽ làm tăng sự thành công của các nỗ lực ngân hàng bền vững.

Những nhà quản lý đánh giá rằng gia tăng sự tham gia của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý có liên quan khác có thể giúp cải thiện hơn nữa hiệu suất phát triển bền vững của ngân hàng. Bao gồm khung pháp lý hoàn thiện về phát triển bền vững như xây dựng khung chính sách quản lý rủi ro môi trường của quốc gia đồng bộ cho hệ thống ngân hàng và cho các doanh nghiệp, các biện pháp khuyến khích và thúc đẩy các NHTM, doanh nghiệp quản lý tốt vấn đề môi trường và xã hội trong hoạt động. Có hệ thống các tiêu chí đánh giá tính bền vững của ngân hàng, cơ chế giám sát việc thực hiện và các biện pháp xử lý khi các ngân hàng không tuân thủ hoặc vi phạm khung chính sách về quản lý môi trường. Các biện pháp truyền thông, cung cấp, cập nhật thông tin về môi trường của các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, tổ chức hội thảo, hội nghị và nâng cao nhận thức, năng lực của các NHTM và các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy mô hình kinh doanh bền vững.

Sự tham gia của các cơ quan quốc tế như IFC, UN Global-FI, UNEP-FI sẽ giúp cải thiện tính chuyên môn của các ngân hàng về tính bền vững. Các tổ chức quốc chức quốc tế về tính bền vững góp phần nâng cao nhận thức, tri thức về phát triển bền vững bao gồm các chính sách tài chính bền vững, các sản phẩm, công cụ tài chính xanh, quỹ đầu tư xanh…đây là những tri thức mới đối với các NHTM Việt Nam. Sự hỗ trợ từ cấp điều hành của NHTM được cải thiện sẽ là công cụ để tăng sự thành công của thực hiện mô hình ngân hàng bền vững.


3.3 KIẾN NGHỊ

3.3.1 Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan

Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo việc thực thi các cam kết của Việt Nam khi tham gia hội nhập, tạo môi trường cạnh tranh, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi và minh bạch của hệ thống tài chính. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho xử lý nợ xấu, tiếp tục hoàn thiện thị trường mua bán nợ huy động được sự tham gia đông đảo của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, nhằm nhanh chóng xử lý tận gốc nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.

Thứ hai, xây dựng khung pháp lý và thực thi quyết liệt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh và bền vững. Xây dựng các nguyên tắc và tiêu chuẩn nhằm thu hút vốn vào các lĩnh vực bền vững như giảm khai thác năng lượng bằng than thay thế bằng nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng điện từ gió, các dự án sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng nhằm chống biến đổi khí hậu và thực hiện tăng trưởng xanh. Nước ta có nguồn tài nguyên từ năng lượng tái tạo là rất lớn, Ngân hàng Thế giới (WB) đã tiến hành nghiên cứu về Tài nguyên Năng lượng gió cho bốn quốc gia Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam để hỗ trợ phát triển năng lượng gió cho các nước trong khu vực Đông Nam . Dựa trên mô hình mô phỏng Meso Map, nghiên cứu này đã cung cấp một ước tính sơ bộ về tiềm năng năng lượng gió cho thấy Việt Nam có tiềm năng về phát triển điện gió lớn nhất trong khu vực. Lượng gió của Việt Nam ước tính đạt 513.360 MW, gấp hơn 6 lần tổng công suất ước tính của toàn ngành điện vào năm 2020. Nghiên cứu của WB còn cho thấy 8,6% diện tích đất liền của Việt Nam rất giàu tiềm năng, thuận lợi cho việc lắp đặt các tuabin gió lớn. Theo Tổng cục Năng lượng, Việt Nam có tiềm năng phong điện lớn và theo Quy hoạch điện mới nhất vừa được công bố, tổng công suất phong điện của Việt Nam sẽ tăng lên 2.000 MW vào năm 2025 và 6.000 MW vào năm 2030. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính hiện nay có 50 dự án điện gió được đăng ký đầu tư tại Việt Nam và mới chỉ có 4 dự án với tổng công suất 159,2 MW đã đi vào vận hành thương mại. Như vậy, tiềm năng về năng lượng điện gió là rất lớn, tuy nhiên các dự án triển khai chưa nhiều và chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, trong thời gian tới Chính phủ và các Bộ, ngành cần xây dựng các cơ chế chính sách với những điều khoản cụ thể, chi tiết nhằm thu hút vốn và


công nghệ tiên tiến để phát triển năng lượng tái tạo, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế xanh. Chính phủ cần đẩy mạnh hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động kiểm toán năng lượng, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và phổ biến về sử dụng năng lượng hiệu quả cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và người dân.

