VIỆC LÀM BỀN VỮNG
Sơ đồ 1.1: Củng cố 5 yếu tố cấu thành làm bền vững
1.2.2.2. Giải quyết sự hòa hợp giữa phát triển kinh tế địa phương, phát triển con người và việc làm bền vững
Theo kinh nghiệm của ILO, để tạo việc làm bền vững các nước phát triển thường thực thi các chương trình PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG thông qua các mô hình cụ thể và gọi tắt là LED (Local Economic Development).
Phát triển kinh tế địa phương (LED) là quá trình mà ở đó người dân địa phương tham gia vào việc xây dựng kế hoạch phát triển, thực thi các kế hoạch đó và được hưởng lợi từ chương trình [73].
Chúng ta có thể định nghĩa LED như là một quá trình có sự tham gia của nhiều người, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các bên liên quan, cho phép việc triển khai và thiết lập chiến lược chung, chủ yếu dựa trên việc sử dụng mang tính cạnh tranh các nguồn lực tại địa phương, với mục đích cuối cùng là tạo ra việc làm bền vững và các hoạt động kinh tế bền vững.
Để triển khai LED, hiện nay trên thế giới đang có 2 xu hướng:
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Lý Luận Về Việc Làm Bền Vững
- Một Số Tiêu Chí Nhận Dạng Việc Làm Bền Vững Đối Với Lao Động Nông Thôn
- Một Số Lý Luận Về Tạo Việc Làm Và Tạo Việc Làm Bền Vững Cho Lao Động Nông Thôn
- Kinh Nghiệm Tạo Việc Làm Bền Vững Cho Lao Động Nông Thôn Của Một Số Nước Trên Thế Giới
- Cơ Cấu Lao Động Việt Nam Phân Theo Cấp Trình Độ Chuyên Môn Kỹ Thuật
- Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế Xã Hội Của Tỉnh Thái Nguyên
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
- Xu hướng từ trên xuống: Đây là việc thực thi các chương trình LED có sẵn
triển khai từ trung ương xuống địa phương và chủ yếu áp dụng để tạo ra các cơ sở hạ tầng vật chất mới như giao thông, viễn thông, bất động sản, xây dựng các khu công nghiệp…; xu hướng này có ưu điểm là gây dựng nguồn đầu tư từ bên ngoài và hỗ trợ cho các khu vực kém phát triển và thiếu hụt cơ sở hạ tầng.
- Xu hướng từ dưới lên: Thực thi các chương trình LED thông qua việc hỗ trợ các hoạt động gắn liền với địa phương như: Các hình thức hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, hỗ trợ phát triển nguồn lực con người, xây dựng hành lang pháp lý hỗ trợ các doanh nghiệp tại địa phương.
Thực tế cho thấy xu hướng từ dưới lên thường đạt được hiệu quả rất cao do các hoạt động của chương trình LED thường phù hợp với xu thế, khả năng, nội lực và các nguồn lực sẵn có tại địa phương.
Trong các hoạt động LED, các bên liên quan thực thi các hoạt động là những chủ thể:
+ Hiểu biết các nguồn lực và biết cách khai thác sử dụng.
+ Hiểu rõ yêu cầu của các hoạt động kinh tế và hướng giải quyết..
+ Có khả năng tập hợp và liên kết các nguồn lực dựa trên mối quan hệ cộng đồng chung sống và đồng nhất về mục tiêu lợi ích.
+ Có khả năng mở rộng và tập trung nguồn lực nhiều hơn.
Quá trình thực thi các hoạt động LED đòi hỏi sự tham gia của các bên liên quan trong việc hợp tác xây dựng các mục tiêu chiến lược và chương trình hành động chung. Kết quả của hoạt động LED sẽ bổ sung, tăng cường các nguồn lực cho chính địa phương đó.
Theo các tài liệu của ILO, Phát triển kinh tế địa phương đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Mục tiêu chung là hướng tới kết hợp nhiều giải pháp để đạt được kết quả tổng hòa giữa phát triển kinh tế địa phương và phát triển con người. Đó là:
+ Kết hợp chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội để chúng hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động ở lĩnh vực công và lĩnh vực tư.
+ Tăng cường năng lực cho các bên tham gia vào việc xây dựng và thực thi các hoạt động phát triển kinh tế địa phương.
+ Tạo ra sự hài hòa trong phát triển kinh tế và xã hội với những chương trình phù hợp.
+ Phát triển các chính sách để mở rộng cơ hội việc làm và mở rộng sản xuất, đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy công nghệ để tạo ra việc làm, khuyến khích tự tìm kiếm việc làm, kinh doanh và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
+Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và kinh doanh nhỏ, bao gồm cả các khu vực kinh tế phi kết cấu tiếp cận tài nguyên đất, thông tin, cơ sở hạ tầng, và những nguồn lực khác.
+Thúc đẩy sự tiếp cận giáo dục, thông tin, công nghệ, và kinh nghiệm sản xuất nhằm tăng cường đối thoại xã hội..
Theo ILO, phát triển con người là: Quá trình con người hội nhập với các chính sách xã hội, văn hóa và kinh tế, tạo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và xã hội, tạo điều kiện cho những người yếu thế được tham gia đầy đủ và hiệu quả vào các hoạt động kinh tế và xã hội; mở rộng cơ hội việc làm và hiệu quả lao động, khuyến khích việc tự kinh doanh, kinh doanh và các doanh nghiệp vi mô, nhỏ và vừa; tăng cơ hội tiếp cận giáo dục, thông tin, công nghệ và kinh nghiệm sản xuất
- tiếp cận những phương tiện giúp nâng cao giao tiếp và năng lực của nam và nữ để tham gia vào đời sống hàng ngày cũng như đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội [73].
Phát triển con người (HD) được hình thành dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản: Sự hòa hợp giữa các yếu tố kinh tế xã hội, sự tham gia của các nhân tố, sự tạo ra các cơ hội công bằng cho cả nam và nữ, sự hòa nhập xã hội và cộng đồng.
Phát triển kinh tế địa phương đơn thuần nếu không đạt được mục tiêu phát triển con người thì hoạt động đó chưa thu được kết quả như mong muốn hay nói cách khác phát triển kinh tế địa phương và phát triển con người là hai quá trình tổng hòa không thể tách rời.
Mối quan hệ giữa LED, HD và DW: Qua khái niệm phát triển con người ta thấy phát triển con người có một số điểm tương đồng với việc làm bền vững: Đặc trưng các quyền tại nơi làm việc cũng hướng tới mục tiêu phát triển con
người “Tạo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và xã hội, tạo điều kiện cho những người yếu thế được tham gia đầy đủ và hiệu quả vào các hoạt động kinh tế và xã hội”, các đặc trưng khác như tạo việc làm hướng tới “mở rộng cơ hội việc làm và hiệu quả lao động, khuyến khích việc tự kinh doanh”, Bảo trợ xã hội và đối thoại xã hội hỗ trợ người lao động “Tăng cơ hội tiếp cận giáo dục, thông tin, công nghệ và kinh nghiệm sản xuất - tiếp cận những phương tiện giúp nâng cao giao tiếp và năng lực của nam và nữ”.
Phát triển con người và phát triển việc làm bền vững có mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau. Để tạo ra phát triển con người và việc làm bền vững đòi hỏi có sự hỗ trợ thông qua các hoạt động phát triển kinh tế địa phương.
Giữa Phát triển con người (HD) và Phát triển việc làm bền vững (DW) có một số sự tương đồng, cụ thể là:
+ Phát triển con người (HD) được hình thành dựa trên các mặt: Sự hòa hợp giữa các yếu tố kinh tế xã hội, sự tham gia của các nhân tố, sự tạo ra các cơ hội công bằng cho cả nam và nữ, sự hòa nhập xã hội và cộng đồng.
+ Việc làm bền vững (DW) được hình thành dựa trên các mặt: Sự tôn trọng quyền làm việc và nhân phẩm con người, ổn định việc làm và thu nhập, tạo việc làm và xúc tiến việc làm, đối thoại xã hội, bảo trợ xã hội.
Để thực thi phát triển con người và phát triển việc làm bền vững phải xây dựng thành công các nguyên tắc hình thành nêu trên. Mặt khác, việc làm bền vững là giải pháp cụ thể để cụ thể hóa các mục tiêu phát triển con người cũng như phát triển địa phương. Nói cách khác phát triển việc làm bền vững là giải pháp thực thi để phát triển con người và phát triển kinh tế điạ phương, ngược lại muốn tạo ra việc làm bền vững phải tập trung các nguồn lực để thực thi phát triển kinh tế địa phương trong mối quan hệ tổng hòa phát triển con người.
Các nguyên tắc trên nhìn chung có sự tương đồng, việc thực hiện phát triển một nội dung có thể mang lại hai kết quả, ngược lại muốn đạt được một kết quả phải triển khai công việc trên hai lĩnh vực:
Cụ thể, để có đối thoại xã hội phải có sự hòa nhập xã hội và cộng đồng. Tạo việc làm, sự tôn trọng quyền làm việc và nhân phẩm con người tạo ra các cơ hội
công bằng cho cả nam và nữ. Sự hòa hợp giữa các yếu tố kinh tế xã hội, sự tham gia của các nhân tố tạo ra bảo trợ và môi trường bảo trợ xã hội.
Nguồn lực của xã hội làm tăng sự hòa hợp của con người. Sự gần gũi lân cận nơi sống và quyền lợi thiết thực ở địa phương tạo điều kiện để mọi người cùng tham gia và thúc đẩy quá trình đối thoại xã hội.
Thông qua sự gần gũi và hòa hợp, người dân trao đổi và thực thi các mục tiêu liên kết kinh tế tại địa phương. Người dân cùng nhau chia sẻ lợi ích trong các chiến lược kinh tế dài hạn góp phần mở ra các cơ hội nghề nghiệp và là tiền đề phát triển việc làm bền vững.
Để thực thi các nguyên tắc trên một cách đồng bộ và triệt để thì LED được coi như là giải pháp duy nhất phù hợp để triển khai các nguyên tắc kể trên. Nói cách khác các chương trình LED là giải pháp để tạo việc làm bền vững (DW) và tăng cường HD.
Sự hòa hợp các chính sách hỗ trợ bảo trợ xã hội và đối thoại xã hội
PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG (LED)
Đối thoại xã hội có thể được tạo ra thông qua sự gần gũi đời thường và thói quen hàng ngày của người dân địa phương
43
Sự hòa hợp của các chính sách LED và HD sẽ bổ xung nguồn lực cho các hoạt động LED và hoàn thiện các mục tiêu của hoạt động LED.
SỰ HÒA HỢP CÁC CHÍNH SÁCH KTXH
Mở rộng tiếp cận xúc tiến việc tôn trọng các quyền của các bên liên quan
SỰ TIẾP CẬN CÁC NGUỒN LỰC
LED tạo ra các hoạt động cụ thể thu hút sự tham gia của người dân và các bên liên quan.
Tạo ra việc làm, thu nhập cho người lao động thông qua môi trường thuận lợi được tạo ra và việc chia sẻ mục đích
LED tạo ra các cơ hội mới cho thị trường và tạo việc làm. Tạo ra môi trường tiềm năng để phát triển bền vững công bằng cho cả nam và nữ.
PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
43
SỰ THAM GIA
CƠ HỘI VIỆC LÀM
LED cho phép mọi cá nhân tiếp cận với các nguồn lực: tài chính, tín dụng, giáo dục …; phát huy mọi tiềm năng sẵn có của cá nhân các bên liên quan.
VIỆC LÀM BỀN VỮNG (DW)
Nguồn:[73]
Sơ đồ 1.2: Phát triển kinh tế địa phương, phát triển con người và việc làm bền vững
Giải pháp phát triển kinh tế địa phương, phát triển con người và tạo việc làm bền vững
Ta thấy phương trình LED = HD+DW không nhất thiết phải thực hiện cùng lúc trong mọi trường hợp. LED không nhất thiết phải bao gồm quá trình phát triển con người (HD) trong quá trình thực hiện. Theo chiều ngược lại phương trình HD + DW = LED cho thấy tính hợp lý hơn. Các hoạt động của LED là cơ sở chính để tăng cường phát triển con người (HD) và việc làm bền vững (DW).
Đặc điểm của lao động nông thôn Việt Nam là chiếm tỷ lệ dân số lớn trong đó đại bộ phận là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Ngoài ra lao động nông thôn chủ yếu nằm ở khu vực kinh tế phi kết cấu (95,7%). Do vậy để tạo việc làm bền vững phải sử dụng các chương trình LED có định hướng để củng cố 5 yếu tố cấu thành việc làm bền vững. Đối với lao động nông thôn Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng phải thực thi các chương trình LED đa mục tiêu với các định hướng cơ bản như sau:
- Tạo ra sự hòa hợp giữa các chính sách kinh tế và xã hội: Mục tiêu của phát triển địa phương là xây dựng một xã hội tương lai trong đó mọi người cùng được hưởng các thành quả lao động. Người dân là người hiểu rõ nhu cầu của mình nhất. Do vậy các hoạt động LED ở cấp độ địa phương rất phù hợp để tạo ra sự hòa hợp giữa phát triển kinh tế địa phương và phát triển con người.
Để tạo ra sự hài hòa cần tập trung vào yếu tố nguồn nhân lực. Sự hòa hợp được tạo ra nếu các chiến lược tập trung vào nguồn nhân lực tại địa phương vì thông qua người địa phương các chiến lược sẽ được cụ thể hóa bằng các hoạt động phù hợp, tránh được các sai lệch và mâu thuẫn nảy sinh.
- Mở rộng sự tham gia của người dân địa phương vào các hoạt động văn hóa, chính trị, xã hội: Sự tham gia của người dân địa phương quyết định sự thành công các hoạt động LED vì họ là người thực thi các hoạt động đó và chia sẻ lợi ích tương lai do các hoạt động đó mang lại. Càng ở cấp độ vi mô và quy mô càng nhỏ (tổ dân phố, thôn xóm, nhóm người) sự tham gia càng có ảnh hưởng sâu sắc hơn tới kết quả các hoạt động LED.
Mở rộng tham gia sẽ mở rộng liên doanh liên kết giữa các làng nghề, hiệp hội, nhóm sản xuất. Điều này kích thích mở rộng sản xuất kinh doanh tạo việc làm.
Đây là vấn đề then chốt để thực hiện phát triển bền vững ở địa phương. Các bên liên quan cùng tham gia và chia sẻ lợi ích, đây là điều kiện cần thiết để thực thi các hoạt động của LED.
Mở rộng sự tham gia sẽ tạo ra đối thoại giữa những người dân địa phương, đây là nền tảng cho sự bền vững xã hội và thể chế chính sách.
- Khuyến khích tạo việc làm và tự tạo việc làm, khuyến khích đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ:Phát triển kinh tế địa phương, phát triển con người luôn gắn liền với lĩnh vực lao động và việc làm. Việc làm được tạo ra khi đã có sự hòa hợp giữa các chính sách kinh tế và xã hội và sự tham gia rộng rãi của người dân địa phương vào các hoạt động LED. Việc làm hình thành trong chính các hoạt động đó hoặc các hoạt động đó kích thích tạo ra việc làm mới.
Giải pháp để tạo việc làm là ngoài việc làm có sẵn do các hoạt động LED mang lại, cần khuyến khích tự tạo việc làm thông qua các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Để tạo ra việc làm xu hướng hiện nay phương án lựa chọn theo chiều từ dưới lên, tạo ra các tổ chức nhỏ (Cluster) làm hạt nhân và mở rộng ảnh hưởng của các tổ chức đó ra địa phương lân cận. Các Cluster đó có thể là các tổ sản xuất cùng ngành nghề, các làng nghề, các hiệp hội sản xuất kinh doanh, hợp tác xã…;
Đối với lao động nông thôn Việt Nam nói chung và lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên nói riêng có tỷ lệ lao động nằm trong khu vực kinh tế phi kết cấu lớn (95,7%). Do vậy khuyến khích tạo việc làm, khuyến khích đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là giải pháp cải thiện thu nhập cho lao động nông thôn, mở rộng sự tham gia của người dân đối với các hình thức bảo hiểm. Đây chính là nền tảng để tăng cường yếu tố bảo trợ xã hội, tạo việc làm và xúc tiến việc làm, ổn định việc làm và thu nhập của việc làm bền vững (DW).