LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
ThS. Trịnh Xuân Ngọc
3
MỤC LỤC
Trang | ||
TRANG PHỤ BÌA | ||
LỜI CAM ĐOAN | ||
MỤC LỤC | ||
MỞ ĐẦU | 5 | |
Chương 1 | TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN | |
10 | ||
1.1. | Những công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến đề tài luận án | |
10 | ||
1.2. | Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học tiêu biểu đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết | |
23 | ||
Chương 2 | NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI TRONG BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG | |
29 | ||
2.1. | Thực chất phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng | |
29 | ||
2.2. | Những nhân tố cơ bản quy định phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng | |
61 | ||
Chương 3 | THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI TRONG BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG HIỆN NAY | |
79 | ||
3.1. | Thực trạng thực hiện vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay | |
79 | ||
3.2. | Những vấn đề đặt ra đối với phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay | |
104 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay - 2
- Những Công Trình Khoa Học Tiêu Biểu Có Liên Quan Đến Phát Huy Vai Trò Của Giảng Viên Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Ở Các Học Viện, Trường Sĩ Quan Quân
- Những Vấn Đề Đặt Ra Luận Án Tiếp Tục Giải Quyết
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
4
Chương 4 GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI TRONG BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG HIỆN NAY118
4.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm các chủ thể phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng 118
4.2. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho giảng viên khoa học xã hội
và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội 126
4.3. Xây dựng môi trường sư phạm dân chủ, tạo động lực thúc đẩy giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội chủ động, tích cực tham gia
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng 133
4.4. Tích cực hóa nhân tố chủ quan của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng 142
KẾT LUẬN 155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN158
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 159
PHỤ LỤC 172
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Nền tảng tư tưởng của Đảng là hệ thống lý luận khoa học hoàn chỉnh, đã được thực tiễn kiểm nghiệm, do Đảng ta lựa chọn làm cơ sở lý luận, phương pháp luận chủ yếu, trực tiếp và nhất quán. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ vừa cấp bách, thường xuyên và lâu dài; là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, của cả hệ thống chính trị. Trong đó, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Họ là những người được đào tạo cơ bản, chuyên sâu về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; lực lượng trực tiếp góp phần quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa và đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận của Quân đội nhân dân Việt Nam. Do vậy, phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết hiện nay.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, sự quan tâm chỉ đạo của người chỉ huy các cấp, đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội cơ bản khẳng định được vị trí, vai trò là lực lượng nòng cốt, trực tiếp, quan trọng trong nghiên cứu, bổ sung, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng vẫn còn những hạn chế nhất định; một bộ phận giảng viên chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nên chưa phát huy hết vai trò người giảng viên trong đổi mới nội dung, hình thức giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tham gia đấu tranh; môi trường và công tác bảo
đảm nhất là con người và phương tiện, trang thiết bị máy móc góp phần tạo động lực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chưa được đầu tư đúng mức, v.v.. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trên đây là do một số cấp ủy, tổ chức đảng và chỉ huy ở các học viện, trường sĩ quan quân đội chưa thật sự coi trọng phát huy vai trò của giảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho giảng viên có nội dung chưa đạt hiệu quả cao; một bộ phận giảng viên thiếu chủ động tự học, tự rèn, tự phát huy vai trò của mình trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang ra sức chống phá nhằm phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng, gây sự hoài nghi, hoang mang, dao động, mất niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Do đó, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng không chỉ là đòi hỏi tất yếu khách quan mà còn là mặt trận nóng bỏng, liên quan trực tiếp đến sinh mệnh của Đảng, sự tồn vong của chế độ, vận mệnh và lợi ích của quốc gia - dân tộc, là mệnh lệnh của cuộc sống.
Từ những lý do trên tác giả lựa chọn vấn đề: “Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay” làm đề tài luận án, có ý nghĩa cấp thiết, sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở luận giải một số vấn đề lý luận phát huy vai trò, đánh giá thực trạng thực hiện vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, luận án khái quát vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.
Làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò và phát huy vai trò và nhân tố quy định phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Đánh giá thực trạng thực hiện vai trò và luận giải những vấn đề đặt ra trong phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.
Đề xuất giải pháp cơ bản phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về vai trò, phát huy vai trò và thực tiễn thực hiện vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy và tuyên truyền.
Về không gian: Nghiên cứu, khảo sát và sử dụng số liệu của các học viện, trường sĩ quan quân đội: Học viện Quốc phòng, Học viện Lục quân, Học viện Chính trị, Học viện Hậu cần, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Quân y, Trường Sĩ quan Lục quân 2, Trường Sĩ quan Thông tin, Trường Sĩ quan Chính trị. Tập trung vào giảng viên các chuyên ngành: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị học Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Hồ Chí Minh học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam để luận giải làm nổi bật vai trò của đội ngũ này trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Về thời gian: Sử dụng các số liệu, tài liệu chủ yếu từ năm 2016 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tư tưởng, lý luận, đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực ý thức hệ; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đấu tranh tư tưởng, lý luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Cơ sở thực tiễn
Từ thực tiễn tham gia đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Dựa trên các báo cáo tổng kết các vấn đề lý luận và thực tiễn của các cơ quan chức năng, các học viện, trường sĩ quan quân đội về nhiệm vụ, kết quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Sử dụng kết quả điều tra, khảo sát thực tế của tác giả luận án liên quan đến vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành như: Phân tích và tổng hợp; quy nạp và diễn dịch; hệ thống và cấu trúc; lịch sử và lôgíc; thống kê và so sánh; điều tra xã hội học; tham vấn chuyên gia.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đưa ra được quan niệm và những nhân tố cơ bản quy định phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Xác định, luận giải những vấn đề đặt ra và đề xuất những giải pháp cơ bản phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần bổ sung, phát triển một số vấn đề lý luận về vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, giáo dục chính trị; góp phần tư vấn, tham mưu cho lãnh đạo, chỉ huy các học viện, trường sĩ quan quân đội và các cơ quan chức năng về phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (10 tiết); kết luận; danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.