Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến đề tài luận án
1.1.2. Những công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Tác giả Nguyễn Hùng Hậu (2014) trong cuốn sách: Bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin [53], cho biết, trong chủ nghĩa Mác - Lênin, tính khoa học và tính cách mạng không tách rời nhau, có mối quan hệ biện chứng. Tính khoa học và tính cách mạng được biểu hiện rõ: “Một là, chủ nghĩa Mác - Lênin kế thừa trực tiếp những thành tựu của khoa học xã hội, trên tiền đề của khoa học tự nhiên; hai là, chủ nghĩa Mác - Lênin mang tính khách quan, phản ánh đúng sự thật; ba là, sự ra đời của chủ nghĩa Mác - Lênin xuất phát từ thực tiễn, phân tích xã hội trên cơ sở phương pháp khoa học” [53, tr. 34- 36]. Như vậy, có thể thấy rõ bản chất, nội dung và mối quan hệ của tính cách mạng và tính khoa học trong chủ nghĩa Mác - Lênin. Đây là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh tiếp cận, luận giải nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, trước hết là bảo vệ bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Tác giả Trương Giang Long (2017) trong cuốn sách: Đấu tranh chống các quan điểm, luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh [75], đánh giá: “Tấn công vào nền tảng tư tưởng là một trong những hoạt động trọng điểm mà các thế lực thù địch tập trung hướng tới; do đó, muốn bảo vệ được nền tảng tư tưởng của Đảng, tất yếu phải đấu tranh phản bác lại các quan điểm sai trái, thù địch, phủ nhận vai trò nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” [75, tr. 7]. Các thế lực thù địch tập trung chống phá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vì chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là “gốc” “rễ” bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa. Cần kiên
quyết đấu tranh, phê phán, phủ định những quan điểm, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, đồng thời khẳng định thế giới quan, phương pháp luận khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng đúng đắn, sáng tạo vào thực tiễn nước ta.
Cuốn sách của Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị (2017) Bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới [27], đã chỉ rõ: “Việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa thể nói lên việc bảo vệ hệ tư tưởng đó đối với cách mạng Việt Nam; vấn đề cốt tử là ở khả năng lan tỏa, chỉ đường, tính hấp dẫn, lôi cuốn của chủ nghĩa Mác - Lênin” [27, tr. 58]. Để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay, đòi hỏi cấp thiết đặt ra là phải kiên định, vận dụng đúng đắn, sáng tạo, đồng thời khơi dậy, phát triển và lan tỏa bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn; kịp thời đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Những nội dung trên là cơ sở để nghiên cứu sinh hình thành quan niệm bảo vệ nền tảng tư tưởng trong luận án.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay - 1
- Những Công Trình Khoa Học Tiêu Biểu Có Liên Quan Đến Phát Huy Vai Trò Của Giảng Viên Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Ở Các Học Viện, Trường Sĩ Quan Quân
- Những Vấn Đề Đặt Ra Luận Án Tiếp Tục Giải Quyết
- Vai Trò Của Giảng Viên Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Ở Các Học
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Tác giả Lê Hữu Nghĩa (2018) trong cuốn sách: Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên quyết đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị trong Đảng [105], khẳng định: “Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là trung thành, không dao động trước âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch” [105, tr. 40]. Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, là hai mặt của một vấn đề thống nhất, có quan hệ biện chứng; kiên định phải trên cơ sở sáng tạo và sáng tạo phải trên cơ sở kiên định. Muốn bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đòi hỏi phải giữ vững nguyên tắc: “Kiên định, vận dụng đúng đắn, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” [105, tr. 41], trong bất kỳ tính huống nào cũng không được xa rời nguyên tắc ấy.
Tác giả Vũ Văn Hiền (2018) trong tác phẩm: Nhận rõ tình hình mới và các dạng quan điểm sai trái, thù địch [55], cho biết có ba dạng quan điểm sai
trái, thù địch, đó là: “Những quan điểm của các thế lực thù địch; những quan điểm sai trái do các phần tử phản động, thoái hóa, cơ hội chính trị, bất mãn gây ra và những quan điểm sai trái hình thành do trình độ nhận thức chính trị kém” [55, tr. 58]. Tác giả đã phân tích, làm rõ mối quan hệ giữa tình hình mới với nhận dạng các quan điểm sai trái, thù địch. Phải nhận diện đúng các quan điểm sai trái, thù địch mới có thể đưa ra những đối sách thích hợp đối với từng đối tượng cụ thể. Trong điều kiện hiện nay, trước sự thay đổi về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên cần phải tích cực học tập lý luận, để có thể nhận rõ các quan điểm sai trái, thù địch đang chống phá cách mạng nước ta.
Bài viết của Phạm Đức Kiên (2018) Nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam [69], đề cập đến âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, đó là: “Cố tình phủ nhận tính cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, rêu rao quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời, đối lập chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh, v.v.” [69, tr. 25]. Những nội dung trong công trình đã chỉ rõ bản chất phản cách mạng của các quan điểm sai trái, thù địch; chỉ ra mặt khoa học, cách mạng và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Những nội dung trên là cơ sở cho nghiên cứu sinh xây dựng, luận giải nội dung quan niệm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng gắn với đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong luận án.
Các tác giả: Tống Đức Thảo, Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2020) trong công trình: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới [120], cho biết, trong tình hình mới, có ba nhóm đối tượng chính đang chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng; một là, nhóm đối lập hệ tư tưởng; hai là, các thế lực thù địch về chính trị luôn chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa; ba là, những người vốn là đảng viên cộng sản nhưng tha hóa về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống”
[120, tr. 47]. Nhận thức rõ các nhóm đối tượng chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng như trên là cơ sở để nghiên cứu sinh luận giải nội dung đấu tranh thuộc nội hàm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong luận án.
Tác giả Trần Thị Anh Đào (2020) trong bài viết: Một số giải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội [33], đánh giá: “Muốn bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng phải sử dụng sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân” [33, tr. 110]. Theo đó, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đòi hỏi phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể; đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, nhất là lực lượng làm công tác tư tưởng của Đảng. Trên cở sở đó, nghiên cứu sinh tiếp cận xây dựng giải pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm các chủ thể nhằm phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Tác giả Nguyễn Trọng Phúc (2020) trong công trình: Xây dựng và bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng - Lịch sử và nhiệm vụ hiện nay [111], khẳng định: “Cho đến ngày nay, nhờ kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, đưa cách mạng nước ta trên con đường mới” [111, tr. 27]. Qua đó cho thấy, cần tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, truyền bá, vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn; có những công trình khoa học, bài viết đấu tranh, phán bác kịp thời, có hiệu quả đối với các quan điểm sai trái, thù địch đang phủ nhận vai trò nền tảng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tác giả Nguyễn Duy Bắc (2020) trong bài viết: Một số nội dung, phương thức, hình thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch [14], khẳng định: “Phải kết hợp chặt chẽ, đa dạng
các hình thức, phương pháp, tập trung tuyên truyền, giáo dục làm cho cán bộ và nhân dân hiểu rõ thế giới quan, phương pháp luận khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” [14, tr. 85]. Muốn bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, cần phát huy sức mạnh tổng hợp, đa dạng hóa hình thức trong đấu tranh; kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ xây và chống; có phương thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng phù hợp với thực tiễn hiện nay.
Cuốn sách của Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương (2020) Một số luận cứ phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đại hội XIII của Đảng, Tập 1 [67], nhận định: “Đảng ta luôn kiên quyết đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, coi đây là nhiêm vụ quan trọng, thường xuyên của cách mạng nước ta” [67, tr. 5]. Như vậy, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng bên cạnh việc khẳng định bản chất khoa học, cách mạng, nghiên cứu, vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Đây là cơ sở để nghiên cứu sinh tiếp cận xem xét, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cần bám sát thực tiễn, hiểu rõ bản chất âm mưu, thủ đoạn, hành động chống phá của các thế lực thù địch, có dũng khí, kỹ năng, phương pháp đấu tranh phù hợp, hiệu quả.
Trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Quốc gia (2020) Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch [11], tác giả Tạ Ngọc Tấn khẳng định: “Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống lý luận khoa học mở, được phát triển không ngừng, có giá trị bền vững” [11, tr. 47]. Những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin là: Phương pháp biện chứng duy vật; quan niệm duy vật về lịch sử; lý luận về hình thái kinh tế - xã hội; lý luận về giá trị thặng dư; lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học gắn với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Những luận cứ trên đây là cơ sở để nghiên cứu sinh tiếp cận, hình thành nội dung bảo vệ bản chất khoa học cách
mạng của nền tảng tư tưởng, trong luận án: Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Nguyễn Bá Dương (2021) trong cuốn sách: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tiếng gọi từ trái tim, mệnh lệnh của cuộc sống [30], khẳng định: “Bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là phải kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo; kiên định con đường độc lập dân tộc, gắn với chủ nghĩa xã hội” [30, tr. 230]. Kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề có tính nguyên tắc trong lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; muốn bảo vệ được nền tảng tư tưởng của Đảng cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên cơ sở thực tiễn cách mạng Việt Nam.
1.1.2. Những công trình khoa học tiêu biểu liên có quan đến vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ Tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng (2012) trong công trình: Xây dựng đội
ngũ trí thức quân đội trong thời kỳ mới [68], cho rằng giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội đảm nhiệm các nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tham gia đấu tranh tư tưởng, lý luận; truyền thụ cho người học tri thức lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Thông qua giảng dạy, nghiên cứu khoa học họ truyền bá, khẳng định bản chất khoa học, cách mạng, nghiên cứu vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn hoạt động sư phạm; tích cực trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch.
Tác giả Trần Đình Thắng (2015) trong bài viết: Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giảng viên khoa học xã hội và nhân văn của các nhà trường đại học trong quân đội hiện nay [121], đã luận giải tầm quan trọng của công tác lý luận và việc bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn; đây là vấn đề đặt ra cấp thiết. Trong những năm qua, các nhà trường quân đội đã quan tâm đến công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận; nhờ đó, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn đã phát triển nhận thức, nâng cao trình độ lý luận. Tuy nhiên, yêu cầu mới hiện nay, một số giảng viên nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của công tác lý luận “thậm chí còn bộc lộ sự dao động về lập trường tư tưởng, thiếu vững vàng về bản lĩnh chính trị, thoái hóa về đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật” [121, tr. 59]. Những vấn đề trên, đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là chất lượng bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho giảng viên ở các nhà trường quân đội.
Tác giả Doãn Thị Chín (2016) trong tác phẩm: Vai trò của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị với việc đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh [26], khẳng định: “giảng viên lý luận, chính trị là các nhà nghiên cứu, nhà giáo đang công tác tại các học viện, nhà trường có nhiệm vụ nghiên cứu bổ sung, phát triển lý luận, trực tiếp giảng dạy, truyền bá lý luận; tham gia đấu tranh, chống lại mọi sự xuyên tạc, chống phá của kẻ thù” [26, tr. 3]. Công trình đã chỉ ra, giảng viên lý luận chính trị vừa là người làm công tác nghiên cứu vừa làm công tác giảng dạy. Theo đó, qua giảng dạy, khẳng định bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; qua nghiên cứu để vận dụng đúng đắn, sáng tạo trong thực tiễn. Từ đó, khẳng định giá trị lịch sử, ý nghĩa thời đại, sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay; đấu tranh vạch trần bản chất, tác hại các quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng.
Tác giả Bùi Hải Dương (2017) trong bài viết: Vai trò của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị ở các trường chính trị trong công tác tư tưởng [31], cho biết: “Đội ngũ giảng viên lý luận chính trị có là lực lượng chủ yếu, trực tiếp trong nghiên cứu, vận dụng phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” [31, tr. 55]. Vai trò của giảng viên được biểu hiện thông qua giảng dạy,
nghiên cứu khoa học; thể hiện qua một số nội dung: một là, nghiên cứu, vận dụng đúng đắn, sáng tạo và truyền bá bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hai là, trong xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị và tổ chức; ba là, vai trò quan trọng trong đấu tranh tư tưởng, lý luận.
Tác giả Đỗ Văn Trường (2018) trong công trình: Vai trò của trí thức khoa học xã hội và nhân văn quân sự trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị hiện nay [132], chỉ rõ việc thực hiện vai trò của giảng viên vẫn còn những hạn chế như: “Nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển tri thức, nhất là những tri thức lý luận Mác - Lênin hiệu quả chưa cao. Việc đào tạo, bồi dưỡng về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có mặt chưa đáp ứng yêu cầu” [132, tr. 103], ... Những nội dung trên là cơ sở để tác giả luận án tiếp cận cách luận giải, đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong luận án.
Tác giả Trần Thanh Sơn (2019) trong bài viết: Mấy vấn đề về công tác đạo tạo, bồi dưỡng giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay [119], khẳng định đội ngũ giảng viên là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo. Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên luôn được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ và đạt kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, để đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn, cần tiếp tục có những giải pháp đồng bộ, khả thi. Tác giả cho rằng: “Phải đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên; chú trọng bồi dưỡng lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị, các kỹ năng đấu tranh” [119, tr. 97]. Tập trung đổi mới nội dung bồi dưỡng về lý luận chính trị theo đúng tinh thần Nghị quyết số 37/NQ-TƯ ngày 09 tháng 11 năm 2014 và Nghị quyết số 32/NQ-TƯ ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ Chính trị. Nội dung luận giải trên đây là cơ sở quan trọng để nghiên cứu