Thứ ba, có các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy hệ thống NHTM thực hiện phát triển bền vững từ đó lan tỏa ra các ngành khác của nền kinh tế. Khuyến khích các tổ chức tài chính cấp tín dụng vào các dự án thân thiện với môi trường, năng lượng tái tạo, góp phần phân bổ vốn đầu tư theo hướng bền vững. Có các biện pháp nhằm mục đích hỗ trợ tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp có chính sách môi trường phù hợp với chính sách quốc gia, góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề môi trường cho toàn xã hội.

Thứ 4, Xây dựng khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển của mô hình ngân hàng bền vững điển hình. Khuôn khổ này bao gồm một là, tiềm lực vốn cho ngân hàng bền vững, đây là một trong những yêu cầu quan trọng giúp ngân hàng có đủ năng lực đầu tư vào các dự án thân thiện với môi trường thường phải có vốn lớn, thời hạn đầu tư dài, lãi suất hấp dẫn. Hai là, xây dựng các tiêu chuẩn và nguyên tắc nhằm thực hiện phát triển ngân hàng bền vững như: nguyên tắc về nhân quyền, về môi trường, phòng chống tham nhũng, vấn đề về lao động…Ba là, có những giải pháp thúc đẩy thị trường vốn phát triển, đặc biệt lồng ghép các yếu tố bền vững vào vốn cổ phẩn, chẳng hạn như các loại trái phiếu xanh, nhằm huy động vốn vào các lĩnh vực đầu tư xanh, bền vững.

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước

- Xây dựng lộ trình và chính sách thực hiện ngân hàng bền vững: bao gồm các nguyên tắc và chuẩn mực chung cho phát triển bền vững hệ thống NHTM, các chính sách ESMS đồng bộ, nhất quán trong toàn hệ thống, tiến tới yêu cầu NHTM kết hợp chặt chẽ vấn đề môi trường như một phần của phương pháp rủi ro tín dụng để đánh giá khách hàng vay. Song song với xây dựng chính sách, NHNN xây dựng cơ chế giám sát, điều hành thực hiện đồng bộ ESMS và công khai thông tin có biện pháp xử lý nghiêm đối với ngân hàng không tuân thủ ESMS nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và thực thi chính sách.

- Quy định các NHTM xây dựng và thực hiện ESMS nhằm đánh giá, giám sát


các dự án trong suốt quá trình cho vay. Lập khung chính sách cho các lĩnh vực cụ thể để tạo khung đánh giá môi trường cho các lĩnh vực nhạy cảm như nông nghiệp, luyện kim, cơ khí, sản xuất xi măng, kim loại cơ bản và hóa chất, các ngành sản xuất và dịch vụ.

- Thúc đẩy việc xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng các yêu cầu cung cấp và phát triển các dịch vụ mới.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống giám sát tài chính quốc gia nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống tài chính phát triển ổn định, lành mạnh và hiệu quả.

- Xây dựng các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ bền vững của ngân hàng và có các chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển bền vững hệ thống NHTM. Xây dựng cơ chế chuyên gia, chuyên viên E&S chuyên trách tại các đơn vị để sẵn sàng cung cấp và chia sẻ, giải thích thông tin hỗ trợ các vướng mắc về E&S đối với các đơn vị liên quan.

- Các chính sách nâng cao nhận thức và khuyến khích khách hàng đầu tư vào ngân hàng bền vững. Tăng cường truyền thông, tập huấn và phổ biến ESMS đến toàn thể người dân, các cơ quan, đơn vị có liên quan để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong toàn xã hội.

- Xây dựng các quy định nhằm tăng cường liên kết quốc tế về hoạt động đầu tư vào các dự án xanh nhằm tận dụng kinh nghiệm quản lý và thực hành ngân hàng bền vững của các tập đoàn tài chính lớn.

3.3.3 Đối với Ngân hàng thương mại

Thực thi hệ thống ESMS trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng, kết hợp đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong quản lý khách hàng; khởi tạo vấn đề môi trường trong hoạt động ngân hàng, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong xét duyệt các dự án vay vốn. Xây dựng hợp đồng tín dụng có các điều khoản ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường và xã hội. Có các giải pháp hỗ trợ khách hàng thực thi các quy định về môi trường. NHTM xây dựng chiến lược phát triển NHBV theo mô hình ngân hàng bền vững chuyên biệt, tất cả các hoạt động của ngân hàng đều bền vững và cung cấp sản phẩm tài chính bền vững toàn diện, hay mô hình ngân hàng bền vững kết hợp với kinh doanh truyền thống, tích hợp quản lý rủi ro E&S trong cấp tín dụng, vừa

Xem tất cả 205 trang.

Ngày đăng: 28/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí